Cho thuê lại lao động theo pháp luật lao động Việt Nam - 2

cho thuê lại lao động. Từ đó chỉ ra những hạn chế, tồn tại trong các quy định của pháp luật cũng như thực tế áp dụng các quy định này và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn chế định này tại Việt Nam.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Cho đến thời điểm hiện tại, theo tìm hiểu của tôi đã có một số bài đăng trên tạp chí, tham luận hội thảo, bài đăng trên website của các nhà nghiên cứu, luật sư về cho thuê lại lao động, như:

- Cho thuê lại lao động và những yêu cầu đặt ra đối với việc điều chỉnh pháp luật lao động Việt Namcủa TS. Lê Thị Hoài Thu đăng trên tạp chí khoa học ĐHQGHN, Luật học 28(2012) trang 78-84

- Nguyên tắc, nội dung và hình thức pháp luật điều chỉnh hoạt động cho thuê lại lao động của PGS.TS. Nguyễn Hữu Chí đăng trên tạp chí Nhà nước và Pháp luật số tháng 7 năm 2012, trang 50-58;

- Cuốn “Tài liệu nghiên cứu cho thuê lại lao động” do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và ILO phối hợp xuất bản năm 2011, được sử dụng chủ yếu làm tài liệu tham khảo đẻ xây dựng Bộ luật Lao động sửa đổi về cho thuê lại lao động;

- Luật hóa “hoạt động cho thuê lại lao động” trong cuốn tài liệu Cho thuê lại lao động, NXB Lao động- Xã hội, năm 2011 của Youngmu- Cố vấn trưởng về Quan hệ lao động, tổ chức lao động Quốc tế tại Việt Nam;

- Lao động cho thuê lại ở Việt Nam của TS. Nguyễn Xuân Thu, tham luận tại Hội thảo Việt – Đức: Pháp luật lao động, trường Đại học Luật Hà Nội năm 2010;

- Hoạt động cho thuê lại lao động: một điều chỉnh pháp luật theo hướng cho phép của Phan Huy Hồng và Ngô Thị Thu đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 109 tháng 11 năm 2007;

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Cho thuê lại lao động – Một

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

hướng điều chỉnh của pháp luật lao động Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế” của trường Đại học Luật Hà Nội do TS. Nguyễn Xuân Thu làm chủ nhiệm đề tài.

Có thể nói các bài biết, công trình nghiên cứu về cho thuê lại lao động trên đã nghiên cứu về cho thuê lại lao động ở các cấp độ khác nhau. Tuy nhiên các bài viết, công trình đó đều được thực hiện trước khi Bộ luật Lao động 2012 có hiệu lực nhằm nhận diện, phân tích hoạt động cho thuê lại lao động, đề xuất sự cần thiết trong việc luật hóa hoạt động này.

Cho thuê lại lao động theo pháp luật lao động Việt Nam - 2

Ngoài ra có hai đề tài luận văn thạc sỹ về vấn đề cho thuê lại lao động là:

- Đề tài Luận văn Thạc sỹ: “So sánh pháp luật Việt Nam về cho thuê lại lao động với một số nước trên thế giới” của Đặng Thị Oanh

- Đề tài Luận văn thạc sỹ “Pháp luật về cho thuê lại lao động ở Việt Nam hiện nay” của Phạm Thị Thảo.

Các đề tài luận văn này cũng đã nghiên cứu quy định của pháp luật về cho thuê lại lao động, đưa ra hạn chế của pháp luật và kiến nghị hoàn thiện pháp luật. Những kết nghiên cứu của các tác giả này đã rất thành công, giúp cho người đọc hiểu một cách rõ ràng về hoạt động cho thuê lại lao động.

Tuy nhiên luận văn của Đặng Thị Oanh đi sâu vào so sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật Đức, Nhật Bản, Trung Quốc về cho thuê lại lao động. Còn luận văn của Đặng Thị Thảo chưa khái quát hoạt động cho thuê lại lao động ở Việt Nam từ khi hoạt động này xuất hiện đến nay và thực tiễn thực hiện pháp luật về cho thuê lại lao động ở nước ta. Chính vì vậy mà tôi muốn tiếp tục nghiên cứu đề tài này trên cơ sở những kết quả mà các tác giả đã nghiên cứu được. Tôi đã tiếp cận vấn đề theo hướng nghiên cứu những vấn đề lý luận về cho thuê lại lao động, phân tích vai trò của pháp luật đối với hoạt động cho thuê lại lao động. Nội dung pháp luật về cho thuê lại lao động, khái quát hoạt động cho thuê lại lao động ở Việt Nam từ

khi hoạt động này xuất hiện đến nay, những hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về cho thuê lại lao động ở nước ta. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê lại lao động.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

3.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về cho thuê lại lao động và pháp luật lao động Việt Nam về cho thuê lại lao động. Từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật trên thực tế.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, luận văn đưa ra những nhiệm vụ cụ thể sau:

- Nghiên cứu khái niệm và đặc điểm cho thuê lại lao động; các hình thức cho thuê lại lao động và vai trò điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động này;

- Nghiên cứu pháp luật Việt Nam về cho thuê lại lao động và so sánh với pháp luật một số nước, chỉ ra hạn chế của pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật cũng như khái quát hoạt động cho thuê lại lao động ở nước ta từ trước đến nay;

- Kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật trên thực tế

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là:

- Các quy định pháp luật hiện hành về cho thuê lại lao động ở Việt Nam;

- Thực tiễn thực hiện pháp luật cho thuê lại lao động ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của luận văn:

Luận văn này không nghiên cứu tất cả các vấn đề về cho thuê lại lao

động mà chủ yếu tập trung nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm, các hình thức của cho thuê lại lao động, sự cần thiết điều chỉnh pháp luật, pháp luật về cho thuê lại lao động ở Việt Nam và thực tiễn thực hiện pháp luật về cho thuê lại lao động ở Việt Nam. Từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về cho thuê lại lao động ở nước ta.

Luận văn tập trung nghiên cứu về quy định pháp luật hiện hành về cho thuê lại lao động ở Việt Nam và thực tiễn thực hiện pháp luật cho thuê lại lao động ở Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu, pháp luật về cho thuê lại lao động của một số nước được so sánh làm cơ sở cho lập luận đề cập trong luận văn. Các nội dung khác về cho thuê lại lao động với góc độ tiếp cận xã hội, kinh tế,… không được nghiên cứu trong luận văn này.

5. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được triển khai trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước và pháp luật. Cụ thể là một số phương pháp được sử dụng như: phân tích, thống kê, so sánh, chứng minh, tổng hợp....

- Phương pháp phân tích được sử dụng ở tất cả các chương để thực hiện việc phân tích, đánh giá các tài liệu, số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.

- Phương pháp thống kê được sử dụng để tập hợp, xử lí các tài liệu, số liệu,... phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.

- Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh, đối chiếu, đánh giá các quan điểm của các quan điểm khác nhau về cho thuê lại lao động, từ đó có thể rút ra những kinh nghiệm nhất định nhằm đề xuất nâng cao hiệu quả của điều chỉnh pháp luật và hiệu quả của hoạt động cho thuê lại lao động trên thực tế tại Việt Nam.

- Phương pháp chứng minh được sử dụng để chứng minh các luận điểm được đề cập trong luận văn.

- Phương pháp tổng hợp được sử dụng chủ yếu trong việc đưa ra những kết luận của từng chương và kết luận chung của luận văn.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là tài liệu tham khảo hữu ích tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo về luật học, về lao động.

Các kiên nghị của đề tài có thể là tài liệu tham khảo cho các cơ quan, tổ chức khi nghiên cứu hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về cho thuê lại lao động ở Việt Nam.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 03 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về cho thuê lại lao động và điều chỉnh của pháp luật

- Chương 2: Thực trạng và thực tiễn thi hành pháp luật về cho thuê lại lao động ở Việt Nam

- Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả pháp luật về cho thuê lại lao động ở Việt Nam

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG VÀ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT


1.1. Khái quát chung về cho thuê lại lao động

1.1.1. Khái niệm cho thuê lại lao động

Cho thuê lại lao động là một khái niệm tương đối phổ biến và không còn xa lạ ở nhiều nước trên thế giới. Tại các nước phát triển như Mỹ, các nước Tây Âu, cho thuê lại lao động xuất hiện dưới các hình thức như cho thuê nhân viên hay dịch vụ cho thuê nhân viên từ những thập niên 60-70 của thế kỷ XX [12, tr.8]. Ngay cả một số nước trong khu vực như Châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippines, hoạt động cho thuê lại lao động cũng khá phát triển và pháp luật điều chỉnh hoạt động này cũng được ban hành cách đây nhiều năm tại các quốc gia kể trên.

Vậy cho thuê lại lao động được hiểu như thế nào?

Cho thuê lại lao động được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau ở các quốc gia tùy thuộc vào sự phản ánh khái niệm, ý nghĩa, mục đích nhấn mạnh tính chất, thời hạn của công việc. Ở Mỹ và các nước Châu Âu, cho thuê lại lao động được gọi phổ biến là “lao động cho thuê tạm thời” bởi hình thức dịch vụ việc làm này chủ yếu áp dụng đối với các công việc có tính chất “tạm thời” [12, tr.8]. Điều này thể hiện rất rõ từ thực tế cho thuê lại lao động ở các quốc gia này khi một NLĐ được gửi từ công ty cho thuê lao động (được gọi là “Tổ chức cho thuê lao động tạm thời”) đến một công ty sử dụng lao động cho thuê, công việc của NLĐ này tại công ty sử dụng lao động thuê thường kéo dài dưới 1 năm, đa số NLĐ cho thuê không làm việc quá 03 tháng [12, tr.9]. Còn ở các nước Châu Á, cho thuê lại lao động được gọi là “lao động phái cử” hay “cung ứng lao động”.

Cùng với việc thừa nhận hình thức việc làm tạm thời và cho thuê lại lao động, pháp luật các quốc gia đều đưa ra khái niệm cho thuê lại lao động để nhận diện loại dịch vụ việc làm này.

Luật HĐLĐ của nước Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa năm 2007 đưa ra định nghĩa:

Cho thuê lao động (phái cử lao động) được hiểu là việc đơn vị phái cử tuyển dụng lao động và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với NLĐ nhưng phái cử lao động của mình sang làm việc tại một đơn vị khác. Hợp đồng giữa đơn vị phái cử và NLĐ được phái cử là HĐLĐ, còn hợp đồng giữa đơn vị phái cử và đơn vị nhận phái cử là hợp đồng phái cử [16, tr.12].

Pháp luật Nhật Bản đưa ra định nghĩa phái cử lao động trong số Luật 88 ngày 05 tháng 07 năm 1985 như sau:

Lao động phái cử được hiểu là NLĐ làm thuê cho một NSDLĐ, sau đó được thuê lại để làm việc cho một NSDLĐ khác dưới sự quản lý, điều hành của NSDLĐ dó, trong khi vẫn duy trì quan hệ lao động với NSDLĐ trước, trừ trường hợp NSDLĐ trước đồng ý với NSDLĐ sau, trong trường hợp này NLĐ sẽ được NSDLĐ sau tuyển dụng [12, tr.9].

Pháp luật Đức mặc dù không đưa ra khái niệm chính thức về cho thuê lại lao động nhưng thông qua Luật kinh doanh về cho thuê lao động của Đức quy định về trường hợp phải xin phép khi cho thuê lao động thì có thể hiểu về cho thuê lao động của Đức như sau:

- DN cho thuê lao động (NSDLĐ) cho DN khác thuê lại lao động của đơn vị mình nhưng giữa hai DN này không có mối liên hệ về tổ chức với nhau mà phải là những đơn vị độc lập.

- DN cho thuê lao động vẫn là NSDLĐ nên DN này vẫn phải gánh chịu các nghĩa vụ cũng như đảm nhận các rủi ro của NSDLĐ [20, tr.49].

Theo ILO, cho thuê lao động được hiểu là việc các tổ chức việc làm tư nhân (chủ sử dụng lao động chính) tuyển dụng lao động nhưng không trực tiếp sử dụng mà để cung cấp lao động cho bên thứ ba (DN trực tiếp sử dụng lao động). DN trực tiếp sử dụng lao động có quyền giao việc cũng như giám sát NLĐ trong việc thực hiện công việc được giao nhưng quyền lợi của NLĐ lại do tổ chức việc làm tư nhân chịu trách nhiệm chính [20, tr.48].

Ngoài ra, đứng từ góc độ của một tổ chức cho thuê lao động chuyên nghiệp như Entrepreneur Media Inc, họ quan niệm rằng:Cho thuê lại lao động là một thỏa thuận hợp đồng trong đó DN cho thuê lao động cũng được biết như là một tổ chức cho thuê lao động chuyên nghiệp (PEO), là NSDLĐ chính thức. Trách nhiệm thuê lao động có đặc trưng là sự chia sẻ giữa người cho thuê lại lao động và người thuê lại lao động. Người thuê lại lao động thực chất là người điều hành quản lý mọi công việc mà NLĐ được thuê thực hiện. Trong khi đó, người cho thuê lại lao động có trách nhiệm thực hiện các công việc khác như khai báo bảng lương, chi trả các khoản thuế cho NLĐ. Trách nhiệm của người thuê lại lao động là ký séc để chi trả phí cho người cho thuê lại lao động trong đó bao gồm các khoản lương, thuế, các lợi ích và chi phí hành chính. Còn lại là trách nhiệm của người cho thuê lại lao động [20].

Tại Việt Nam, hoạt động cho thuê lại lao động lần đầu tiên được ghi nhận tại luật số 10/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 (Bộ luật Lao động năm 2012). Theo đó, khái niệm cho thuê lại lao động cũng lần đầu tiên được ghi nhận trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Bộ luật Lao động năm 2012 định nghĩa:

Cho thuê lại lao động là việc NLĐ đã được tuyển dụng bởi DN được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động sau đó làm việc cho NSDLĐ khác, chịu sự điều hành của NSDLĐ sau và vẫn duy trì quan hệ lao động với DN cho thuê lại lao động [Điều 53, Khoản 1].

Trước đó, mặc dù chưa được ghi nhận chính thức trong luật nhưng hoạt

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/11/2023