Nâng Cao Năng Lực, Phẩm Chất Đạo Đức Và Có Chính Sách Thoả Đáng Đối Với Những Người Làm Công Tác Chống Sản Xuất Và Buôn Bán Hàng Giả

đối với các vụ việc có quy mô lớn, liên quan đến nhiều ngành, nhiều địa bàn là không thể thiếu được. Để việc phối hợp giữa các lực lượng, các địa bàn được thường xuyên, chặt chẽ có hiệu quả hơn cần thực hiện các nội dung sau:

Một là, phối hợp thông báo và thường xuyên trao đổi tình hình diễn biến hàng giả, dự báo các vi phạm, các đối tượng và quy luật, thủ đoạn của các đối tượng sản xuất, kinh doanh hàng giả lưu thông trên thị trường. Cùng bàn thống nhất cách xử lý vi phạm phát hiện được.

Hai là, phối hợp trong việc triển khai kiểm tra hàng giả như phối hợp lực lượng, thống nhất phương án, điều động cán bộ, thực hiện công tác xác minh, thu thập chứng cứ, thực hiện quyết định xử phạt hành chính. Trường hợp cần thiết có thể tổ chức sự phối hợp kiểm tra dưới hình thức các đoàn kiểm tra liên ngành.

Để tránh chồng chéo giữa các cơ quan chức năng, khai thác có hiệu quả hiệu lực của các lực lượng chống hàng giả, hiện nay ở Trung ương đã có Ban Chỉ đạo 127 TW và ở các địa phương là Ban Chỉ đạo 127 các tỉnh, thành phố, trong Ban chỉ đạo cần tổ chức một bộ phận chuyên trách chống hàng giả trên cơ sở cán bộ của các lực lượng chống hàng giả hiện nay. Bộ phận này chịu trách nhiệm điều hành chung và tổ chức sự phối hợp, tiếp nhận và xử lý các khiếu nại và thông tin về hàng giả, chuẩn bị cơ sở pháp lý cho các cơ quan chức năng thực hiện xử lý các vụ việc cụ thể.

3.3.4. Nâng cao năng lực, phẩm chất đạo đức và có chính sách thoả đáng đối với những người làm công tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả

Một trong những yếu tố chủ quan làm suy giảm hiệu lực, hiệu quả của pháp luật hiện nay là sự kém hiểu biết về pháp luật và sự yếu kém về năng lực phẩm chất, của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, là sự lạm dụng quyền lực của những người có chức có quyền; là tính quan liêu của bộ máy nhà nước, là chế độ lương, thưởng cho những người trực tiếp làm công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả … Hậu quả của tình trạng này là làm cho bộ máy

nhà nước hoạt động kém hiệu quả, pháp luật không được tôn trọng. Để khắc phục tình trạng này cần phải thực hiện:

Thứ nhất, đào tạo nâng cao năng lực trình độ, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về sở hữu trí tuệ, về hàng giả và đặc biệt rèn luyện phẩm chất đạo đức của người làm công tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả; hiện đại hoá trang thiết bị cho lực lượng kiểm tra, kiểm soát hàng giả trên địa bàn để chủ động trong công tác kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm về hàng giả, xem đây là yếu tố quyết định đến hiệu quả, hiệu lực của pháp luật của công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả trong tình hình mới.

Thứ hai, Nhà nước cần có chế độ đãi ngộ phù hợp, gắn quyền lợi với trách nhiệm, bảo đảm cho những cán bộ, công chức đang trực tiếp làm công tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả có cuộc sống ổn định, không thể bị mua chuộc, lợi dụng, vô hiệu hoá; để họ tận tâm tận lực đem lại sự an toàn cho người tiêu dùng, quyền lợi của Nhà nước, của xã hội và công bằng cho các doanh nghiệp. Cụ thể, cần cải tiến chế độ tiền lương, tiền thưởng cho công chức công tác trong lĩnh vực này, cụ thể:

Một là, sửa đổi, bổ sung Thông tư số 93/TT-BTC về chế độ tài chính trong công tác đấu tranh chống hàng giả theo hướng nâng mức mua tin tố cáo hàng giả lên cao hơn, có chế độ thưởng ngay việc tố giác, để lại 100% tiền bán hàng hóa và nguyên liệu còn tận dụng được cho đơn vị kiểm tra để đầu tư cho công tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả; động viên, khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân, các ngành, các lực lượng, các địa phương có thành tích.

