Tổng Giá Trị Gdp Trên Địa Bàn Thành Phố Từ Năm 2017-2019


Thời tiết chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô; mùa khô nắng, nóng kéo dài, khô hanh, buổi sáng thường có sương mù. Một số xã vùng 2 thường xảy ra thiếu nước sinh hoạt và canh tác. Mùa mưa tuy ngắn hơn nhưng do lượng mưa và độ dốc lớn nên thường xảy ra lũ nhanh, làm ảnh hưởng tới các công trình giao thông, thủy lợi, kinh tế, Quốc phòng - An ninh...

c, Tài nguyên, khoáng sản

Tài nguyên, khoáng sản thành phố Sơn La không được ưu đãi nhiều như các thành phố khác trong tỉnh, nguồn tài nguyên khoáng sản chủ yếu là các mỏ đá vôi, đất sét như: mỏ đá Pom Ư Hừ, xã Chiềng Ngần và phường Chiềng Cơi, thành phố Sơn La; Mỏ đá bản Phiêng Hay, xã Chiềng Xôm, thành phố Sơn La; Mỏ đất sét tại khu vực bản Hẹo, phường Chiềng Sinh, thành phố Sơn La; mỏ đá vôi tại Bản Hẻo, phường Chiềng Sinh, thành phố Sơn La

d, Dân số và nguồn nhân lực

Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn thành phố là 324,9 km2, xã Chiềng Cọ có diện tích 39,62 km2, phường Chiềng Sinh có diện tích: 22,66 km2, phường Chiềng Lề có diện tích bé nhất: 2,72 km2.

Thành phố Sơn La có trên 106.000 người dân; mật độ dân số trung bình của toàn thành phố là 308 người/km2; trong đó phường Chiềng Lề là phường có mật độ dân số lớn nhất với 4.595 người/km2 (với số dân 12.498 người), phường Chiềng Sinh có số dân lớn nhất: 13.582 người, mật độ dân số là 599 người/km2, xã Chiềng Cọ có dân số 4.751 người và mật độ 120 người/km2.

2.1.2.Tình hình kinh tế - xã hội

Với sự phấn đấu, nỗ lực cao kinh tế thành phố duy trì phát triển ổn định, tăng trưởng hợp lý, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành dịch vụ, ngành


công nghiệp - xây dựng. Tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm từ năm 2017-2019 đều trên 10%. Quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị, các khu, cụm công nghiệp, ĐTXD đường giao thông, các công trình công cộng đạt kết quả tích cực.

Bảng 2.1: Tổng giá trị GDP trên địa bàn thành phố từ năm 2017-2019

Đơn vị tính: Tỷ đồng



Ngành Năm

Nông, lâm nghiệp, thủy sản


CN-XD


Dịch vụ


Tổng giá trị

Tốc độ tăng hàng năm (%)

2017

1.113,26

3.371,40

3.007,59

7.492,25

18,28

2018

1.162,03

3.935,29

3.370,47

8.467,78

13,02

2019

1.189,00

4.350,00

3.827,00

9.366,00

10,61

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Chính sách tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố Sơn La - 6

(Nguồn: Phòng Thống kê thành phố)

Cùng với định hướng phát triển chung của toàn thành phố, phường Chiềng Lề, phường Chiềng Sinh, xã Chiềng Cọ đều phát triển theo tiềm năng vốn có của mình. Phường Chiềng Lề là một phường đại diện cho định hướng phát triển theo lĩnh vực dịch vụ, đây là địa bàn có diện tích nhỏ, mật độ dân số lớn và thu ngân sách trên địa bàn cao nhất trong các xã, phường trên địa bàn.

Phường Chiềng Lề có thuận lợi về vị trí trung tâm tập trung nhiều cơ sở kinh doanh, cơ quan nhà nước, cửa hàng ăn uống, kinh doanh dịch vụ, đây là khu vực có nhu cầu về lao động lớn.

Phường Chiềng Sinh là phường định hướng cho sự phát triển theo lĩnh vực công nghiệp - xây dựng vì đây là phường có diện tích lớn, vị trí thuận lợi, tập trung dọc quốc lộ 6, do vậy thuận lợi cho việc đâu tư các nhà máy chế biến, các khu dân cư, khu đô thị, các cơ quan hành chính của tỉnh và thành phố; có các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên địa bàn.


Xã Chiềng Cọ xã trung tâm thành phố, địa hình chủ yếu là đồi núi, đây là xã đặc trưng cho sự phát triển của ngành nông, lâm nghiệp thủy sản; người dân sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi; đặc biệt là phát triển trồng cây ăn quả như mận hậu, mận tam hoa, quýt....

2.1.3.Tình hình việc làm của lao động

Nhìn chung số lao động làm việc trong hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố hiện nay được sử dụng tương đối hợp lý và hiệu quả. Theo báo cáo thống kê thành phố Sơn La: Năm 2019, dân số trong độ tuổi lao động toàn thành phố có 75.679 người, chiếm 71,04% dân số toàn thành phố; trong đó, số lao động thuộc nhóm tuổi thanh niên là 22.627 người, chiếm khoảng 29,89% lực lượng lao động toàn thành phố, chiếm 21,24% tổng dân số toàn thành phố; số lượng lao động là thanh niên chưa có việc làm là 8.905 người khoảng 39% số lao động thanh niên hiện nay

Mức sống của người dân những năm gần đây đã được cải thiện đáng kể. Công tác xoá đói giảm nghèo được triển khai đồng bộ các giải pháp và đã đạt được những kết quả tích cực; tỷ lệ hộ nghèo năm 2019 còn 0,77 %. Thu nhập bình quân tính theo đầu người tăng từ 60.800.000 đồng năm 2019 lên đến 75.000.000 đồng vào năm 2020. Để có được những kết quả kể trên, đó là sự ghi nhận công tác lãnh đạo kịp thời thành phố uỷ, UBND thành phố, sự tham gia vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị xã hội, trên tất cả là sự đoàn kết đồng lòng, sự quyết tâm cố gắng thoát nghèo và vươn lên làm giàu của nhân dân trong toàn thành phố

2.2. Bộ máy quản lý nhà nước về việc làm của thanh niên tại thành phố Sơn La

UBND thành phố Sơn La là cơ quan chịu sự phân cấp, phân quyền QLNN về việc làm trong phạm vi địa phương quản lý của mình.


UBND thành phố

Phòng LĐ, TB&XH


Thành đoàn



UBND xã phường

Các cơ sở sử dụng lao động

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý nhà nước về việc làm của thanh niên

Trực tiếp giúp việc cho UBND thành phố trong hoạt động QLNN về việc làm là Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH). Phòng LĐTBXH là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, có chức năng tham mưu, giúp UBND thành phố thực hiện công tác QLNN về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở LĐTBXH; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND thành phố và theo quy định của pháp luật, cụ thể:

Trình UBND thành phố ban hành các quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm; đề án, chương trình trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; cải cách hành chính, xã hội hoá thuộc lĩnh vực QLNN được giao.


Trình Chủ tịch UBND thành phố dự thảo các văn bản về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND thành phố.

Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trên địa bàn thành phố sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biển, giáo dục pháp luật về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội được giao.

Giúp UBND thành phố QLNN đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn kiểm tra hoạt động của các hội và tổ chức phi Chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội theo qui định của pháp luật.

Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với các cơ sở bảo trợ xã hội, dạy nghề, giới thiệu việc làm, cơ sở giáo dục lao động xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em trên địa bàn thành phố theo phân cấp, uỷ quyền.

Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quản lý nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng niệm, các công trình ghi công liệt sỹ.

Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với UBND xã, thị trấn trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.

Phợp với các ngành, đoàn thể xây dựng toàn dân chăm sóc, giúp đỡ người có công và các đối tượng chính sách xã hội.

Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách về lao động, người có công và xã hội, giải quyết KN, TC; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí trong hoạt động lao động, người có công và xã hội theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND thành phố.

Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác QLNN và chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.


Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của UBND và Sở LĐTBXH.

Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức và NLĐ thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp, uỷ quyền của UBND thành phố.

Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND thành phố.

Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND thành phố giao hoặc theo quy định của pháp luật.

Xem xét trong phạm vi quản lý, tham gia vào hoạt động QLNN về việc làm của thanh niên ở nông thôn thành phố Sơn La còn có sự tham gia của các công chức Văn hóa - Xã hội tại cấp xã. Trong đó, công chức chuyên môn cấp xã trực tiếp thực hiện thống kê dân số, lao động, việc làm, ngành nghề trên địa bàn; theo dõi, tổng hợp, báo cáo về số lượng và tình hình biến động các đối tượng chính sách lao động. Những nhiệm vụ này trực tiếp góp phần vào hoạt động QLNN về việc làm của thanh niên nông thôn ở cấp thành phố thông qua việc cung cấp các thông tin, số liệu, báo cáo làm cơ sở để Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội tổng hợp, xây dựng, đề xuất các kế hoạch, giải pháp về QLNN để tham mưu UBND thành phố ban hành và chỉ đạo tổ chức thực hiện.

2.3. Thực trạng chính sách tạo việc làm cho thanh niên tại thành phố Sơn La

2.3.1 Thực trạng xác định đối tượng, mục tiêu, yêu cầu của chính sách tạo việc làm cho thanh niên tại thành phố Sơn La

- Đối tượng: Người lao động từ 16-30 tuổi, có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc.

- Mục tiêu chung


Giải quyết việc làm cho thanh niên, nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế và phát huy thế mạnh nguồn lực lao động ở các địa phương trong tỉnh vào tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội, khắc phục sự lãng phí nguồn nhân lực lao động, tạo nguồn thu nhập ổn định, vững chắc, từng bước làm giàu cho thanh niên, cho gia đình, cho phát triển cộng đồng - xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

- Mục tiêu cụ thể: giải quyết việc khoảng 20.000 thanh niên.

- Yêu cầu: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng suất lao động, chất lượng việc làm và giá trị lao động, đảm bảo phát triển thị trường lao động lành mạnh, ổn định, tạo ra nhiều việc làm, đưa lao động trong tỉnh đi làm việc tại các khu công nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu lao động, khuyến khích các hình thức tạo việc làm tại chỗ; cơ cấu lao động nông, lâm, ngư nghiệp là 68,7%; công nghiệp và xây dựng là 15,5%; thương mại, du lịch, dịch vụ khác là 15,8%.

2.3.2. Quy trình thực hiện chính sách về việc làm của thanh niên tại thành phố Sơn La

2.3.2.1.Ban hành và tổ chức thực hiện chính sách về việc làm

Chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La chủ yếu được thực hiện trên địa bàn thành phố với phạm vi khá nhỏ. Tuy nhiên, để đảm bảo phù hợp với yêu cầu phát triển chung của đất nước, các chính sách này được ban hành từ cấp Trung ương tới địa phương một cách thống nhất và có sự liên kết chặt chẽ giữa các cấp, các ngành.

Hàng năm, bám sát theo mục tiêu chung của Quốc gia, tỉnh ủy Sơn La đã xây dựng một số văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề việc làm cho thanh niên, đặc biệt là thanh niên. Cụ thể, Tỉnh ủy, UBND, HĐND cấp tỉnh đã ban


hành một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh giải quyết việc làm cho người thanh niên trên địa bàn tỉnh, bao gồm:

- Quyết định 1588/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt danh sách đơn vị đủ điều kiện và giao chỉ tiêu dạy nghề cho thanh niên do tỉnh Sơn La ban hành trên cơ sở cụ thể hóa Quyết định 1956/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Quyết định số 1253/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch kinh phí hỗ trợ người thanh niên học nghề thuộc chương trình mục tiêu Quốc gia 2011.

- Quyết định 1036/QĐ-HĐND ngày 4/6/2017 Về việc thành lập Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ thanh niên trực thuộc Hội Nông dân tỉnh.

- Quyết định số 1063/QD-UBND ngày 08/7/2018 Về việc kiện toàn Ban chỉ đạo giảm nghèo và việc làm tỉnh Sơn La.

- Quyết định số 575/QĐ-UBND ngày 11/4/2016 Kiện toàn Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Sơn La giai đoạn 2010-2020.

Theo đó, thành phố Sơn La cũng có một số những văn bản cụ thể như:

- Nghị quyết số 13-NQ/TU về đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất nông nghiệp, với nhiều chính sách, đầu tư hỗ trợ nhằm thúc đẩy kinh tế vùng bãi phát triển.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 03/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí