Thành Lập Các Tổ Chức Hỗ Trợ Và Hiệp Hội Các Sme


quốc doanh năm 2002 đạt 103,65% kế hoạch và tăng 13% so với năm 2001. Quý I/2003, số thu từ SME chiếm 11% tổng số thu[6.18].

Là một cách đầu tư gián tiếp của Nhà nước. Thay vì phải đầu tư trực tiếp để thành lập các doanh nghiệp Nhà nước( như mô hình kinh tế hiện vật trước đây ở Việt Nam) Nhà nước có thể đầu tư gián tiếp thông qua việc hỗ trợ cho các SME với số lượng lớn trong nền kinh tế.

Tăng hiệu quả của việc đầu tư sản xuất. Thông qua các chính sách phát triển SME Nhà nước vừa huy động được mọi tiềm năng sáng tạo và tiềm lực trong dân, vừa thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước.

Góp phần giải quyết những vấn đề xã hội. Khi các chính sách hỗ trợ SME có hiệu quả thì các vấn đề như thất nghiệp sẽ giảm. Bởi lẽ, khi các SME phát triển sẽ tạo nhiều việc làm. Điều này rất hiệu quả với nguồn vốn hạn hẹp của Nhà nước( thay vì thành lập các doanh nghiệp mới Nhà nước, thì với số vốn đó có thể hỗ trợ cho rất nhiều doanh nghiệp đã sẵn có).

Định hướng phát triển các SME. Thông qua các chính sách, Nhà nước có thể điều tiết khá dễ dàng sự phát triển của các SME. Đối với những ngành cần phát triển đầu tư, Nhà nước tạo nhiều ưu đãi và thuận lợi cho các SME. Ngược lại, những ngành, vùng cần thu hẹp thì Nhà nước cũng có thể hạn chế sự tham gia của các SME.

Như vậy, các chính sách phát triển SME là rất cần thiết. Theo kết quả một cuộc điều tra tại Việt Nam năm 1995, các chuyên gia đánh giá cao vai trò của việc hỗ trợ SME: 100% số người được hỏi ý kiến đều cho rằng cần hỗ trợ SME, trong đó 64,4% ý kiến nói rằng rất cần hỗ trợ doanh nghiệp này[1.71].

Qua chương I, chúng ta có thể thấy rõ các SME đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, đặc biệt là trong nền kinh tế Nhật. Ngoài ra, chúng ta cũng thấy chính sách hỗ trợ loại hình doanh nghiệp này là rất cần thiết. Các nước trên thế giới đã có nhiều chính sách khác nhau để hỗ trợ sự phát triển của các SME . Vậy Nhật đã có những chính sách hỗ trợ SME như thế nào để có thể phát huy hiệu quả nhất tiềm năng của các SME? Chương II sẽ cho chúng ta câu trả lời.


CHƯƠNG II‌‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NHẬT

Các SME ở Nhật đã phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Đó là do chính phủ Nhật đã có nhiều chính sách hỗ trợ, phát huy hiệu quả tiềm năng của loại hình doanh nghiệp này. Trong mỗi giai đoạn phát triển của nền kinh tế chính phủ Nhật đều đưa ra những chính sách phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế giai đoạn ấy. Đây chính là nội dung được đề cập đến trong chương II.

Chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của nhật và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam - 5

I. TRƯỚC NĂM 1954


1. Từ năm 1945 trở về trước

Là một nước bao gồm nhiều đảo nhỏ trong vùng gió mùa châu Á, nơi cây lúa là cây lương thực phổ biến, nền kinh tế Nhật từ lâu dựa vào nông nghiệp và ngư nghiệp. Gắn liền với nó là nền sản xuất gia dụng quy mô nhỏ, ngành lưu thông và nghề trồng lúa dựa vào lao động của các gia đình. Đây chính là cơ sở cho sự ra đời của các SME sau này.

Trong thời kỳ đầu để có được một số vốn nhỏ và công nghệ tiên tiến để thực hiện kinh doanh và lập các xưởng thủ công là hết sức khó khăn. Hơn nữa, nhà nước phong kiến Nhật Bản chưa có sự quan tâm đúng mức, cũng như chưa có các chính sách và biện pháp thích đáng cho sự phát triển của các SME. Do vậy, các SME trong giai đoạn này chỉ là những xưởng thủ công nhỏ, những hộ kinh doanh gia đình. Phải đến nửa đầu thời Minh Trị, cùng với nhiều cải cách, chính sách phát triển công nghiệp và ngoại thương, hoạt động của các thương nhân tăng lên mạnh mẽ. Trong thời gian này, nhiều ngân hàng nhỏ ra đời và việc vay mượn trở nên phổ biến. Do vậy, nguồn vốn cung cấp cho các hoạt động sản xuất kinh doanh tăng dần lên. Từ đó các SME mới có được sự hỗ trợ về vốn, bắt đầu hình thành và bước vào hoạt động kinh doanh mạnh mẽ.


Tuy nhiên khi chiến tranh nổ ra năm 1945, chính phủ đã tiến hành tổ chức lại kinh doanh, thanh toán các cơ sở kinh doanh nhỏ để thu hút sức lao động của họ vào ngành sản xuất vũ khí, đạn dược. Như vậy, vào giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến tranh, đa số những cơ sở kinh doanh nhỏ không trực tiếp liên quan đến việc sản xuất vũ khí, đạn dược biến mất. Mặc dù vậy, sau khi Nhật Bản bị thua trận, các loại kinh doanh nhỏ lại nhanh chóng xuất hiện và tăng nhanh về số lượng.

Do vậy, chỉ khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, các SME mới thực sự được coi là loại hình xí nghiệp có tác dụng và vị trí quan trọng trong nền kinh tế Nhật.


2. Thời kỳ phục hồi kinh tế (1945 – 1954)

2.1. Đặc điểm nền kinh tế.

Một là nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn. Tháng 8 năm 1945, khi vừa bại trận, Nhật Bản bị tàn phá nặng nề về mọi mặt. Theo điều tra của cơ quan ổn định kinh tế sau chiến tranh thì tổng thiệt hại về vật chất lên tới 64,3 tỉ yên, bằng 2 lần tổng thu nhập quốc dân năm tài chính 1948-1949. Như vậy là toàn bộ của cải tích luỹ được trong mười năm 1935-1945 đã bị tiêu huỷ hoàn toàn.

Những vấn đề kinh tế, xã hội gay cấn nhất lúc này là: thất nghiệp, thiếu nguyên liệu và lương thực, lạm phát. Khoảng 4 triệu người thất nghiệp do ngừng hoạt động sản xuất quân sự, 7,6 triệu binh sĩ giải ngũ, 1,5 triệu người từ các thuộc địa hồi hương, nâng tổng số người không có việc làm lên tới 13,1 triệu. Nguồn năng lượng chính lúc bấy giờ là than và thuỷ điện giảm sút nghiêm trọng.Thêm vào đó, vụ lúa năm 1945 bị thất bát nặng, sản lượng chỉ còn 2/3 so với năm trung bình trước đó. Lạm phát nghiêm trọng bùng nổ từ giữa những năm 1945 kéo dài đến đầu năm 1949. Trong thời gian này, cuộc sống của người dân thành thị nói chung ở trong tình trạng thiếu thốn, phải bán dần tài sản để ăn, nền kinh tế hàng hoá hầu như mất tác dụng, thành thị có nhiều nơi diễn ra cảnh hàng đổi hàng, ở đây lúa gạo và quần áo trở thành đối tượng trao đổi chính. GDP hồi đó khoảng 11 tỷ đô la( năm 1950). Sản xuất công nghiệp nhỏ chỉ bằng 30% giá trị bình quân của năm 1934 – 1936 trước chiến tranh.[9.149]


Hai là Nhật Bản đã bị các lực lượng đồng minh, thực chất là quân đội Mỹ chiếm đóng. Chính phủ Nhật Bản vẫn được công nhận và tiếp tục cai trị đất nước. Quân đội chiếm đóng tuy chỉ điều khiển guồng máy hoạt động một cách gián tiếp nhưng lại thảo ra những văn kiện và các chính sách cải cách cơ bản ảnh hưởng đến chiều hướng phát triển kinh tế của Nhật Bản. Quân đồng minh chủ yếu là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ( GHQ : Bộ tổng tư lệnh các tư lệnh tối cao Liên hợp quốc = General Head Quarters ) trong thời gian này đã dùng chính sách kìm hãm trình độ phát triển kinh tế của Nhật Bản ở mức trước chiến tranh, tức là thời kì 1935 – 1937.

Nhưng năm 1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, chính sách của quân đồng minh buộc phải thay đổi. Bởi vì lúc đó quân đội Mỹ rất cần Nhật Bản làm căn cứ hậu cần, làm nơi an dưỡng của quân đội, nơi sửa chữa và bổ sung vũ khí đạn dược. Các căn cứ quân sự thời chiến tranh như Yokosuka, Kure đã được sử dụng vào mục đích trên. Đồng thời các nhu cầu đặc biệt của quân đồng minh (chủ yếu là quân Mỹ ) cũng đã tạo cơ hội cho Nhật Bản phục hồi kinh tế.

Ba là sự độc quyền của các zaibatsu. Đây là một đặc trưng của nền kinh tế Nhật lúc bấy giờ. Zaibatsu là những tập đoàn tư bản lớn thường là của một dòng họ. Những tập đoàn công ty gồm có Mitsui, Mitsubishi, Sumitomo, Yasuda,…chi phối công ty chính là một công ty cổ phần mẹ. Ví dụ Tổng công ty Mitsui do dòng họ Mitsui trước đây đã thâu tóm 39 công ty lớn như Mitsuibussan, Toyoreon, Mitsui bank, Mitsui seimei…Những zaibatsu này gần như thâu tóm hết toàn bộ nền kinh tế, độc quyền chi phối nền kinh tế Nhật trước chiến tranh. Điều này gây rất nhiều trở ngại cho sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn đã rất nhỏ bé và gặp nhiều khó khăn.

Bốn là vấn đề “giới hạn đồng đôla”. Trong thời gian này, Nhật Bản cần có ngoại tệ, tức là đôla để nhập nguyên liệu như bông, lông cừu, quặng sắt…và năng lượng như than đá, dầu mỏ. Nhưng những mặt hàng xuất khẩu chủ lực có thể thu được ngoại tệ lúc bấy giờ chỉ là hàng tạp hoá bình thường như bóng đèn trang trí, đài bán dẫn, đồ chơi…và hàng hoá phục vụ nhu cầu đặc biệt.

Trong điều kiện như vậy, nếu sản xuất mở rộng thì đương nhiên là sẽ thiếu đôla. Khi nhập nguyên nhiên liệu bằng đôla nhiều lên, nếu không có xuất khẩu để


thu lại khoản đôla tương ứng thì sẽ rơi vào tình trạng thiếu đôla. Khi thiếu đôla thì Ngân hàng Trung ương Nhật Bản thi hành chính sách thắt chặt tiền tệ nâng tỷ lệ lãi suất pháp định.

Biện pháp này đã hạn chế được nhu cầu trong nước, việc nhập nguyên nhiên liệu giảm, nhu cầu đôla cần cho việc nhập khẩu cũng ít đi. Vì vậy sẽ giải toả được vấn đề thiếu đôla, nhưng ngược lại nền kinh tế vì thế mà chững lại.

Do đó, trong giai đoạn này huy động sức người, sức của để tái thiết và phát triển là nỗ lực phi thường của chính phủ và nhân dân Nhật Bản. Giải pháp hữu hiệu, thực tế để chính phủ Nhật tính đến là nhanh chóng phục hồi các SME. Một mặt, việc khôi phục và phát triển loại hình doanh nghiệp này cho phép giải quyết nhiều nhu cầu cấp thiết đang đặt ra lúc đó, đặc biệt là hàng tiêu dùng. Trong điều kiện mà những ngành khai thác, chế tạo sau chiến tranh giảm xuống còn 1/10 so với trước chiến tranh thì hàng hoá của các SME sản xuất ra được tiêu thụ rất nhanh. Mặt khác, các SME ra đời cũng giải quyết một lượng lao động lớn đang thất nghiệp vào lúc đó. Trên các báo, người ta đã gọi các SME là “ Những con sư tử ngày”.

Tuy nhiên trong bối cảnh đó, các SME này phải đối mặt với nhiều khó khăn như thiếu vốn, nguyên nhiên liệu và sự độc quyền của các zaibatsu. Thêm vào đó, các SME càng khó khăn hơn do trình độ quản lý thấp, thiếu công nghệ và khả năng tài chính.

Do vậy, trong thời kỳ này, sự hỗ trợ của Chính phủ cho các SME là rất cần thiết. Các chính sách mà Chính phủ Nhật đưa ra không những nhằm tạo điều kiện thuận lợi các SME tiếp cận với nguồn vốn, nâng cao trình độ quản lý tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các SME mà còn phải đảm bảo sự cạnh tranh công bằng giữa các SME và các doanh nghiệp lớn.

2.2. Các biện pháp hỗ trợ SME

2.2.1. Thành lập các tổ chức hỗ trợ và hiệp hội các SME

Trong hoàn cảnh mà các SME phải đối mặt với rất nhiều khó khăn về vốn, nguyên nhiên liệu, công nghệ như vậy, biện pháp đầu tiên mà chính phủ Nhật đã áp dụng là thành lập ngay cơ quan chuyên trách về vấn đề này.


Cục doanh nghiệp vừa và nhỏ ( SMEA) thành lập năm 1948 là một cơ quan thuộc Bộ công thương Nhật (MITI), dưới sự hướng dẫn điều hành của GHQ. Nhiệm vụ chủ yếu của Cục doanh nghiệp vừa và nhỏ là triển khai các công việc hỗ trợ các SME. Cụ thể như: ra các chính sách về SME, hướng dẫn thực hiện, lên kế hoạch về vốn ngân sách hỗ trợ…Trên cơ sở đó, các cơ quan hành chính địa phương, các phòng thương mại và công nghiệp địa phương, và các tổ chức khác sẽ triển khai thực hiện. Cục này có các văn phòng tại các vùng, và xuống tận các quận, huyện.

Bên cạnh đó, chính phủ cũng khuyến khích thành lập các hiệp hội, các nhóm SME với mục đích là trong các hiệp hội này, các SME sẽ giúp đỡ nhau cùng khắc phục những điểm bất lợi của họ lúc bấy giờ là vốn, công nghệ, nguyên nhiên liệu. Năm 1948, nội các Nhật Bản đã đề ra “ những biện pháp quan trọng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ” mà theo đó, sẽ hình thành một hệ thống tiếp cận giữa các doanh nghiệp và Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì Hiệp hội này rập theo khuôn mẫu của Tổ chức kinh doanh nhỏ của Mỹ nên nó được thành lập như một phần của chính sách “ dân chủ hoá nền kinh tế”, mà trong đó những doanh nghiệp vừa và nhỏ độc lập đóng vai trò xoá bỏ tập trung quyền lực kinh tế và chống lại tình trạng độc quyền. Luật tổ chức hợp tác của các SME đã có hiệu lực vào năm 1949.

Tiếp đó, vào năm 1953, với sự ra đời của Luật về Phòng thương mại và công nghiệp, Phòng hỗ trợ SME thuộc Phòng thương mại và công nghiệp Nhật Bản đã trở thành tổ chức có chức năng hỗ trợ các SME một cách hiệu quả. Cơ quan này cung cấp cho các SME các thông tin về cơ hội kinh doanh, bao gồm các thông tin về thương mại quốc tế, đối tác đầu tư…Đồng thời tổ chức các hội thảo về đầu tư, xuất bản các bản tin giới thiệu các đối tác liên doanh và cung cấp dịch vụ tư vấn.

2.2.2. Ban hành Luật chống độc quyền.

Các SME trong giai đoạn này cũng gặp phải một khó khăn lớn là sự độc quyền của các zaibatsu. Thêm vào đó, một nguyên tắc nữa của nền kinh tế Nhật sau chiến tranh mà quân đồng minh thực hiện lúc bấy giờ là “dân chủ hoá nền kinh tế”. Chính sách đó gồm ba vấn đề chủ yếu là giải thể zaibatsu, cải cách ruộng đất và xây dựng tổ chức công đoàn. Trong đó đáng quan tâm là chính sách giải thể các zaibatsu.


Giải thể zaibatsu là biện pháp giải tán và giành quyền chi phối cổ phần của các zaibatsu.

Tháng 4 năm 1947 “Luật chống độc quyền và duy trì thương mại bình đẳng” được ban hành. Tiếp đó, tháng 12 năm 1947, “Luật thủ tiêu sự tập trung quá mức sức mạnh kinh tế” đã được ban hành. Luật này quy định là các công ty hiện đang nắm quyền kiểm soát thị trường bị buộc phải thu hẹp quy mô hoạt động. Trên cơ sở luật này, Uỷ ban giải quyết vấn đề công ty cổ phần đã nêu tên 325 công ty cần phải được phân chia ra thành những tổ chức nhỏ hơn vào tháng 2 năm 1948. Nhưng do việc xây dựng lại nền kinh tế Nhật đã trở nên cấp thiết, do sự phản đối quá mạnh mẽ đối với luật này cả trong và ngoài nước cùng với sự tiến triển của cuộc chiến tranh lạnh cho nên các nhà cầm quyền quân đội chiếm đóng Nhật Bản đã nới lỏng việc thực hiện Luật thủ tiêu sự tập trung quá mức sức mạnh kinh tế. Chỉ có 18 công ty đã thực sự bị phân chia thành các tổ chức nhỏ hơn. Sự ra đời của hai luật này, không chỉ thể hiện nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế Nhật sau chiến tranh mà còn ngăn chặn các zaibatsu phục hồi, thủ tiêu sự tập trung kinh tế . Chúng đã tạo ra một nền kinh tế đặc trưng bởi sự cạnh tranh mạnh mẽ trong tất cả các ngành công nghiệp. Mặc dù cũng có một vài ngành công nghiệp như ngành sản xuất thép và xe hơi mà ở đó tính chất của ngành đã dẫn đến sự cạnh tranh giữa một số công ty độc quyền và một số ngành khác như dệt, mà ở đó có sự cạnh tranh của khá nhiều công ty, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào, xu hướng cơ bản sau chiến tranh vẫn là sự cạnh tranh giữa những SME. Chính điều này đã tạo ra một môi trường cạnh tranh bình đẳng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của SME.

2.2.3. Hỗ trợ về vốn

Cùng với các biện pháp về hành chính là sự hỗ trợ về tài chính. Trong giai đoạn này, nhiều công ty, ngân hàng đã được thành lập để hỗ trợ vốn cho các SME.

Ngân hàng Shoko Chukin (SCB) đã được thành lập từ năm trên cơ sở luật về SCB, với 79,7% vốn là của Chính phủ[31]. Ngân hàng này cho các SME vay dài hạn ( 15 năm với vốn cố định, 10 năm với vốn lưu động). Tính ưu đãi của SCB được thể hiện ở sự khác nhau về điều kiện cho vay giữa ngân hàng tư nhân và SCB. Đối với Ngân hàng tư nhân, điều kiện cho vay rất chặt chẽ, chỉ được dùng đất để thế


chấp và được đánh giá bằng 70% giá trị thật của đất, không chấp nhận thế chấp bằng máy. Còn SCB đất được thế chấp bằng 100% giá trị thật của đất và có chấp nhận máy móc. Ngoài ra, SCB cũng thực hiện các chương trình phát triển SME của chính phủ.

Bên cạnh đó, Công ty tài chính nhân dân (NLFC) cũng đã được thành lập vào năm 1949. Tổ chức này huy động vốn thông qua kênh tiết kiệm và phát hành trái phiếu có và không có bảo lãnh của chính phủ. Tôn chỉ của NLFC là tài trợ cho các doanh nghiệp mới thành lập, những doanh nghiệp có quy mô rất nhỏ có tiềm năng rủi ro cao. NLFC cho các doanh nghiệp không có điều kiện vay ngân hàng và các tổ chức tài chính thông thường, vay các khoản vốn nhỏ, ưu đãi( 10 năm đối với vốn cố định, 5 năm đối với vốn lưu động).

Tiếp đó, vào năm 1953, Công ty tài chính doanh nghiệp nhỏ Nhật Bản(JFS) đã được thành lập, vốn do Chính phủ cấp. JFS huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu có và không có bảo lãnh của chính phủ. JFS cho vay theo hai loại hình. Một là, cho vay chung. Mục đích của loại này là đáp ứng nhu cầu rộng rãi của các doanh nghiệp để phát triển kinh doanh, cung cấp thiết bị, vốn dài hạn ( từ 5 đến 15 năm tuỳ từng trường hợp) cho các SME có khó khăn vì không vay được của các tổ chức tài chính thông thường. Lãi suất được sử dụng là lãi suất ưu đãi dài hạn( 1,55%). Đây cũng là lãi suất mà các Ngân hàng thương mại dành cho khách hàng tốt nhất[31]. Hai là, cho vay đặc biệt. Đây là công cụ phục vụ các chương trình chính sách của Chính phủ. Lãi suất của các chương trình này cũng rất thấp. JFS cho vay trực tiếp tại các chi nhánh và gián tiếp thông qua các đại lý là chi nhánh các Ngân hàng thương mại tư nhân.

Ngoài ra, những tổ chức tài chính đa phương( tổ chức hợp tác xã tài chính mà hội viên gồm các SME, các chủ sở hữu tư nhân và những tổ chức thiếu vốn) như các ngân hàng tài chính đa phương, hội tín dụng và hợp tác xã tín dụng đã được thành lập trong thời gian này. Luật về tổ chức hợp tác của các SME được ban hành năm 1949 được coi như một biện pháp để thành lập những tổ chức trên. Kết quả là các tổ chức hợp tác được lập ra trên những nguyên tắc mới, hiện đại và phát triển

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2022