Chương Trình Nâng Cao Tính Chuyên Nghiệp, Hiệu Quả Trong Công Tác Xúc Tiến Thị Trường, Quảng Bá Du Lịch Biển Đà Nẵng


phẩm du lịch biển…để giải quyết và giải quyết vấn đề và đặt được mục tiêu về số lượng khách du lịch của du lịch biển Đà Nẵng

Những phương án, giải pháp của chính sách du lịch biển Đà Nẵng được thể hiện thông qua những quyết định của Đảng, Nhà nước có liên đối với du lịch biển nước ta nói chung cũng như những quyết định có liên quan đến du lịch biển của thành phố Đà Nẵng nói riêng.

Dựa vào việc phân tích hệ thống các quyết định có liên quan đến phát triển du lịch biển Đà Nẵng, luận văn tập hợp, hệ thống hóa các phương án, giải pháp của chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng ở thời điểm hiện tại.

2.2.3.1. Chương trình nâng cao tính chuyên nghiệp, hiệu quả trong công tác xúc tiến thị trường, quảng bá du lịch biển Đà Nẵng

Trong thời gian qua, thành phố Đà Nẵng đã áp dụng nhiều giải pháp chính sách nhằm nâng cao hiệu quả, tính chuyên nghiệp trong công tác xúc tiến thị trường và quảng bá du lịch biển Đà Nẵng. Các phương án cụ thể được thành phố đưa ra bao gồm:

- Nghiên cứu khảo sát thị trường, tạo dữ liệu cho các thị trường đặc biệt là các thị trường trọng điểm;

- Ứng dụng công nghệ thông tin vào xúc tiến, quảng bá du lịch;

- Phát triển đồng bộ hệ thống nhận diện thương hiệu du lịch Đà Nẵng trên các công cụ quảng bá và xúc tiến du lịch;

- Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch tới thị trường nước ngoài thông qua các hoạt động như tham gia các hội chợ, hội nghị, hội thảo du lịch quy mô lớn, có sự kết nối lan tỏa,...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 318 trang tài liệu này.

- Tổ chức các hoạt động quảng bá điểm đến chuyên nghiệp thông qua việc xây dựng cơ sở dữ liệu đối tác du lịch Đà Nẵng để duy trì và phát triển mối quan hệ với các tổ chức, đối tác du lịch Đà Nẵng trong nước và quốc tế. Tăng cường đón các đoàn famtrip, presstrp, các kênh truyền hình từ các thị trường trọng điểm tới khảo sát Đà Nẵng trong đó chú trọng các đơn vị báo chí chuyên về du lịch và các blogger;


Chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng - 7

- Đẩy mạnh quảng bá loại hình du lịch M.I.C.E, thực hiện ấn phẩm chuyên đề chuyên sâu về thị trường M.I.C.E;

- Duy trì, phát triển số lượng và chất lượng các đường bay quốc tế đến Đà Nẵng, thông qua việc phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi thu hút các hãng hàng không quốc tế mở đường bay tới Đà Nẵng, duy trì và nâng tần suất các đường bay quốc tế hiện có;

- Đẩy mạnh xúc tiến du lịch tại chỗ thông qua việc tổ chức và truyền thông cho các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch quy mô lớn do thành phố tổ chức;

- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền hình, truyền thông trong và ngoài nước để quảng bá du lịch Đà Nẵng sâu rộng ra bên ngoài.

- Khuyến khích, tạo điều kiện cho các hãng sản xuất phim đến quay phim tại thành phố Đà Nẵng nhằm góp phần quảng bá hình ảnh của thành phố thông qua các bộ phim.

2.2.3.2. Chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch biển

Liên quan đến vấn đề nguồn nhân lực phục vụ du lịch biển. Trong giai đoạn 2011 – 2016, nhận thức rõ được vai trò, tầm quan trọng cũng như thực trạng và yêu cầu đối với nguồn nhân lực phục vụ du lịch biển của thành phố. Thành phố Đà Nẵng đã xác định việc chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực theo hướng chuyên nghiệp có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Từ đó đưa ra những định hướng, biện pháp chính sách cụ thể đối với việc phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch biển như :

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, thu hút chuyên gia du lịch để bổ sung cán bộ có trình độ chuyên sâu cho ngành du lịch. Nâng cao trình độ quản lý, cập nhật kiến thức và kinh nghiệp cho đội ngũ cán bộ, công chức để đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển thông qua các chương trình đào tạo trong và ngoài nước.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các đơn vị du lịch thông qua việc tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ, bồi dưỡng kỹ năng về du lịch.


Tổ chức chương trình đào tạo chuyên sâu theo các thị trường khách. Bổ sung đào tạo hướng dẫn viên các thị trường thiếu như tiếng Nga, Hàn, Ý, Thái Lan, Tây Ban Nha. Yêu cầu các dự án du lịch trước khi đi vào hoạt động phải có kế hoạch đảm bảo nguồn nhân lực. Tổ chức các hội thi nghiệp vụ của ngành. Ban quản hành quy định và yêu cầu bắt buốn về trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ đối với đối tượng lao độngtrực tiếp tại các nhà hàng trên địa bàn (đối với quản lý, bộ phận bàn, bar và bộ phận bếp) Tăng cường công tác thanh kiểm tra về tiêu chuẩn nghiệp vụ và ngoại ngữ của người quản lý, trưởng bộ phận và nhân viên khách sạn, kiểm tra trình độ ngoại ngữ của người quản lý, trưởng bộ phận và nhân viên khách sạn, kiểm tra trình độ của hướng dẫn viên, thuyết minh viên, lái xe, lái tàu và xích lô du lịch.

- Thành lập trung tâm sát hạch chất lượng nhân lực du lịch trên địa bàn thành

phố.

- Đổi mới chương trình đào tạo phù hợp với tình hình thực tế tại các cơ sở đào

tạo về du lịch, phối hợp chia sẻ thông tin về sự phát triển du lịch, nhu cầu nguồn nhân lực, yêu cầu kỹ năng tay nghề của doanh nghiệp để hỗ trợ các cơ sở đào tạo điều chỉnh các chương trình đào tạo nghiệp vụ và ngoại ngữ phù hợp.

- Tăng số lượng và chất lượng nguồn nhân lực du lịch kế cận qua việc ban hành các chính sách cho sinh viên vay vốn với lãi suất ưu đãi để giúp trả phí khi tham gia các khóa đào tạo nghề về du lịch. Duy trì tổ chức ngày hội định hướng nghề du lịch, khách sạn cho học sinh cấp 3 và sinh viên đang học tại các trường nghề để trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng nghề, ngoại ngữ trước khi đi làm.

- Triển khai thực hiện thỏa thuận công nhận tiêu chuẩn về nghề du lịch trong khối ASEAN và khu vực Đông Nam Á.

- Triển khai các chương trình đào tạo hợp tác theo hướng doanh nghiệp đóng góp, Nhà nước hỗ trợ nhà trường thực hiện và sinh viên đi thực tập theo hướng dẫn của các doanh nghiệp để các doanh nghiệp có thể sử dụng được ngay khi đào tạo.


- Định kỳ 02 năm một lần tổ chức điều tra, đánh giá số lượng và chất lượng nguồn nhân lực để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để xây dựng kế hoạch phát triển cho giai đoạn tiếp theo.

2.2.3.3. Chương trình nâng cao nhận thức của xã hội về du lịch biển và bảo vệ môi trường du lịch biển

Chính sách phát triển du lịch biển của thành phố Đà Nẵng ở thời điểm hiện tại đã và đang xác định rất rõ nhiệm vụ phát triển du lịch biển một các bền vững, trong đó việc nâng cao nhận thức của xã hội về du lịch biển, đảm bảo môi trường du lịch biển được đặc biệt quan tâm, chú trọng. Để đạt được mục tiêu của mình, chương trình đã xây dựng những giải pháp cụ thể như:

- Tuyên truyền và làm chuyển biến nhận thức của các cấp, các ngành, người dân về vai trò, vị trí của du lịch, tạo ra sự chuyển biến hơn nữa trong việc ban hành chính sách phát triển du lịch và nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố.

- Vận động các cơ quan, đơn vị, các tầng lớp nhân dân và du khách tuân thủ và thực hiện tốt Bộ Quy tắc ứng xử trong hoạt động du lịch gắn với việc tiếp tục triển khai thực hiện xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị Đà Nẵng, xây dựng thành phố môi trường, thành phố an bình. Tôn vinh và nhân rộng các mô hình, những người tốt việc tốt, có đóng góp tiêu biểu cho hoạt động du lịch.

- Đầu tư xử lý các cống xả chất thải ra biển ở quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn và Thanh Khê để hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường biển. Yêu cầu các cơ sở đầu tư xây dựng các khách sạn, nhà hàng, dự án mới phải xây dựng và thực hiện công tác đánh giá tác động, môi trường, cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, xử lý chất thải, bãi đỗ xe.

- Đảm bảo kinh doanh văn minh thương mại, niêm yết, công khai giá và bán đúng giá niêm yết tại các nhà hàng, cơ sở mua sắm.

- Rà soát hệ thống nhà vệ sinh để nâng cấp, xây dựng mới theo hướng xã hội

hóa.


- Phát huy vai trò của Trung tâm hỗ trợ du khách, đầu tư kinh phí và nhân lực để đảm bảo vận hành, phối hợp các ngành liên quan để thực hiện quy chế hỗ trợ du khách đến Đà Nẵng một cách hiệu quả.

2.2.3.4. Chương trình nâng cấp, hình thành các sản phẩm du lịch biển

Sản phẩm du lịch nói chung, đặc biệt là du lịch biển nói riêng của thành phố Đà Nẵng hiện nay còn rất hạn chế, thiếu sự đa dạng và chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Chính vì vậy, chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng hiện này chú trọng đến việc tạo dựng, hình thành các sản phẩm du lịch chủ lực theo định hướng phát triển du lịch, đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch và có sức cạnh tranh cao. Cụ thể:

- Tập trung phát triển sản phẩm du lịch biển cao cấp, theo hướng gắn liền nghỉ dưỡng biển với các hoạt động thể thao giải trí biển đẳng cấp quốc tế : Rà soát, đôn đốc các dự án lớn ven biển: Khu phức hợp bến cảng du thuyền, Khu du lịch Sơn Hải, Khu dịch vụ du lịch thể thao biển, phục vụ công cộng và hầm đi bộ qua đường Hoàng Sa, hầm đi bộ qua đường Võ Nguyên Giáp...

- Nâng cấp cảng biển Tiên Sa đảm bảo các điều kiện phục vụ du lịch ; Kêu gọi đầu tư xây dựng các bến du thuyền hạng sang hướng đến thị trường khách nghỉ dưỡng có khả năng chi tiêu cao.

- Phát triển và nâng cao chất lượng các loại dịch vụ gắn với biển : lặn biền ngắm san hô, câu cá, lướt ván, dù bay, thuyền kayak, jetski và các bộ môn thể thao giải trí biển hiện đại khác. Tổ chức các sự kiện văn hóa – thể thao – du lịch tầm cỡ gắn liền với khu vực ven biển và trung tâm thành phố. Tổ chức các giải thi đấu thể thao quốc tế gắn với du lịch như các giải chạy (marathon, triathlon, barefoot run...), đua thuyền buồm, đua máy bay thể thao, tenis, golf, lướt ván...

- Tiếp tục khai thác có hiệu quả loại hình du lịch công vụ, xây dựng thành phố sự kiện. Đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất phục vụ cho việc tổ chức các sự kiện, hội nghị như xây dựng Trung tâm Hội nghị quốc tế , nâng cấp trung tâm hội chợ, triển lãm. Nâng cao tính chuyên nghiệp trong việc tổ chức các sự


kiện du lịch theo hướng hợp tác với các Công ty tổ chức sự kiện quốc tế và trong nước.

- Đa dạng hóa các loại hình du lịch trải nghiệm, kết nối văn hóa với du lịch để tạo ra những sản phẩm du lịch đặc trưng của thành phố : Đầu tư, nâng cấp bảo tàng Điêu khắc Chăm trở thành bảo tàng trưng bày các giá trị văn hóa Chăm pa đặc trưng của khu vực và thế giới để đáp ứng như cầu của thị trường khách quốc tế ; thúc đẩy việc triển khai dự án Công viên Văn hóa Ngũ Hành Sơn...

- Duy trì các chương trình lễ hội, các sự kiện quốc tế hiện có và mở rộng tổ chức các chương trình sự kiện mang tầm cỡ quốc tế. Quản lý tốt và nâng cao chất lượng, quy mô tổ chức các lễ hội.

- Phát huy lợi thế về tài nguyên núi, rừng để phát triển loại hình du lịch sinh thái : Triển khai quy hoạch và đầu tư xây dựng Bán đảo Sơn Trà thành Khu du lịch quốc gia ;...

- Khắc phục tình trạng thiếu các dịch vụ vui chơi giải trí về đêm : Quy hoạch, thiết kế dành quỹ đất để xây dựng và thu hút các nhà đầu tư hình thành các khu chợ đêm, phố đi bộ ; đầu tư các dịch vụ vui chơi thể thao và giải trí về đem trên bờ biển và khu trung tâm, hình thành các trung tâm mua sắm ẩm thực tập trung với quy mô lớn chất lượng quốc tế.

- Triển khai có hiệu quả Kế hoạch đầu tư phát triển tour, tuyến du lịch đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố, trong đó tập trung đầu tư xây dựng hệ thống cầu tàu tại các điểm đi, đến su lịch dọc các tuyến sông để tàu thuyền neo đậu, đảm bảo an toàn cho khách du lịch ; đầu tư các điểm đến và dịch vụ bổ sung tại Bán đảo Sơn Trà, di tích K20, Túy Loan, Thái Lai, ; nâng cao chất lượng dịch vụ ; hỗ trợ cho các dự án đóng tàu phục vụ khác du lịch có chất lượng cao ;

- Xúc tiến, hỗ trợ, tạo điều kiện mở đường bay trực tiếp từ các thị trường trọng điểm nước ngoài đến thành phố Đà Nẵng...

- Kêu gọi đầu tư xây dựng các khu cắm trại dã ngoại phục vụ du khách và người dân địa phương.


2.2.3.5. Chương trình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch biển

Để phát triển du lịch biển thì việc đầu tư phát triển du lịch biển là rất cần thiết. Để phát triển cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch… Chính sách phát triển du lịch Đà Nẵng đã xây dựng phương án đầu tư phát triển du lịch với những giải pháp cụ thể:

- Khuyến khích đầu tư thu hút vào lĩnh vực phát triển dịch vụ du lịch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn thành phố. Chính sách phát triển du lịch biển của thành phố Đà Nẵng hiện nay khuyến khích việc đầu tư vào các điểm du lịch trên địa bàn thành phố như Bãi Bắc (Sơn Trà); Làng Vân…

- Xây dựng cơ chế hợp tác giữa khu vực công và khu vực tư nhân, phân định rõ vai trò trách nhiệm, lợi ích của các bên. Phân cấp mạnh mẽ cho doanh nghiệp, tạo môi trường thông thoáng, hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp chủ động phát huy vai trò động lực thúc đẩy phát triển du lịch biển.

- Xã hội hóa đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, xúc tiến quảng bá và đào tạo du lịch. Trong giai đoạn vừa qua một số khu điểm du lịch công như Công viên 29/3 đã được thành phố xã hội hóa đầu tư nhằm nâng cấp đưa vào thành điểm vui chơi giải trí phục vụ du lịch…

2.2.3.6. Chương trình hợp tác quốc tế về du lịch biển

Hợp tác quốc tế về du lịch rất cần thiết đối với việc phát triển du lịch nói chung cũng như du lịch biển nói riêng của thành phố Đà Nẵng, nhất là trong thời kỳ hội nhập, mở cửa của đất nước. Những giải pháp cụ thể đối với hợp tác quốc tế về du lịch của chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng ở thời điểm hiện tại là:

- Tích cực góp phần triển khai thực hiện có hiệu quả các hiệp định hợp tác song phương và đa phương của quốc gia đã ký kết.

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về du lịch nói chung cũng như du lịch biển nói riêng với các nước, các tổ chức quốc tế, gắn thị trường du lịch biển Đà Nẵng với thị trường du lịch khu vực và thế giới.

- Mở rộng các quan hệ hợp tác song phương và đa phương, tranh thủ sự hỗ trợ


của các nước, các tổ chức quốc tế góp phần đẩy nhanh sự phát triển biển, nâng cao hình ảnh và vị thế du lịch biển Đà Nẵng trên trường quốc tế.

2.2.3.7. Chương trình nâng cao chất lượng quản lý Nhà nước về du lịch biển

Chất lượng công tác quản lý Nhà nước về du lịch biển là một trong những yếu tố có sự ảnh hưởng trực tiếp, và đặc biệt quan trọng trong hoạt động phát triển du lịch biển Đà Nẵng. Nhận thức được vấn đề này, chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng đã xác định rõ việc cần thiết phải tăng cường công tác quản lý Nhà nước về du lịch biển. Cụ thể, chính sách xác định các nhiệm vụ:

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch để tổ chức thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển du lịch trong tình hình mới.

- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý, tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn doanh nghiệp trong việc thực hiện quy định của Nhà nước, đồng thời nắm tình hình hoạt động của các doanh nghiệp để kịp thời đề xuất, tháo gỡ khó khăn. Cập nhật thông tin cho doanh nghiệp về các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành từ trung ương đến địa phương trong lĩnh vực du lịch.

- Tăng cướng phối hợp quản lý hoạt động người nước ngoài trong hoạt động du lịch, thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch.

- Triển khai đưa phần mềm thống kê vào sử dụng để theo dõi số lượng cũng như bằng cấp, chứng chỉ của nhân sự khách sạn.

- Tăng cường phối hợp liên ngành trong công tác thanh tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch nhằm nâng cao hiệu quả việc thanh tra đồng thời hạn chế việc tổ chức nhiều đợt thanh tra đối với các cơ sở làm ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của đơn vị.

Xem tất cả 318 trang.

Ngày đăng: 09/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí