Chính sách tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố Sơn La - 2


DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU‌

Bảng 2.1 : Tổng giá trị GDP trên địa bàn thành phố từ năm 2017-2019 33

Bảng 2.2.Kết quả điều tra về thực trạng chính sách ưu đãi tín dụng cho thanh niên 53

Bảng 2.3: Bảng tổng hợp số lượng đào tạo, dạy nghề cho thanh niên từ 54

Bảng 2.4. Kết quả điều tra về thực trạng chính sách đào tạo nghề và dạy nghề cho đoàn viên thanh niên 55

Bảng 2.5. Số lượng lao động tỉnh Sơn La đi xuất khẩu lao động trong giai đoạn 2017 -2019 56

Bảng 2.6. Kết quả điều tra về thực trạng chính sách về xuất khẩu lao động của thanh niên trên địa bàn thành phố Sơn La 59

Bảng 2.7. Chính sách ưu đãi tại các ngân hàng cho thanh niên đi XKLĐ 61

Bảng 2.9. Kết quả điều tra về thực trạng ban hành chính sách và kế hoạch triển khai chính sách việc làm cho thanh niên 40

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Bảng 2.10. Kết quả điều tra về thực trạng tổ chức triển khai chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên 43

Bảng 2.11. Kết quả điều tra về thực trạng kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên 50

Chính sách tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố Sơn La - 2


MỞ ĐẦU


1.Tính cấp thiết của đề tài.

Việc làm là vấn đề kinh tế, xã hội được các quốc gia trên thế giới đặc biệt coi trọng. Đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là giải quyết việc làm, tạo ra nhiều việc làm và việc làm có thu nhập cao cho thanh niên. Đây không chỉ là một nhiệm vụ về mặt kinh tế, mà còn mang ý nghĩa về mặt chính trị, xã hội rất lớn và là bài toán cần có lời giải trọn vẹn với tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Quá trình phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đang diễn ra trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đồng nghĩa đặt ra rất nhiều vấn đề mới, rất khác so với quan niệm, cách làm trước đây trong nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, cho nên nhiều vấn đề về mặt lý luận cần phải được làm sáng tỏ. Hiện nay, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong đó tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp đã và đang đặt ra yêu cầu cần thiết phải có các định hướng mang tính chiến lược tầm nhìn dài hạn, các giải pháp có tính khả thi về quản lý Nhà nước nhằm giải quyết tốt việc làm cho người lao động, đặc biệt là lực lượng lao động trẻ nằm trong độ tuổi thanh niên.

Cơ cấu dân số thanh niên Việt Nam chiếm khoảng 27,7% dân số cả nước đây là nguồn nhân lực quan trọng tham gia vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương, thế nhưng số việc làm tạo ra cho lực lượng này lại chưa đảm bảo. Đánh giá một cách khách quan, những năm qua lao động là thanh niên chủ yếu phải tự xác định tìm kiếm việc làm theo nhu cầu và điều kiện năng lực bản thân, trong khi cơ quan QLNN vẫn chưa có phương án chủ động tạo việc làm nói chung, việc làm mới, việc làm có thu nhập cao nói riêng; đối với các doanh nghiệp thì chưa coi thanh niên là lực lượng lao động chủ chốt


nên chưa nhiệt tình và tin cậy để hỗ trợ tài chính cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Điều này dẫn đến thực trạng một bộ phận thanh niên phải đi tìm việc làm ở các đô thị lớn, một số tham gia sản xuất nông nghiệp truyền thống, số còn lại không có khả năng tìm kiếm việc làm nên rơi vào cảnh thất nghiệp; với số lao động bị thất nghiệp này là một trong những nhóm đối tượng có nguy cơ tham gia tệ nạn xã hội chiếm tỉ lệ rất cao. Nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển, bài toán đặt ra là phải tạo ra nhiều việc làm, tạo ra nhiều nguồn thu nhập tương xứng cho NLĐ bao gồm cả lực lượng thanh niên. Đây là một lĩnh vực QLNN rất quan trọng có tác động, ảnh hưởng sâu rộng đến vấn đề quản lý ở cả tầm vi mô và vĩ mô, đồng thời cũng là một yêu cầu thực tiễn cấp bách được đặt ra ở nhiều địa phương, trong đó có tỉnh Sơn La nói chung, thành phố Sơn La nói riêng.

Trong lĩnh vực quản lý này, đòi hỏi cần phải có các nghiên cứu độc lập, hết sức nghiêm túc, trên cơ sở hệ thống hóa về mặt lý luận, có đánh giá một cách khoa học, luận giải về mặt thực tiễn quản lý để từ đó có các định hướng, đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm phát huy tối đa các nguồn lực sẵn có hoặc tiềm năng thế mạnh của từng địa phương trong việc tạo việc làm cho lao động là thanh niên cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường lao động.

Thành phố Sơn La là trung tâm văn hóa, chính trị của tỉnh Sơn La, là một trong những địa phương có tốc độ đô thị hóa công nghiệp hóa nhanh của tỉnh. Với dân số hơn 100.000 người. Tuy nhiên người dân ở đây đã gắn bó với nghề nông nghiệp truyền thống từ lâu đời, nên trong năm có khoảng 60% thời gian nhàn rỗi. Do đó, bên cạnh việc duy trì và đẩy mạnh phát triển công nghiệp cũng cần có những biện pháp tích cực để giải quyết việc làm cho người lao động. Tỷ lệ lao động là thanh niên chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu độ tuổi lao động của thành phố.


Tuy nhiên thực tế trong nhiều năm qua, không có một nghiên cứu cụ thể nào về vấn đề chính sách tạo việc làm của lao động là thanh niên trên địa bàn thành phố Sơn La. Do vậy tác giả lựa chọn đề tài “Chính sách tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố Sơn La” làm luận văn thạc sĩ, nghiên cứu một cách hệ thống về mặt lý luận và thực tiễn đối với nội dung này, đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả các chính sách tạo việc làm của lao động nói chung, lao động là thanh niên nói riêng tại địa bàn cấp thành phố.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.

Liên quan đến nội dung lao động và việc làm, đã có tương đối nhiều nghiên cứu đã đề cập và làm rõ ở nhiều góc độ tiếp cận đối tượng, phạm vi khác nhau của các ngành khoa học như xã hội học, kinh tế học, chính sách công, quản lý công… Cụ thể gồm một số nghiên cứu cơ bản sau đây:

Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Trần Thị Minh Phương (năm 2015) với tên đề tài: “Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên thành phố Hà Nội trong bối cảnh đô thị hoá đã nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về việc làm cho thanh niên”; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho thanh niên trong bối cảnh đô thị hoá; những chính sách, quy định hiện nay đã được thực hiện như thế nào để có thể hỗ trợ tạo việc làm, hiệu quả của các chính sách đề xuất các giải pháp tăng cường khả năng tạo việc làm cho khu vực này.

Trong luận văn thạc sỹ đề tài: “Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thành phố Thái Thụy, tỉnh Thái Bình” của tác giả Bùi Đức Hoàng (năm 2013), trường Đại học Kinh tế quốc dân, phân tích khá chi tiết các nguyên nhân thiếu việc làm đối với thanh niên nói chung, thanh niên nông thôn nói riêng và nêu ra những cơ hội chuyển đổi việc làm và cách thức tạo việc làm cho đối tượng trên.

Trong luận án tiến sĩ: “Chuyển dịch cơ cấu thanh niên nhằm tạo việc làm và sử dụng hợp lý nguồn lao động vùng đồng bằng sông Hồng” (năm


2013) về kết quả nghiên cứu cơ cấu và thực trạng chuyển dịch cơ cấu thanh niên vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 1989-1994 đã được tác giả Trần Thị Tuyết đã trình bày một cách khá bài bản có hệ thống; cũng trong luận án này, tác giả phân tích vai trò đặc biệt của đồng bằng sông Hồng trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và chỉ ra mối quan hệ về kinh tế giữa Trung du miền núi Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng.

Trong đề tài luận án tiến sĩ kinh tế: “Việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô Hà Nội”, tác giả Nguyễn Thị Huệ (2016) đã tập trung trình bày cơ sở lý luận về việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Luận án đã phân tích thực trạng, đề xuất 05 giải pháp chung, 09 giải pháp cụ thể, tạo thành một hệ thống giải pháp đồng bộ, logic, khoa học và có tính khả thi trong việc giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô Hà Nội. Tác giả đã có những phân tích tương đối đầy đủ vấn đề sử dụng nguồn nhân lực hiện nay ở Việt Nam như: Dư thừa lao động phổ thông, thiếu lao động kỹ thuật lành nghề; trong đó, chất lượng lao động được đào tạo bài bản, có tác phong công nghiệp… đóng vai trò quan trọng cho việc gọi vốn, thu hút công nghệ, khai thác tiềm năng thiên nhiên để tạo việc làm cho NLĐ trong một cuốn sách có tựa đề Sử dụng nguồn lao động và giải quyết việc làm ở Việt Nam.

Đánh giá chung về các nghiên cứu của các tác giả ở trên cho thấy, việc nghiên cứu đề cập đến chính sách tạo việc làm cho thanh niên còn tương đối ít hoặc tiếp cận với độ sâu rộng, mức độ đầy đủ còn hạn chế, đặc biệt còn chưa có các nghiên cứu có tính toàn diện, toàn trình về chính sách tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố Sơn La nói riêng. Xuất phát từ thực trạng trên, nội dung nghiên cứu của luận văn này cần phải được tiến hành dựa trên cơ sở lý luận của tạo việc làm cho thanh niên, có đối tượng, nội dung, phạm


vi và phương pháp nghiên cứu tương đối khác biệt với các nghiên cứu của các tác giả khác đã thực hiện.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng về hoạt động tạo việc làm cho thanh niên, từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế, thiếu sót; từ đó đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố Sơn La một cách bền vững, tạo nền tảng cho phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, luận văn sẽ hướng tới giải quyết các nhiệm vụ:

- Hệ thống hóa lý luận về chính sách tạo việc làm và chính sách tạo việc làm cho thanh niên.

- Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố Sơn La giai đoạn 2017-2019.

- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu để hoàn thiện chính sách tạo việc làm cho thanh niên tại thành phố Sơn La trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu chính sách tạo việc làm cho thanh niên tại thành phố Sơn La.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Luận văn được nghiên cứu trên địa bàn thành phố Sơn La.

Phạm vi về thời gian: Luận văn nghiên cứu chính sách tạo việc làm cho thanh niên ở thành phố Sơn La giai đoạn 2017 - 2019, hướng đến 2025.


Phạm vi nghiên cứu về mặt nội dung: nghiên cứu về chính sách tạo việc làm cho thanh niên ở thành phố Sơn La

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản

Nhóm phương pháp này dùng để thu thập, xử lý các tài liệu có liên quan, trên cơ sở đó xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu.

Các phương pháp nghiên cứu lí luận được sử dụng bao gồm: phương pháp phân tích, tổng hợp lí luận; phương pháp giả thuyết, phương pháp chứng minh.

5.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Xây dựng và sử dụng mẫu bảng hỏi ý kiến để thu thập ý kiến của người dân, đoàn viên, thanh niên, hội viên, cán bộ Đoàn - Hội chuyên trách đang công tác tại Thành Đoàn Sơn La, các đồng chí là Uỷ viên Ban Chấp hành Thành Đoàn Sơn La và Uỷ viên Ủy ban Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam Thành phố Sơn La về chính sách tạo việc làm cho đoàn thanh niên trên địa bàn Thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La; số lượng phiếu phát ra 50, số lượng phiếu thu về 50 phiếu.

5.3. Phương pháp quan sát

Quan sát các hoạt động liên quan đến triển khai chính sách tạo việc làm cho thanh niên tại Thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.

5.4. Phương pháp phỏng vấn

Phỏng vấn sâu để lấy ý kiến một số lãnh đạo về chính sách tạo việc làm cho đoàn thanh niên tại Thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La; phỏng vấn ông Vi Tuấn Bảo - Trưởng ban tuyên giáo, Tỉnh đoàn Sơn La; bà Mè Thị Niên - Bí thư thành đoàn Sơn La.

5.5. Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng các phương pháp nghiên cứu hỗ trợ nhằm xử lý những số liệu thu được từ thực trạng triển khai chính sách tạo việc làm cho đoàn thanh


niên trên địa bàn thành phố Sơn La. Trên cơ sở đó, đưa ra những nhận xét, đánh giá, lý giải nguyên nhân, đồng thời đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả các chính sách tạo việc làm cho đoàn thanh niên trên địa bàn thành phố Sơn La.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.

6.1. Ý nghĩa khoa học: Luận văn nhằm cung cấp những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn về chính sách tạo việc làm của thanh niên hiện nay.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn:

Thứ nhất, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ bổ sung, gợi mở trên cơ sở tiếp cận với góc nhìn đa chiều góp phần tăng cường, tạo hiệu quả về chính sách tạo việc làm của thanh niên trên địa bàn thành phố nói chung, tại địa bàn thành phố Sơn La nói riêng.

Thứ hai, Luận văn đưa ra những giải pháp, kiến nghị, có thể ứng dụng trực tiếp trong hoạt động QLNN về việc làm cho thành phố Sơn La, có thể sử dụng thông tin của luận văn làm cơ sở quan trọng trong việc xây dựng chương trình, đề án… về việc làm của lao động nói chung, lao động là thanh niên ở Sơn La nói riêng.

Thứ ba, Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý hoặc những người làm công tác nghiên cứu giảng dạy về hoạt động QLNN về việc làm nói chung, QLNN về việc làm của thanh niên nói riêng.

7. Kết cấu của luận văn

Luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận về chính sách tạo việc làm cho thanh niên

Chương 2. Thực trạng chính sách tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố Sơn La.

Chương 3. Phương hướng, giải pháp tăng cường chính sách tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố Sơn La.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 03/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí