So Sánh Quy Định Về Bhtn Của Thái Lan Và Việt Nam



TT

Nội dung

Trung Quốc

Việt Nam


1


Đối tượng

Người lao động làm công ăn lương trong các doanh nghiệp

Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 lao động trở lên


2


Phạm vi


Tất cả các doanh nghiệp, cơ quan

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc từ đủ 12 tháng trở lên


3


Mức đóng

Người LĐ 1.0%, người SDLĐ 2% Quỹ lương

Người lao động đóng 1%, người sử dụng lao động đóng 1%, Nhà nước 1%


4


Điều kiện hưởng


Đóng BHTN ít nhất 12 tháng trước khi thất nghiệp

Đóng 12 tháng trong khoảng

24 tháng trước khi thất nghiệp


5


Mức hưởng

Do chính quyền địa phương quy định theo nguyên tắc cao hơn mức trợ cấp bảo trợ và thấp hơn mức lương tối thiểu của địa phương


60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của sáu tháng liền kề trước khi thất nghiệp


6


Thời gian hưởng

12-24 tháng tùy theo thời gian đóng

3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng tùy theo thời gian đóng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay - 6

Nguồn: Tổng hợp của tác giả.


1.3.1.3. Kinh nghiệm của Thái Lan


Đối tượng tham gia BHTN ở Thái Lan chính là đối tượng tham gia BHXH, gồm tất cả các doanh nghiệp có sử dụng từ 1 người lao động trở lên.


Về mức đóng góp BHTN, đóng góp BHTN được thu kể từ 01/01/2004. Người sử dụng lao động và người lao động hàng tháng, đóng một mức như nhau, cho Quỹ BHTN, là 0,5% mức tiền lương. Nhà nước đóng 0,25% quỹ tiền lương;

Điều kiện hưởng BHTN, người được hưởng BHTN đã đóng BHTN ít nhất 6 tháng, trong vòng 15 tháng trước khi bị thất nghiệp. Họ phải đăng ký thất nghiệp với cơ quan dịch vụ việc làm của Nhà nước. Họ có khả năng làm việc và sẵn sàng làm việc khi được giới thiệu một việc làm phù hợp. Họ đã tham gia các khóa đào tạo nghề được giới thiệu và phải trình diện với cơ quan dịch vụ việc làm ít nhất 1 lần/một tháng. Họ bị thất nghiệp không phải vì những lý do không hoàn thành nhiệm vụ được giao, có hành vi phạm tội chống lại người sử dụng lao động, cố ý gây thiệt hại cho người sử dụng lao động, vi phạm nghiêm trọng quy chế và kỷ luật lao động của người sử dụng lao động, bỏ làm 7 ngày liên tục mà không có lý do chính đáng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người sử dụng lao động do bỏ làm, bị phạt tù, không hưởng lương hưu hàng tháng; được hưởng BHTN sau tám ngày kể từ ngày bị mất việc đối với người sử dụng lao động cuối cùng.

Về mức hưởng BHTN, người lao động có đóng BHTN bị sa thải được hưởng 50% tiền lương làm căn cứ đóng BHTN và thời gian hưởng không quá 180 ngày trong vòng 1 năm; Người lao động có đóng BHTN mà tự ý bỏ việc được hưởng 30% tiền lương làm căn cứ đóng BHTN và hưởng không quá 90 ngày trong vòng 1 năm và tổng số ngày hưởng BHTN vì thất nghiệp tự nguyện không quá 180 ngày [7].

Chế độ, chính sách BHTN ở Thái Lan chưa được tổng kết, nhưng có thể thấy một số điểm như sau:

- Công nghệ thông tin liên kết giữa các vụ và cơ quan chịu trách nhiệm về chính sách BHTN chưa hoàn thiện;

- Thiếu nhân lực và vật lực trong việc phục vụ người tham gia BHTN;

- Người tham gia BHTN có rất ít hiểu biết về quyền lợi hưởng BHTN.

Bảng 1.3: So sánh quy định về BHTN của Thái Lan và Việt Nam



TT

Nội dung

Thái Lan

Việt Nam


1


Đối tượng

Người lao động làm công ăn lương trong các doanh nghiệp


Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 lao động trở lên


2


Phạm vi


Doanh nghiệp có sử dụng từ 1 lao động trở lên

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc từ đủ 12 tháng trở lên


3


Mức đóng

Dựa vào mức tiền lương tối thiểu, người LĐ 0.5%, người SDLĐ 0.5% và Nhà nước 0.25%


Người lao động đóng 1%, người sử dụng lao động đóng 1%, Nhà nước 1%


4


Điều kiện hưởng


Đóng BHTN trong vòng 15 tháng trước khi thất nghiệp

Đóng 12 tháng trong khoảng

24 tháng trước khi thất nghiệp


5


Mức hưởng


50% mức tiền lương trước khi thất nghiệp

60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của sáu tháng liền kề trước khi thất nghiệp


6


Thời gian hưởng


6 tháng

3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng tùy theo thời gian đóng

Nguồn: Tổng hợp của tác giả


1.3.1.4. Kinh nghiệm của Cộng hòa Liên bang Đức


BHTN do cơ quan lao động Liên bang chịu trách nhiệm tổ chức quản lý.


Về chức năng, nhiệm vụ, Cơ quan lao động liên bang thực hiện nhiệm vụ thu, chi và quản lý quỹ BHTN; Thực hiện nhiệm vụ tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động và người sử dụng lao động.

Về cơ cấu tổ chức, Cơ quan lao động ở mỗi cấp đều có Hội đồng quản trị, Hội đồng quản trị được thành lập theo cơ cấu: 1/3 số thành viên do Liên hiệp công đoàn cùng cấp đề cử; 1/3 số thành viên do Hiệp hội giới chủ cùng cấp đề cử; 1/3 số thành viên do chính quyền cùng cấp đề cử.

- Trung tâm thông tin làm nhiệm vụ cung cấp cho người lao động những thông tin như: Đặc điểm công việc, nghề nghiệp, các yêu cầu đối với người lao động làm việc trong các nghề (có băng hình mẫu tả thực những công việc mà người lao động phải thực hiện trong một ca làm việc của khoảng 1200 nghề khác nhau); thông tin về các cơ sở dạy nghề trong khu vực và cả nước; nhu cầu tuyển dụng lao động của các nghề của các doanh nghiệp trong khu vực và cả nước (kể cả các nước có nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài trong EU) [3].

- Trung tâm tư vấn (trực tiếp và qua điện thoại) làm nhiệm vụ tư vấn cho người lao động (kể cả học sinh đang theo học trung học cơ sở) về việc tuyển chọn nghề, chọn việc, biện pháp để người lao động có thể đáp ứng được yêu cầu của người tuyển dụng, thực hiện các biện pháp hỗ trợ để nhóm người lao động có hoàn cảnh đặc biệt tái hòa nhập thị trường lao động.

- Bộ phận chăm sóc khách hàng là người sử dụng lao động.


- Bộ phận tiếp nhận thông tin và đăng ký thất nghiệp.


- Bộ phận kế toán có nhiệm vụ tính toán mức và thời gian được hưởng tiền thất

nghiệp.


Về cơ chế tài chính, số tiền thu vào quỹ BHTN được quản lý tập trung tại cơ quan

lao động liên bang. Quỹ được sử dụng vào các mục đích như chi trả tiền thất nghiệp cho người thất nghiệp; chi xây dựng cơ bản, sửa chữa và các khoản chi thường xuyên cho hoạt


động của hệ thống cơ quan lao động toàn liên bang; chi lương cho cán bộ nhân viên cơ quan lao động toàn liên bang; chi các khoản phúc lợi, khen thưởng.

Hàng năm, hội đồng quản trị lập dự toán các khoản thu- chi, trình Quốc hội phê

chuẩn.


Cơ quan lao động liên bang có quyền và trách nhiệm bảo toàn và phát triển quỹ

thông qua hình thức duy nhất là gửi vào các ngân hàng công.


Sau một năm hoạt động, cơ quan kiểm toán tiến hành kiểm toán toàn bộ hoạt động tài chính của cơ quan lao động liên bang. Trên cơ sở kết quả kiểm toán Quốc hội sẽ phê duyệt dự toán thu- chi và mức chi BHTN hàng năm.

Bảng 1.4: So sánh quy định về BHTN của CHLB Đức và Việt Nam



TT

Nội dung

Cộng hòa LB Đức

Việt Nam


1


Đối tượng

Người lao động làm công ăn lương trong các doanh nghiệp

Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 lao động trở lên


2


Phạm vi


Doanh nghiệp có sử dụng từ 1 lao động trở lên

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc từ đủ 12 tháng trở lên


3


Mức đóng

Do Quốc hội Đức quyết định hàng năm trên cơ sở kết quả và đề nghị của cơ quan kiểm toán Đức (năm 2006 là 6,5%,

năm 2007 là 4,3%), Người sử dụng lao động 50%, người lao động 50%


Người lao động đóng 1%, người sử dụng lao động đóng 1%, Nhà nước 1%


4

Điều kiện hưởng

Trước khi mất việc làm, trong thời gian 24 tháng làm việc

Đóng 12 tháng trong khoảng 24 tháng trước khi thất nghiệp





trước đó phải có ít nhất 12 tháng đóng BHTN



5


Mức hưởng

- 60% tiền lương cơ bản của tháng cuối trước khi mất việc.

- 67% tiền lương cơ bản của tháng cuối trước khi mất việc nếu có con


60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của sáu tháng liền kề trước khi thất nghiệp


6

Thời gian hưởng


Tối đa 18 tháng

3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng tùy theo thời gian đóng

Nguồn: Tổng hợp của tác giả.


1.3.2. Một số bài học cho Việt Nam


Qua nghiên cứu chính sách BHTN ở một số nước trên thế giới, chúng ta có thể thấy nội dung chính sách và tổ chức thực hiện ở mỗi nước rất khác nhau, do điều kiện kinh tế - xã hội, thời điểm triển khai của mỗi nước khác nhau. Tuy nhiên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm mang tính tương đối thống nhất. Đó là:

- Đối tượng áp dụng BHTN ở hầu hết các nước là những người làm công ăn lương. Sau đó, nếu có điều kiện (Cộng hòa Liên bang Đức) người ta sẽ mở rộng đối tượng ra các nhóm lao động khác trong các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.... Hình thức BHTN chủ yếu là bắt buộc.

- Về nội dung của BHTN, tuy có khác nhau ở rất nhiều điểm, song những điểm chung giống nhau phải kể đến là chính sách BHTN của các nước đều quy định rất chặt chẽ và cụ thể về mức đóng góp vào quỹ BHTN của người lao động, người sử dụng lao động, mức hỗ trợ của Chính phủ; điều kiện hưởng, mức hưởng, và thời gian hưởng trợ cấp BHTN,....

- Chính sách BHTN phải gắn chặt chẽ với chính sách thị trường lao động như các chương trình việc làm, đào tạo và đào tạo lại tay nghề cho người lao động nhằm giúp


người thất nghiệp sớm có cơ hội tìm việc làm mới. Có thể nói, đây là vấn đề khó khăn nhất đối với những nước mới triển khai thực hiện chính sách BHTN trong điều kiện thị trường lao động chưa phát triển như nước ta.


Chương 2


Thực Trạng Thất Nghiệp

Và Chính Sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt NAM Từ NĂM 2004 Đến NAY


2.1. Thực Trạng Thất Nghiệp ở Việt NAM Từ 2004 Đến NAY


2.1.1. Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2004-2009


2.1.1.1. Thực trạng lao động, việc làm


Việt Nam có một nguồn nhân lực dồi dào, lao động Việt Nam trẻ. Theo kết quả điều tra lao động và việc làm ngày 01/09/2009 của Tổng cục Thống kê, lực lượng lao động cả nước là 49,3 triệu người (chiếm 57,2% dân số). Lao động nhóm tuổi 15-39 là 28,3 triệu người (chiếm 57,4% lực lượng lao động), bình quân giai đoạn 2004-2009. Tốc độ tăng lực lượng lao động khoảng 2,3%/năm tương ứng khoảng 1,1 triệu lao động/năm và hàng năm, chúng ta có hàng chục vạn lao động hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về, hết hợp đồng lao động ở nước ngoài hàng vạn người hồi hương và hàng ngàn học sinh, sinh viên tốt nghiệp các trường dạy nghề, trung học, đại học, cao đẳng ra trường đều có nguyện vọng có công ăn việc làm, đem lại lợi thế lớn về nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, đồng thời cũng tạo nên sức ép lớn về nhu cầu việc làm mỗi năm [62].

Xét lực lượng lao động ở hai vùng nông thôn và thành thị, lực lượng lao động ở khu vực ở khu vực nông thôn tăng nhanh hơn so với của khu vực thành thị và lực lượng lao động nam tăng nhanh hơn so với lực lượng lao động nữ (Bảng 2.1).

Bảng 2.1: Nguồn lao động thường xuyên được chia theo giới tính và khu vực, giai đoạn 2004-2009

(Đơn vị: 1000 người)



Năm

2004

2005

2006

2007

2008

2009

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/06/2023