Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng - 12

thành trung tâm du lịch có hệ thống giao thông công cộng hiện đại, tạo cho Cát Bà một không gian giao thông khác biệt, một hòn đảo du lịch sinh thái không có tiếng còi xe ô tô, không sử dụng phương tiện giao thông tư nhân trên các tuyến du lịch.

Mọi phương tiện tư nhân đến Cát Bà sẽ được để lại bãi xe đầu mối khu vực Bến Gót, đảo Cát Hải và bãi xe đảo Tuần Châu; khách du lịch sau khi lên đảo Cát Bà sẽ sử dụng hệ thống se buýt công cộng thân thiện với môi trường trên đảo Cát Bà.

- Tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp, nhà đầu tư xây dựng các khách sạn, các khu nghỉ dưỡng cao cấp, các khu vui chơi giải trí. Phấn đấu đến năm 2015 có 420 buồng nghỉ đạt tiêu chuẩn từ 4 đến 5 sao. Đến năm 2020, du lịch Cát Bà có có 750 buồng nghỉ đạt tiêu chuẩn từ 4 đến 5 sao. Ưu tiên xây dựng các trung tâm nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe kết hợp du lịch, trung tâm thương mại... Phát triển đội tàu du lịch theo hướng nâng cao chất lượng, dịch vụ.

- Đầu tư tôn tạo các điểm di tích lịch sử văn hóa, các khu di chỉ khảo cổ học thành một điểm đến du lịch. Xây dựng Nhà văn hóa và Thông tin huyện Cát Hải để trưng bày, giới thiệu về lịch sử phát triển, văn hóa bản địa và tài nguyên thiên nhiên, điểm đến du lịch huyện Cát Hải. Đầu tư xây dựng nhà văn hóa các xã phát triển du lịch công đồng theo hướng kết hợp giữa công năng sử dụng hoạt động văn hóa địa phương và bảo tàng giới thiệu lịch sử, phong tục, tập quán, văn hoa bản địa của cư dân và tài nguyên du lịch. Xây dựng Nhà văn hóa và Trung tâm thông tin huyện Cát Hải và Nhà văn hóa các xã trở thành một điểm tham quan trong các tour du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Việc xây dựng và sắp đặt, giới thiệu trong các nhà văn hóa cần nghiên cứu thấu đáo, thực hiện nghiêm túc và thuê đơn vị tư vấn, các họa sỹ để thực hiện.

- Khi cấp phép các dự án đầu tư trên địa bàn khu vực Cát Bà, chính quyền thành phố và của huyện Cát Hải cần tính tới việc giành diện tích đất cho đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi và sinh hoạt cộng đồng, công viên, sân vận động, quảng trường, nơi sinh hoạt tập thể của cộng đồng.

3.3.5. Đào tạo nguồn nhân lực

Căn cứ bảng phân tích thực trạng lao động du lịch Cát Bà có thể nói, đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch Cát Bà là một yêu cầu đòi hỏi thiết thực, cấp bách. Để

89

đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch, cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng lao động của du lịch Cát Bà, cụ thể như sau:

- Lựa chọn cán bộ có năng lực cử đi tham gia đào tạo chuyên sâu về du lịch; xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý du lịch có phẩm chất và năng lực, có tư duy hệ thống, có cách tiếp cận với những ý tưởng mới, sáng tạo và có tâm huyết, trách nhiệm, đủ sức tham mưu cho lãnh đạo chính quyền địa phương thực hiện một cách hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

- Tổ chức điều tra nhu cầu lao động trong ngành du lịch. Phối hợp với các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch (lễ tân, buồng, bàn, nấu ăn), ngoại ngữ cho đội ngũ lao động trong ngành du lịch tại Cát Bà, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch Cát Bà.

- Mở các lớp dạy về kỹ năng, nghiệp vụ du lịch cho những người dân trực tiếp tham gia làm du lịch cộng đồng.

Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng - 12

- Ưu tiên cho đào tạo hướng dẫn viên và diễn giải viên du lịch, chú trọng đào tạo hướng dẫn viên, diễn giải viên là người dân bản địa; nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp của đội ngũ hướng dẫn viên, diễn giải viên. Đào tạo diễn giải viên là yêu cầu bắt buộc đối với việc phát triển du lịch sinh thái và du lịch xanh...

- Tổ chức các cuộc thi về tay nghề, nghiệp vụ du lịch như đầu bếp giỏi, lễ tân giỏi, bartender giỏi...để qua đó khuyến khích lực lượng lao động tự học tập, sáng tạo, nâng cao tay nghề, nghiệp vụ du lịch. Khuyến khích các doanh nghiệp tự đào tạo và liên kết đào tạo tay nghề, nghiệp vụ về du lịch.

- Yêu cầu các doanh nghiệp khi tuyển dụng lao động làm việc trong ngành du lịch bắt buộc phải qua đào tạo về nghiệp vụ du lịch.

3.3.6. Tăng cường liên kết du lịch và phát triển sản phẩm du lịch Cát Bà

Do du lịch là hoạt động có tính chất liên vùng và xã hội hóa cao, do đó phát triển du lịch đòi hỏi phải đẩy mạnh các hoạt động liên kết. Đối với du lịch Cát Bà một yêu cầu có tính bắt buộc là phải đẩy mạnh các hoạt động liên kết với các trung tâm du lịch Hạ Long, Vân Đồn, Đồ Sơn... trong việc khai thác tài nguyên, bảo tồn và quảng lý tài nguyên du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch, xúc tiến quảng bá điểm

đến, đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp các dịch vụ giao thông vận tải, nghỉ dưỡng. Đồng thời, liên kết với các công ty lữ hành, doanh nghiệp trong và ngoài nước trong việc xúc tiến quảng bá, phát triển sản phẩm du lịch và tổ chức các tour, tuyến du lịch.

Đẩy mạnh các hoạt động liên kết trong việc thu hút khách du lịch đến với Cát Bà. Bản thân các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch, các cơ quan chức năng xúc tiến du lịch Cát Bà cần đẩy mạnh các hoạt động tiên kết và tạo mối quan hệ gắn bó với các doanh nghiệp lữ hành ở Hải Phòng, Hà Nội, Hạ Long và Đồ Sơn trong việc marketing, thu hút khách du lịch và tổ chức các tour du lịch liên kết đến với Cát Bà cũng như các trung tâm du lịch trong khu vực liên kết.

Đề nghị Tổng cục Du lịch hỗ trợ, giúp đỡ địa phương trong việc tổ chức các hoạt động xúc tiến, liên kết, thu hút khách du lịch quốc tế bằng các hình thức như: tổ chức các hội nghị các doanh nghiệp Lữ hành, đăng cai giới thiệu và mời các công ty lữ hành quốc tế ở các thị trường truyền thống đến khảo sát, tham quan tại Cát Bà.


Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về chính sách phát triển du lịch bền vững và đánh giá thực trạng thực hiện chính sách tại Khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng, tác giả đã xây dựng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách này trong tương lai tại địa bàn nghiên cứu. Có rất nhiều biện pháp được tác giả nghiên cứu và xây dựng như:

- Xây dựng chính sách phát triển du lịch bền vững Khu du lịch Cát Bà cần đặt trong mối quan hệ với Quy hoạch du lịch Cát Bà và các quy hoạch ngành liên quan theo mục tiêu bền vững

- Cần nhấn mạnh tới công tác tuyên truyền, quảng bá, các hoạt động xúc tiến du lịch

- Cần tập trung hơn vào các giải pháp nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường tự nhiên

- Đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật

- Đào tạo nguồn nhân lực

- Tăng cường liên kết du lịch và phát triển sản phẩm du lịch Cát Bà

Để phát triển du lịch bền vững tại Khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng thông qua xây dựng chính sách có hiệu quả, các biện pháp này cần được thực hiện đồng bộ, có sự tham gia của các bên có liên quan.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Quần đảo Cát Bà có diện tích tự nhiên là 33.670 ha, bao gồm 13.478 ha đất tự nhiên và 20.192 ha mặt biển. Quần đảo Cát bà có 388 hòn đảo, lớn nhỏ, trong đó có đảo lớn nhất là đảo Cát Bà. Quần đảo Cát Bà có những giá trị đặc biệt về tài nguyên du lịch sinh thái như: hệ sinh thái biển, rừng nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn, hệ thống hang động núi đá vôi...được đánh giá là nơi hội tụ đầy đủ các hệ sinh thái tiêu biểu của Việt Nam. Ngoài ra, Quần đảo Cát Bà là nơi lưu giữ nhiều di chỉ khảo cổ học có giá trị, tiêu biểu nhất là di chỉ Cái Bèo.

Ngày nay, Cát Bà đã và đang được đông đảo du khách và bạn bè trong nước và quốc tế biết đến là quần đảo có những giá trị đặc biệt về đa dạng sinh học, mỹ học, cấu trúc địa chất, địa mạo và di chỉ khảo cổ học, tạo lên hình ảnh Quần đảo Cát Bà là một trong những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn nhất của cả nước.

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, du lịch Cát Bà cũng đang phải đối diện với nhiều thách thức, tiềm ẩn nguy cơ tác động tiêu cực đến phát triển du lịch bền vững của du lịch Cát Bà. Nhận thức về điều đó, nên tác giả mạnh dạn nghiên cứu thực trạng du lịch Cát Bà giai đoạn 2009 – 2015 để xây dựng mục tiêu, phương hướng và đề ra giải pháp phát triển bền vững du lịch Cát Bà trong thời gian tới.

Trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ thì khả năng tổng hợp, bao quát toàn diện những vấn đề mang tính vĩ mô liên quan đến phát triển du lịch bền vững Cát Bà chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết, song với tâm huyết của mình, tác giả mong muốn luận văn sẽ đóng góp nhất định vào việc phát triển bền vững du lịch Cát Bà.

Qua nghiên cứu đề tài luận văn này, tác giả xin đề nghị:

- Đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố thành lập Trung tâm Môi trường Quần đảo Cát Bà trực thuộc huyện Cát Hải để làm nhiệm vụ theo dõi, đánh giá, tổng hợp thông tin và tham mưu xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường về tài nguyên thiên thiên và môi trường Quần đảo Cát Bà; đồng thời làm nhiệm vụ là đầu mối thống nhất tiếp nhận các dự án từ các các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước về bảo vệ môi trường; thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, tổ chức các hoạt động truyền thông môi trường và tổ giáo dục môi trường cho các trường học trong và ngoài huyện Cát Hải đến học tập, tìm hiểu về môi trường.

- Thành lập Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Cát Bà theo Quyết định số 742/QĐ-TTg của Thủ tướng Phính phủ.

- Đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố, huyện Cát Hải kiên quyết không giao đất cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các dự án du lịch nghỉ dưỡng trên các đảo, bãi cát nằm trong các vịnh Bến Bèo và vịnh Lan Hạ. Không đồng ý cho triển khai các dự án du lịch thuộc diện tích Vườn Quốc gia Cát Bà trên các đảo thuộc các Vịnh Bến Bèo và vịnh Lan Hạ. Có kế hoạch di dời các cơ sở kinh doanh lưu trú ra khỏi khu vực vịnh Bến Bèo, Vịnh Lan Hạ. Bởi việc đầu tư xây dựng các dự án nghỉ dưỡng trên các đảo nằm trong các vịnh Lan Hạ làm phá vỡ cảnh quan môi trường vịnh Lan Hạ, ảnh hưởng đến môi trường do các cơ sở lưu trú trên xả xuống biển; các cơ sở này không đảm bảo các yêu cầu về an toàn, y tế cho du khách. Mặt khác, các cơ quan chức năng khó kiểm soát hoạt động của các tổ chức và cá nhân do địa bàn cách trở, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an ninh trật tự và đe dọa trực tiếp đến yêu cầu phát triển bền vững của du lịch Cát Bà.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ


1. Phát triển du lịch bền vững tại Khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng, Nội san Khoa Hành chính học, tháng 3/2017

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1996), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Hà Nội.

2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2007), Nghị quyết số 09/NQ-TƯ ngày 9/2/2007 của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Hà Nội.

3. Ban thường vụ Thành ủy Hải Phòng, Thông báo số 82- TB/TU ngày 04/8/2012 sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết 09 – NQ/TU ngày 22/11/2006 của Ban thường vụ Thành ủy về phát triển du lịch Hải Phòng giai đoạn 2006

– 2010 định hướng đến 2020, Hải Phòng.

4. Ban thường vụ Thành ủy Hải Phòng, Nghị Quyết số 09-NQ/TU ngày 22/11/2016 của Ban thường vụ Thành ủy về phát triển du lịch Hải Phòng giai đoạn 2006 – 2010 định hướng đến năm 2020, Hải Phòng.

5. Câu lạc bộ hưu trí du lịch Thành phố Hải Phòng(2005), 50 năm du lịch hải Phòng, NXB Hải Phòng, Hải Phòng.

6. Chính phủ, Nghị định 92/2007/NĐ-CP ngày 1/6/2007 của Chính phủ về việc hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều tại Luật Du lịch, Hà Nội.

7. Cục xúc tiến Việt Nam(2002), Sản phẩm và làng nghề Việt Nam, Hà Nội.

8. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa, Giáo trình Kinh tế du lịch, Trường Đại học Kinh tế quốc dân 2008, Hà Nội.

9. Nguyễn Hữu Hải (chủ biên), Giáo trình Hoạch định và phân tích chính sách công, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2008.

10. Hội đồng lịch sử Thành phố Hải Phòng (1990), Địa chí Hải Phòng-tập 1, Sở Văn hóa thông tin Hải Phòng, Hải Phòng.

11. Hội đồng lịch sử Thành phỗ Hải Phòng (1993), Lược khảo đường phố Hải Phòng, NXB Hải Phòng, Hải Phòng.

12. Trần Ngọc Hương, Phát triển du lịch ở Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị, 2012.

13. Phạm Trung Lương (chủ biên), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục 2000, Hà Nội.

14. Lê Chi Mai, Những vấn đề cơ bản về chính sách và qui trình chính sách, NXB Đại học Quốc gia, thành phố Hồ Chí Minh, 2001.

15. Phạm Thị Khánh Ngọc, Du lịch Hải Phòng- Thực trạng, phương hướng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế của, 1999.

16. Quốc hội, Hiến pháp 2013.

17. Quốc hội, Luật Du lịch (44/2005/QH11 ngày 15/6/2005).

18. Trần Đức Thanh (2005), Nhập môn khoa học du lịch , NXB ĐHQG, Hà Nội

19. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

20. Hồ Thị Kim Thoa, đề tài NCKH cấp Bộ “Tổng quan hệ thống chính sách phát triển du lịch Việt Nam”, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch 2014, Hà Nội.

21. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 2163/QĐ-TTg ngày 30/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “ Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng Bằng số Hồng và Duyên hải Đông Bắc đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030”.

22. Trần Mạnh Thường(2005), Việt Nam Văn hóa & Du lịch, NXB Thông tấn, Hà Nội.

23. Tạ Duy Trinh, Du Lịch Hải Phòng (Guide book), NXB Hải Phòng, Hải Phòng 2001.

24. Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, Báo cáo số 239/BC –UBND ngày 06/11/2015 Báo cáo tiềm năng du lịch và định hướng phát triển du lịch của thành phố Hải Phòng, Hải Phòng.

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 09/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí