Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường EU - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

…………………….


DƯƠNG THỊ THU HƯƠNG


CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8340410


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Thu Hiền


Hà Nội, Năm 2021


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng theo quy định.

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này.

Tác giả luận văn


Dương Thị Thu Hương


LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế với đề tài “Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường EU”, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân và tập thể.

Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trường Đại học Thương mại, những người đã trang bị và truyền thụ kiến thức cho tôi khi tham gia học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Nguyễn Thị Thu Hiền đã chu đáo, tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Qua đây tôi cũng gửi lời biết ơn đến gia đình, bạn bè, nơi là nguồn động viên tinh thần, khích lệ trong suốt thời gian học tâp và nghiên cứu hoàn thành luận văn.

Cuối cùng, trong khuôn khổ giới hạn của luận văn cũng như thời gian nghiên cứu, kiến thức còn hạn chế, chắc chắn bài viết của tôi còn nhiều thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo, các anh chị và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày…..tháng.….năm 2021


Tác giả luận văn


Dương Thị Thu Hương


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC TỪ VIÊT TẮT v

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ vi

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU NÔNG SẢN 8

1.1. Khái quát về xuất khẩu nông sản 8

1.1.1. Hàng nông sản 8

1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của xuất khẩu nông sản 11

1.1.3. Vai trò của xuất khẩu nông sản 14

1.2. Chính sách thúc đẩy xuất khẩu nông sản 16

1.2.1. Khái niệm và phân loại chính sách thúc đẩy xuất khẩu nông sản 16

1.2.2. Vai trò, chức năng và nguyên tắc của chính sách thúc đẩy xuất khẩu nông sản 20

1.2.3. Các chính sách thúc đẩy xuất khẩu nông sản 23

1.2.4. Tiêu chí đánh giá chính sách thúc đẩy xuất khẩu nông sản 30

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách thúc đẩy xuất khẩu nông sản 36

1.3.1. Nhóm yếu tố quốc tế 36

1.3.2. Nhóm yếu tố trong nước 37

1.3.3. Các yếu tố khác 38

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 40

2.1. Tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng và tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU 40

2.1.1. Các yếu tố quốc tế 40

2.1.2. Các yếu tố trong nước 43

2.1.3. Tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU 47

2.2. Các chính sách thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU 52

2.2.1. Nhóm chính sách đối với sản xuất hàng nông sản xuất khẩu 52

2.2.2. Nhóm chính sách đối với tiêu thụ hàng nông sản xuất khẩu 59

2.2.3. Nhóm chính sách khác 67

2.3. Đánh giá chung về chính sách xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU 69

2.3.1. Những kết quả đạt được của chính sách 69

2.3.2. Những tồn tại của chính sách 70

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG EU GIAI ĐOẠN 2021-2030 75

3.1. Bối cảnh mới và định hướng xuất khẩu nông sản sang EU 75

3.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU 75

3.1.2. Định hướng và mục tiêu xuất khẩu nông sản của Việt Nam 78

3.1.3. Quan điểm và định hướng về hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang thị trường EU 81

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trường EU 82

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện nhóm chính sách đối với sản xuất nông sản xuất khẩu..82

3.2.2. Giải pháp hoàn thiện nhóm chính sách đối với tiêu thụ nông sản xuất khẩu ... 90

3.2.3. Giải pháp hoàn thiện các chính sách khác nhằm thúc đẩy xuất khẩu 94

KẾT LUẬN 96

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

DANH MỤC TỪ VIÊT TẮT

STT

Từ viết tắt

Ý nghĩa

1

EU

Liên minh Châu Âu

2

EVFTA

Hiệp định thương mại tự do liên minh Châu Âu-Việt Nam

3

FTA

Hiệp định thương mại tự do

4

KHCN

Khoa học công nghệ

5

NSXK

Nông sản xuất khẩu

6

XKNS

Xuất khẩu nông sản

7

XNK

Xuất nhập khẩu

8

FAO

Tổ chức lương thực thế giới

9

WTO

Tổ chức Thương mại thế giới

10

ATTP

An toàn thực phẩm

11

XTTM

Xúc tiến thương mại

12

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

13

DNXK

Doanh nghiệp xuất khẩu

14

NLTS

Nông lâm thủy sản

15

KNXK

Kim ngạch xuất khẩu

16

CRS

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

17

UTZ

Chương trình phát triển bền vững cho cà phê, ca cao và chè

18

RA

Bộ quy tắc thực hành phát triển bảo tồn đa dạng sinh học và

phát triển bền vững trên toàn cầu

19

BRC

Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm

20

IFS

Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế

21

TBT

Hàng rào kỹ thuật trong thương mại

22

SQF

Chứng nhận an toàn thực phẩm

23

FSSC22000

Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm

24

JAS

Tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ Nhật Bản

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường EU - 1


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ


Tên bảng, biểu đồ

Trang

Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu một số hàng nông sản củaViệt Nam sang

EU (2016 – 2020)

48

Bảng 2.2: Mức hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp

59

Bảng 2.3: Các thị trường đã triển khai hoạt động XTTM tại EU

65

Biểu đồ 2.1. Các hình thức xúc tiến thương mại đã được triển khai tại EU

64


LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Với 27 nước thành viên và dân số khoảng 516 triệu người, Liên minh châu Âu (EU) có nhu cầu nhập khẩu số lượng lớn hàng hóa, nhất là nông sản từ khắp các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong bảng xếp hạng của EU về những đối tác thương mại nông sản, Việt Nam hiện xếp thứ 12 với khả năng cung ứng 2,2% nhu cầu tiêu thụ nông sản của thị trường EU. Về phía Việt Nam, thị trường EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của ngành hàng nông sản. Xuất khẩu nông sản sang thị trường EU luôn duy trì tỷ trọng 11%-19% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam, mức tăng trưởng xuất khẩu vào khoảng 10%/năm.

Dù xuất khẩu sang EU một lượng nông sản khá lớn hàng năm song thị phần nông sản Việt Nam trên thị trường EU còn khiêm tốn. Tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 1-2% tổng giá trị nhập khẩu của EU. Các nhóm hàng nông sản xuất khẩu chủ đạo sang EU tập trung vào 3 nhóm cà phê, chè nguyên liệu và hồ tiêu. Không chỉ thị phần và kim ngạch xuất khẩu giữa các nhóm hàng có sự chênh lệch lớn mà thị trường xuất khẩu cũng chỉ tập trung vào một số nước như Đức, Hà Lan, Italia, Tây Ban Nha, Bỉ, Pháp, Balan. Thực tế này cho thấy, Việt Nam chưa khai thác được tối ưu những lợi thế để xuất khẩu sang thị trường EU. Nguyên nhân của thực trạng này trước hết xuất phát từ nội tại của nền kinh tế Việt Nam chưa chú trọng khai thác lợi thế để đáp ứng được các tiêu chuẩn khi xuất khẩu sang EU. Người sản xuất nông sản xuất khẩu vẫn gặp khó khăn trong tiếp cận vốn, chi phí vận chuyển nông sản cao, hoạt động xúc tiến thương mại sang thị trường EU chưa mở rộng sang tất cả các nước thành viên và chưa đi sâu vào đối tượng thụ hưởng… Ngoài ra, nguyên nhân khách quan có thể kể đến là người tiêu dùng EU có khác biệt về thị hiếu, thị trường tiêu thụ với những khách khó tính hơn, đòi hỏi cao về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và các hàng rào kỹ thuật cao hơn so với các thị trường châu Á. Thêm vào đó, chính sách quản lý nông sản của EU nghiêm ngặt, đặc biệt các rào cản kỹ thuật của EU với nông sản thực phẩm có xu hướng ngày càng khắt khe hơn…

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/02/2023