Thống Kê Tổng Số Lượng Khách Trong Nước Qua Các Tháng Giai Đoạn 2009 - 2015

tháng còn lại vào mùa đông (1,2,3,10,11,12) khách du lịch trong nước đến Cát Bà không đáng kể từ 1,23 đến 1,50%.

Qua phân tích bảng thống kê số lượng khách du lịch đến Cát Bà chia cho các tháng trong năm cho thấy du lịch Cát Bà chia ra làm hai mùa rõ rệt. Khách đến đông vào thời điểm mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 9) và ít về mùa đông (từ tháng 1,2,3 và tháng 10,11 và tháng 12). Nguyên nhân của việc này là do du lịch Cát Bà là du lịch sinh thái tắm biển nên du khách đến Cát Bà đông vào mùa hè chủ yếu là khách trong nước đến để du lịch nghỉ mát và tắm biển vào mùa hè. Do đó, khiến lượng khách du lịch đến Cát Bà tăng cao vào các tháng mùa hè. Vào mùa đông khách du lịch trong nước ít đi du lịch, do thời tiết lạnh, song đây lại là thời điểm khách du lịch quốc tế đến Cát Bà đông hơn cả. Do đó, việc thu hút khách du lịch Quốc tế đến với Cát Bà chính là giải pháp cho hoạt động du lịch vào mùa đông của du lịch Cát Bà.

Bảng 2.10: Thống kê tổng số lượng khách trong nước qua các tháng giai đoạn 2009 - 2015

*ĐVT: lượt khách


Năm

Số kháchdu lịchqua từngtháng

Tổng

cộng

Th.1

Th.2

Th.3

Th.4

Th.5

Th.6

Th.7

Th.8

Th.9

Th.10

Th.11

Th.12

2009

12.000

9.000

13.000

55.000

89.000

187.800

170.000

90.000

50.000

10.000

15.000

18.000

718.800

2011

10.000

12.000

12.000

33.000

103.000

230.500

237.000

141.500

39.500

500

1.200

2.800

823.000

2013

8.000

8.000

11.000

53.000

124.000

169.500

258.800

131.500

90.300

11.500

11.800

15.600

893.000

2014

10.500

17.500

9.500

45.300

143.200

217.300

291.600

133.500

96.200

17.500

14.100

18.300

1.014.500

2015

12.200

17.700

10.200

63.300

163.200

236.500

305.700

63.700

68.300

18.500

12.600

11.700

983.600

Tổng cộng


52.700


64.200


55.700


249.600


622.400


1.041.600


1.263.100


560.200


344.300


58.000


54.700


66.400


4.432.900

Tỷlệ%

1,19%

1,45%

1,26%

5,63%

14,04%

23,50%

28,50%

12,64%

7,54%

1,30%

1,23%

1,50%

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng - 10

* Nguồn: Phòng Văn hóa TTTT và Du lịch huyện Cát Hải




số lượng

khách trong nước qua từng tháng



1,400,000

1,200,000

1,000,000

800,000

600,000

400,000

200,000

0

Th.1 Th.3 Th.5 Th.7 Th.9 Th.11

Hình 2.8 .Đồ thị biểu diễn lượng khách du lịch trong nước đến Cát Bà qua các tháng giai đoạn 2009 - 2015


Giao thông đi lại khó khăn, chi phí cho các nhu cầu cơ bản khi đến du lịch Cát Bà đắt hơn so với các trung tâm du lịch trong khu vực. Giao thông là vấn đề bất lợi và hạn chế của du lịch Cát Bà. Hiện nay, khách du dến Cát Bà chủ yếu đi bằng 3 tuyến đường chính.

Một là, tuyến đường bộ Đình Vũ - Cát Hải - Cát Bà, đi qua tuyến phà là tuyến phà Đình Vũ - Ninh Tiếp và Bến Gót - Cái Viềng. Chiều dài hành trình từ trung tâm thành phố đến Cát Bà khoảng 55 km; Tổng thời gian đi từ trung tâm thành phố Hải Phòng đến Cát Bà khoảng 03 giờ.

Hai là, Tuyến Phà Tuần Châu - Gia Luận - Cát Bà. Chiều dài hành trình khoảng 30 km; thời gian hành trình 02h.

Ba là, Tuyến đường Thủy từ Bến Bính đi Cát Bà bằng tàu cao tốc; chiều dài hành trình khoảng 41 km; thời gian hành trình khoảng 01 giờ.

Việc di chuyển từ trung tâm thành phố đến Cát Bà hoặc từ Tuần Châu (Hạ Long) về đến Cát Bà dù tuyến đường không dài song thời gian hành trình tốn nhiều

thời gian. Mặt khác, vào các mùa cao điểm du lịch các tháng hè, tình trạng quá tải khách thường xuyên xảy ra, nên các doanh nghiệp và các đơn vị kinh doanh vận tải không đáp ứng yêu cầu đi lại của nhân, nhất là hai việc di chuyển bằng đường bộ tuyến Cát Bà - Cát Hải - Hải Phòng qua hai phà Đình Vũ - Ninh Tiếp và Bến Gót - Cái Viềng và Tuyến đường Cát Bà - Tuần Châu qua phà Gia Luận - Tuần Châu. Vào những ngày cao điểm khách đi đường bộ qua hai tuyến phà phà Đình Vũ - Ninh Tiếp và Bến Gót - Cái Viềng và Tuyến đường Cát Bà - Tuần Châu thường phải đợi phà từ 1 đến 4 giờ nên gây tâm lý bức xúc và phản cảm cho khách du lịch.

Mặt khác cước phí giao thông đi Cát Bà so với một số trung tâm du lịch khác đắt hơn 2 lần. Theo số liệu điều tra chi tiêu khách du lịch năm 2012 của Chi Cục Thống kê huyện Cát Hải, mức cước phí trung bình cho một khách du lịch đến Cát Bà tính từ thành phố Hải Phòng là 262.000 đồng cho cả 2 chiều. Nếu tính cho giá thực tế năm 2013 ta được như sau:

Chi phí cước phí giao trung bình năm 2013 cho khách du lịch = Chi phí cước phí năm 2012 + Chi phí cước phí năm 2012 x chỉ số CPI 2013.

= 262.000 + 262.000 x 6,04% = 278.000 đồng/2 lượt = 139.000 đồng.

Qua khảo sát thực tế giá vé phương tiện vận chuyển hành khách tuyến Cát Bà

- Hải Phòng cho thấy giá vé thấp nhất là 130.000đ/người/lượt và giá vé cao nhất 220.000đ/người/lượt. Ngoài ra, khi khách du lịch đến Cát Bà họ muốn di chuyển trong nội bộ đảo Cát Bà khi đi tham quan du lịch họ phải chi thêm tiền mua vé xe buýt hoặc đi xe ôm. Do đó khiến chi phí cho việc đi lại đến Cát Bà cũng tăng cao hơn so với nhiều trung tâm du lịch khác trong khu vực.

Bảng 2.11: Bảng giá vé tàu, xe tuyến Cát Bà - Hải Phòng và ngược lại


Số

TT

Công ty kinh doanh vận

chuyển hành khách

Giá vé/

người/ lượt

Hình thức vận

chuyển

Thời gian hành

trình


1

Công ty Cổ phần vận tải và du lịch Cát Bà


130.000đ

Liên vận Xe ô tô

- Tàu - Xe ô tô


02 giờ 15 phút

2

Công ty cổ phần Phát triển

Hải Phòng

150.000đ

Liên vận Tàu -

Xe ô tô

02 giờ 00 phút

Công ty Cổ phần Vận Tải và

Du lịch Hải Phòng

200.000đ

Tàu tốc hành

01 giờ 00 phút

4

Công ty Cổ phần khu du

lịch đảo Cát Bà

220.000đ

Tàu tốc hành

50 phút

3

*Nguồn: Tác giả

Nếu so sánh từ thời gian hành trình và chi phí từ Hà Nội đi đến một số trung tâm du lịch khu vực miền Bắc và đến Cát Bà cho ta thấy rõ vấn đề giao thông đã và đang là vấn đề thách thức của du lịch Cát Bà. Với khoản cách là 150 km từ Hà Nội đi Cát Bà, thời gian hành trình là 5 giờ, dài gấp 1,66 lần so với thời gian đi Hạ Long - Quảng Ninh và 2,5 lần thời gian đi Tràng An - Ninh Bình. Cước phí giao thông từ Hà Nội đi Cát Bà bình quân mất 209.000 đồng, đắt gấp 2 lần cước phí đi thành phố Hạ Long và Khu du lịch Trang An - Ninh Bình.

Bảng 2.12: Bảng so sáng độ dài, chi phí và thời gian hành trình từ Hà Nội đi một số điểm trung tâm du lịch và Cát Bà

Tuyến giao thông

Độ dài

Thời gian hành trình

trung bình

Cước phí

HN - HP - Cát Bà

150 km

5 giờ

209.000

HP - TP Hạ Long

150 km

3 giờ

100.000đ

HN - Khu du lịch Tràng An - Ninh Bình

100km

2 giờ

100.000đ

*Nguồn: Tác giả


+ Chí phí Giao thông Hà Nội - Cát Bà = Chí phí tuyến HN - HP + Chi phí HP - Cát Bà = 70.000 + 139.000 = 209.000 đ.

Cước phí giao thông đến Cát Bà đắt gấp 2 lần so với đi Hạ Long, Quảng Ninh và Tràng An - Ninh Bình khiến chi phí chi cho nhu cầu cơ bản của khách du lịch khi đi Cát Bà tăng cao hơn khi đến tham quan các Trung tâm du lịch trong khu vực miền Bắc.

2.3.2.4. Chính sách phát triển du lịch bền vững Khu du lịch Cát Bà được dự báo được những hệ lụy về xã hội và môi trường khi đẩy nhanh tốc độ phát triển du lịch.

Việc phát triển du lịch tại Quần đảo Cát Bà khiến khoảng cách giàu nghèo trong giai tầng dân cư ngày càng gia tăng. Những người được hưởng lợi ích từ du lịch có điều kiện phát triển và trở nên giàu có, khiến khoảng cách về thu nhập của người hưởng lợi ích từ du lịch và những người lao động không được hưởng lợi ích từ lao động gia tăng. Mặt khác, do tác động của du lịch nên giá cả hàng hóa dịch vụ tăng cao trong mùa du lịch, khiến những người lao động hưởng lương (công chức, viên chức, người lao động ...) và một bộ phận nông dân, ngư dân phải chịu tác động của việc tăng giá hàng hóa dịch vụ tiêu dùng. Do đó, dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ về mâu thuẫn xã hội, gây mất ổn định giữa những người hưởng lợi từ du lịch và những người lao động, người hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Đây là yếu tố đe dọa đến việc phát triển bền vững xã hôi của du lịch Cát Bà.

Mặt khác, ô nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm môi trường trên biên trên các vịnh thuộc Quần đảo Cát Bà là rất đáng quan ngại, đe dọa đến sự phát triển bền vững của huyện.

2.3.3. Cơ hội

Quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 2004. Năm 2013, Quần đảo Cát Bà được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt - Danh lam thắng cảnh Quần đảo Cát Bà, Quần đảo Cát Bà có phần lớn diện tích là Vườn Quốc Gia, Khu bảo tồn biển. Những danh hiệu này là công cụ hữu hiệu để quảng bá du lịch Cát Bà đến với du khách trong nước và quốc tế.

Phát triển du lịch Cát Bà bền vững nhận được sự quan tâm đầu tư, ủng hộ lớn của các tổ chức quốc tế, Chính phủ, TP Hải Phòng. Nhiều dự án đầu tư đã và đang được triển khai đầu tư trên địa bàn đảo Cát Bà.

Quần đảo Cát Bà có vị trí thuận lợi nằm trong tam giác tăng trưởng năng động nhất khu vực miền Bắc là Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Quần đảo Cát Bà có vị trí liền kề với hai trung tâm du lịch Đồ Sơn và Hạ Long, đặc biệt là nằm kề vịnh Hạ Long - Di sản thiên nhiên thế giới, một thương hiệu du lịch mạnh đã được được đông đảo du khách trong nước và Quốc tế biết đến. Đây là điều kiện để thuận lợi để liên kết du lịch và thu hút khách du lịch theo “dòng chảy” khách du lịch giữa các trung tâm du lịch.

2.3.4. Thách thức

- Du lịch Cát Bà phát triển tự phát, thiếu các quy hoạch quản lý ngành và quy hoạch không gian đô thị, do đó, việc phát triển đô thị du lịch thiếu mỹ quan, không tương xứng với định hướng là trung tâm du lịch sinh thái của cả nước và quốc tế. Do đó dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về du lịch và bảo vệ tài nguyên môi trường.

- Chưa xây dựng được chiến lược phát triển du lịch qua từng giai đoạn, dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Do đó chưa có giải pháp phát triển cho du lịch được hiệu quả.

- Hoạt động quảng bá du lịch không có tính kế hoạch, còn mang tính cục bộ. Các cơ quan chức năng chưa làm tốt công tác phổ biến thông tin du lịch và quảng bá tài nguyên du lịch tịch tại chỗ, trực quan. Du khách chưa được tư vấn kịp thời và cung cấp đầy đủ về thông tin du lịch.

- Du lịch Cát Bà còn mang nặng tính thời vụ, do đó dẫn đến lãnh phí nguồn lực đầu tư xã hội. Các khách sạn, nhà nghỉ và các cơ sở du lịch chỉ hoạt động chủ yếu và mùa hè, và hoạt động cầm chừng vào mùa đông, do đó, dẫn đến lãng phí về cơ sở vật chất của cơ sở kinh doanh du lịch do không có thu nhập vào mùa đông nhưng chi phí bảo dưỡng, khấu hao, nhất là hao mòn vô hình về cơ sở vật chất vẫn tiếp diễn. Giao thông đi lại cách trở, khó khăn.

- Cơ chế phân chia lợi ích từ du lịch giữa các doanh nghiệp, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương còn bất cập, do đó không động viên, khuyến khích cộng đồng dân cư, nhất là cộng đồng dân cư các xã, thị trấn sinh sống ở vùng đệm Vườn Quốc gia tích cực tham gia bảo vệ môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Tình trạng săn bắt chim, thú, khai thác gỗ chưa được khắc phục triệt để. Phần lớn cư dân sinh sống tại các xã vùng đệm của Vườn Quốc gia Cát Bà chưa được hưởng lợi ích trực tiếp từ hoạt động du lịch.

- Du lịch Cát Bà chịu sự cạnh tranh trực tiếp của du lịch Hạ Long.

- Quần đảo Cát Bà chịu ảnh hưởng sâu sắc của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và bão và triều cường. Mùa du lịch Cát Bà vào mùa hè, nhưng mùa hè cũng là

mùa của Bão, nếu bão xảy ra nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc thu hút khách du lịch đến với Cát Bà.

- Biến đổi và suy thoái tài nguyên môi trường biển do tác động của các dự án đầu tư ở khu vực quần đảo Cát Bà, nhất là sự tác động do việc xây dựng dự án Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng.

2.3.5. Nguyên nhân của điểm yếu

2.3.5.1. Nguyên nhân chủ quan

- Nhận thức của xã hội đối với vai trò phát triển du lịch nói chung và phát triển du lịch bền vững nói riêng còn hạn chế, quản lý nhà nước về du lịch còn thụ động, thiếu chuyên nghiệp.

- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với ngành du lịch thiếu tính ổn định, chưa phát huy hiệu lực, hiệu quả; quản lý liên ngành, liên vùng còn hạn chế. Không có tổ chức quản lý du lịch ở cấp huyện, dẫn đến sự thiếu hụt về thông tin quản lý và các biện pháp cần thiết để thực hiện quản lý nhà nước.

Sự phối hợp các ngành, các cấp chưa được thường xuyên trong việc quản lý các hoạt động xung quanh và trong các khu, điểm tham quan du lịch, nên nhiều hoạt động dịch vụ tự phát gay mất trật tự, mỹ quan, không phù hợp theo quy hoạch phát triển du lịch.

- Trình độ năng lực cán bộ quản lý, điều hành tour còn hạn chế, chưa tạo được nhiều thiện cảm đối với du khách trong và ngoài nước đến với Cát Bà.

2.3.5.2. Nguyên nhân khách quan

Ngành Du lịch chịu tác động tiêu cực của những bất ổn chính trị, xung đột, khủng bố, dịch bệnh, thiên tai, khủng hoảng kinh tế- tài chính của các quốc gia trong khu vực và các thị trường truyền thống.

Sự cạnh tranh giữa các địa phương có sự tương đồng về nguồn tài nguyên và loại hình du lịch đã ảnh hưởng trực tiếp đến các dòng khách truyền thống của Cát Bà. Các sản du lịch còn trùng lắp với các địa phương trong vùng, chưa thực hiện các giải pháp để đa dạng hóa sản phẩm tạo sản phẩm đặc thù riệng biệt, thị trường còn hạn hẹp. Đầu tư còn giới hạn và trình độ năng lực của nguồn nhân lực chưa đáp ứng kịp yêu cầu đổi mới, phát triển ngành.

Môi trường ô nhiễm, giá cả không được quản lý… cũng tác động tới du lịch Cát Bà.

Tiềm năng du lịch khá phong phú, nhưng vốn đầu tư khai thác thiếu, biện pháp huy động vốn, kêu gọi đầu tư chưa kịp thời để động viên mọi nguồn vốn, mọi thành phần kinh tế tham gia.

Công tác xúc tiến du lịch chưa được đẩy mạnh, chưa đi vào chiều sâu và chưa nhắm đến các thị trường mục tiêu. Chưa phối hợp các tổ chức cũng như cung cấp thông tin cần thiết hỗ trợ các doanh nghiệp tìm biện pháp đẩy mạnh thực hiện trực tiếp kinh doanh lữ hành quốc tế, nên dù lượng khách tăng cao mà hiệu quả không cao.

Tiểu kết chương 2

Qua những nội dung đã nghiên cứu ở chương 2 và căn cứ vào thực trạng chính sách phát triển du lịch bền vững Khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng, có thể đưa ra một số kết luận sau:

- Việc phát triển du lịch bền vững ở Khu du lịch Cát Bà trong những năm gần đây đã có những đóng góp tích cực về mặt kinh tế, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương.

- Tuy nhiên sự phát triển du lịch một cách mạnh mẽ cũng gây ra những tác động tiêu cực tới tài nguyên, môi trường và đời sống xã hội của người dân địa phương, phát triển du lịch chưa đi cùng với bảo vệ môi trường. Đó là dấu hiệu của phát triển du lịch chưa bền vững.

Đây là cơ sở để tác giả nghiên cứu và tìm ra các cách thức và giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phát triển du lịch bền vững Khu du lịch Cát Bà trong tương lai.

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 09/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí