LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, bản luận văn thạc sĩ chính sách công với đề tài “Chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng” là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Nguyễn Hữu Hải. Luận văn không sao chép ở bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác. Các số liệu sử dụng trong luận văn là trung thực và chính xác, các tài liệu tham khảo và trích dẫn được sử dụng trong luận văn đều có xuất xứ, nguồn gốc, tác giả cụ thể và được ghi trong danh mục các tài liệu tham khảo của luận văn.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời cam đoan trên.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Học viên
Nguyễn Văn Linh
LỜI CẢM ƠN
Có thể bạn quan tâm!
- Định Hướng Sản Phẩm Cho Các Thị Trường Nguồn
- Đẩy Mạnh Việc Đào Tạo, Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Có Liên Quan Đến Quá Trình Xây Dựng, Hoạch Định Chính Sách Phát Triển Du Lịch Biển
- Viện Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Thành Phố
- Khái Niệm, Nội Dung Chính Sách Phát Triển Du Lịch Biển
- Chính Sách Phát Triển Của Một Số Địa Điểm Du Lịch Quốc Tế
- Một Số Bài Học Kinh Nghiệm Cho Chính Sách Phát Triển Du Lịch Biển Đà Nẵng
Xem toàn bộ 318 trang tài liệu này.
Để hoàn thành luận văn với đề tài “Chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng”, trước hết tôi xin đặc biệt cảm ơn thầy hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Hữu Hải đã tận tâm giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả luận văn xin trân trọng cám ơn Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, lãnh đạo Khoa sau đại học, lãnh đạo Khoa Hành chính học, các thầy, các cô giáo tại Học viện Hành chính Quốc gia, Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng,... đã tạo những điều kiện tốt nhất, tham gia góp ý kiến khoa học, cung cấp tài liệu, ủng hộ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu, điều tra khảo sát để hoàn thành luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn hỗ trợ, động viên, chia sẻ và tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi vượt qua những khó khăn để hoàn thành luận văn này.
Với những điều kiện khách quan và chủ quan, chắc chắn kết quả nghiên cứu của luận văn còn có những thiếu sót. Tác giả luận văn rất mong tiếp tục nhận được những ý kiến đóng góp để luận văn được hoàn thiện hơn góp phần tích cực cho công cuộc phát triển du lịch biển của Việt Nam nói chung và của thành phố Đà Nẵng nói riêng.
Hà Nội, ngày .... tháng .... năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Linh
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG 4
MỞ ĐẦU 4
1. Lý do chọn đề tài luận văn 5
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn 6
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 9
4. Đối tượng và phạm vi của luận văn 10
5. Phương pháp nghiên cứu 10
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 12
7. Kết cấu của luận văn 12
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN 13
1.1. Khái niệm, nội dung chính sách phát triển du lịch biển 13
1.2. Vai trò của chính sách phát triển du lịch biển đối với phát triển kinh tế - xã hội
…………………………………………………………………….…………...20
1.3. Chính sách phát triển du lịch ở một số địa phương trong và ngoài nước 23
Tiểu kết chương 31
Chương 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐÀ NẴNG 32
2.1. Khái quát chung về thành phố Đà Nẵng 32
2.2. Chính sách phát triển du lịch biển của thành phố Đà Nẵng 39
2.3. Đánh giá chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng 57
Tiểu kết chương 75
Chương 3: HOÀN THIỆN NỘI DUNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐÀ NẴNG 77
3.1. Định hướng chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng 77
3.2. Đề xuất hoàn thiện chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng 84
3.3. Một số kiến nghị cụ thể 91
Tiểu kết chương 96
KẾT LUẬN 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Chi phí dành cho phát triển du lịch 2011-2015 55
Bảng 2.2. Chi phí dành cho phát triển du lịch 2016-2020. 56
Bảng 2.3. Số lượng khách du lịch đến Đà Nẵng giai đoạn 2011 – 2016 63
Bảng 2.4. Doanh thu ngành du lịch của Đà Nẵng giai đoạn 2011 – 2016 63
Bảng 2.5. Tổng số vốn đầu tư vào các dự án thuộc lĩnh vực du lịch tại Đà Nẵng giai đoạn 2011 – 2016 64
Bảng 2.6. Số lượng cơ sở lưu trú và số buồng phòng phục vụ du lịch biển Đà Nẵng giai đoạn 2011 – 2016 65
Bảng 2.7 Kinh phí dự kiến dành cho xúc tiến thị trường, quảng bá du lịch Đà Nẵng giai đoạn 2011 – 2016 71
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, không chỉ mang đến doanh thu trực tiếp từ các lĩnh vực dịch vụ như khách sạn, tour tuyến, điểm tham quan mà còn tạo nguồn thu, góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề liên quan khác như giao thông vận tải, ăn uống, giải trí, thương mại và một số dịch vụ phụ trợ khác (thông tin liên lạc, ngân hàng,...).Trong những năm qua trước yêu những yêu cầu, thách thức của hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế khác, ngành du lịch nước ta trong những năm qua đã có những bước phát triển đáng kể và ngày càng khẳng định được vị trí quan trọng của mình trong cơ cấu kinh tế quốc gia nói chung cũng như đối với các địa phương nói riêng và đặc biêt là đối với các địa phương coi du lịch là ngàng kinh tế mũi nhọn như thành phố Đà Nẵng.
Đà Nẵng là một trong những thành phố có tiềm năng du lịch rất lớn của nước ta. Với những lợi thế về địa lý, điều kiện tự nhiên như sở hữu 1 trong 10 bãi biển đẹp nhất thế giới, các bán đảo, đảo, bãi tắm đẹp,… đã tạo ra những điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển du lịch biển cho thành phố. Sau hơn 40 năm phát triển, ngành du lịch Đà Nẵng đã có những bước phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng đóng góp vào sự tăng trưởng của thành phố. Du lịch phát triển đã làm thay đổi diện mạo, tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Một trong những yếu tố quan trọng góp phần quan trọng trong việc giúp thành phố đạt được những kết quả đáng khích lệ như vậy chính là sự hợp lý, hiệu quả của chính sách phát triển du lịch biển của thành phố đến thời điểm hiện tại. Hệ thống chính sách phát triển du lịch biển của thành phố trong thời gian qua đã tạo ra những tác động tích cực, cũng như tạo ra môi trường thuận lợi khuyến khích sự phát triển của du lịch biển Đà Nẵng theo định hướng của Đảng và Nhà nước nói chung cũng như của thành phố Đà Nẵng nói riêng. Bên cạnh những ưu điểm của mình, hệ thống
chính sách phát triển du lịch biển của thành phố Đà Nẵng cũng không thể tránh khỏi việc tồn tại những hạn chế nhất định. Như việc một số yếu tố phát triển du lịch biển chưa được đầu tư quan tâm đúng mức, một số phương án chính sách được đưa ra nhằm phát triển du lịch biển của thành phố chưa thực sự đáp ứng được các các yêu cầu, đòi hỏi thực tế đối với việc giải quyết các vấn đề của phát triển du lịch biển Đà Nẵng.
Trong thời gian qua, với mục đích tìm ra những phương án nhằm phát triển du lịch biển Đà Nẵng, nhiều nhà khoa học, nghiên cứu đã thực hiện những đề tài, công trình nghiên cứu kho học về thực trạng phát triển du lịch Đà Nẵng nói chung cũng như du lịch biển Đà Nẵng nói riêng, từ đó đề xuất các phương án cụ thể nhằm góp phần phát triển hơn nữa du lịch biển Đà Nẵng. Tuy nhiên, những đề tài, nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch biển Đà Nẵng trong thời gian qua phần lớn được các nhà khoa học, nghiên cứu khai thác, nghiên cứu dưới góc độ về kinh tế, du lịch, quản lý công trong khi các nghiên cứu về phát triển du lịch biển Đà Nẵng trên phương diện chính sách công còn rất hạn chế.
Trong bối cảnh đó, việc làm rõ một thực trạng và đề xuất một số phương án nhằm hoàn thiện chính sách phát triển du lịch biển của thành phố Đà Nẵng, qua đó góp phần khai thác thác tối đa các tiềm năng, tạo ra và nắm bắt các cơ hội để phát triển du lịch biển của thành phố Đà Nẵng là rất cần thiết. Đây là lý do tác giả chọn đề tài “Chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng”.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Trong thời gian qua đã có rất nhiều nhà khoa học, nghiên cứu thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học, các đề tài nghiên cứu có nội dung liên quan đến phát triển du lịch biển nói chung cũng như phát triển du lịch biển Đà Nẵng nói riêng. Cụ thể:
2.1. Một số nghiên cứu về phát triển du lịch biển nói chung
Tác giả Ngô Quang Duy (2008) với nghiên cứu "Phát triển Du lịch biển đảo ở Vân Đồn, Quảng Ninh", luận văn Thạc sĩ Du lịch học - Trường đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn đã tập trung nghiên cứu và làm rõ cơ sở lý luận về biển, đảo, du lịch biển đảo từ đó làm căn cứ cho việc nhận diện các tài nguyên du lịch biển đảo ở Vân Đồn, Quảng Ninh. Đồng thời thông qua các nghiên cứu phân tích về thực trạng hoạt động du lịch biển đảo ở Vân Đồn đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch biển đảo ở Vân Đồn.
Tác giả Nguyễn Trịnh Ngọc Hiền (2009), với nghiên cứu về "Phát triển bền vững du lịch biển Nha Trang", luận văn Thạc sĩ Địa lý học - Trường đại học Sư phạm Hồ Chí Minh, đã tập trung việc tổng quan các cơ sở lý luận đối với việc phát triển du lịch biển. Đồng thời nghiên cứu, phân tích tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch biển Nha Trang theo hướng bền vững. Từ đó kết hợp với các định hướng chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia, của khu vực, kiến nghị một số giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững ở thành phố Nha Trang.
Tác giả Vũ Đình Nguyên (2013) với nghiên cứu "Phát triển bền vững du lịch biển Cát Bà", luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Du lịch - Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã khái quát về du lịch biển và phát triển du lịch biển bền vững. Khảo sát hiện trạng hoạt động du lịch biển ở Cát Bà. Phân tích các nguyên nhân khiến du lịch biển Cát Bà thiếu bền vững. Đưa ra những giải pháp phù hợp hướng đến phát triển du lịch biển bền vững tại Cát Bà.
Tác giả Châu Quốc Tuấn (2016) với nghiên cứu "Phát triển du lịch biển đảo vịnh Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh", Luận án Tiến sĩ - Học viện Nông nghiệp Việt Nam, đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch biển đảo, làm cơ sở để thực hiện việc phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh. Từ đó đề xuất các giải pháp phát triển du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh.
2.2. Một số công trình nghiên cứu có liên quan tới phát triển du lịch biển Đà thành phố Đà Nẵng
Tác giả Nguyễn Đăng Trường, Ngô Trường Thọ, Dương Thị Thơ (2003) đã thực hiện nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu phát triển các loại hình và hoạt động
dịch vụ du lịch trên địa bàn TP.ĐN” ( Do Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan quản lý). Nghiên cứu đã tập trung nghiên cứu và phát triển các loại hình sản phẩm và hoạt động dịch vụ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 2003 - 2010. Cụ thể, đề tài nghiên cứu các sản phẩm du lịch, các hoạt động dịch vụ du lịch của Đà Nẵng trong mối liên hệ động với các yếu tố môi trường, trên cơ sở đó, nghiên cứu và đề xuất hệ thống các giải pháp phát triển các sản phẩm và hoạt động du lịch của Đà Nẵng.
Tác giả Trần Thị Kim Ánh (2010) đã triển khai đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch biển Đà Nẵng”, Thạc sĩ chuyên ngành Du lịch - Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về du lịch biển và phát triển du lịch biển, nghiên cứu kinh nghiệm trong nước và quốc tế về phát triển du lịch biển, làm rõ tiềm năng và thực trạng khai thác phát triển du lịch ven biển tại Đà Nẵng và đưa ra định hướng cũng như đề xuất giải pháp để phát triển du lịch biển Đà Nẵng.
Tác giả Hoàng Thanh Hiền và Nguyễn Thị Như Liên (2010) cùng đề tài nghiên cứu “Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển du lịch Đà Nẵng”, đã được đăng bài trên Tạp chí khoa học và công nghệ - Đại học Đà Nẵng số 5.2010. Đề tài đã tập trung phân tích một số vấn đề lý luận và thực tiễn về du lịch biển và phát triển du lịch biển, làm cơ sở cho việc phân tích, làm rõ tiềm năng và thực trạng khai thác phát triển du lịch biển tại Đà Nẵng. Từ đó nghiên cứu đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch biển Đà Nẵng.
Tác giả Hoàng Thị Thu Thảo (2012) đã triển khai đề tài “Phát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng”, luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế phát triểm - Đại học Đà Nẵng. Thông qua đề tài, tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến các sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của sản phẩm du lịch, từ đó đánh giá các sản phẩm du lịch của thành phố Đà Nẵng và đề xuất các giải pháp phát triển sản phẩm du lịch của thành phố Đà Nẵng.
Tác giả Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012) với nghiên “Phát triển du lịch biển Đà Nẵng”, luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế phát triểm - Đại học Đà Nẵng đã làm rõ các