Những Vấn Đề Cơ Bản Về Chính Sách Bảo Hiểm Thất Nghiệp


không có việc làm ổn định, dễ bị thất nghiệp nên gặp rất nhiều khó khăn về tài chính do phải chi trả nhiều.

Một số chính quyền địa phương khác đã tham gia vào lĩnh vực bảo trợ một cách gián tiếp thông qua việc hỗ trợ tài chính cho một số quỹ BHTN, chủ yếu do các tổ chức công đoàn điều hành, với mục tiêu nâng cao mức trợ cấp mất việc do các quỹ này chi trả. Hàng năm, khoản hỗ trợ tài chính này được chuyển cho quỹ trên cơ sở tổng trợ cấp đã được trả của năm trước.

Kinh nghiệm của các chương trình BHTN tự nguyện đã đem lại nhiều thông tin hữu ích. Sự thành công rất hạn chế của các chương trình như thế này cho thấy rủi ro thất nghiệp không thể được giải quyết trong phạm vi một doanh nghiệp mà phải được cân nhắc thông qua chia sẻ rủi ro trong một phạm vi và đối tượng tham gia rộng lớn hơn. Một bài học được rút ra nữa là BHTN hoạt động trong phạm vi một địa phương không thể thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện vì những nguy cơ vốn có của sự lựa chọn mang tính bất lợi cho quỹ (chủ yếu những người dễ gặp rủi ro mất việc làm mới tham gia chương trình). Các chương trình do công đoàn điều hành đã có những thành công nhất định, nhưng thường xuyên phải đối phó với những khó khăn về tài chính vì chỉ dựa vào sự đóng góp của các thành viên của mình. Những chương trình này không đáp ứng được yêu cầu khi suy thoái xảy ra đối với một ngành công nghiệp cụ thể và phạm vi đối tượng rất hạn chế vì không áp dụng đối với những người lao động ngoài công đoàn, cũng như những người lao động không có tay nghề - những người có nguy cơ thất nghiệp cao nhất và đòi hỏi được quan tâm nhiều nhất. Những chương trình do các chính quyền địa phương điều hành chỉ áp dụng trong một phạm vi địa lý hạn hẹp và do vậy chỉ cần một sự cản trở rất khiêm tốn trong một khu vực nhỏ cũng đủ làm cạn kiệt các quỹ đã có. Vì vậy sự phát triển mang tính lôgic của BHTN đó là một hệ thống ở cấp quốc gia.

Hệ thống pháp luật đầu tiên về BHTN được hình thành ở Na Uy và Đan Mạch trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 20. Hệ thống pháp luật này đã hình thành các quỹ BHTN dựa trên nguyên tắc tham gia tự nguyện và có sự hỗ trợ tài chính của Nhà nước. Những hệ


thống pháp luật tương tự đã được áp dụng ở các quốc gia châu Âu khác trong và sau Thế chiến thứ nhất.

Anh là nước đầu tiên thực hiện BHTN dựa trên nguyên tắc bắt buộc (được Quốc hội Anh thông qua năm 1911). Italy là quốc gia thứ hai trên thế giới áp dụng hệ thống bắt buộc vào năm 1919. Trong những năm 1920, một loạt các quốc gia ở Châu Âu đã ban hành pháp luật quốc gia về BHTN bắt buộc. Canada và Hoa Kỳ đã làm như vậy vào những năm 1930.

Trợ cấp bằng tiền mặt dưới hình thức trợ giúp thất nghiệp được chi trả cho người thất nghiệp mà các nguồn thu nhập không vượt quá giới hạn quy định lần đầu tiên được thực hiện vào năm 1921 ở Luxembourg. Năm 1938, New Zeala áp dụng một chương trình BHTN toàn diện và trợ giúp thất nghiệp được thực hiện trên cơ sở thẩm tra thu nhập của cá nhân. Australia đã xây dựng một hệ thống tương tự vào năm 1944.

Từ đó đến nay, BHTN bắt buộc đã được triển khai rộng đến các quốc gia khác. Trợ cấp BHTN được chi trả cho những cá nhân bị thất nghiệp không do lỗi của họ và vì thế bị mất nguồn thu nhập mà họ và gia đình của họ phụ thuộc vào. Khi bị thất nghiệp "không tự nguyện" (nghĩa là những cá nhân không tự gây ra lý do để bị sa thải), người lao động sẽ được nhận trợ cấp BHTN, thông thường chỉ được nhận trong một khoảng thời gian tương đối ngắn. Tuy nhiên, hạn chế thời gian chi trả trợ cấp BHTN không phải là vấn đề đơn giản. Nếu không có một sự kiểm soát chặt chẽ đối với những người đề nghị hưởng trợ cấp BHTN, các cơ quan quản lý BHTN sẽ phải chi trả trợ cấp thất nghiệp trong một thời gian không có giới hạn. Điều này cũng có thể gắn với nguy cơ của việc giảm hoặc thậm chí triệt tiêu động cơ tìm kiếm việc làm mới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Hiện nay có ba loại hình BHTN chủ yếu trên thế giới:


Chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay - 3

- BHTN bắt buộc trong đó những nhóm người lao động nhất định bắt buộc phải tham gia;


- BHTN tự nguyện có sự hỗ trợ tài chính của Nhà nước, sự tham gia là tự nguyện (chỉ trừ trường hợp các thành viên công đoàn được yêu cầu đóng góp cho các quỹ của công đoàn);

- Trợ giúp thất nghiệp các quỹ công được hình thành dành cho những người bị mất việc khi đáp ứng được các điều kiện về thẩm tra thu nhập hoặc tài sản.

1.1.2.2. Khái niệm bảo hiểm thất nghiệp


BHTN là sự hỗ trợ một phần thu nhập cho người lao động bị mất thu nhập do thất nghiệp và hỗ trợ họ sớm quay trở lại thị trường lao động.

ở đây có một số điểm cần nhấn mạnh.


- Mức hỗ trợ thu nhập dựa trên cơ sở đóng góp của người lao động trước khi bị thất nghiệp.

- Người lao động tham gia BHTN, khi thất nghiệp sẽ được hỗ trợ về tư vấn giới thiệu việc làm, đào tạo nghề để có thể sớm tìm được việc làm, gia nhập lại thị trường lao động.

Như vậy, bên cạnh việc hỗ trợ một khoản tài chính đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động trong thời gian mất việc làm thì mục đích chính của BHTN là thông qua các hoạt động đào tạo nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm, sớm đưa những lao động thất nghiệp tìm được một việc làm mới thích hợp và ổn định.

Nguồn tài chính hỗ trợ cho người thất nghiệp được lấy từ quỹ BHTN.


Quỹ BHTN là quỹ tiền tệ tập trung, được hình thành từ sự đóng góp của các bên tham gia BHTN, theo nguyên tắc cộng đồng chia sẻ rủi ro, không vì mục đích lợi nhuận. Quỹ này được dùng để trợ cấp cho người lao động bị thất nghiệp, nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho họ và gia đình.

1.2. Những Vấn Đề CƠ Bản Về Chính Sách bảo hiểm thất nghiệp


1.2.1. Khái niệm chính sách bảo hiểm thất nghiệp


Bảo hiểm thất nghiệp ra đời mang tính tất yếu khách quan, gắn liền với nền kinh tế thị trường, khi sức lao động được coi là một loại hàng hóa đặc biệt. Mối quan hệ giữa các bên tham gia BHTN chỉ tồn tại và phát huy vai trò khi có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước. Nhà nước với tư cách là chủ thể quản lý phải sử dụng các công cụ quản lý nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược phát triển của đất nước, trong đó có chính sách BHTN.

Chính sách BHTN là sự tác động của Nhà nước tới các đối tượng tham gia BHTN thông qua các biện pháp, công cụ chính sách nhằm mục tiêu an sinh xã hội, ổn định và phát triển kinh tế.

ở đây có ba điểm cần lưu ý:


Thứ nhất, chính sách BHTN là một chính sách công. Do vậy, chủ thể chính sách là Nhà nước.

Thứ hai, đối tượng của chính sách là những người lao động tham gia đóng BHTN và chủ sử dụng lao động. Chỉ những người lao động tham gia đóng BHTN bị thất nghiệp mới được hưởng lợi từ chính sách BHTN. Chủ sử dụng lao động được coi là đối tượng của chính sách BHTN khi họ phải tuân thủ những quy định của Nhà nước về nghĩa vụ đóng góp tài chính hỗ trợ cho người lao động trong trường hợp bị thất nghiệp.

Thứ ba, các biện pháp, công cụ chính sách được Nhà nước sử dụng bao gồm các quy định về quyền lợi và nghĩa vụ, trách nhiệm của những người tham gia BHTN, chủ sử dụng lao động, quy định về nguồn tài chính, chế độ BHTN,...

Chế độ BHTN là một khái niệm có phạm vi hẹp hơn khái niệm chính sách BHTN. Chế độ BHTN chỉ đề cập tới những quy định về mức đối tượng, điều kiện được hưởng trợ cấp thất nghiệp, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ tư vấn tìm việc làm, đao tạo nghề và bảo hiểm y tế. Chính sách BHTN không chỉ bao hàm chế độ BHTN mà còn cả các quy định về đối tượng tham gia, nguồn hình thành quỹ và các tổ chức chịu trách nhiệm triển khai thực hiện chính sách BHTN, …

1.2.2. Vai trò, nguyên tắc của chính sách bảo hiểm thất nghiệp


1.2.2.1. Vai trò của chính sách bảo hiểm thất nghiệp


- Chính sách BHTN có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người lao động khi họ bị mất việc làm

Chính sách BHTN hỗ trợ một phần thu nhập cho người lao động bị thất nghiệp, giúp họ và gia đình họ có thể tránh rơi vào tình trạng cùng cực, nghèo khổ, giúp người lao động có cuộc sống ổn định trong thời gian bị thất nghiệp và để tìm việc làm mới.

Chính sách BHTN hỗ trợ họ tìm kiếm việc làm và cơ hội có việc làm thông qua việc tư vấn, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề để giúp họ có điều kiện sớm quay trở lại thị trường lao động. Ngoài ra, người lao động bị thất nghiệp còn được hưởng nhiều quyền lợi khác từ chính sách BHTN như được đóng bảo hiểm y tế trong thời gian bị thất nghiệp.

- Chính sách BHTN của Chính phủ hỗ trợ người sử dụng lao động trong việc giải quyết vấn đề thất nghiệp của người lao động

Chính sách BHTN của Chính phủ hỗ trợ tài chính cho người lao động bị thất nghiệp, điều đó gián tiếp hỗ trợ cho người sử dụng lao động, giảm áp lực cho họ trong vấn đề hỗ trợ người lao động bị thất nghiệp. Mặt khác, chính sách cung cấp thông tin, tư vấn đào tạo cho người lao động bị thất nghiệp tìm việc làm, giúp cho người sử dụng lao động, những người có nhu cầu lao động và những người thất nghiệp, đang có nhu cầu tìm việc làm, có nhiều cơ hội gặp nhau hơn. Theo đó, người sử dụng lao động được đáp ứng nhu cầu lao động phù hợp hơn.

- Chính sách BHTN góp phần vào sự ổn định, phát triển kinh tế xã hội của đất

nước


Thất nghiệp sẽ dẫn đến tình trạng mất thu nhập đột ngột và đương nhiên khi thất

nghiệp kéo dài sẽ dẫn đến sự khó khăn, nghèo túng, người thất nghiệp sống dưới mức tiêu chuẩn chung của xã hội. Điều đó có thể phát sinh các tệ nạn xã hội, gây bất ổn cho xã hôi. Chính sách BHTN ra đời nhằm góp phần giảm thiểu tình trang thất nghiệp, giúp người thất nghiệp và gia đình họ có cuộc sống ổn định trong thời gian bị thất nghiệp, góp phần ổn định cho xã hội, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.


Mục tiêu chính của BHTN là giúp người thất nghiệp sớm quay trở lại thị trưởng lao động thông qua việc hỗ trợ tư vấn giới thiệu việc làm, đạo tạo nghề, làm giảm thiểu tình trạng thất nghiệp. Thất nghiệp giảm, có nghĩa là nhiều người lao động tìm được việc làm. Nguồn nhân lực không bị lãng phí và được sử dụng vào các hoạt động tạo ra của cải cho xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển.


tắc sau:

1.2.2.2. Một số nguyên tắc cơ bản của chính sách bảo hiểm thất nghiệp


Chính sách BHTN của các nước được xây dựng và thực thi dựa trên những nguyên


Thứ nhất, chính sách BHTN dựa trên nguyên tắc cộng đồng chia sẻ rủi ro.


BHTN là "hạt nhân" của chính sách thị trường lao động, nằm trong hệ thống chính

sách kinh tế-xã hội, góp phần đảm bảo lợi ích của các bên trong quan hệ lao động. Do vậy, BHTN dựa trên sự tương trợ giữa các cá nhân trong xã hội, theo đó số đông bù số ít. Nếu nguyên tắc này không được đảm bảo thì các khoản trợ cấp thất nghiệp sẽ chỉ đơn thuần là một khoản "tiền tiết kiệm trả muộn" và ý nghĩa xã hội của BHTN sẽ mất đi.

Chính vì vậy, việc tham gia vào BHTN phải là bắt buộc đối với người lao động và người sử dụng lao động. Những chủ thể này đều có trách nhiệm tham gia BHTN và đây được coi là một nội dung trong hợp đồng lao động. Nhà nước chỉ thực hiện chức năng quản lý và hỗ trợ khi cần thiết.

Thứ hai, chế độ BHTN được xây dựng trên cơ sở quan hệ hữu cơ giữa đóng góp và thụ hưởng.

Trong cơ chế thị trường, đối với các hoạt động kinh doanh, Nhà nước chỉ thực hiện chức năng quản lý nên khi xây dựng chính sách BHTN cần có tỷ lệ tương xứng giữa đóng góp với thụ hưởng của người lao động, hạn chế tới mức thấp nhất sự bù đắp của Nhà nước đối với quỹ BHTN.

Một trong các vai trò quan trọng của BHTN là hỗ trợ cuộc sống cho người lao động khi bị mất thu nhập do thất nghiệp gây nên. Do đó, tỷ lệ hưởng và thời gian hưởng trợ cấp BHTN hàng tháng được quy định trên nguyên tắc đảm bảo mức sống tối thiểu cho


người lao động và được cân đối với mức đóng góp BHTN trước đó của người lao động. Khi xác định mức hưởng trợ cấp BHTN một mặt căn cứ vào khả năng chi trả của quỹ BHTN, mặt khác còn đảm bảo khuyến khích người lao động chủ động tìm kiếm việc làm nhằm thoát khỏi tình trạng thất nghiệp.

Thứ ba, Quỹ BHTN được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai và hạch toán độc

lập.


Do quỹ BHTN được hình thành từ sự đóng góp của các bên tham gia là: người sử

dụng lao động, người lao động và Nhà nước nên hoạt động của quỹ phải dựa trên nguyên tắc quản lý thống nhất, dân chủ, công khai và hạch toán độc lập. Quỹ BHTN do một cơ quan quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương theo chế độ tài chính của Nhà nước. Quỹ được sử dụng vào các mục đích như: Chi trả trợ cấp BHTN cho người lao động; Chi cho các hoạt động tìm việc làm cho người thất nghiệp; Chi cho công tác đào tạo, đào tạo lại, học nghề cho người thất nghiệp; Chi phí cho hoạt động của bộ máy quản lý BHTN…

Do vậy, quỹ BHTN là một quỹ tài chính độc lập, tự thu, tự chi. Sau khi thành lập, quỹ này độc lập với ngân sách Nhà nước để chủ động giải quyết vấn đề thất nghiệp. Quỹ này không được sử dụng để giải quyết các vấn đề xã hội khác.

Thứ tư, Nhà nước thống nhất quản lý chính sách BHTN. Nhà nước thống nhất quản lý BHTN thể hiện trước hết ở việc Nhà nước trực tiếp ban hành pháp luật về BHTN, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện chế độ này. Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở từng thời kỳ mà Nhà nước xây dựng chương trình quốc gia về BHTN, các qui định pháp luật về như thu hẹp hay mở rộng đối tượng, điều kiện hưởng và mức hưởng…

Với tư cách là người đại diện và thực hiện các chính sách xã hội, Nhà nước còn có trách nhiệm đóng góp vào quỹ BHTN, áp dụng các biện pháp để bảo tồn giá trị quỹ và làm cho quỹ tăng trưởng. Ngoài ra, Nhà nước thống nhất tổ chức, quản lý sự nghiệp BHTN cho toàn xã hội nhưng không bao cấp, không lấy ngân sách để chi trả mà chỉ hỗ trợ một phần.


Thứ năm, chính sách BHTN đảm bảo nguyên tắc lành mạnh hóa thị trường lao động. Để giải quyết thất nghiệp đòi hỏi phải có một chính sách tổng thể, được thiết kế để kích thích nền kinh tế. Xu hướng chung của các nước hiện nay là, ngoài trợ cấp cho người lao động, khi thất nghiệp, có điều kiện sinh sống, người ta còn thực hiện thêm biện pháp đào tạo lại người lao động để họ có điều kiện dễ tìm việc làm mới. Vì vậy, BHTN được liên kết chặt chẽ với các biện pháp thị trường lao động tích cực như tạo ra chỗ làm việc mới, bảo vệ chỗ làm việc, nâng cao năng lực cho người lao động, tìm việc làm cho người thất nghiệp. Các biện pháp này luôn gắn liền với chính sách và chương trình việc làm quốc gia. BHTN thường được thống nhất với chương trình việc làm quốc gia. Đây như một biện pháp, chính sách hỗ trợ lao động nhằm đẩy lùi thất nghiệp, nhanh chóng đưa người thất nghiệp trở lại làm việc.

1.2.3. Nội dung của chính sách bảo hiểm thất nghiệp


1.2.3.1. Mục tiêu của chính sách bảo hiểm thất nghiệp


Chính sách BHTN có các mục tiêu chủ yếu sau đây:


- An sinh xã hội: Thất nghiệp là vấn đề nan giải đối với bất kỳ nước nào. Thất nghiệp gia tăng làm cho các tệ nạn xã hội phát triển, người lao động lâm vào tình cảnh túng quẫn và trở nên nghèo đói. Để giải quyết vần đề thất nghiệp và đảm bảo an sinh xã hội thì cần phải có nhiều chính sách, trong đó có chính sách BHTN. Chính sách BHTN không chỉ đảm bảo cho người lao động mất việc làm, có một khoản thu nhập, giúp họ và gia đình họ ổn định cuộc sống trong một thời gian nhất định mà mục tiêu chính của chính sách BHTN là giúp người lao động sớm quay trở lại thị trường lao động tìm việc làm và trong qua trình tìm việc làm người lao động còn được chăm sóc y tế miễn phí.

- ổn định và phát triển kinh tế: Thất nghiệp gia tăng làm cho tình hình chính trị - xã hội bất ổn, lãng phí nguồn lực xã hội và là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho nền kinh tế bị đình đốn, chậm phát triển. Chính sách BHTN giúp người thất nghiệp sớm quay trở lại làm việc, theo đó, nguồn lực lao động của đất nước không bị láng phí.

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 30/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí