Thời Gian Tồn Tại Của Chính Sách Phát Triển Du Lịch Biển


Thứ năm, chính sách công luôn thay đổi theo thời gian, vì những quyết định sau có thể có những điều chỉnh tăng dần so với quyết định trước đó, hoặc do có những thay đổi trong định hướng chính sách ban đầu.

Thứ sáu, chính sách công bao gồm hai bộ phận cấu thành là mục tiêu và giải pháp chính sách.

Như vậy, có thể hiểu “Chính sách công là định hướng hành động được thể hiện bằng một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau do Nhà nước ban hành, bao gồm các mục tiêu và giải pháp để giải quyết một vấn đề công nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng nhất định” [13, tr.21-22].

Chính sách phát triển du lịch biển là một loại chính sánh cụ thể của chính sách công, là công cụ được Nhà nước sử dụng nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng của Nhà nước thông qua việc thực hiện các mục tiêu, giải pháp nhằm phát triển du lịch biển. Thông qua chính sách phát triển du lịch biển các đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về vấn đề phát triển du lịch biển được cụ thể hóa và thể chế hóa. Cụ thể có thể hiểu Chính sách phát triển du lịch biển là định hướng hành động do nhà nước lựa chọn thể hiện bằng một hệ thống các quyết định có liên quan với nhau (do Nhà nước ban hành), bao gồm các mục tiêu và giải pháp nhằm hướng tới phát triển du lịch biển, qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội theo định hướng.

1.1.1.3. Đặc điểm chính sách phát triển du lịch biển

Thứ nhất, chính sách phát triển du lịch biển không chỉ thể hiện định hướng của nhà hoạch định chính sách về mục tiêu giải quyết vấn đề phát triển du lịch biển, mà còn bao gồm những định hướng về cách thức thực hiện các dự định nói trên. Chính sách phát triển du lịch biển trước hết thể hiện dự định của các nhà hoạch định chính sách nhằm phát triển du lịch biển của địa phương. Song, nếu chỉ là những dự định, dù được ghi thành văn bản thì nó vẫn chưa phải là một chính sách. Chính sách công nói chung, chính sách phát triển du lịch biển nói riêng phải bao gồm các hành vi thực hiện những dự định nói trên và đưa lại những kết quả thực tế.


Nếu chỉ hiểu chính sách phát triển du lịch biển một cách đơn giản là những chủ trương của Nhà nước, địa phương ban hành nhằm phát triển du lịch biển, điều đó đúng nhưng chưa đủ. Nếu không có việc thực thi chính sách để đạt được những kết quả nhất định thì những chủ trương đó chỉ là những khẩu hiệu mà thôi.

Thứ hai, chính sách phát triển du lịch biển gồm nhiều quyết định có liên quan lẫn nhau. Trước hết, chúng ta không nên đồng nhất khái niệm quyết định ở đây với các quyết định hành chính, càng không thể coi đó chỉ là những văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước. Khái niệm quyết định ở đây có nghĩa rộng hơn, nó có thể được coi như một sự lựa chọn hành động của Nhà nước. Các quyết định này có thể bao gồm cả luật, các quyết định dưới luật, thậm chí cả những tư tưởng của các nhà lãnh đạo thể hiện trong lời nói và hành động của họ. Chính sách phát triển du lịch biển là một hệ thống hay một loạt các quyết định cùng hướng vào việc giải quyết một vấn đề chính sách ở đây là phát triển du lịch biển, do một hay nhiều cấp khác nhau trong bộ máy Nhà nước ban hành và thực thi trong một thời gian dài. Chính sách phát triển du lịch biển ở đây có thể được thể chế hóa thành các văn bản pháp luật để tạo căn cứ pháp luật cho việc thực thi, song nó cũng bao gồm những phương án hành động không mang tính bắt buộc, mà có tính định hướng, kích thích phát triển.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 318 trang tài liệu này.

Thứ ba, chính sách phát triển du lịch biển thay đổi theo thời gian. Do tính chất vận động liên tục của môi trường kinh tế- xã hội của đất nước cũng như thế giới, những kinh nghiệm thực tế thu được trong quá trình thực thi chính sách, những thay đổi của các vấn đề của phát triển cdu lịch biển... những điều này tác động đến chính sách phát triển du lịch biển, khiến một số định hướng, giải pháp của chính sách không còn phù hợp, hay không hiệu quả và cần có sự thay đổi, dẫn đến chính sách phát triển du lịch biển có thể có những thay đổi, điều chỉnh nhất định về định hướng chính sách, hay các phương án chính sách được sử dụng nhằm phát triển du lịch biển.

Thứ tư, chính sách phát triển du lịch biển có tính kế thừa lịch sử. Lịch sử phát triển xã hội đã khẳng định quy luật phát triển xã hội luôn có trong nó sự kế thừa lịch sử. Chính sách công nói chung và chính sách phát triển du lịch biển nói riêng cũng không nằm ngoài quy luật này. Việc hoạch định, thực thi, đánh giá,... chính sách phát

Chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng - 3


triển du lịch biển để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất phải dựa trên những bài học, kinh nghiệm từ các chính sách đã và đang được áp dụng. Đối với chính sách phát triển du lịch biển quá trình xây dựng, thực thi chính sách ở giai đoạn trước đó chỉ ra những ưu điểm, hạn chế còn tồn tại của chính sách. Đây là những kinh nghiệm, cơ sở cho việc tiếp tục thực hiện hay thay đổi một số nội dung của chính sách từ đó giúp chính sách phát triển du lịch biển dần được hoàn thiện.

Thứ năm, chính sách phát triển du lịch biển ảnh hưởng đến nhiều nhóm dân số khác nhau trong xã hội. Chính sách phát triển du lịch biển không chỉ tác động trực tiếp đến các nhóm đối tượng có liên quan đến du lịch biển như đội ngũ nguồn nhân lực phục vụ du lịch biển, các cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ liên quan đến du lịch biển, người dân địa phương nơi có hoạt động du lịch biển, khách du lịch... thông qua các biện pháp chính sách về nâng cao số lượng, chất lượng đào tạo, nguồn nhân lực phục vụ du lịch biển, các biện pháp ưu đãi đầu tư cho du lịch biển, quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ có liên quan đến du lịch biển... mà còn liên quan đến các bộ phận dân cư khác như người dân địa phương khác một cách gián tiếp thông qua các tác động của việc thực thi chính sách phát triển du lịch biển mang lại.

1.1.2. Nội dung chính sách phát triển du lịch biển

Từ khái niệm về chính sách công nói chung cũng như khái niệm về chính sách phát triển du lịch biển nói riêng như đã phân tích nêu trên cho thấy nội dung cấu trúc của chính sách công nói chung cũng như chính sách phát triển du lịch biển nói riêng bao gồm hai bộ phận là mục tiêu chính sách và giải pháp chính sách.

1.1.2.1. Mục tiêu chính sách.

Mục tiêu của chính sách phát triển du lịch biển là những giá trị hay kết quả mà Nhà nước mong muốn đạt được thông qua việc thực hiện các giải pháp chính sách. Các mục tiêu này thể hiện ý chí của Nhà nước trong giải quyết các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch biển.

Mục tiêu của chính sách cũng phản ánh thái độ của Nhà nước trước vấn đề công, thái độ đó có thể tích cực hoặc tiêu cực. Hơn đó, trong các xã hội dân chủ, mục


tiêu của chính sách phải thể hiện được ý chí và nguyện vọng của nhân dân trong việc giải quyết các vấn đề công. Cùng với đó, mục tiêu chính sách phải phù hợp với mục tiêu phát triển của đất nước. Ví dụ, xã hội xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Nhà nước ta đang xây dựng là: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, và mọi chính sách của Nhà nước phải phù hợp với mục tiêu định hướng này.