Hai là, cần có chế độ riêng về sử dụng thiết bị thông tin, phương tiện vận chuyển cho các đơn vị trực tiếp đấu tranh chống hàng giả, đáp ứng yêu cầu cần thiết, cấp bách của công tác đấu tranh chống hàng giả hiện nay.

Ba là, có quy định cụ thể về việc tiếp nhận, sử dụng tài trợ của các đơn vị sản xuất kinh doanh được hưởng thành quả từ công tác đấu tranh chống hàng giả, cũng như của các tổ chức quốc tế.

3.3.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý trong lĩnh vực chống sản xuất và buôn bán hàng giả.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về hàng giả cũng là một trong những nội dung để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước trong đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả. Để hoạt động này có hiệu quả, trong thời gian tới cần tập trung vào những nội dung sau:

Thứ nhất, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm về hàng giả nhằm mục đích răn đe cao, khắc phục khuynh hướng hành chính hoá xử lý các vụ việc sản xuất và buôn bán hàng giả nhất là hàng giả liên quan đến sức khoẻ cộng đồng; xử lý quá nhẹ không có tính răn đe đối với đối tượng vi phạm.

Thứ hai, nắm bắt kịp thời diễn biến tình hình sản xuất và buôn bán hàng giả trên thị trường bằng nhiều kênh thông tin khác nhau để từ đó có những biện pháp, kế hoạch xử lý kịp thời phù hợp. Trong việc thu thập thông tin, cần chú ý các thông tin từ phía doanh nghiệp và người tiêu dùng cung cấp. Để có thông tin kịp thời từ doanh nghiệp và người tiêu dùng, cần tổ chức những hội nghị, hội thảo, các buổi sinh hoạt chuyên đề về hàng giả hoặc thiết lập các đường dây nóng, hộp thư tố giác hàng giả.

Thứ ba, xác định các đối tượng, mặt hàng, địa bàn trọng điểm cần phải tập trung đấu tranh có hiệu quả trong từng thời điểm; cần xây dựng các kế hoạch, đề án công tác chống hàng giả chuyên đề theo từng ngành hàng, mặt hàng, trong từng thời gian với sự tham gia phối hợp chặt chẽ của các doanh nghiệp hoặc hiệp hội ngành hàng, hiệp hội chống hàng giả để huy động sức mạnh tổng thể của các ngành, các cấp, các lực lượng, các doanh nghiệp, các đoàn thể và người tiêu dùng cùng tham gia đấu tranh nhằm tạo ra sự chuyển biến đáng kể trên từng ngành hàng, mặt hàng, từng địa bàn và trong phạm vi cả nước.

Thứ tư, công tác thanh tra, kiểm tra không chỉ nhằm vạch ra những khuyết điểm, thiếu sót của cá nhân, tổ chức vi phạm và áp dụng các biện pháp xử lý, mà

điều quan trọng hơn là thông qua công tác thanh tra, kiểm tra nhằm hướng dẫn, giúp đỡ cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh theo đúng các quy định của pháp luật, ngăn chặn vi phạm pháp luật, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển. Do đó, công tác thanh tra, kiểm tra cần phải được đổi mới sao cho phù hợp với tình hình hiện nay, vừa đảm bảo Pháp luật được thực hiện một cách nghiêm túc.

Thứ năm, khắc phục tình trạng chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra về hàng giả: Tình trạng chồng chéo trong hoạt động của các cơ quan thanh tra, kiểm tra trong thời gian qua diễn ra khá phổ biến: nhiều cơ quan cùng kiểm tra, mục đích thanh tra, kiểm tra không rõ ràng, áp dụng các biện pháp ngăn chặn tuỳ tiện… gây khó khăn cho các đơn vị bị thanh tra, kiểm tra, các doanh nghiệp làm ăn chân chính bức xúc. Để hạn chế và tiến tới loại bỏ tình trạng này cần có giải pháp lâu dài và đồng bộ, tiến hành từng bước với quá trình cải cách bộ máy nhà nước, cải cách nền hành chính quốc gia và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là pháp luật về chống sản xuất và buôn bán hàng giả. Trước mắt, cần tập trung xây dựng quy trình về kiểm tra, xử lý đối với hàng giả, xác định rõ phạm vi, trách nhiệm của các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, trình tự thủ tục kiểm tra, xử lý, sự phối kết hợp của các cơ quan hữu quan để tiến hành kiểm tra, xử lý một cách đơn giản nhất, không chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, giảm bớt thời gian và không gây khó khăn, phiền hà cho tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh.

3.3.6. Tăng cường công tác hợp tác quốc tế về chống sản xuất và buôn bán hàng giả.

Trong những năm qua, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã có sự hợp tác với một số tổ chức trong công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả và đã có kết quả tích cực. Tuy nhiên, sự hợp tác này còn mang tính chất ngành, nhỏ lẻ và chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Trong thời gian tới,

công tác hợp tác quốc tế về chống sản xuất và buôn bán hàng giả cần tập trung vào những nội dung sau:

Thứ nhất, phối hợp giữa các lực lượng chức năng kiểm tra, kiểm soát ở khu vực biên giới, cửa khẩu của các nước láng giềng để kiểm soát biên giới, cửa khẩu ngăn chặn các luồng hàng giả thâm nhập vào thị trường trong nước cũng như ra nước ngoài.

Thứ hai, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với các nước, nhất là đối với các nước có cùng đặc điểm phát triển về kinh tế với Việt Nam để tiếp thu một cách có chọn lọc kinh nghiệm về bảo vệ người tiêu dùng, về quyền sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp, về công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả. Điều này tránh cho chúng ta sự mò mẫm không cần thiết và rút kinh nghiệm về những khó khăn, vướng mắc mà các nước đi trước đã mắc phải.

Thứ ba, hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, tuyên truyền, đào tạo nâng cao ý thức cộng đồng và năng lực thực thi pháp luật của các cán bộ, công chức trong các cơ quan chức năng nhà nước. Thông qua hợp tác quốc tế, các khoá tập huấn, hội thảo, hội nghị... với sự tham gia ngày càng tích cực của các thành phần khác như tư nhân, doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức trường học nhằm từng bước phổ biến, nâng cao ý thức cộng đồng trong công tác chống hàng giả, mặt khác góp phần từng bước hình thành cơ sở văn hoá sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam; các dự án đào tạo, tập huấn do nước ngoài tài trợ nhằm trang bị kiến thức cho các cán bộ, chuyên gia trong công tác hoạch định chính sách pháp luật chống hàng giả, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách chống hàng giả với trình độ chuyên môn cao.

Thứ tư, tận dụng hiệu quả các dự án tài trợ từ các nước, tổ chức quốc tế để từng bước xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại phục vụ công tác đấu tranh chống hàng giả như: cơ sở thông tin, đánh giá và dự báo tình hình, các thiết bị chuyên dùng trong công tác đấu tranh chống hàng giả...

Thứ năm, huy động các nguồn kinh phí phục vụ công tác chống hàng giả từ các quốc gia, tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp nước ngoài cũng hết sức cần thiết bởi vì công tác chống hàng giả đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực từ phía doanh nghiệp cũng như các tổ chức quốc tế; mặt khác, các cơ quan chức năng của Việt Nam thường không có đủ nguồn kinh phí để tăng cường và duy trì các hoạt động kiểm soát trong công tác chống hàng giả của mình, trong khi đó công tác chống hàng giả lại luôn gắn liền với quyền, lợi ích và tính chủ động của các doanh nghiệp... Tranh thủ sự hỗ trợ của các đối tác là các quốc gia, các tổ chức quốc tế và khu vực như WIPO, WTO, ASEAN ... về tài trợ các dự án đào tạo bỗi dưỡng cán bộ chuyên trách làm công tác chống hàng giả.

Thứ sáu, lực lượng chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường (Lực lượng Quản lý thị trường các cấp) cần phải xúc tiến các quan hệ hợp tác quốc tế để nâng cao hiệu quả công tác chống hàng giả ở thị trường trong nước ở nhiều cấp độ khác nhau. Quan hệ với các tổ chức tương ứng của các nước láng giềng, các nước trong khu vực, các nước có quan hệ hợp tác kinh tế thương mại trên thế giới, để có quan hệ hợp tác trong công tác phòng chống hàng giả như trao đổi thông tin, kinh nghiệm chống hàng giả, ký kết các thoả thuận hợp tác hai bên để thực thi công tác chống hàng giả theo yêu cầu của mỗi bên.


KẾT LUẬN


Lịch sử đã chứng minh rằng, nền kinh tế sẽ không thể phát triển ổn định nếu thiếu vai trò quản lý của Nhà nước. Chống sản xuất và buôn bán hàng giả là công việc không thể thiếu trong mỗi giai đoạn phát triển của đất nước nhằm duy trì ổn định sự phát triển của nền kinh tế, bởi lẽ sản xuất và buôn bán hàng giả không những làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, tính mạng của người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ thể khác trong nền kinh tế, ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, của xã hội và ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam.

Đất nước ta sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới đã thu được những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực, nhưng chúng ta cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có vấn nạn hàng giả lưu thông trên thị trường đang ngày một tăng. Nguồn gốc không chỉ từ sản xuất, chế biến trong nước mà còn từ nước ngoài thâm nhập vào Việt Nam qua hoạt động xuất, nhập khẩu chính ngạch, tiểu ngạch và buôn lậu.

Thực tiễn chống sản xuất và buôn bán hàng giả ở nước ta hiện nay nhìn từ góc độ quản lý nhà nước đang đặt ra nhiều vấn đề mà để giải quyết cần phải có hệ thống cơ sở lý luận hoàn chỉnh. Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn được trình bày phần trên, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Một là, để nền kinh tế ổn định phát triển thì công tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả phải được ưu tiên hàng đầu, trong đó Nhà nước giữ vai trò quyết định đến hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả.

Hai là, để tăng cường hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả, Nhà nước cần tiến hành đổi mới sâu sắc hệ thống các công cụ quản lý, trong đó trọng tâm là hệ thống pháp luật, đổi mới hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, đề cao trách nhiệm công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước nhằm đạt được những kết quả cao nhất là ngặn chặn được nạn hàng giả.

Ba là, Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới, nếu không có những biện pháp ngăn chặn thì nguy cơ hàng giả từ các nước thâm nhập vào Việt Nam càng nhiều. Vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách pháp luật phù hợp để vừa thực hiện được nghĩa vụ quốc tế vừa kiểm soát và ngăn chặn được hàng giả thâm nhập và lưu thông trên thị trường.

Bốn là, chống sản xuất và buôn bán hàng giả là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài đòi hỏi các ngành các cấp luôn phải chủ động, tăng cường kiểm tra, kiểm

soát theo chức năng, nhiệm vụ để kịp thời phát hiện, xử lý tận gốc các ổ nhóm, đường dây buôn bán hàng giả.

Năm là, một trong các giải pháp quan trọng để kiểm soát và ngăn chặn sản xuất và buôn bán hàng giả là: Hoàn thiện hệ thống văn bản xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại, trong đó có xử phạt đối với vi phạm về hàng giả. Cần nghiên cứu để tiến tới xây dựng một khung pháp lý hoàn chỉnh trong lĩnh vực đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả.

Sáu là, chống sản xuất và buôn bán hàng giả là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, vì vậy cần xã hội hoá hoạt động đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả. Vận động sự tham gia của quần chúng nhân dân trong việc phát hiện, tố giác hành vi vi phạm, tẩy chay hàng giả, cần huy động sức mạnh tổng hợp của bộ máy nhà nước, phối hợp với các doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng và các tổ chức như: Hội tiêu chuẩn bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam, Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam .../.


PHỤ LỤC 1


KẾT QUẢ KIỂM TRA, XỦ LÝ HÀNG GIẢ CỦA LỰC LƯỢNG QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

(Từ năm 2000 - Tháng 6/2007)


------------------------





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Chống sản xuất và buôn bán hàng giả ở Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ quản lý nhà nước - 13

Số vụ hàng giả bị xử lý

Số tiền phạt hành chính

(Đơn vị: 1000 đồng)

2000

2.602

31,796,000

2001

3.769

37,299,167

2002

6.859

36,187,186

2003

5.808

50,987,854

2004

6.101

58,722,156

2005

8.750

63,911,094

2006

12.885

62,733,984

6 tháng đầu

năm 2007

6.149

27,715,561

Tổng

52.788

369,353,007

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/11/2023