Những Tồn Tại Trong Công Tác Quản Lý Nhà Nước Trong Lĩnh Vực Chống Sản Xuất Và Buôn Bán Hàng Giả.

So với trước đây, ở một số mặt hàng gần như đã chấm dứt tình trạng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp như thuốc lá, có mặt hàng sự xâm phạm quyền này đã giảm rất nhiều như nước uống tinh khiết (nhãn hiệu Lavie).

Những kết quả bước đầu trong công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả đã góp phần duy trì trật tự, kỷ cương trong hoạt động thương mại. Tại nhiều địa phương, công tác đấu tranh chống hàng giả đã phục vụ đắc lực cho sản xuất và đời sống của nhân dân địa phương. Công tác chống sản xuất, buôn bán hàng giả cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển trong một môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng.

2.2.3. Những tồn tại trong công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực chống sản xuất và buôn bán hàng giả.

Mặc dù chúng ta đã có nhiều cố gắng trong công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả và công tác này trong thời gian qua đã được quan tâm hơn, đã thu được những kết quả khả quan, song điều dễ nhận thấy là thực trạng hàng giả hiện nay vẫn diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng, với nhiều thủ đoạn tinh vi. Đây là biểu hiện những tồn tại của công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực chống sản xuất và buôn bán hàng giả ở nước ta hiện nay, thể hiện trên các mặt như sau:

Thứ nhất, một số cán bộ, công chức tại các cơ quan thực thi pháp luật, đấu tranh ngăn chặn xử lý các hành vi vi phạm về sản xuất và buôn bán hàng giả còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm đấu tranh, kiểm tra, điều tra phát hiện xử lý, giám định và tiêu huỷ hàng giả. Đội ngũ các lực lượng có chức năng phòng chống hàng giả ở các ngành, các cấp còn có những bất cập, chưa được đào tạo lại hoặc thường xuyên bồi dưỡng chính sách pháp luật nhà nước, luật lệ quốc tế và chuyên môn nghiệp vụ nên khi thực thi nhiệm vụ còn nhiều lúng túng, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đấu tranh phòng chống hàng giả trong tình hình mới. Đặc biệt đối với hàng giả liên quan đến sở hữu trí tuệ là lĩnh vực mới, phức tạp, cán bộ thực hiện việc xử lý hàng giả còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm trong

việc xác định, đánh giá vi phạm. Những yếu kém trên dẫn đến hiệu quả của công tác này chưa đạt được yêu cầu mong muốn.

Thứ hai, hiện nay có nhiều cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương có chức năng quản lý nhà nước và trực tiếp đến công tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả làm cho việc thực hiện chức năng có phần chồng chéo mà vẫn tạo ra chỗ trống, không kiểm soát được một cách toàn diện các vụ việc, dẫn đến kết quả là khả năng ngăn chặn và xử lý trong thực tế còn rất hạn chế. Trong nhiều vụ việc, quan điểm của các cơ quan có thẩm quyền khác nhau, dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất, gây khó khăn cho quá trình xử lý cũng như các bên tranh chấp.

Thứ ba, sự chỉ đạo điều hành thống nhất từ trung ương đến địa phương hoặc sự phối kết hợp giữa các ngành, các lực lượng chức năng phòng chống hàng giả trong thời gian qua chưa đầy đủ, thường xuyên và chặt chẽ nên vẫn xảy ra tình trạng cùng một vụ việc hàng giả nhưng có nơi xử lý, nơi thì không, chỉ xử lý hành vi ở khâu lưu thông mà không xử lý người sản xuất, dẫn đến tình trạng xử lý không nghiêm và triệt để. Công tác phòng ngừa và đấu tranh ngăn chặn tệ nạn hàng giả đòi hỏi sự phối hợp thường xuyên và chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước có chức năng chống hàng giả, với các doanh nghiệp và với người tiêu dùng, nhưng thời gian qua còn nhiều hạn chế.

Thứ tư, tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả cũng như tình trạng bày bán hàng giả trên thị trường còn phổ biến, khó kiểm soát. Hàng giả vẫn xuất hiện ở hầu hết các ngành hàng, mặt hàng từ mặt hàng cao cấp, đắt tiền đến các mặt hàng tiêu dùng thường nhật rẻ tiền. Hàng giả vẫn xuất hiện trên địa bàn cả nước, đặc biệt ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa nơi mặt bằng dân trí, thu nhập còn thấp và có tâm lý mua hàng giá rẻ.

