Thành Công Của Năm Chủ Tịch Asean 2010 Và Dấu Ấn Việt Nam

Với chủ đề "Một ASEAN ở trái tim của châu Á năng động", tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 13, các nhà Lãnh đạo ASEAN đã thảo luận và cho ý kiến chỉ đạo về phương hướng thúc đẩy triển khai một cách hiệu quả và đồng bộ các chương trình, kế hoạch hành động hướng tới xây dựng Cộng đồng ASEAN trên ba trụ cột là: chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội, bảo đảm mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 và phát huy được vai trò chủ đạo của ASEAN trong các cơ chế hợp tác ở châu Á - Thái Bình Dương. Việt Nam đã bỏ phiếu tán thành các kế hoạch, hành động của ASEAN đưa đến thành của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 13.

Các nước ASEAN đã thông qua Hiến chương ASEAN, để các nước thành viên ASEAN sớm tiến hành các thủ tục cần thiết phê chuẩn Hiến chương.

Có thể nói, xây dựng và ký thông qua Hiến chương ASEAN là một nhu cầu tất yếu khách quan của ASEAN. Sau 40 năm tồn tại và phát triển. Đến nay, ASEAN đã trở thành tổ chức hợp tác khu vực thành công; là một thực thể chính trị - kinh tế quan trọng đối với hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển ở Đông Nam Á và Châu Á - Thái Bình Dương.

Trong quá trình soạn thảo Hiến chương ASEAN, Viêṭ Nam đã chủ động tham gia ngay từ những ngày đầu và đưa ra nhiều đề xuất, khẳng định tính chất liên chính phủ của ASEAN, về các nguyên tắc cơ bản của hiệp hội, về xây dựng cơ cấu, bộ máy hoạt động của ASEAN... Các đề nghị đó đã nhận được sự đồng tình và chia sẻ của các thành viên khác. Những đóng góp của Việt Nam đã góp phần định hướng quan trọng cho quá trình soạn thảo nội dung Hiến chương, tạo điều kiện để Hiến chương đáp ứng tốt hơn và phù hợp hơn với những yêu cầu cấp thiết đang đặt ra cho ASEAN trong giai đoạn phát triển mới, được bạn bè hoan nghênh và đánh giá cao [87, tr.3].

Trong một châu Á hết sức năng động, đang có những đổi thay to lớn, nhất là trong bối cảnh ASEAN còn có những hạn chế trong quá trình phát triển, đó là: cần giải quyết hài hòa lợi ích của quốc gia với lợi ích chung của cả cộng đồng; khắc phục tình trạng nhiều ý tưởng nhưng việc thực hiện không đạt yêu cầu như

mong muốn. Lợi ích của quốc gia là rất quan trọng, nhưng cũng phải tính đến sự cân bằng lợi ích của thế giới và khu vực, chính vì lẽ đó việc lãnh đạo các quốc gia thông qua và ký Hiến chương ASEAN trong bối cảnh hiện nay càng thêm ý nghĩa.

Việc thông qua và ký Hiến chương ASEAN là một bước tiến quan trọng góp phần đưa hợp tác ASEAN lên một tầm cao mới, chặt chẽ hơn, năng động và hiệu quả hơn.

Việt Nam đã nhanh chóng phê chuẩn Hiến chương ASEAN và long trọng chuyển bản Hiến chương vừa phê chuẩn tới Ban Thư ký ASEAN, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình Việt Nam tham gia ASEAN cũng như quá trình hội nhập khu vực và quốc tế nói chung. Kể từ đây, Việt Nam đã chính thức cam kết thực hiện một văn kiện pháp lý quan trọng nhất và toàn diện nhất của ASEAN, làm cơ sở cho mọi hoạt động và ứng xử trong ASEAN. Sự kiện Việt Nam là một trong 5 nước ASEAN sớm phê chuẩn Hiến chương ASEAN còn thể hiện cam kết mạnh mẽ và tích cực của Việt Nam đối với ASEAN và một minh chứng quan trọng về chính sách tích cực, chủ động hội nhập khu vực và quốc tế của Việt Nam.

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 41 (AMM-41) và các Hội nghị liên quan (PMC ASEAN + 1, ASEAN + 3, EAS và ARF) (7/2008) diễn ra trong bối cảnh thế giới và khu vực đang có những diễn biến phức tạp, nhất là nảy sinh nhiều thách thức có tính toàn cầu. Chính vì vậy, các Bộ trưởng tập trung thảo luận các biện pháp thúc đẩy hơn nữa hợp tác nội khối và giữa ASEAN với bên ngoài để vượt qua khó khăn, đối phó hiệu quả với các thách thức đang đặt ra, duy trì hoà bình, ổn định ở khu vực và cùng phát triển.

Tại các Hôi nghi ̣trên , Viêṭ Nam đã có nhiều đóng góp tích cực và quan

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

trọng. Với tinh thần trách nhiệm , Viêṭ Nam đã chủ động đưa ra các đề xuất và khuyến nghị, tập trung vào các vấn đề trọng tâm của ASEAN hiện nay như tăng cường đoàn kết và hợp tác giữa các thành viên trong Hiệp hội, đẩy nhanh việc phê chuẩn Hiến chương ASEAN, tăng cường liên kết và thu hẹp khoảng cách

phát triển trong ASEAN, nhất là thực hiện sáng kiến liên kết IAI, hướng tới mục tiêu xây dựng cộng đồng. Chúng ta cũng tích cực đóng góp ý kiến về các biện pháp đối phó nhanh chóng và hiệu quả với các khó khăn và thách thức mà khu vực đang bị ảnh hưởng trực tiếp hiện nay nhằm vượt qua khó khăn, duy trì tốc độ phát triển và liên kết khu vực, từ đó góp phần củng cố hòa bình, an ninh và phát triển ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới.

Chính sách đối ngoại của Đảng với Asean từ năm 1995 đến năm 2010 - 13

Với thế và lực ngày càng gia tăng do thành tựu của hơn 20 năm đổi mới cũng như kinh nghiệm tham gia ASEAN trong những năm qua, Việt Nam ngày càng có những đóng góp quan trọng và tích cực hơn cho đoàn kết và hợp tác ASEAN, trở thành nhân tố quan trọng đối với mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN cũng như bảo đảm hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực

Đông Nam Á cũng như châu Á-Thái Bình Dương.

3.3.2. Thành công của năm Chủ tịch ASEAN 2010 và dấu ấn Việt Nam

Năm 2010 là năm Viêṭ Nam kỉ niệm 15 năm gia nhâp ASEAN , cùng với

đó năm 2010 Viêṭ Nam cũng đươc

Hiêp

hôi

giao cho môt

nhiêm

vu ̣ hết sức quan

là Chủ tịch ASEAN. Với troṇ g trách đó , Đảng và Nhà nước đã triển khai công tác đối ngoại một cách chủ động, toàn diện và hiệu quả, nắm bắt cơ hội, hóa giải thách thức khó khăn , mang lại những kết quả quan trọng. Thành công của năm

Chủ tịch ASEAN đã góp phần hiện thực hóa chính sách đối ngoại đổi mới của

Đảng, thưc

hiên

muc

tiêu giữ vững môi trường hòa bình, tranh thủ các điều kiện

quốc tế thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc gia, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, nâng cao vị thế của Việt Nam ở khu vực và trên thế giới.

Để chuẩn bị cho vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2010, một mặt , từ những năm trước, đặc biệt là năm chuyển giao 2009, Việt Nam đã đẩy mạnh sự tham gia ASEAN và để lại dấu ấn tốt đẹp bằng các hành động cụ thể như tích cực tham gia thúc đẩy hợp tác nội khối và giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài trên mọi lĩnh vực. Việt Nam đã hoàn thành tốt vai trò Phó Chủ tịch Diễn đàn an ninh khu vực (ARF), Chủ tịch Nhóm đặc trách về thu hẹp khoảng cách phát triển (IAI),

điều phối quan hệ đối thoại ASEAN - Canada đạt kết quả thiết thực... Vị thế và tiếng nói của Việt Nam trong ASEAN cũng như tại các diễn đàn quốc tế và khu vực khác ngày càng được coi trọng.

Có thể nói, trước thềm hội nghị cấp cao ASEAN 2010, quan hệ bền chặt giữa Việt Nam – ASEAN đã đạt được những kết quả tốt đẹp to lớn, cùng với những kinh nghiệm, bài học quý báu rút ra từ quá trình tham gia ASEAN 15 năm qua đã là tiền đề thuận lợi để Việt Nam hoàn thành vai trò Chủ tịch ASEAN trong năm 2010 và phát triển quan hệ hợp tác Việt Nam – ASEAN.

Việt Nam luôn chủ trương coi trọng hợp tác ASEAN, mong muốn xây dựng một ASEAN vững mạnh, đoàn kết và liên kết chặt chẽ. Trong mối quan hệ hợp tác đó, Việt Nam luôn là thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm. Việt Nam đã dành mọi ưu tiên cao nhất để thực hiện thành công trọng trách Chủ tịch ASEAN 2010.

Chủ đề của năm ASEAN 2010 là “Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn tới hành động”. Trong vai trò Chủ tịch, Việt Nam chú trọng thúc đẩy đoàn kết hợp tác ASEAN, đẩy mạnh liên kết khu vực nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN, hoàn tất đưa Hiến chương ASEAN vào cuộc sống và mở rộng, tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện giữa ASEAN với các bên đối tác, qua đó hỗ trợ, quảng bá đất nước và con người Việt Nam, đề cao hình ảnh một đất nước Việt Nam đổi mới, năng động có đường lối đối ngoại độc lập, hữu nghị hợp tác với tất cả các nước.

Nhiêm vụ của Việt Nam trong năm Chủ tịch ASEAN 2010

Từ ngày 1/1/2010, Việt Nam chính thức đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhiệm kỳ 2010.

Với trọng tâm số một của nhiệm vụ đối ngoại năm 2010, Việt Nam quyết tâm cao và tập trung nguồn lực cần thiết để hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch ASEAN 2010, thể hiện sự đóng góp tích cực và tạo dấu ấn Việt Nam trên tất cả các mặt nội dung, tuyên truyền, tổ chức, an ninh và an toàn. Việt Nam đã có những bước triển khai cụ thể đối với trọng tâm đối ngoại đó.

Để làm được và làm tốt trọng trách Chủ tịch ASEAN năm 2010, Việt Nam đã phải thực hiện một lượng công việc khổng lồ cả về mặt tổ chức, hậu cần, nội dung và tiến hành rất nhiều các hoạt động đối nội cũng như đối ngoại nhằm chuẩn bị và triển khai nhiệm vụ của nước Chủ tịch.

Trong năm Chủ tic̣ h ASEAN 2010, riêng về số lượng các Hội nghị quan trọng Việt Nam phải chủ trì và tổ chức đã lên tới hàng chục, trong đó đặc biệt nhất là hai đợt Hội nghị Cấp cao (ASEAN - 16 và ASEAN - 17) và một loạt các Hội nghị cấp cao trong khuôn khổ ASEAN + 1 (như ASEAN – Mỹ, ASEAN – Trung Quốc, ASEAN – Nhật, ASEAN – Nga, ASEAN – Ấn Độ, ASEAN – Hàn Quốc, ASEAN – Australia – New Zealand, v.v.), ASEAN + 3, các Hội nghị Ngoại trưởng và các Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế, các Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành cũng như các Hội nghị Quan chức cấp cao của ASEAN và trong khuôn khổ ASEAN + Đối tác. Các hoạt động của Quốc hội (Đại hội đồng Liên nghị viện ASEAN – AIPA), hơn 10 Hội nghị cấp Bộ trưởng và trên 20 Cuộc họp cấp quan chức liên quan đến cả chính trị - an ninh, kinh tế và văn hoá - xã hội, cùng các hoạt động của các tổ chức quần chúng (Diễn đàn Nhân dân ASEAN) và doanh nghiệp (Hội nghị Thượng đỉnh về Kinh doanh và Đầu tư ASEAN) [89]...

́i vai trò chủ tịch, Viêṭ Nam đã điều hành các Hội nghị đi vào thảo luận thực chất với không khí xây dựng và đạt được đồng thuận cao trong nhiều vấn đề quan trọng. Đặc biệt, đã xử lý khéo léo trên cơ sở tham vấn chặt chẽ với các nước liên quan và tạo được quan điểm chung rộng rãi về nhiều vấn đề phức tạp có liên

quan trực tiếp đến ASEAN như tình hình Biển Đông, Myanma, Thái Lan, bán đảo Triều Tiên, … Bên cạnh đó, Việt Nam đã vận động thành công để thay mặt ASEAN tham dự Cấp cao G.20 tại Canada và Hàn Quốc, và đã có những đóng góp quan trọng và thiết thực cho kết quả của các Hội nghị này trên cơ sở tham vấn chặt chẽ với các nước ASEAN khác.

Về nội dung, trong vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã đề ra và thúc đẩy nhiều sáng kiến phù hợp, tạo được sự thống nhất cao và cam kết chung của ASEAN về đẩy mạnh hợp tác sâu rộng trên nhiều lĩnh vực an ninh – chính trị ,

kinh tế, văn hóa – xã hội, thể hiện rò nhất qua các Tuyên bố chung của các Hội nghị Cấp cao cũng như việc lập hoặc nâng cao giá trị của các cơ chế hợp tác khu vực. Chúng ta cũng chủ trì cùng ASEAN và các đối tác liên quan soạn thảo nhiều văn kiện quan trọng thể hiện cam kết chung về hợp tác trong nhiều lĩnh vực; điều phối các hoạt động của ASEAN; đồng thời, tham vấn và điều phối lập trường các

nước trong việc xử lý những vấn đề khu vực và quốc tế; đại diện cho ASEAN tham dự các diễn đàn khu vực và quốc tế lớn có liên quan [89].

Để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ mà ASEAN đã đề ra, trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2010, Việt Nam đã xác định một chương trình nghị sự với chủ đề là: “Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn tới hành động”. Việt Nam đã nêu rò các ưu tiên là tăng cường đoàn kết và liên kết ASEAN, tăng cường hợp tác để phục hồi kinh tế và phát triển bền vững, triển khai thực hiện hiệu quả Hiến chương và các lộ trình, đồng thời mở rộng và làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác giữa ASEAN với các đối tác, qua đó giữ vững vai trò và vị thế của ASEAN ở khu vực cũng như trên thế giới.

Trước hết, đối với việc thực hiện Hiến chương ASEAN, để đưa Hiến chương vào cuộc sống, hiện ASEAN vẫn còn rất nhiều việc phải làm, nhất là hoàn thiện tổ chức bộ máy mới và phương thức hoạt động cũng như hoàn tất các văn kiện pháp lý liên quan. Từ chỗ là một tổ chức liên kết lỏng lẻo và ra đời trên cơ sở một tuyên bố chính trị, đến nay ASEAN đã chính thức có tư cách pháp nhân với Hiến chương ASEAN.

Cùng với việc thực hiện Hiến chương, ASEAN cũng cần tập trung đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN bao gồm các Kế hoạch tổng thể về từng trụ cột chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội cùng với kế hoạch công tác thực hiện Sáng kiến liên kết ASEAN về thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên.

Về chính trị - an ninh, dưới sự chủ trì của Việt Nam ASEAN đã ưu tiên thúc đẩy các hoạt động hợp tác và các công cụ bảo đảm hòa bình, an ninh khu vực. Tăng cường đối thoại và hợp tác về các vấn đề chính trị - an ninh, kể cả

những vấn đề phức tạp, nhạy cảm để nâng cao hiểu biết và tin cậy giữa các quốc gia; đẩy mạnh việc xây dựng các chuẩn mực và quy tắc ứng xử chung trong quan hệ quốc tế, kể cả cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên như tranh chấp Biển Đông hay vấn đề hạt nhân trong khu vực . Cụ thể, việc triển khai Kế hoạch tổng thể về xây dựng Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN (ASPC), nhất là trong 14 lĩnh vực ưu tiên được đẩy mạnh, nâng cao hiểu biết và tin cậy giữa các quốc gia, vì lợi ích chung là hoà bình, an ninh, hợp tác và phát triển ở khu vực. Các cơ chế đối thoại và hợp tác về chính trị - an ninh khu vực, nhất là Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) tiếp tục hoạt động mạnh mẽ và được bổ sung với việc lập một số cơ chế mới như Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng với các Đối tác quan trọng (ADMM +), Hội nghị những người đứng đầu các cơ quan an ninh ASEAN (MACOSA) và Diễn đàn biển ASEAN (AMF). Các công cụ bảo đảm hòa bình và an ninh khu vực tiếp tục được củng cố và phát huy tác dụng, nhất là Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC), Hiệp ước về Khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ) và Tuyên bố về Cách ứng xử của các bên liên quan ở Biển Đông (DOC).

Về xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), ASEAN đã tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các biện pháp theo mục tiêu và lộ trình đã đề ra và theo biểu đánh giá thực hiện AEC, tập trung tạo sự lưu chuyển tự do hơn về hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn, lao động thông qua các thoả thuận quan trọng như Hiệp định

Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA), Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA), Gói cam kết thứ 8 của Khung hợp tác về Dịch vụ, … Đáng chú ý, hợp tác nhằm phục hồi kinh tế và phát triển bền vững được thúc đẩy mạnh mẽ và rộng rãi không chỉ trong ASEAN mà cả giữa ASEAN với các đối tác quan trọng ở khu vực. Cùng với việc thực hiện các thỏa thuận đã đề ra, ASEAN sẽ tập trung xây dựng kế hoạch tổng thể về Kết nối ASEAN, nhằm tạo sự liên kết chặt chẽ hơn về hạ tầng – giao thông và công nghệ thông tin, nhất là ở khu vực Tiểu vùng Mekong, từ đó sẽ mở rộng kết nối ra toàn khu vực Đông Á.

Về văn hóa - xã hội ASEAN, Việt Nam cùng các nước ASEAN đã nỗ lực triển khai Kế hoạch tổng thể về xây dựng Cộng đồng Văn hóa-xã hội ASEAN (ASCC) đã đạt được nhiều bước tiến tích cực. ASEAN đã thống nhất xác định và đẩy mạnh hợp tác trên 4 lĩnh vực ưu tiên là: Đối phó với các thách thức toàn cầu, nhất là về biến đổi khí hậu; Phát triển nguồn nhân lực cho phục hồi kinh tế; Tăng cường phúc lợi xã hội và phát triển cho phụ nữ và trẻ em ASEAN; Đẩy mạnh hợp tác văn hóa. Nét đáng chú ý là đã có nhiều tiến triển cụ thể trong nỗ lực xây dựng một Cộng đồng ASEAN chia sẻ và đùm bọc lẫn nhau, phát triển con người, phục vụ và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Đó là các thoả thuận được thể hiện trong Tuyên bố chung ASEAN về Phát triển nguồn nhân lực, về Tăng cường phúc lợi và phát triển phụ nữ và trẻ em, về Hợp tác hỗ trợ người và tàu thuyền gặp nạn trên biển, việc lập và hoạt động của Uỷ ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR) và Ủy ban về Thúc đẩy các Quyền của Phụ nữ và Trẻ em ASEAN (ACWC), các hoạt động tăng cường quảng bá và nâng cao nhận thức về ASEAN cũng như tạo dựng ý thức cộng đồng trong mọi tầng lớp nhân dân.

Về quan hệ với các đối tác, mục tiêu bao trùm của Cộng đồng ASEAN là xây dựng Hiệp hội thành một tổ chức hợp tác khu vực liên kết sâu rộng hơn, nhưng không khép kín và vẫn mở rộng hợp tác với bên ngoài. Theo đó, ASEAN

đã tiếp tục tăng cường và mở rộng hợp tác với các bên đối thoại thông qua các khuôn khổ ASEAN+1 (gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand, Nga, EU, Mỹ, Canada và LHQ), nhất là đẩy mạnh việc thực hiện các Chương trình hành động triển khai các Tuyên bố chung về quan hệ

đối tác toàn diện và lâu dài cũng như tăng cường đối thoại ở Cấp cao và cấp Bộ trưởng với nhiều đối tác. ASEAN cũng sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác Đông Á thông qua các khuôn khổ do Hiệp hội giữ vai trò chủ đạo như ASEAN+3, Cấp cao Đông Á (EAS) và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF); nâng cao vai trò và vị thế của ASEAN tại các diễn đàn khu vực và quốc tế như APEC, ASEM, LHQ, WTO, G20, … Từ đó cho thấy , quan hệ đối ngoại của ASEAN đã được tăng

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí