(trong đó có Bắc Ninh) xoay quanh đề tài việc làm, đời sống của nông dân sau khi Nhà nước thu hồi đất sản xuất nông nghiệp.
Trước những vấn đề bức xúc của nông dân có đất sản xuất nông nghiệp Nhà nước thu hồi, trong hai tháng 3, tháng 4 năm 2009, Ban Dân vận Tỉnh uỷ Bắc Ninh đã tiến hành nghiên cứu, điều tra khảo sát 16 thôn của 8 xã thuộc 6 huyện, thị xã, thành phố. Tổ chức khảo sát ngẫu nhiên 1.520 hộ có đất nông nghiệp Nhà nước thu hồi, khảo sát thực tế 16 thôn, qua trưởng thôn và cán bộ chuyên môn cấp xã. Kết quả khảo sát được nêu trong bảng 2.4.
Cùng thời gian trên, Ban Dân vận Tỉnh uỷ tiến hành làm việc, nghiên cứu tại một số xã có nhiều đất nông nghiệp Nhà nước thu hồi, kết quả cho thấy thời gian nhàn rỗi của nông dân có đất sản xuất nông nghiệp Nhà nước thu hồi tăng hơn 2 lần so với trước khi thu hồi. Kết quả khảo sát của 509 hộ nông dân xã Nam Sơn (thành phố Bắc Ninh), trong đó có 264 hộ có diện tích thu hồi dưới 50% (nhóm I), 245 hộ có diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hồi từ 50% trở lên (nhóm II), được nêu trong bảng 2.5.
Như vậy, thời gian nhàn rỗi của nông dân xã Nam Sơn - thành phố Bắc Ninh sau khi thu hồi đất từ 48% đến 51%, tăng 1,8 đến 1,9 lần so với trước khi thu hồi.
Kết quả nghiên cứu của Đề tài “Việc làm, lao động của nông dân sau khi Nhà nước thu hồi đất sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh” [59] cho thấy:
- 43,7% số người được hỏi ý kiến trả lời tiếp tục làm ruộng sau khi đất sản xuất nông nghiệp bị thu hồi, thời gian lao động giảm đi đáng kể.
- Chỉ có 1,81% trả lời chuyển sang làm tiểu thủ công nghiệp.
- 4,95% trả lời chuyển sang làm dịch vụ, buôn bán nhỏ.
- 14,87% trả lời chưa có việc làm.
Bảng 2.4: Tình hình việc làm của nông dân sau thu hồi đất .
Thôn | Khảo | sát | Việc làm của nông dân sau khi thu hồi đất (người) | |||||||
Số hộ (hộ) | Số LĐ (người) | Nông nghiệp | Chuyển nghề khác | Chưa có việc làm | ||||||
TS (người) | TGLĐ giảm (người) | TGLĐ bằng (người) | TS (người) | Ổn định (người) | Không ổn định | |||||
1 | Do Nha | 100 | 372 | 200 | 53 | 147 | 74 | 48 | 26 | 98 |
2 | Giang Liễu | 100 | 280 | 139 | 83 | 56 | 88 | 20 | 68 | 53 |
3 | Yên Lã | 100 | 344 | 115 | 102 | 13 | 101 | 14 | 87 | 128 |
4 | Trung Hoà | 100 | 364 | 182 | 176 | 6 | 77 | 46 | 31 | 105 |
5 | Chi Long | 160 | 453 | 442 | 440 | 2 | 0 | 0 | x | 11 |
6 | Ngô Xá | 40 | 122 | 122 | 122 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
7 | Xóm Giáo | 60 | 273 | 145 | 129 | 16 | 42 | 16 | 26 | 86 |
8 | Xóm Lương | 120 | 409 | 258 | 157 | 101 | 11 | 1 | 10 | 140 |
9 | Núi Móng | 90 | 316 | 109 | 94 | 15 | 66 | 16 | 50 | 141 |
10 | Bất Lự | 90 | 258 | 107 | 86 | 21 | 47 | 13 | 34 | 104 |
11 | Thanh Hoài | 100 | 302 | 121 | 120 | 1 | 65 | 5 | 60 | 116 |
12 | Thanh Tương | 100 | 255 | 129 | 112 | 17 | 120 | 39 | 81 | 6 |
13 | Đa Cấu | 90 | 237 | 71 | 69 | 2 | 49 | 3 | 46 | 117 |
14 | Lãm Làng | 90 | 249 | 12 | 10 | 2 | 51 | 3 | 48 | 186 |
15 | Chu Mẫu | 90 | 285 | 76 | 76 | 0 | 68 | 0 | 68 | 141 |
16 | Sơn Trung | 90 | 235 | 122 | 122 | 0 | 17 | 2 | 15 | 96 |
Cộng Tỷ lệ % | 1.520 | 4.754 | 2.350 | 1.951 | 399 | 876 | 226 | 650 | 1.528 | |
49,43% | 41,04% | 8,39% | 18,43% | 4,75% | 13,68% | 32,33% |
Có thể bạn quan tâm!
- Mô Hình Bảo Hiểm Xã Hội Nông Dân Nghệ An [26 Tr 192-194]
- Giải Quyết Việc Làm Cho Nông Dân Phải Thu Hồi Đất Ở Hải Phòng.
- Thực Trạng Việc Thu Hồi Đất Từ Năm 1997 Đến 2008 Để Xây Dựng Các Kcn
- Đời Sống, Thu Nhập Người Nông Dân Có Đất Nông Nghiệp Nhà Nước Thu Hồi Giảm Đi
- Chính Sách Đào Tạo Nghề Và Giải Quyết Việc Làm .
- Chính Sách Hỗ Trợ Xây Dựng Kết Cấu Hạ Tầng Nông Thôn
Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.
Nguồn: [3]
Bảng 2.5: Thời gian làm việc nhàn rỗi của nông dân Nam Sơn (Thành phố Bắc Ninh) sau khi Nhà nước thu hồi đất
(Đơn vị tính: %)
Diễn giải Thời gian nhàn rỗi Thời gian lao động Cơ cấu thời gian lao động Sản xuất NN, LN, TS Sản xuất CN-XD Dịch vụ | Nhóm 1 | Nhóm 2 | ||
Stt | Trước khi | Sau khi | Trước khi | Sau khi |
thu hồi | thu hồi | thu hồi | thu hồi | |
1 | 26,8 | 48,6 | 26,4 | 51,3 |
2 | 73,2 | 51,4 | 73,6 | 48,7 |
100 | 100 | 100 | 100 | |
3 | 86,5 | 58,6 | 85,4 | 47,5 |
6,7 | 22,3 | 6,5 | 21,8 | |
6,8 | 19,1 | 8,1 | 30,7 |
Nguồn: [3]
Cũng đối tượng trên, nhóm tác giả nghiên cứu đề tài tiếp tục nghiên cứu bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, kết quả như sau: 32,87% số hộ trả lời sau khi Nhà nước thu hồi đất sản xuất nông nghiệp, gia đình không có việc gì để làm; 29,1% số hộ trả lời là có được việc làm song công việc không ổn định, số hộ còn lại tiếp tục lao động trên phần diện tích đất sản xuất nông nghiệp chưa phải thu hồi và thời gian giảm nhiều so với trước.
Cuối năm 2008, Cục Thống kê và Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh đã khảo sát mẫu tại 1994 hộ thuộc 7 huyện, thị xã, thành phố có đất nông nghiệp Nhà nước thu hồi. Bằng các công thức tính toán khoa học, chuyên ngành cho thấy: sau khi Nhà nước thu hồi đất, không tính thời gian nhàn rỗi, có tới 1,7% số lao động thất nghiệp (tăng 1,46 lần so với tỷ lệ thất nghiệp chung của tỉnh) và 0,62% số lao động trước đây có việc làm nay không thể tìm được việc làm. Vậy, với 65.635 hộ của 87 xã, thị trấn thuộc 7 huyện, thị
xã, thành phố thì có tới trên 5.000 nông dân trong độ tuổi lao động sau khi Nhà nước thu hồi đất sản xuất nông nghiệp không có việc làm.
Các kết quả trên ở Bắc Ninh, cũng tương đồng với nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả trên các vùng, miền khác nhau. Xin viện dẫn một số kết quả nghiên cứu:
Nhóm nghiên cứu thuộc Văn phòng Quốc hội [62], khảo sát 11.402 hộ nông dân có đất Nhà nước thu hồi của 33 xã, phường thuộc 6 huyện, thành phố của tỉnh Hải Dương cho thấy: Trước khi thu hồi đất nông dân có việc làm chiếm 74,15%, thiếu việc làm 15,84% chưa có việc làm chiếm 10,01%. Sau khi thu hồi đất, tỷ lệ trên tương ứng là 49,62% - 35,80% - 14,58%, số người có việc làm giảm 24,53% số người chưa có việc làm tăng 4,57%. Tính bình quân mỗi hộ giao đất có một lao động thiếu việc làm hoặc không có việc làm.
Ban Dân vận Tỉnh ủy Đồng Tháp tiến hành khảo sát về đời sống, việc làm người dân sau khi thu hồi đất để phát triển công nghiệp giai đoạn 2003 - 2008 đã khẳng định [4]:
Nghề nghiệp, việc làm của người nông dân sau khi giải toả, thu hồi đất gặp rất nhiều khó khăn, chỉ có 35,84% lao động có việc làm ổn định, số lao động được nhận vào các khu công nghiệp chỉ chiếm 26,66%, 20% chuyển đi nơi khác, 29,69% bị thất nghiệp.
Từ các tài liệu nghiên cứu, khảo sát tại Bắc Ninh, đối chiếu với tình hình chung, nhất là thực tế quá trình chuyển đổi nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh những năm qua, rút ra một số nhận xét về lao động, việc làm của người nông dân tỉnh Bắc Ninh có đất sản xuất nông nghiệp Nhà nước thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp như sau:
Việc Nhà nước thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp, đô thị và cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở Bắc Ninh những năm qua đã làm cho một bộ phận lớn nông dân có đất Nhà nước thu hồi mất và thiếu việc làm
Đất sản xuất nông nghiệp là ước mơ ngàn đời với nông dân, là mục tiêu của mọi cuộc cách mạng giải phóng nông dân, là tư liệu sản xuất đặc biệt, vô giá, vĩnh cửu, là tổng hoà các mối quan hệ trong xã hội nông thôn, là sự liên kết gắn bó giữa các thế hệ của dòng tộc, là sự cố kết bền chặt giữa từng hộ gia đình, từng người nông dân với cộng đồng. Nông dân bị mất đất sản xuất nông nghiệp đồng nghĩa với mất nghề, mất sự gắn bó trong cộng đồng (hay nói cách khác là giảm thiểu nguồn vốn xã hội rất quan trọng đối với họ), mất sự chi phối trong dòng tộc. Vì vậy, thu hồi đất sản xuất nông nghiệp của người nông dân, với bất kỳ lý do nào về bản chất là lấy đi tư liệu sản xuất, biến họ từ người có việc làm (tuy việc làm thu nhập chưa cao) thành người mất hoặc thiếu việc làm ổn định lâu đời. Những nhà hoạch định chính sách, quản lý xã hội không thể né tránh thực trạng trên, phải nhìn thẳng vào sự thật khách quan, đúng bản chất việc Nhà nước thu hồi sản xuất. Phải đứng trên quan điểm: “Người nông dân có đất sản xuất nông nghiệp Nhà nước thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, đô thị, cơ sở hạ tầng kinh tế -xã hội là những người chấp nhận sự hy sinh, đóng góp tài sản quý báu cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, vì vậy họ phải được chăm sóc, giúp đỡ như những người có công với cách mạng. Phải thấu suốt quan điểm đó thì việc đề ra chủ trương, chính sách nhằm ổn định đời sống, việc làm cho người nông dân sau khi thu hồi đất mới triệt để, mới đi vào cuộc sống, hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng tiêu cực khi thực hiện chính sách thu hồi đất.
Mức độ mất việc làm của người nông dân sau khi Nhà nước thu hồi đất sản xuất nông nghiệp nhiều hay ít, lâu dài hay tạm thời, liên tục hay từng giai đoạn...không chỉ phụ thuộc vào số diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hồi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác:
- Thực tế ở Bắc Ninh cho thấy [23], các hộ gia đình có số diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hồi từ 50% đến 70% bị mất việc làm nhiều nhất. Bởi vì, diện tích đất còn lại không đủ việc làm cho cả gia đình. Thêm vào đó,
tiền đền bù sau khi làm nhà, mua sắm vật dụng không đủ để chuyển nghề. Số hộ bị thu hồi trên 70% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, không còn đường nào khác là phải tìm việc để kiếm sống, mặc dù đa phần là làm thuê, làm mướn, do đó tỷ lệ mất việc làm lại càng cao.
- Về độ tuổi mất việc: qua khảo sát cho thấy có tới 78,5% số người bị mất việc làm có độ tuổi từ 30 đến 59, trong đó độ tuổi từ 40-49 tuổi chiếm 33,7%. Nguyên nhân của tình hình trên chủ yếu là những nông dân trong độ tuổi này trình độ văn hoá, chuyên môn thấp (87,2% chưa qua đào tạo), tuổi đời cao (từ 35 tuổi trở lên, chiếm 66,4%), đất sản xuất nông nghiệp giảm gặp nhiều khó khăn trong tự tìm việc làm mới, làm thêm.
- Mức độ mất việc làm còn phụ thuộc vào truyền thống của địa phương. Đối với khu vực gần đô thị, khu vực làng nghề phát triển, việc thu hồi đất không ảnh hưởng nhiều tới việc làm, đời sống của các hộ nông dân có đất thu hồi. Số tiền bồi thường các hộ đưa vào sản xuất kinh doanh là chủ yếu. Nhưng các địa ở xa trung tâm, chuyên canh sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong tìm việc làm sau khi Nhà nước thu hồi đất. Đa phần các hộ nông dân khu vực này trước khi thu hồi đất chỉ đủ ăn, phần dư dật không nhiều, đầu tư cho con em học tập còn hạn chế, cơ sở phục vụ cho cuộc sống thiếu thốn. Khi được tiền bồi thường các hộ tập trung phần lớn cho xây dựng, sửa chữa nhà, mua sắm trang thiết bị phục vụ sinh hoạt, tỷ lệ đầu tư cho học nghề, sản xuất kinh doanh thấp, do đó mức độ mất việc trước mắt cũng như lâu dài chiếm tỷ lệ cao.
- Bên cạnh đó, mức độ mất việc làm còn phụ thuộc vào vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp, quan tâm giúp nông dân tìm việc, hỗ trợ học nghề, tạo điều kiện cho nông dân ổn định việc làm, thu nhập.
Tính chất mất việc của nông dân do thực hiện chính sách thu hồi đất phức tạp hơn nhiều so với mất việc của công nhân lao động trong các doanh nghiệp, cán bộ, công chức trong các cơ quan.
Phải thừa nhận rằng trước khi Nhà nước thu hồi đất sản xuất nông nghiệp, nông dân có đất họ là những người đã và đang có việc làm, có thu nhập (mặc dù lao động thủ công, thu nhập không cao). Sau khi Nhà nước thu hồi đất dẫn tới họ mất việc hoặc thiếu việc làm, họ không thể tìm ngay được việc làm. Người nông dân đã quen với việc đồng áng, nay họ không còn được lao động trên mảnh đất thân quen, gắn bó với họ lâu đời tạo nên sự hẫng hụt về tâm lý. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lý, song đã trao cho nông dân được quyền sử dụng lâu dài, ổn định. Thu hồi đất sản xuất nông nghiệp của nông dân là vấn đề rất nhạy cảm, làm tổn thương tới trách nhiệm, quyền lợi của một bộ phận nông dân. Người nông dân không được chuẩn bị kỹ lưỡng về tâm lý nên họ luôn cho rằng Nhà nước lấy đi việc làm của họ, “ép duyên” họ với những công việc họ chưa từng quen biết. Họ luôn đòi hỏi Nhà nước phải đảm bảo sự công bằng cho họ. Số nguời nông dân mất đất, mất việc chiếm tỷ lệ không nhỏ trong xã hội nên giải quyết việc làm cho họ mang tính chính trị, xã hội cao. Đất không chỉ là tư liệu sản xuất đối với cá nhân người nông dân hiện tại mà có ý nghĩa cuộc sống lâu dài.
Vì vậy, mất việc làm của người nông dân sau khi Nhà nước thu hồi đất phức tạp gấp nhiều lần sự mất việc làm của công nhân lao động, cán bộ, công chức trong các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp. Giải quyết việc làm cho nông dân sau khi thu hồi đất là một nhiệm vụ khó khăn, lâu dài, cần có sự cố gắng vượt lên của nhiều cấp, nhiều ngành.
Nông dân mất việc do Nhà nước thu hồi đất sản xuất nông nghiệp rất khó tự tìm được việc làm mới, ổn định
Nhu cầu giải quyết việc làm cho người lao động hiện nay ở nước ta nói chung, ở Bắc Ninh nói riêng là rất lớn. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị, tuy có thấp nhưng tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn còn là phổ biến. Tính bình quân từ năm 1997 đến 2007, thời gian nhàn rỗi ở nông thôn Bắc Ninh là 23,3%; với mức độ trung bình lao động nông nghiệp mỗi năm ở Bắc
Ninh là 400 ngàn lao động, quy đổi ra lao động do thời gian nhàn rỗi bình quân mỗi năm ở khu vực nông thôn có tới trên 92 ngàn lao động thiếu việc làm. Sự tăng trưởng bình quân nguồn lao động nông thôn là 0,54%, như vậy mỗi năm khu vực nông thôn được bổ sung trên dưới 25 ngàn lao động. Không tính số lao động dôi ra do quá trình thu hồi đất sản xuất nông nghiệp. Tính bình quân từ năm 1997 đến năm 2007 (tính quy đổi) có trên 100 ngàn lao động chưa có việc làm. Với mức độ bình quân 1.973m2/hộ ở Bắc Ninh, thì
mỗi ha đất sản xuất nông nghiệp ở Bắc Ninh có 5,07 hộ sử dụng, mỗi hộ bình quân 4 khẩu, 2,79 lao động thì với 7.000 ha đất thu hồi ở Bắc Ninh đã làm cho từ 70-80 ngàn lao động mất, hoặc thiếu việc làm. Chỉ tính riêng Bắc Ninh thôi, mỗi năm cần phải giải quyết việc làm cho 12 ngàn lao động nông nghiệp đó là bài toán không dễ.
Quan hệ cung, cầu lao động không tương thích, mất cân đối, vừa thừa, lại vừa thiếu. Số nông dân cần tìm việc làm rất lớn trong khi trình độ văn hoá, tố chất nghề nghiệp, kỹ năng lao động ngành nghề phi nông nghiệp rất thấp, không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng. Kết quả khảo sát của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh cho thấy cơ cấu trình độ học vấn của những người nông dân có đất thu hồi từ 15 tuổi trở lên là chưa đi học 3,3%, chưa tốt nghiệp tiểu học: 8,4%, tốt nghiệp tiểu học: 19,7%, tốt nghiệp THCS: 49,3%, tốt nghiệp PTTH: 28,4%. Hầu hết các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh tuyển dụng lao động có trình độ học vấn tốt nghiệp PTTH.
Mặt khác, số người từ 35 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ cao (66,4%) không thuộc diện tuyển dụng của các doanh nghiệp, lại chưa đến tuổi nghỉ lao động. Thế mạnh của Bắc Ninh là có các làng nghề. Trong những năm qua, 62 làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh được khôi phục và phát triển. Cùng với các thị tứ, thị trấn, cụm công nghiệp đã hình thành mạng lưới ngành nghề đa dạng trên tất cả các địa bàn của tỉnh. Song với trên 74 ngàn cơ sở sản xuất kinh