Mục tiêu chính sách phát triển du lịch biển được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau, từ mục tiêu chung đến mục tiêu cụ thể, từ định tính đến định lượng. Thông thường, mục tiêu chính sách ban hành ban đầu hay còn gọi là mục tiêu mang yếu tố định tính, tức là nó được thể hiện dưới dạng ngôn từ thay vì được thể hiện dưới dạng các con số. Nhưng mục tiêu chung này lại được cụ thể hóa thành các mục tiêu ở cấp độ cụ thể hơn hay còn gọi là chỉ tiêu. Các mục tiêu cụ thể này phản ánh những khía cạnh cụ thể của mục tiêu chung cho một giai đoạn, thời gian nhất định, phù hợp với điều kiện thực thi cụ thể. Các mục tiêu cụ thể cung cấp cơ sở cho việc giám sát, đo lường và đánh giá mức độ đạt được mục tiêu chung của chính sách.

Chích sách phát triển du lịch biển được Nhà nước ban hành với các mục tiêu chính nhằm:

- Tăng nguồn thu từ du lịch biển cho ngân sách địa phương;

- Thúc đẩy sự phá triển của các ngành kinh tế khác;

- Tạo công ăn việc làm cho người dân, góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân;

- Bảo vệ, cải tạo môi trường du lịch biển của địa phương;

- Góp phần phát triển du lịch địa phương theo định hướng của Nhà nước.

Các mục tiêu chung này sẽ được cụ thể hóa thông qua các mục tiêu cụ thể như doanh thu từ du lịch biển, số lượng khách du lịch biển, số lượng cơ sở hạn tầng phục vụ du lịch biển, nguồn nhân lực,... Các mục tiêu cụ thể này được xác định cho từng giai đoạn phát triển cụ thể, phù hợp với các điều kiện, mục tiêu và định hướng của Nhà nước.


1.1.2.2. Các giải pháp chính sách.

Giải pháp chính sách phát triển du lịch biển là cách thức để giải quyết các vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch biển nhằm đạt được mục tiêu của chính sách. Trên cơ sở mục tiêu của chính sách, Nhà nước xác định các giải pháp thích hợp để đạt được các mục tiêu đó. Nói cách khác, giải pháp chính sách phải thích hợp với mục tiêu chính sách.

Trong mối tương quan giữ mục tiêu và giải pháp, việc mục tiêu của chính sách phát triển du lịch biển được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau từ mục tiêu chung đến các mục tiêu cụ thể dẫn đến việc các giải pháp của chính sách phát triển du lịch biển cũng đi từ giải pháp chung đến các giải pháp cụ thể.

Các giải pháp chung có tính định hướng về cách thức giải quyết vấn đề, và giải pháp cụ thể chứa đựng cách thức cụ thể để đạt được mục tiêu cụ thể. Những giải pháp cụ thể chỉ định được những công cụ được sử dụng để thực thi chính sách, các nguồn lực cần thiết, dự kiến tổ chức thực hiện.

Ví dụ, một trong những mục tiêu chung của chính sách phát triển du lịch biển của nước ta đó là tăng nguồn thu từ du lịch biển cho ngân sách. Mục tiêu này mang tính trừu tượng và định tính. Nhà nước không thể xác định được thời gian cần thiết để hoàn thành mục tiêu tổng quát này, vì vấn đề nguồn tu từ du lịch biển sẽ thay đổi theo thời gian. Vì vậy, mục tiêu tổng quát này được cụ thể hóa thành các mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn dưới dạng các chỉ tiêu như tăng 15% so với năm 2011. Để đạt được các mục tiêu này, nhà nước có thể xác định các biện pháp cụ thể như quảng bá du lịch biển; xây dựng sản phẩm du lịch biển;...và các giải pháp này được thực hiện thông qua ác chương trình cụ thể như: Chương trình xúc tiến thị trường, quảng bá du lịch biển; chương trình xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch biển ...

Như vậy, có thể thấy nội dung cấu trúc của chính sách công nói chung, chính sách phát triển du lịch biển nói riêng bao gồm hai bộ phận hợp thành và thống nhất với nhau là mục tiêu và giải pháp chính sách. Mối quan hệ giữa hai bộ phận cấu thành này là mối quan hệ logic giữa mục đích và phương tiện, mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả.


1.1.2.3. Thời gian tồn tại của chính sách phát triển du lịch biển

Đối với chính sách công nói chung, chính sách phát triển du lịch biển nói riêng, không có bất kỳ một quy định nào về thời gian tồn tại của chính sách. Về mặt lý luận chung, thời gian tồn tại của chính sách có thể được chia làm ba nhóm gồm chính sách dài hạn, chính sách trung hạn, và chính sách ngắn hạn. Tuy không có quy định bắt buộc nào về thời gian tồn tại của chính sách nhưng nhìn chung thời gian tồn tại của một chính sách chí ít cũng phải đủ để thực hiện được mục tiêu ban đầu của chính sách (ngoại trừ những chính sách sai), vì vậy thời gian tồn tại của một chính sách thường không ngắn.

Trên thực tế, thời gian tồn tại của một chính sách phụ thuộc sự tồn tại của vấn đề chính sách. Như vậy, về mặt lý thuyết có thể thấy chính sách phát triển du lịch biển chỉ tồn tại cho đến khi Nhà nước, chủ thể của ban hành chính sách không muốn phát triển du lịch biển hay vấn đề phát triển du lịch biển không còn là vấn đề của chính sách công.

1.2. Vai trò của chính sách phát triển du lịch biển đối với phát triển kinh tế - xã hội

Trong quản lý Nhà nước, Nhà nước sử dụng chính sách phát triển du lịch biển làm công cụ để giải quyết những vấn đề liên quan đến phát triển du lịch biển nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng nhất định. Vai trò của chính sách phát triển du lịch biển thể hiện ở những khía cạnh như:

Thứ nhất, định hướng mục tiêu cho các chủ thể tham gia hoạt động phát triển du lịch biển. Chính sách phát triển du lịch biển phản ánh thái độ, quan điểm của Nhà nước đối với vấn đề phát triển du lịch biển, nên nó thể hiện rõ những xu thế tác động của Nhà nước lên các chủ thể có liên quan đến hoạt động phát triển du lịch biển (công ty du lịch, khách du lịch, người dân địa phương,...), giúp họ vận động đạt được những giá trị tương lai mà Nhà nước mong muốn. Giá trị đó chính là mục tiêu phát triển phù hợp với những nhu cầu cơ bản của đời sống xã hội. Nếu các chủ thể liên quan đến hoạt động phát triển du lịch biển hoạt động theo định hướng tác động của


chính sách thì không những dễ dàng đạt được mục tiêu phát triển mà còn nhận được những ưu đãi từ phía Nhà nước hay xã hội.

Thứ hai, tạo động lực cho các đối tượng tham gia hoạt động kinh tế - xã hội theo mục tiêu chung. Muốn đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chung, Nhà nước phải ban hành nhiều chính sách, trong đó mỗi chính sách lại có những cách thức tác động mang tính khuyến khích đối với các chủ thể thuộc mọi thành phần. Chính sách phát triển du lịch biển được ban hành không chỉ tác động đến một đối tượng nhất định nào dó mà tác động lên tất cả các đối tượng có liên quan đến phát triển du lịch biển như người dân, chủ đầu tư, các công ty kinh doanh lữ hành, hướng dẫn viên, khách du lịch... Sự tác động của chính sách phát triển du lịch biển không mang tính bắt buộc, mà chỉ khuyến khích các chủ thể có liên quan hành động theo ý chí của Nhà nước. Chẳng hạn, để tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng vào lĩnh vực du lịch biển, Nhà nước ta ban hành chính sách khuyến khích như miễn, giảm thuế, ... cho các chủ thể trong nước và nước ngoài nhằm tạo ra động lực cho các chủ đầu tư tích cực đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch biển.

Thứ ba, phát huy mặt tích cực, đồng thời khắc phục những hạn chế của nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, quy luật cạnh tranh và các quy luật thị trường khác đã thúc đẩy mỗi chủ thể trong xã hội đầu tư vào sản xuất kinh doanh, không ngừng đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành hàng hóa và dịch vụ cung cấp cho xã hội. Nhờ đó mà cả xã hội và từng người dân, tổ chức đều được hưởng lợi như: hàng hóa và dịch vụ tăng về số lượng, đa dạng, phong phú về chủng loại, thương hiệu, mẫu mã, chất lượng ngày càng được nâng cao với giá tiêu dùng ngày càng rẻ. Tuy nhiên, sự vận hành của thị trường cũng gây ra những tác động tiêu cực mà các nhà kinh tế gọi là mặt không thành công hay mặt trái của thị trường như: độc quyền trong sản xuất cung ứng không đầy đủ hàng hóa công cộng, sự bất công bằng, chênh lệch giàu nghèo và thất nghiệp gia tăng, bất ổn định kinh tế vĩ mô, cá lớn nuốt cá bé,... gây ảnh hưởng không tốt lên toàn xã hội và mỗi người dân. Trong tình hình đó, Nhà nước sử dụng chính sách phát triển du


lịch biển như một công cụ để giải quyết những vấn đề bất cập về kinh tế, xã hội liên quan đến phát triển du lịch biển.

Thứ tư, tạo lập sự cân đối trong phát triển. Để kinh tế - xã hội phát triển một cách ổn định bền vững, Nhà nước sử dụng chính sách phát triển du lịch biển như một công cụ để tạo lập các cân đối vĩ mô cơ bản như cân đối giữa hàng - tiền, cung - cầu trong hoạt động du lịch biển,... Đồng thời, Nhà nước còn dùng chính sách phát triển du lịch biển để điều tiết đảm bảo cho sự phát triển cân đối giữa các vùng miền của đất nước và giữa các lĩnh vực.

Thứ năm, kiểm soát và phân bổ các nguồn lực trong lĩnh vực du lịch biển. Nhà nước luôn luôn quan tâm đến quản lý, khai thác và sử dụng các nguồn lực cho phát triển. Mục tiêu phát triển bền vững bao gồm cả gia tăng về lượng và cải thiện về chất trong hiện tại và tương lai, vì thế tài nguyên tự nhiên và xã hội của một quốc gia là cái hữu hạn luôn trở thành vấn đề quan tâm chính yếu của Nhà nước. Để sử dụng có hiệu quả tài nguyên theo hướng bền vững, Nhà nước thông qua các chính sách công nói chung, chính sách phát triển du lịch biển nói riêng nhằm thực hiện sự kiểm soát đối với trình khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bổ hợp lý các nguồn lực trong xã hội nói chung, hay trong lĩnh vực du lịch biển nói riêng.

Thứ sáu, tạo môi trường thích hợp cho các hoạt động kinh tế - xã hội. Thông qua chính sách phát triển du lịch biển, Nhà nước tạo những điều kiện cần thiết để hình thành môi trường thuận lợi cho các chủ thể xã hội hoạt động. Góp phần tạo ra những kích thích đủ lớn, cần thiết để biến đường lối chiến lược của Đảng cầm quyền thành hiện thực, góp phần thống nhất tư tưởng và hành động của mọi người trong xã hội, đẩy nhanh và hữu hiệu sự tiến bộ của các hoạt động thuộc mục tiêu bộ phận mà chính sách hướng tới và thực hiện các mục tiêu chung của phát triển kinh tế quốc dân.

Thứ bảy, thúc đẩy sự phối hợp hoạt động giữa các cấp, các ngành. Việc thực hiện các giai đoạn trong chu trình chính sách công nói chung, chính sách phát triển du lịch nói riêng không chỉ và không thể do một cơ quan Nhà nước đảm nhiệm, mà cần có sự tham gia của nhiều cơ quan thuộc các cấp, các ngành khác nhau hay của

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/03/2023