Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng - 2

3.3.3. Cần tập trung hơn vào các giải pháp nhằm bảo vệ tài nguyên


1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn

Tăng trưởng kinh tế là một trong những chỉ tiêu quan trọng của chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của mỗi quốc gia. Do đó, việc xác định được vai trò của những nhân tố đóng góp cho tăng trưởng là rất cần thiết nhằm giúp nhà quản lý hoạch định chính sách hiệu quả, đảm bảo tăng trưởng bền vững trong dài hạn. Trong cấu thành tăng trưởng kinh tế của một quốc gia bao gồm đóng góp của nhiều thành phần như vốn, lao động và các ngành dịch vụ. Một trong những ngành dịch vụ đóng vai trò then chốt phải kể đến là du lịch. Theo Stefan Franz Schubert (2011) ngành du lịch đóng góp vào tăng trưởng của quốc gia thông qua nhiều kênh khác nhau. Thứ nhất, du lịch thu hút số lượng lớn lao động, tạo ra việc làm qua đó sẽ cải thiện thu nhập của người lao động. Thứ hai, du lịch sẽ kích thích xây dựng mới cơ sở hạ tầng và tăng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực. Thứ ba, du lịch là một kênh phổ biến để khuếch tán kiến thức công nghệ, gia tăng nghiên cứu phát triển và tích lũy vốn con người. Thứ tư, quốc gia phát triển du lịch sẽ thu về một

lượng lớn ngoại tệ, qua đó giảm gánh nặng trong việc thanh toán hàng hóa nhập khẩu phục vụ trong sản xuất và tiêu dùng [1,11]

Ở Việt Nam, trong thời gian qua, nhận thức được tầm quan trọng của du lịch, nhà nước đã ban hành chính sách phát triển du lịch hướng tới phát triển bền vững. Nhờ vậy, du lịch Việt Nam đã có nhiều khởi sắc. Theo Báo cáo thường niên Travel&Tourism Economic Impact 2016 Viet Nam của Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới công bố hồi tháng 3/2016 với mức 6,6% đóng góp cho GDP, du lịch Việt Nam đứng thứ 40/184 nước về quy mô đóng góp trực tiếp vào GDP và xếp thứ 55/184 nước về quy mô tổng đóng góp vào GDP quốc gia. Cụ thể, tổng đóng góp của du lịch vào GDP Việt Nam, bao gồm cả đóng góp trực tiếp, gián tiếp và đầu tư công là 584.884 tỷ đồng (tương đương 13,9% GDP). Trong đó, đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP là 279.287 tỷ đồng (tương đương 6,6% GDP). Với những đóng góp trên, du lịch thực sự có khả năng làm thay đổi bộ mặt kinh tế của nước ta. [2,34]

Thành Phố Hải Phòng với nhiều tiềm năng về du lịch cũng đã ban hành chính sách phát triển du lịch từ rất sớm nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của thành phố, nhất là về cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, đảm bảo môi trường sinh thái, đa dạng các loại hình và sản phẩm du lịch, thu hút đầu tư, tăng nhanh tỷ trọng du lịch trong tổng GDP của thành phố; tạo việc làm, nâng cao dân trí; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và đặc thù văn hóa địa phương, phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, ngành và toàn dân phát triển du lịch, góp phần thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Trong các điểm du lịch ở Hải Phòng, Cát Bà được coi như viên ngọc quý, là điểm đến được nhiều du khách lựa chọn. Vì vậy, UBND thành phố Hải Phòng cũng đã xây dựng chính sách phát triển du lịch Cát Bà gắn với du lịch bền vững. Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch bền vững quần đảo Cát

Bà đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 được cũng thông qua vào năm 2014. Đây là một cú hích cho du lịch Cát Bà phát triển với mục tiêu đưa Cát Bà trở thành điểm du lịch xanh đẳng cấp quốc tế, xứng đáng với vị thế và tiềm năng của đảo ngọc; trong đó chú trọng đến chất lượng tăng trưởng du lịch, phát triển du lịch quần đảo Cát Bà trở thành động lực kinh tế cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng và đồng bằng sông Hồng; khai thác có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế; phát triển các sản phẩm du lịch chất lượng và dịch vụ đặc trưng; ưu tiên phát triển du lịch cao cấp kết hợp hài hòa với du lịch đại chúng để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường; bảo tồn và tôn tạo các giá trị tài nguyên; phát triển du lịch gắn liền với bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội… Nghị quyết số 16 -NQ/TW của Ban thường vụ Thành uỷ Hải Phòng cũng xác định “Xây dựng Cát Bà trở thành một trung tâm du lịch sinh thái của cả nước và quốc tế”.

Tuy nhiên, trên thực tế, chính sách phát triển du lịch bền vững tại Cát Bà vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn khi triển khai trong thực tế. Mục tiêu và giải pháp của chính sách này vẫn chưa tạo ra động lực phát triển du lịch bền vững tại địa phương. Chính vì vậy, là một người con của Cát Bà, học viên đã lựa chọn hướng nghiên cứu “Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng” để thực hiện.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

2.1. Hướng nghiên cứu về du lịch

Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng - 2

Du lịch đang là một trong những lĩnh vực thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Cho đến nay, có nhiều công trình nghiên cứu đề cập tới nội dung phát triển du lịch.

Giáo trình “Kinh tế du lịch”, GS.TS.Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa, Trường Đại học Kinh tế quốc dân 2008 đề cập tới những vấn đề về du lịch dưới góc độ kinh tế như khái niệm, vai trò, mối quan hệ giữa du lịch và phát triển kinh tế- xã hội.

Cuốn sách “Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam” của TS.Phạm Trung Lương (chủ biên), NXB Giáo dục 2000 bên cạnh việc cung cấp những vấn đề lí luận cơ bản về du lịch đã phân tích, đánh giá thực trạng của du lịch Việt Nam về điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và thách thức đặt ra.

Đề án “Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020” của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch xác định rõ các định hướng phát triển chủ yếu của du lịch biển trong mối quan hệ với Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam; với các mục tiêu chiến lược về phát triển kinh tế biển; đảm bảo khai thác có hiệu quả những tiềm năng và lợi thế về du lịch biển gắn với việc đảm bảo an ninh quốc phòng và phù hợp với xu thế hội nhập của Việt Nam với khu vực và quốc tế.

Theo đó, ở Việt Nam, du lịch biển có vai trò đặc thù và vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của cả nước. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định 7 khu vực trọng điểm ưu tiên phát triển du lịch, trong số đó đã có tới 5 khu vực là thuộc dải ven biển. Mặc dù cho đến nay, nhiều tiềm năng đặc sắc của du lịch biển, đặc biệt là hệ thống đảo, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chưa được đầu tư khai thác một cách tương xứng, cho dù ở dải ven biển hiện đã có tới 70% các khu, điểm du lịch trong cả nước, hàng năm thu hút khoảng 48-65% lượng khách du lịch.Thu nhập từ hoạt động du lịch biển chiếm tỷ trọng cao trong thu nhập du lịch Việt Nam. Đồng thời phát triển du lịch biển là một nhiệm vụ quan trọng nhằm đẩy mạnh phát kinh tế biển Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30/5/2007 của Chính phủ nhằm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”.

Các công trình nghiên cứu nói trên đã cung cấp cơ sở lý luận về du lịch, làm nền tảng để học viên xây dựng hệ thống lý thuyết về chính sách phát triển du lịch.

2.2. Hướng nghiên cứu về chính sách phát triển du lịch bền vững

Đi sâu phân tích các chính sách phát triển du lịch ở Việt Nam nói chung và phát triển du lịch bền vững nói riêng có thể kể tới đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở “Tổng quan hệ thống chính sách phát triển du lịch Việt Nam” do TS.Hồ Thị Kim Thoa làm chủ nhiệm, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, 2014. Theo đánh giá của nhóm tác giả, xuất phát từ tính chất của ngành du lịch là một ngành liên ngành, liên vùng và có tính xã hội cao, các chính sách đối với ngành du lịch vì thế cũng mang tính phức tạp và đa dạng. Các chính sách phát triển du lịch không chỉ có những chính sách nội bộ trong ngành mà còn có sự tham gia của nhiều ngành khác có liên quan vì bản thân du lịch không thể tự phát triển du lịch nếu không có sự tham gia, hỗ trợ của các ngành khác. Tuy nhiên, các chính sách phát triển du lịch Việt Nam hiện nay vẫn còn thiếu tính đồng bộ và chưa có hệ thống, chưa có một cái nhìn tổng thể để có thể nhận thấy được những mặt ưu và nhược điểm của các chính sách đối với phát triển du lịch hiện nay.

Ngoài ra, có thể kể tới một số công trình nghiên cứu về chính sách phát triển bền vững du lịch ở các địa phương như:

- Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Đak Lak theo hướng bền vững, Luận văn thạc sĩ của học viên Mai Thị Thùy Dung, ĐH Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh 2007;

- Phát triển du lịch tỉnh Bình Định theo hướng bền vững, Luận văn thạc sỹ của học viên Trương Thị Thu, ĐH Đà Nẵng 2011;

- Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Phát triển bền vững du lịch biển Nha Trang- Khánh Hòa, tổ chức tại Nha Trang tháng 1/2013…

- Đề xuất giải pháp phát triển bền vững du lịch sinh thái Phú Yên.

Nguyễn Trần Liên Hương, Viện Môi trường và Tài nguyên, 2009.

Các công trình nghiên cứu này tập trung phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch theo hướng bền vững ở các địa phương khác nhau ở Việt Nam.

2.3. Hướng nghiên cứu về du lịch bền vững tại khu du lịch Cát Bà

Đi sâu phân tích, đánh giá tiềm năng, thực trạng du lịch Hải Phòng, có thể kể tới một số công trình sau:

- Du lịch Hải Phòng- Thực trạng, phương hướng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế của Phạm Thị Khánh Ngọc, 1999

- Phát triển du lịch ở Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị, Trần Ngọc Hương, 2012

- Hướng dẫn du lịch Hải Phòng, Sở Văn hóa- thể thao và du lịch, NXB Hải Phòng (2015). Cuốn sách khổ nhỏ (10 x 15cm), 124 trang như một cuốn sổ tay thuận tiện, hữu ích với khách du lịch, giúp họ dễ dàng tra cứu, nhanh chóng hiểu biết về miền đất, hòa nhập với nhịp sống, phong tục tập quán của người Hải Phòng.

- Đề tài NCKH cấp Bộ "Đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên, môi trường khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh", Viện Nghiên cứu phát triển du lịch 2004. Theo đó, khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh là một trong 7 trọng điểm phát triển du lịch của cả nước cần được tập trung đầu tư phát triển. Đối với trọng điểm này, khu vực Hạ Long - Cát Bà đóng một vai trò đặc biệt có tính chất là hạt nhân cơ bản và sẽ được ưu tiên quy hoạch phát triển thành một khu du lịch biển lớn có tầm cỡ quốc tế ở nước ta. Đề tài đã hệ thống được những tài nguyên du lịch chủ yếu ở khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh cũng như đã tổng quan được hiện trạng phát triển du lịch ở khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh đến thời điểm nghiên cứu (2004), trong đó xác định được những loại hình du lịch/hoạt động du lịch có khả năng gây những tác động đến tài nguyên, môi trường du lịch như hoạt động xây dựng phát triển các khu du lịch; hoạt động tham quan du lịch ở các khu bảo tồn thiên nhiên,cảnh quan gắn với văn hoá, lễ hội ở khu vực vịnh Hạ Long, Cát Bà và Đồ Sơn.

Các công trình nghiên cứu nói trên đã giúp học viên xây dựng hệ thống cơ sở lý luận cũng như đánh giá được thực trạng du lịch và du lịch bền vững

tại khu du lịch Cát Bà thành phố Hải Phòng. Tuy nhiên, hiện chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ chính sách phát triển du lịch bền vững tại khu du lịch Cát Bà- Hải Phòng.

3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn

3.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn là nghiên cứu chính sách phát triển du lịch bền vững tại khu du lịch Cát Bà - thành phố Hải Phòng dựa trên hệ thống lý luận về chính sách công, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện chính sách này trong thời gian tới.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nói trên, học viên thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chính sách công, chính sách phát triển du lịch bền vững.

- Đánh giá nội dung chính sách phát triển du lịch bền vững tại khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng.

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện chính sách phát triển du lịch bền vững tại khu du lịch Cát Bà.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chính sách phát triển du lịch bền vững tại khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về thời gian: đề tài thu thập tài liệu phục vụ cho việc đánh giá nội dung chính sách phát triển du lịch bền vững tại khu du lịch Cát Bà- Hải Phòng từ năm 2009 cho đến nay.

- Về không gian: nghiên cứu tại thị trấn Cát Bà và các xã: Trân Châu; Việt Hải; Phù Long; Gia Luận; Hiền Hào; Xuân Đám.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận

Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ đạo là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành luận văn, học viên sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:

5.2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu tài liệu

Nghiên cứu đường lối, chủ trương, chính sách và các văn bản pháp luật của Đảng, Nhà nước, của thành phố Hải Phòng liên quan tới đề tài nghiên cứu là chính sách phát triển du lịch bền vững tại khu du lịch Cát Bà nhằm xây dựng hệ thống lý thuyết của đề tài.

Ngoài ra, học viên cũng tìm kiếm các bài báo, luận văn, luận án, các bài viết có liên quan nhằm bổ sung cho hệ thống cơ sở lý luận của đề tài.

5.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra xã hội học

Nhằm cung cấp các bằng chứng có tính thuyết phục để đánh giá chính sách phát triển du lịch bền vững tại khu du lịch Cát Bà, học viên sử dụng phương pháp điều tra xã hội học để thu thập ý kiến của các bên có liên quan tới chính sách trong thực tế.

Mẫu nghiên cứu gồm có 200 khách thể, bao gồm:

- Cán bộ, công chức, viên chức tại Sở Du lịch, Sở Nội vụ thành phố Hải Phòng, UBND huyện Cát Hải;

- Khách du lịch tới Cát Bà;

- Người dân địa phương đang sinh sống tại Khu du lịch Cát Bà.

Tác giả khảo sát dựa trên bảng hỏi được thiết kế phù hợp với nội dung đánh giá chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 4/2017 (có thể xem bảng hỏi tại Phụ lục 1),

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 09/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí