Chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay - 2


- Những đối tượng sau thời gian quản giáo hoặc chữa trị bệnh đang có nhu cầu về việc làm.

- Những người nghỉ việc tạm thời, không có thu nhập do tính thời vụ sản xuất. Những người không bị coi là người thất nghiệp bao gồm:

- Những người có việc làm nhưng hiện tại không làm việc vì một lý do nào đó như nghỉ phép, nghỉ ốm, tai nạn...

- Những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng đang đi học hoặc đang thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước, làm nội trợ hoặc không có nhu cầu về việc làm.

Như vậy, không phải tất cả những người không có việc làm đều là người thất nghiệp. Chỉ những người không có việc làm, trong độ tuổi lao động, có nhu cầu tìm việc làm, mới được coi là người thất nghiệp. Người thất nghiệp được quy định trong Bộ luật Lao động của Việt Nam bao gồm cả những người lao động đã từng đi làm và cả những người chưa từng đi làm, có nhu cầu tìm việc nhưng hiện không có việc làm.

Người lao động thiếu việc làm theo quy định của Bộ luật Lao động (năm 2002) không được coi là người thất nghiệp.

Luật BHXH (năm 2006) của Việt Nam cũng quy định người thất nghiệp là: "Người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp mà bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng chưa tìm được việc làm".

Đối tượng của BHTN chỉ bao gồm những người thất nghiệp, đã từng làm việc có hợp đồng lao động (theo Bộ luật Lao động) và những người thất nghiệp được quy định trong Luật BHXH.

Như vậy, người thất nghiệp chịu sự điều chỉnh của Luật BHXH là công dân Việt Nam, làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, làm việc trong các đơn vị sử dụng lao động có sử dụng từ 10 lao động trở lên, có đóng BHTN theo quy định

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.


và vì các lý do khác nhau mà bị mất việc làm, chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, nhưng vẫn có nhu cầu làm việc và chưa tìm được việc làm.

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay - 2

1.1.1.2. Phân loại thất nghiệp


Có nhiều tiêu chí để phân loại thất nghiệp.


a. Căn cứ vào loại hình thất nghiệp, có thể phân chia thất nghiệp thành những loại

sau


- Thất nghiệp theo giới tính.


- Thất nghiệp theo lứa tuổi.


- Thất nghiệp theo vùng lãnh thổ.


- Thất nghiệp theo ngành nghề.


- Thất nghiệp theo dân tộc, chủng tộc.


b. Căn cứ vào lý do thất nghiệp, có các loại thất nghiệp sau


- Thất nghiệp do bỏ việc, họ là những người tự ý xin thôi việc vì những lý do khác

nhau như tiền công thấp, công việc không phù hợp, địa điểm làm việc xa,...


- Thất nghiệp do mất việc, là người lao động không có việc làm do chủ sử dụng lao động cho thôi việc vi một lý do nào đó.

- Thất nghiệp do mới vào, họ là những người lần đầu tiên tham gia vào lực lượng lao động, nhưng chưa tìm được việc làm, đang tích cực tìm kiếm việc làm.

- Thất nghiệp do quay lại, họ là những người lao động đã rời khỏi lực lượng lao động, nay muốn quay lại làm việc nhưng chưa tìm được việc làm.

c. Căn cứ vào nguồn gốc thất nghiệp, có thể thấy những loại thất nghiệp dưới đây


- Thất nghiệp dai dẳng, là mức thất nghiệp tối thiểu không thể giảm được trong một nền kinh tế năng động. Dạng thất nghiệp này gồm những người tạm thời không có việc làm trong thời gian chuyển công việc trong một nền kinh tế mà lực lượng lao động và các công việc tìm người luôn thay đổi.


- Thất nghiệp do cơ cấu, là thất nghiệp do không có sự đồng bộ giữa tay nghề, trình độ được đào tạo với cơ hội có việc làm khi nhu cầu và sản xuất thay đổi. Nó xảy ra khi có sự thay đổi cơ cấu kinh tế làm mất cân đối giữa cung và cầu cục bộ trên thị trường lao động.

- Thất nghiệp do thiếu cầu xảy ra khi cầu chung về lao động giảm xuống. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do nền kinh tế suy thoái, tổng cầu giảm, kéo theo cầu lao động giảm.

- Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường xảy ra khi tiền công bị ấn định cao hơn mức tiền lương cân bằng, nhằm đảm bảo quyền lợi cho bộ phận lao động yếu thế trên thị trường. Mức tiền lương này do Chính phủ ấn định hoặc do sức ép của công đoàn, nghiệp đoàn.

- Thất nghiệp do công nghệ do áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất, máy móc thiết bị thay thế con người, chỉ cần một số ít người vận hành, một bộ phận người lao động trong các dây chuyền sản xuất bị dôi ra, trở thành thất nghiệp công nghệ.

- Thất nghiệp chu kỳ. Xuất hiện do kinh tế phát triển mang tính chu kỳ. Trong giai đoạn suy thoái, mức cầu chung về lao động giảm và do vậy làm gia tăng thất nghiệp. Loại thất nghiệp này diễn ra theo chu kỳ và mang tính quy luật.

d. Phân loại thất nghiệp theo quan điểm hiện đại


- Thất nghiệp tự nguyện là thất nghiệp do không chấp nhận mức lương hiện hành của thị trường nên không đi làm, mặc dù họ vẫn có nhu cầu làm việc.

- Thất nghiệp không tự nguyện là thất nghiệp do không tìm được việc làm, mặc dù có nhu cầu tìm việc và sẵn sàng làm việc với mức lương hiện hành của thị trường lao động.

- Thất nghiệp tự nhiên. Là mức thất nghiệp xảy ra khi thị trường lao động ở trong trạng thái cân bằng. ở mức thất nghiệp tự nhiên, nền kinh tế ở trạng thái toàn dụng lao động.


Ngoài ra, còn có các loại thất nghiệp khác như thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp do thời vụ, thất nghiệp bán phần, thất nghiệp toàn phần,...

1.1.1.3. Nguyên nhân thất nghiệp


- Chu kỳ sản xuất kinh doanh


Hoạt động sản xuất kinh doanh bao giờ cũng mang tính chu kỳ. Tính chất này ảnh hưởng tới việc làm phát sinh tình trạng thất nghiệp bởi sự mở rộng hay thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ làm cung cầu trên thị trường lao động thay đổi. Nếu các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, mở rộng sản xuất kinh doanh thì cầu lao động tăng, các doanh nghiệp thu hút thêm lao động. Khi các doanh nghiệp bước vào giai đoạn làm ăn kém hiệu quả, phải thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, cầu lao động giảm xuống, theo đó xuất hiện tình trạng một số lao động bị dư thừa. Cung cầu trên thị trường lao động thay đổi không có sự phù hợp giữa cung và cầu lao động, làm phát sinh hiện tượng thất nghiệp.

- Sự gia tăng dân số


Đây là nguyên nhân ảnh hưởng đến tình trạng thất nghiệp trong dài hạn. Dân số gia tăng hàng năm sẽ bổ sung một lực lượng lao động rất lớn vào nguồn lực lao động của mỗi quốc gia. Dân số càng tăng và tốc độ gia tăng càng nhanh thì lực lượng lao động dư thừa sẽ càng lớn. Thêm vào đó, quá trình quốc tế hóa và toàn cầu hóa cũng có tác động tiêu cực đến thị trường lao động làm một bộ phận người lao động bị thất nghiệp. Nguyên nhân này thường xuất hiện phổ biến ở các nước đang phát triển và chậm phát triển, những nước luôn có tỷ lệ gia tăng dân số cao. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam, cũng như ở nhiều nước đang phát triển khác.

- Sự thay đổi cơ cấu ngành nghề


ở từng thời kỳ, sự phát triển kinh tế có thể dẫn tới thay đổi cơ cấu kinh tế. Theo đó, cơ cấu của một số ngành nghề thay đổi. Những ngành nghề làm ăn có hiệu quả hoặc cần phải được mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc xuất hiện ngành nghề mới sẽ tạo cơ hội thu hút thêm nhiều lao động. Nhưng lại có những ngành nghề phải thu hẹp sản


xuất, phải sa thải người lao động và một bộ phận người lao động bị thất nghiệp. Trong trường hợp này, người lao động bị thất nghiệp muốn tham gia vào thị trường lao động trong những ngành nghề mới đòi hỏi họ phải được đào tạo lại để nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu của công việc mới. Trong thời gian đó, họ trở thành những người thất nghiệp do cơ cấu.

- Sự ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật


Ngày nay khoa học kỹ thuật ngày càng không ngừng phát triển phục vụ cho đời sống con người. Nhưng mặt trái của tiến bộ này có ảnh hưởng không nhỏ tới việc làm gia tăng tình trạng thất nghiệp. ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là tự động hóa quá trình sản xuất diễn ra nhanh chóng và ngày càng phổ biến, điều này là hiển nhiên. Bởi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận luôn được ưu tiên hàng đầu. Do đó, các chủ doanh nghiệp, các nhà sản xuất luôn tìm cách mở rộng sản xuất, đổi mới dây chuyền công nghệ, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản xuất, nâng cao lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, quá trình này làm cho số công nhân bị thay thế bởi máy móc ngày càng gia tăng, bổ sung một lượng đáng kể vào đội quân thất nghiệp.

- Do các yếu tố ngoài thị trường


Sự thay đổi thể chế chính trị hay việc điều chỉnh chính sách vĩ mô của các nước, các giải pháp điều hành kinh tế của Chính phủ cũng có thể làm cho nhu cầu sử dụng lao động có sự thay đổi, theo đó, làm cho tình trạng thất nghiệp thay đổi. Việc quy định mức tiền lương tối thiểu của Nhà nước hoặc yêu cầu tăng lương của công đoàn, nghiệp đoàn cao hơn mức tiền lương cân bằng hiện hành của thị trường, dẫn đến làm gia tăng thất nghiệp không tự nguyện.

- Nguyên nhân từ người lao động


Chính bản thân người lao động cũng tác động không nhỏ tới tình trạng thất nghiệp của mình. Ví dụ, do người lao động không ưa thích công việc đang làm, hay địa điểm làm việc, không bằng lòng với vị trí đang đảm đương hay mức lương hiện có nên họ đi tìm công việc mới đáp ứng yêu cầu đó.


- Một số nguyên nhân khác.


Một loạt các nguyên nhân khác có thể dẫn đến người lao động bị thất nghiệp như người lao động có kinh nghiệm nhưng bị mất việc vì kỷ luật lao động kém. Những người lao động trẻ tuổi tìm kiếm công việc lần đầu tiên trong đời không thể kiếm ngay được việc làm hoặc người lao động lớn tuổi sau một thời gian rời khỏi thị trường lao động nay muốn quay trở lại lực lượng lao động (như phụ nữ sau khi sinh và chăm sóc con nhỏ). Một nguyên nhân cũng không kém quan trọng đó là người lao động không còn đủ sức khỏe để đảm đương công việc đang làm phải tìm kiếm công việc khác phù hợp hơn.

Trên đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng thất nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường. Nguyên nhân của thất nghiệp rất đa dạng, phong phú và khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Việc nghiên cứu nguyên nhân và ảnh hưởng của thất nghiệp đến kinh tế xã hội là rất cần thiết để hoạch định cũng như tổ chức triển khai chính sách nhằm giảm thiểu thất nghiệp.

1.1.1.4. ảnh hưởng của thất nghiệp


Thất nghiệp không những ảnh hưởng trực tiếp tới bản thân người lao động và gia đình họ mà còn tác động mạnh mẽ tới tất cả các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia.

- Đối với bản thân người lao động và gia đình họ: thất nghiệp có thể gây ra những hậu quả rất trầm trọng. Bởi vì khi bị mất việc làm thường đồng nghĩa với việc mất đi nguồn thu nhập chủ yếu và đương nhiên khi thất nghiệp kéo dài sẽ dẫn đến sự khó khăn, nghèo túng. Thất nghiệp gắn liền với sự mất mát thu nhập và dẽ dẫn tới bi kịch. Hậu quả là họ từng bước bị rơi sâu vào tình trạng dưới mức sống tiêu chuẩn chung của xã hội, sau đó nếu không có sự trợ giúp nào khác thì phải vay nợ và nếu kéo dài sẽ dẫn đến nợ nần chồng chất. Sự tác động vào thu nhập cho gia đình phụ thuộc vào tiền thất nghiệp của bản thân họ nhận được cũng như thu nhập của những thành viên khác trong gia đình còn việc làm.

Thậm chí hậu quả của nạn thất ghiệp còn không tự động xóa bỏ những rào cản đối với những người có việc làm trở lại, hòa nhập với đời sống xã hội chung. Điều này diễn ra


đối với những người lao động, đặc biệt đối với người sau khi thất nghiệp, phải xác lập một quan hệ lao động mới, thường đi liền với điều kiện làm việc và điều kiện về tài chính kém hơn việc làm trước đó. Nạn thất nghiệp cũng không chỉ là hậu quả về tài chính mà còn là hậu quả về khả năng nghề nghiệp. Khi thất nghiệp kéo dài, hậu quả là họ bị mất đi khả năng nâng cao trình độ nghề nghiệp. Điều đó sẽ đe dọa không chỉ về phía họ, họ sẵn sàng bị thất nghiệp, mà còn ngăn cản việc học nghề hay chuyển vào một nghề khác.

- Đối với nền kinh tế: thất nghiệp chính là sự lãng phí nguồn lực xã hội, là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho nền kinh tế bị đình đốn, chậm phát triển. Vì khi đó có một bộ phận người lao động trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng vì lý do khách quan không có việc làm thì dĩ nhiên sức sản xuất trong nước và thu nhập quốc dân thấp hơn so với khi mọi người đều co việc làm. Ngoài ra, khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp có mối quan hệ tác động qua lại chặt chẽ với nhau, đôi khi tạo thành vòng luẩn quẩn không thoát ra được. Bên cạnh đó, thất nghiệp có thể làm cho xã hội bất ổn. Đến lượt nó làm cho kinh tế bị suy thoái, khủng hoảng trầm trọng hơn và có khả năng phục hồi chậm.

- Đối với chính trị, xã hội: khi bị thất nghiệp, người lao động luôn ở trong tình trạng hoang mang, lo lắng, căng thẳng và thất vọng. Đặc biệt nếu người lao động là trụ cột, nuôi sống cả gia đình thì áp lực tâm lý càng đè nặng lên người lao động. Từng cá nhân là tế bào của gia đình, mỗi gia đình là tế bào của xã hội, như vậy thất nghiệp tác động đến cá nhân người lao động có nghĩa là đã tác động đến toàn xã hội. Bởi vì, thất nghiệp sẽ dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực của xã hội, đẩy người thất nghiệp đến chỗ bất chấp kỷ cương, vi phạm pháp luật, hủy hoại đạo đức để kiếm kế sinh nhai, kiếm tiền trang trải cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày như trộm cắp, cờ bạc, mại dâm, ma túy…

Thất nghiệp làm cho tình hình chính trị trở nên bất ổn, rối loạn nếu không được can thiệp kịp thời. Thất nghiệp gây ra các cuộc biểu tình, đình công, là cơ hội cho các thế lực thù địch tiến hành các hoạt động chống phá nhà nước, chống phá Đảng cầm quyền. Thất nghiệp còn làm cho người lao động giảm lòng tin vào chế độ, giảm lòng tin vào khả năng lãnh đạo của chính phủ cầm quyền.


1.1.2. Một số vấn đề về bảo hiểm thất nghiệp


1.1.2.1. Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm thất nghiệp


Trước thế kỷ thứ XIX, những hình thức nguyên thủy đầu tiên của BHTN được áp dụng đối với các thợ thủ công thủy tinh ở Bohemia và thợ sản xuất đăng ten ở Basel - Thụy Sĩ. Những hình thức này chính là khởi thủy của các chương trình BHTN hiện đại ngày nay được các tổ chức công đoàn ở Châu Âu lúc đó áp dụng nhằm trả trợ cấp mất việc làm cho các thành viên của mình. Dần dần quỹ BHTN của các tổ chức công đoàn được hình thành nhằm bảo vệ tất cả các thành viên của mình trong khu vực làm công ăn lương khi gặp rủi ro mất việc làm.

Sau khi các quỹ thất nghiệp của các tổ chức công đoàn được thành lập, giới chủ ở các nước công nghiệp lớn đã tham gia vào các chương trình BHTN. Những người sử dụng lao động này mong muốn thúc đẩy một lực lượng lao động ổn định và giữ được những người lao động có kỹ năng ở lại với doanh nghiệp của mình. Trong chương trình BHTN như vậy, người sử dụng lao động đóng góp cho một quỹ liên kết trách nhiệm để chi trả trợ cấp cho người lao động của mình bị sa thải, bị thất nghiệp tạm thời hoặc bị thất nghiệp một phần. Nguyên tắc hoạt động của các chương trình này là các chi phí về trợ cấp thất nghiệp được chuyển sang cho người tiêu dùng như là một phần của chi phí sản xuất. Tuy nhiên, với chương trình loại này, rủi ro thất nghiệp chỉ được chia sẻ trong phạm vi một doanh nghiệp và chương trình đã không mấy thành công giống như trường hợp các quỹ BHTN của công đoàn mong muốn chi trả trợ cấp cho toàn bộ những người lao động làm công ăn lương.

Những yếu kém của các chương trình BHTN trong phạm vi hẹp như thế này đã tác động đến chính quyền các cấp với mong muốn củng cố phạm vi bảo trợ đối với người lao động. Một số chính quyền địa phương đã thành lập các quỹ BHTN tự nguyện cho người lao động thuộc địa phương mình. Quỹ BHTN tự nguyện đầu tiên được thành lập năm 1893 tại Thụy Sĩ. Tuy nhiên, cùng với triển vọng mở rộng phạm vi của mình đến các thành viên công đoàn, các quỹ thuộc chính quyền địa phương thành lập đã không chứng minh được sự thành công do tính tự nguyện tham gia của quỹ. Các quỹ này thu hút chủ yếu những người

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/06/2023