triển du lịch biển để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất phải dựa trên những bài học, kinh nghiệm từ các chính sách đã và đang được áp dụng. Đối với chính sách phát triển du lịch biển quá trình xây dựng, thực thi chính sách ở giai đoạn trước đó chỉ ra những ưu điểm, hạn chế còn tồn tại của chính sách. Đây là những kinh nghiệm, cơ sở cho việc tiếp tục thực hiện hay thay đổi một số nội dung của chính sách từ đó giúp chính sách phát triển du lịch biển dần được hoàn thiện.
Thứ năm, chính sách phát triển du lịch biển ảnh hưởng đến nhiều nhóm dân số khác nhau trong xã hội. Chính sách phát triển du lịch biển không chỉ tác động trực tiếp đến các nhóm đối tượng có liên quan đến du lịch biển như đội ngũ nguồn nhân lực phục vụ du lịch biển, các cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ liên quan đến du lịch biển, người dân địa phương nơi có hoạt động du lịch biển, khách du lịch... thông qua các biện pháp chính sách về nâng cao số lượng, chất lượng đào tạo, nguồn nhân lực phục vụ du lịch biển, các biện pháp ưu đãi đầu tư cho du lịch biển, quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ có liên quan đến du lịch biển... mà còn liên quan đến các bộ phận dân cư khác như người dân địa phương khác một cách gián tiếp thông qua các tác động của việc thực thi chính sách phát triển du lịch biển mang lại.
1.1.2. Nội dung chính sách phát triển du lịch biển
Từ khái niệm về chính sách công nói chung cũng như khái niệm về chính sách phát triển du lịch biển nói riêng như đã phân tích nêu trên cho thấy nội dung cấu trúc của chính sách công nói chung cũng như chính sách phát triển du lịch biển nói riêng bao gồm hai bộ phận là mục tiêu chính sách và giải pháp chính sách.
1.1.2.1. Mục tiêu chính sách.
Mục tiêu của chính sách phát triển du lịch biển là những giá trị hay kết quả mà Nhà nước mong muốn đạt được thông qua việc thực hiện các giải pháp chính sách. Các mục tiêu này thể hiện ý chí của Nhà nước trong giải quyết các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch biển.
Mục tiêu của chính sách cũng phản ánh thái độ của Nhà nước trước vấn đề công, thái độ đó có thể tích cực hoặc tiêu cực. Hơn đó, trong các xã hội dân chủ, mục
tiêu của chính sách phải thể hiện được ý chí và nguyện vọng của nhân dân trong việc giải quyết các vấn đề công. Cùng với đó, mục tiêu chính sách phải phù hợp với mục tiêu phát triển của đất nước. Ví dụ, xã hội xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Nhà nước ta đang xây dựng là: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, và mọi chính sách của Nhà nước phải phù hợp với mục tiêu định hướng này.
Có thể bạn quan tâm!
- Viện Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Thành Phố
- Một Số Nghiên Cứu Về Phát Triển Du Lịch Biển Nói Chung
- Khái Niệm, Nội Dung Chính Sách Phát Triển Du Lịch Biển
- Một Số Bài Học Kinh Nghiệm Cho Chính Sách Phát Triển Du Lịch Biển Đà Nẵng
- Cơ Hội Và Thách Thức Đặt Ra Đối Với Phát Triển Du Lịch Biển Đà Nẵng
- Các Chương Trình Chính Sách Phát Triển Du Lịch Biển Đà Nẵng
Xem toàn bộ 318 trang tài liệu này.
Mục tiêu chính sách phát triển du lịch biển được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau, từ mục tiêu chung đến mục tiêu cụ thể, từ định tính đến định lượng. Thông thường, mục tiêu chính sách ban hành ban đầu hay còn gọi là mục tiêu mang yếu tố định tính, tức là nó được thể hiện dưới dạng ngôn từ thay vì được thể hiện dưới dạng các con số. Nhưng mục tiêu chung này lại được cụ thể hóa thành các mục tiêu ở cấp độ cụ thể hơn hay còn gọi là chỉ tiêu. Các mục tiêu cụ thể này phản ánh những khía cạnh cụ thể của mục tiêu chung cho một giai đoạn, thời gian nhất định, phù hợp với điều kiện thực thi cụ thể. Các mục tiêu cụ thể cung cấp cơ sở cho việc giám sát, đo lường và đánh giá mức độ đạt được mục tiêu chung của chính sách.
Chích sách phát triển du lịch biển được Nhà nước ban hành với các mục tiêu chính nhằm:
- Tăng nguồn thu từ du lịch biển cho ngân sách địa phương;
- Thúc đẩy sự phá triển của các ngành kinh tế khác;
- Tạo công ăn việc làm cho người dân, góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân;
- Bảo vệ, cải tạo môi trường du lịch biển của địa phương;
- Góp phần phát triển du lịch địa phương theo định hướng của Nhà nước.
Các mục tiêu chung này sẽ được cụ thể hóa thông qua các mục tiêu cụ thể như doanh thu từ du lịch biển, số lượng khách du lịch biển, số lượng cơ sở hạn tầng phục vụ du lịch biển, nguồn nhân lực,... Các mục tiêu cụ thể này được xác định cho từng giai đoạn phát triển cụ thể, phù hợp với các điều kiện, mục tiêu và định hướng của Nhà nước.
1.1.2.2. Các giải pháp chính sách.
Giải pháp chính sách phát triển du lịch biển là cách thức để giải quyết các vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch biển nhằm đạt được mục tiêu của chính sách. Trên cơ sở mục tiêu của chính sách, Nhà nước xác định các giải pháp thích hợp để đạt được các mục tiêu đó. Nói cách khác, giải pháp chính sách phải thích hợp với mục tiêu chính sách.
Trong mối tương quan giữ mục tiêu và giải pháp, việc mục tiêu của chính sách phát triển du lịch biển được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau từ mục tiêu chung đến các mục tiêu cụ thể dẫn đến việc các giải pháp của chính sách phát triển du lịch biển cũng đi từ giải pháp chung đến các giải pháp cụ thể.
Các giải pháp chung có tính định hướng về cách thức giải quyết vấn đề, và giải pháp cụ thể chứa đựng cách thức cụ thể để đạt được mục tiêu cụ thể. Những giải pháp cụ thể chỉ định được những công cụ được sử dụng để thực thi chính sách, các nguồn lực cần thiết, dự kiến tổ chức thực hiện.
Ví dụ, một trong những mục tiêu chung của chính sách phát triển du lịch biển của nước ta đó là tăng nguồn thu từ du lịch biển cho ngân sách. Mục tiêu này mang tính trừu tượng và định tính. Nhà nước không thể xác định được thời gian cần thiết để hoàn thành mục tiêu tổng quát này, vì vấn đề nguồn tu từ du lịch biển sẽ thay đổi theo thời gian. Vì vậy, mục tiêu tổng quát này được cụ thể hóa thành các mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn dưới dạng các chỉ tiêu như tăng 15% so với năm 2011. Để đạt được các mục tiêu này, nhà nước có thể xác định các biện pháp cụ thể như quảng bá du lịch biển; xây dựng sản phẩm du lịch biển;...và các giải pháp này được thực hiện thông qua ác chương trình cụ thể như: Chương trình xúc tiến thị trường, quảng bá du lịch biển; chương trình xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch biển ...
Như vậy, có thể thấy nội dung cấu trúc của chính sách công nói chung, chính sách phát triển du lịch biển nói riêng bao gồm hai bộ phận hợp thành và thống nhất với nhau là mục tiêu và giải pháp chính sách. Mối quan hệ giữa hai bộ phận cấu thành này là mối quan hệ logic giữa mục đích và phương tiện, mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả.
1.1.2.3. Thời gian tồn tại của chính sách phát triển du lịch biển
Đối với chính sách công nói chung, chính sách phát triển du lịch biển nói riêng, không có bất kỳ một quy định nào về thời gian tồn tại của chính sách. Về mặt lý luận chung, thời gian tồn tại của chính sách có thể được chia làm ba nhóm gồm chính sách dài hạn, chính sách trung hạn, và chính sách ngắn hạn. Tuy không có quy định bắt buộc nào về thời gian tồn tại của chính sách nhưng nhìn chung thời gian tồn tại của một chính sách chí ít cũng phải đủ để thực hiện được mục tiêu ban đầu của chính sách (ngoại trừ những chính sách sai), vì vậy thời gian tồn tại của một chính sách thường không ngắn.
Trên thực tế, thời gian tồn tại của một chính sách phụ thuộc sự tồn tại của vấn đề chính sách. Như vậy, về mặt lý thuyết có thể thấy chính sách phát triển du lịch biển chỉ tồn tại cho đến khi Nhà nước, chủ thể của ban hành chính sách không muốn phát triển du lịch biển hay vấn đề phát triển du lịch biển không còn là vấn đề của chính sách công.
1.2. Vai trò của chính sách phát triển du lịch biển đối với phát triển kinh tế - xã hội
Trong quản lý Nhà nước, Nhà nước sử dụng chính sách phát triển du lịch biển làm công cụ để giải quyết những vấn đề liên quan đến phát triển du lịch biển nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng nhất định. Vai trò của chính sách phát triển du lịch biển thể hiện ở những khía cạnh như:
Thứ nhất, định hướng mục tiêu cho các chủ thể tham gia hoạt động phát triển du lịch biển. Chính sách phát triển du lịch biển phản ánh thái độ, quan điểm của Nhà nước đối với vấn đề phát triển du lịch biển, nên nó thể hiện rõ những xu thế tác động của Nhà nước lên các chủ thể có liên quan đến hoạt động phát triển du lịch biển (công ty du lịch, khách du lịch, người dân địa phương,...), giúp họ vận động đạt được những giá trị tương lai mà Nhà nước mong muốn. Giá trị đó chính là mục tiêu phát triển phù hợp với những nhu cầu cơ bản của đời sống xã hội. Nếu các chủ thể liên quan đến hoạt động phát triển du lịch biển hoạt động theo định hướng tác động của
chính sách thì không những dễ dàng đạt được mục tiêu phát triển mà còn nhận được những ưu đãi từ phía Nhà nước hay xã hội.
Thứ hai, tạo động lực cho các đối tượng tham gia hoạt động kinh tế - xã hội theo mục tiêu chung. Muốn đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chung, Nhà nước phải ban hành nhiều chính sách, trong đó mỗi chính sách lại có những cách thức tác động mang tính khuyến khích đối với các chủ thể thuộc mọi thành phần. Chính sách phát triển du lịch biển được ban hành không chỉ tác động đến một đối tượng nhất định nào dó mà tác động lên tất cả các đối tượng có liên quan đến phát triển du lịch biển như người dân, chủ đầu tư, các công ty kinh doanh lữ hành, hướng dẫn viên, khách du lịch... Sự tác động của chính sách phát triển du lịch biển không mang tính bắt buộc, mà chỉ khuyến khích các chủ thể có liên quan hành động theo ý chí của Nhà nước. Chẳng hạn, để tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng vào lĩnh vực du lịch biển, Nhà nước ta ban hành chính sách khuyến khích như miễn, giảm thuế, ... cho các chủ thể trong nước và nước ngoài nhằm tạo ra động lực cho các chủ đầu tư tích cực đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch biển.
Thứ ba, phát huy mặt tích cực, đồng thời khắc phục những hạn chế của nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, quy luật cạnh tranh và các quy luật thị trường khác đã thúc đẩy mỗi chủ thể trong xã hội đầu tư vào sản xuất kinh doanh, không ngừng đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành hàng hóa và dịch vụ cung cấp cho xã hội. Nhờ đó mà cả xã hội và từng người dân, tổ chức đều được hưởng lợi như: hàng hóa và dịch vụ tăng về số lượng, đa dạng, phong phú về chủng loại, thương hiệu, mẫu mã, chất lượng ngày càng được nâng cao với giá tiêu dùng ngày càng rẻ. Tuy nhiên, sự vận hành của thị trường cũng gây ra những tác động tiêu cực mà các nhà kinh tế gọi là mặt không thành công hay mặt trái của thị trường như: độc quyền trong sản xuất cung ứng không đầy đủ hàng hóa công cộng, sự bất công bằng, chênh lệch giàu nghèo và thất nghiệp gia tăng, bất ổn định kinh tế vĩ mô, cá lớn nuốt cá bé,... gây ảnh hưởng không tốt lên toàn xã hội và mỗi người dân. Trong tình hình đó, Nhà nước sử dụng chính sách phát triển du
lịch biển như một công cụ để giải quyết những vấn đề bất cập về kinh tế, xã hội liên quan đến phát triển du lịch biển.
Thứ tư, tạo lập sự cân đối trong phát triển. Để kinh tế - xã hội phát triển một cách ổn định bền vững, Nhà nước sử dụng chính sách phát triển du lịch biển như một công cụ để tạo lập các cân đối vĩ mô cơ bản như cân đối giữa hàng - tiền, cung - cầu trong hoạt động du lịch biển,... Đồng thời, Nhà nước còn dùng chính sách phát triển du lịch biển để điều tiết đảm bảo cho sự phát triển cân đối giữa các vùng miền của đất nước và giữa các lĩnh vực.
Thứ năm, kiểm soát và phân bổ các nguồn lực trong lĩnh vực du lịch biển. Nhà nước luôn luôn quan tâm đến quản lý, khai thác và sử dụng các nguồn lực cho phát triển. Mục tiêu phát triển bền vững bao gồm cả gia tăng về lượng và cải thiện về chất trong hiện tại và tương lai, vì thế tài nguyên tự nhiên và xã hội của một quốc gia là cái hữu hạn luôn trở thành vấn đề quan tâm chính yếu của Nhà nước. Để sử dụng có hiệu quả tài nguyên theo hướng bền vững, Nhà nước thông qua các chính sách công nói chung, chính sách phát triển du lịch biển nói riêng nhằm thực hiện sự kiểm soát đối với trình khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bổ hợp lý các nguồn lực trong xã hội nói chung, hay trong lĩnh vực du lịch biển nói riêng.
Thứ sáu, tạo môi trường thích hợp cho các hoạt động kinh tế - xã hội. Thông qua chính sách phát triển du lịch biển, Nhà nước tạo những điều kiện cần thiết để hình thành môi trường thuận lợi cho các chủ thể xã hội hoạt động. Góp phần tạo ra những kích thích đủ lớn, cần thiết để biến đường lối chiến lược của Đảng cầm quyền thành hiện thực, góp phần thống nhất tư tưởng và hành động của mọi người trong xã hội, đẩy nhanh và hữu hiệu sự tiến bộ của các hoạt động thuộc mục tiêu bộ phận mà chính sách hướng tới và thực hiện các mục tiêu chung của phát triển kinh tế quốc dân.
Thứ bảy, thúc đẩy sự phối hợp hoạt động giữa các cấp, các ngành. Việc thực hiện các giai đoạn trong chu trình chính sách công nói chung, chính sách phát triển du lịch nói riêng không chỉ và không thể do một cơ quan Nhà nước đảm nhiệm, mà cần có sự tham gia của nhiều cơ quan thuộc các cấp, các ngành khác nhau hay của
nhiều tổ chức, cá nhân. Vì vậy, thông qua quá trình chính sách sẽ thúc đẩy sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các tầng lớp nhân dân, góp phần tạo nên sự nhịp nhàng, đồng bộ trong hoạt động thực thi chính sách.
1.3. Chính sách phát triển du lịch ở một số địa phương trong và ngoài nước
1.3.1. Chính sách phát triển của một số địa điểm du lịch quốc tế
1.3.1.1. Chính sách phát triển du lịch đảo Nami, Hàn Quốc
Đảo Nami nằm ở thành phố Chuncheon, cách thủ đô Seoul, Hàn Quốc khoảng 70km. Năm 2013, đảo Nami thu hút gần 3 triệu khách du lịch, trong đó xấp xỉ 1 triệu khách quốc tế. Đây là con số đáng kinh ngạc bởi trên thực tế, du lịch của hòn đảo nhỏ bé này đã từng có giai đoạn suy thoái, tưởng chừng không thể vực dậy được.
Việc khai thác đảo Nami được chính thức bắt đầu từ năm 1966 khi công ty phát triển du lịch KyoungChun được thành lập, lượng khách du lịch thăm quan đảo tăng đều cho đến năm 1989, tuy nhiên, đến năm 1990 bắt đầu đi vào suy thoái. Từ năm 2002, công ty tuyên bố cải tạo lại đảo và những nỗ lực trong quá trình tái tạo lại môi trường du lịch nơi đây đem lại kết quả là đảo Nami đã quay trở lại vị trí vốn có của nó, là một trong những địa điểm du lịch tiêu biểu của Hàn Quốc. Các biện pháp, phương án cải tạo đảo đã được áp dụng bao gồm:
- Phục hồi hệ sinh thái: đảo Nami đã tiến hành việc cải tạo môi trường kể từ sau năm 2002, công ty Kyoung Chun đã tiến hành thay cột đèn điện, lắp lại đường dây điện, phá bỏ các hàng rào, vứt bỏ các thùng rác bẩn, quyết định không tiến hành ký lại hợp đồng khi các đơn vị thuê đất làm ăn trên đảo hết hạn hợp đồng,…
Cùng với Hiệp hội bảo vệ môi trường ở thành phố ChunCheon, Ban quản lý đảo đã xây dựng trung tâm tái chế tại đảo Nami trên khu đất ngày xưa dùng để đốt rác thải. Những rác thải có thể tái chế thu được trong quá trình đào xới đất để tìm lượng rác thải bị chôn bất hợp pháp như nhiều loại bình rỗng, các tấm gỗ ép, gỗ thải,... đã được phân loại và sử dụng vào các mục đích cải tạo môi trường du lịch
khác nhau như làm nguyên vật liệu trong việc cải tạo nhà, thủy tinh nghệ thuật, gốm nghệ thuật, đẽo gỗ trang trí, làm quà lưu niệm,...
Hơn thế nữa, đảo Nami đã thành công khi xây dựng văn hóa tái chế trở thành biểu tượng của mình qua các sự kiện được tổ chức trên đảo như trưng bày các sản phẩm tại viện nghệ thuật đảo Nami, lễ hội văn hóa về tái chế,... Với những nỗ lực về tái chế như vậy, đảo được công nhận là thiên đường tái chế, hòn đảo tái sinh môi trường, những thành tích về tái chế của đảo được truyền thông các nước như Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Anh, Mỹ đưa tin trong các bản tin thời sự của nước họ.
- Phát triển về lĩnh vực văn hóa: đảo Nami đã tiến hành thử nghiệm để trở thành một không gian văn hóa - nơi mà văn hóa nghệ thuật được hòa mình cùng thiên nhiên của con sông Bắc Hàn. Thời kỳ còn là một công viên cây xanh đơn thuần, nhiều kiến trúc trên đảo được sử dụng như một khu vui chơi giải trí, nghỉ ngơi thông thường nhưng sau đó đã có một chiến lược chuyển đổi mục đích sử dụng các không gian này. Một số tòa nhà trên đảo đã được tái kiến trúc trở thành khu trưng bày phức hợp với rất nhiều các loại hình nghệ thuật về văn hóa, kiến trúc, mỹ thuật khác nhau được trưng bày.
Xác định những người làm nghệ thuật là đối tượng khách quan trọng của mình, đảo Nami tạo mọi điều kiện thuận lợi cho những vị khách này trong việc nghỉ ngơi và sáng tạo. Ban quản lý sẽ sử dụng các tác phẩm của họ để trưng bày, cho ra sách ảnh để quảng bá hình ảnh của đảo nhằm thu hút khách du lịch. Cũng tương tự đối với các nghệ sĩ biểu diễn trong concert tại đảo, họ được hỗ trợ những điều kiện tốt nhất và để tham dự được những buổi biểu diễn này thì khách du lịch sẽ tới thăm đảo Nami. Đã có rất nhiều sự kiện lớn được tổ chức tại đảo để thu hút khách du lịch mang tên: “Giấc mộng đêm hè”, “Ngày hội sách thế giới”, “Ngày hội biểu diễn của thanh thiếu niên thế giới”,...
- Hợp tác với các Tổ chức quốc tế, hiệp hội và sự tham gia của cộng đồng: với chiến lược mở rộng hợp tác, liên kết, ban quản lý đã tạo không gian trên đảo để Hiệp hội Unicef Hàn Quốc, Trung tâm giáo dục môi trường Hàn Quốc và nhiều cơ quan khác sử dụng. Các cơ quan này tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm như trại hè đào