Thứ năm, do chưa có một khái niệm đầy đủ thống nhất về hàng giả nên việc kết luận hàng giả chỉ căn cứ vào các dấu hiệu được quy định trong một số văn bản pháp luật, tuy nhiên những dấu hiệu này cũng không rõ ràng, còn gây

nhầm lẫn giữa hàng giả và hàng kém chất lượng. Theo quy định tại Bộ luật Hình sự 1999 thì hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả được xét xử theo các tội danh khác nhau. Nhưng theo Thông tư liên tịch số 10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT ngày 27/4/2000, khái niệm hàng giả bao hàm cả hàng vi phạm sở hữu công nghiệp, nhưng chưa đề cập đến vấn đề bản quyền. Việc đưa ra các nhận định, đánh giá về hành vi vi phạm sở hữu công nghiệp cũng còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều văn bản đã đề cập đến các khái niệm "bị coi là trùng" hoặc "tương tự gây nhầm lẫn" hay "có nguy cơ gây nhầm lẫn" nhưng còn chưa rõ ràng, gây ra các cách hiểu khác nhau. Từ đó gây khó khăn cho việc kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật về hàng giả.

Thứ sáu, công tác tuyên truyền, giáo dục trong nhân dân đã có bước chuyển biến tốt hơn, nhưng chưa tiến hành thường xuyên và đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

Thứ bảy, một bộ phận nhân dân, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đoàn thể xã hội chưa tích cực tham gia phát hiện và đấu tranh với loại vi phạm này. Nhiều người mua phải hàng giả không báo cho các cơ quan có chức năng giải quyết vì tâm lý ngại phiền phức, mất thời gian hoặc có thể biết cơ sở làm hàng giả, bán hàng giả nhưng không dám báo tin cho cơ quan có chức năng vì sợ liên lụy cá nhân. Vì vậy nhiều vụ việc về hàng giả xảy ra rất nghiêm trọng nhưng chưa được phát hiện, xử lý kịp thời.

Thứ tám, kinh phí chống hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ còn hạn chế. Trong khi đó, chi phí cho việc tổ chức xử lý hàng giả rất tốn kém, bao gồm chi phí giám định, lưu kho, chi phí tiêu huỷ, chi phí điều tra... Từ đó dẫn đến thực tế, nhiều cơ quan chức năng ngại bắt giữ hàng giả, hàng nhái mà việc xử lý còn tốn kém như: chi phí lưu kho, giám định, tiêu huỷ …

2.3 Kinh nghiệm của một số quốc gia trong công tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả.

2.3.1. Chống sản xuất và buôn bán hàng giả tại Hàn Quốc:

- Cơ quan sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO): KIPO thành lập Phòng chuyên môn Chống hàng giả có nhiệm vụ phối hợp với các lực lượng chức năng ở địa phương tiến hành kiểm tra nhằm ngăn chặn hàng giả theo định kỳ (4 lần/năm). Ngoài ra, lực lượng chuyên trách của KIPO thường xuyên kiểm tra việc lưu thông hàng hóa trên thị trường (nhưng không xử lý vi phạm). Khi phát hiện vi phạm về sở hữu trí tuệ, với các vi phạm nhỏ hoặc vi phạm không cố ý, KIPO sẽ khuyến cáo người vi phạm phải chấm dứt hành động vi phạm, loại bỏ các yếu tố vi phạm trong một thời hạn nhất định (30 ngày); với các vi phạm lớn, cố ý hoặc những trường hợp không chấp hành khuyến cáo, sẽ được chuyển giao cho Cảnh sát hoặc cơ quan Công tố để thụ lý như một vụ án hình sự.

KIPO cũng thành lập Trung tâm thông tin hàng giả trực thuộc Phòng chống hàng giả là nơi nhận những thông tin về hàng giả. Trung tâm có chức năng giải đáp những thắc mắc liên quan đến việc vi phạm hay bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, giải quyết thông tin hoặc gửi thông tin về hàng giả đến các cơ quan có thẩm quyền như Cảnh sát, cơ quan Công tố hoặc cơ quan chức năng ở địa phương để điều tra. Ngoài ra, KIPO cũng phối hợp cùng Cảnh sát hoặc cơ quan Công tố trực tiếp tiến hành việc điều tra đối với việc sản xuất, buôn bán hàng giả khi được các cơ quan này yêu cầu.

Bảng 1: Các vụ vi phạm về hàng giả do KIPO phát hiện


(từ năm 1996 đến năm 2000)


Năm

1996

1997

1998

1999

2000

Số vụ chuyển điều tra hình sự

143

152

399

441

242

Số vụ KIPO gửi khuyến cáo

178

369

701

627

424

Tổng số vụ

321

521

1100

1068

666

Tổng số hàng hóa thu giữ

742.093

1.981.636

363.769

63.851

36.753

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Chống sản xuất và buôn bán hàng giả ở Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ quản lý nhà nước - 10

Nguồn: John Yoon Park, Enforcement activities in the Republic of Korea, 2000


KIPO tiến hành các hoạt động đào tạo đối với các lực lượng thực thi quyền sở hữu trí tuệ như: Cảnh sát, Hải quan và các cơ quan chức năng của địa phương về pháp luật sở hữu trí tuệ, kỹ năng nhận biết hàng thật - hàng giả; tổ

chức các cuộc đối thoại, hội thảo với các doanh nghiệp, các chủ sở hữu quyền này để giới thiệu các hoạt động của các cơ quan chức năng, trong đó có KIPO và để tìm ra biện pháp chống hàng giả có hiệu quả, tuyên truyền để những người bán hàng nhận biết về tính bất hợp pháp của buôn bán hàng giả. Ngoài ra, KIPO còn tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, các biển quảng cáo ngoài trời về những chiến dịch chống hàng giả; phân phát tờ rơi, băng video... đến công chúng và cả các cơ quan chức năng. Định kỳ hàng năm, KIPO tổ chức Hội thảo hướng dẫn kiểm tra các vi phạm quyền sở hữu trí tuệ với sự tham gia của Tòa án tối cao, Cục Cảnh sát quốc gia, các Chi cục cảnh sát địa phương, chính quyền địa phương và Hải quan nhằm tìm ra các biện pháp chống hàng giả và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

- Cơ quan Công tố và Cảnh sát: Những hoạt động chống hàng giả của Cơ quan công tố và Cảnh sát chủ yếu nhằm vào việc xử lý người vi phạm. Cơ quan công tố tối cao thành lập Trung tâm phối hợp kiểm soát vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, cùng với 21 đội phối hợp kiểm soát vi phạm trực thuộc cơ quan công tố địa phương tại 21 tỉnh lớn của Hàn Quốc đã hoạt động rất hiệu quả trong việc kiểm tra và phát hiện vi phạm.

Bảng 2: số vụ và số người vi phạm luật nhãn hiệu hàng hóa


(từ năm 1997 đến năm 2000)


Năm

1997

1998

1999

2000

Số vụ

-

-

6853

6222

Số người vi phạm

4196

4584

6862

7386

Số người bị truy tố

475

586

712

619

Nguồn: John Yoon Park, Enforcement activities in the Republic of Korea, 2000


- Cơ quan Hải quan: Cơ quan Hải quan Hàn Quốc thành lập đội chuyên trách có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện hàng giả theo Luật Hải quan và các luật liên quan khác. Nhân viên Hải quan có quyền chủ động đình chỉ thông quan xuất nhập khẩu đối với những hàng hóa có nghi ngờ vi phạm và tiến

hành kiểm tra đối với những người có liên quan đến lô hàng. Chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ cũng có thể yêu cầu cơ quan Hải quan ngăn chặn không cho xuất, nhập khẩu hàng hóa vi phạm quyền sở hữu hợp pháp của mình bằng cách cung cấp cho cơ quan Hải quan các tài liệu chứng minh quyền sở hữu của mình.

- Chính quyền địa phương: Việc xử lý vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ ở địa phương được KIPO giao cho người đứng đầu mỗi tỉnh, thành phố. Theo sự hướng dẫn của KIPO, các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương tiến hành việc kiểm soát ban đầu đối với hàng giả, hay có vai trò nâng cao nhận thức của người dân về sở hữu trí tuệ trong phạm vi tỉnh, thành phố của mình. Những hoạt động này thường xuyên được báo cáo lên KIPO.

- Ban chống hàng giả trực thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc là một tổ chức phi chính phủ, tham gia vào hoạt động chống hàng giả bằng cách kết hợp với chính quyền địa phương nâng cao nhận thức của người dân về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ [63, tr. 6, 8].

2.3. 2. Chống sản xuất và buôn bán hàng giả ở Nhật Bản:


- Cơ quan sáng chế Nhật Bản (Japan Patent Office - JPO) trực thuộc Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp có vai trò: Cấp đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu; cung cấp thông tin về quyền sở hữu công nghiệp; soạn thảo các chính sách về sở hữu công nghiệp; nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quyền sở hữu công nghiệp và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. JPO cung cấp dịch vụ miễn phí "đường dây nóng về hàng giả" để hỗ trợ những người chủ sở hữu trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, JPO luôn nỗ lực nhằm tuyên truyền trong dân chúng về hàng giả và quyền sở hữu trí tuệ qua các phương tiện thông tin đại chúng.

- Cơ quan Toà án: Thành lập phòng chuyên xét xử các vụ về sở hữu trí tuệ, hàng giả, tăng số lượng thẩm phán và điều tra viên, các điều tra viên là những người có kinh nghiệm, có thể điều tra, xét nghiệm những vấn đề liên quan

đến sở hữu công nghiệp, đưa ra quan điểm của mình và hỗ trợ đắc lực cho các thẩm phán.

- Lực lượng Cảnh sát: Vào đầu những năm 80, khi những hạn chế thương mại được dỡ bỏ, nhiều hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đưa vào Nhật Bản. Khi đó, Nhật được gọi là “thiên đường của hàng giả”. Trước tình hình đó, Cục Cảnh sát quốc gia Nhật yêu cầu cảnh sát trên toàn nước Nhật tăng cường chống hàng giả và triển khai “tháng kiểm soát hàng giả đặc biệt”, như là một sự khởi đầu cho công cuộc chống hàng giả ở Nhật. Nhờ sự tích cực này, số lượng người vi phạm về hàng giả bị phát hiện đã tăng lên, và năm 1986 là năm có số người vi phạm cao nhất, 1061 người (1689 vụ).

Từ năm 1989, số vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trung bình hàng năm đã giảm xuống còn khoảng 800 - 1100 vụ.

- Cơ quan Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính: Có quyền đình chỉ thông quan đối với hàng hóa có dấu hiệu vi phạm để tiến hành kiểm tra. Người nhập khẩu và người chủ sở hữu quyền sẽ được thông báo về việc tiến hành giám định, điều tra. Quy trình điều tra kéo dài không quá 1 tháng. Người nhập khẩu và người chủ sở hữu quyền được quyền cung cấp chứng cứ và trình bày quan điểm của mình trong vòng 10 ngày kể từ ngày thông báo điều tra. Kết thúc quy trình điều tra, Hải quan sẽ phải thông báo cho cả người nhập khẩu và chủ sở hữu quyền. Nếu kết luận lô hàng không vi phạm thì sẽ làm thủ tục thông quan. Nếu vi phạm, Hải quan sẽ yêu cầu người nhập khẩu tiêu hủy lô hàng hoặc loại bỏ yếu tố vi phạm. Trong trường hợp người nhập khẩu không tự nguyện thi hành, lô hàng sẽ bị tịch thu [62, tr. 4, 8].

Bảng 3: Số vụ bị đình chỉ nhập khẩu


(từ năm 1998 đến năm 2001)


Năm


Vi phạm

1998

1999

2000

2001

Số

vụ

Số

hàng

Số

vụ

Số

hàng

Số

vụ

Số

hàng

Số

vụ

Số

hàng

1.52

0

1.044.86

3

1.807

996.011

1.603

1.101.88

6

2.818

1.009.97

8

Nhãn hiệu

1.43

7

648.052

1.719

786.035

1.478

484.731

2.727

239.879

Bản quyền

22

142.195

55

100.263

108

602.830

76

690.654

Patent

0

0

0

0

2

1.036

1

5.000

Kiểu dáng

58

253.711

32

109.707

15

13.289

14

74.445

Kiểu dáng

tiện ích

3

905

1

6

0

0

0

0

Tổng số

Nguồn: Kiyoaki Yamada, Border enforcement in Japan of goods infringing Intellectual property rights, Training course on the enforcement of Intellectual Property rights, 2002.

2.3.3. Những kinh nghiệm từ thực trạng hai quốc gia trên.


Từ thực trạng hệ thống thực thi quyền sở hữu trí tuệ và công tác đấu tranh chống vi phạm về sở hữu trí tuệ nói chung và hàng giả nói riêng của hai quốc gia trên, có thể rút ra một số kinh nghiệm đối với công tác quản lý nhà nước về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả của Việt Nam như sau:

- Trao quyền chủ động, linh hoạt cho các cơ quan có chức năng chống sản xuất và buôn bán hàng giả.

- Cần có sự phối hợp chặt chẽ với các Tổ chức xã hội, các tổ chức phi Chính phủ trong việc đẩy lùi các tệ nạn sản xuất và buôn bán hàng giả.

- Phán xét nghiêm khắc đối với các vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và hàng giả: Việc xử lý nghiêm khắc các vụ việc vi phạm về hàng giả có ý nghĩa như một lời cảnh báo đối với những người không coi việc vi phạm về hàng giả là nghiêm trọng.

- Để chống các hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả có hiệu quả phải xây dựng được các quy định pháp luật và cơ chế thực thi các quy định đó một cách có hiệu quả. Nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống pháp luật, các nước này đã không chỉ ban hành các bộ luật nhằm bảo hộ quyền lợi của những người có sản phẩm trí tuệ mà còn có những thay đổi cần thiết, kịp thời nhằm làm

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 18/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí