tôn trọng lẫn nhau. Việc tuân thủ điều lệ đa dạng của Đức cũng giúp công ty tạo ra một môi trường làm việc bình đẳng và cởi mở cho toàn thể nhân viên.
- An toàn và sức khỏe nghề nghiệp: ưu tiên hàng đầu
- Thang máy là phương thức vận chuyển an toàn nhất thế giới. Công ty nỗ lực đảm bảo sự an toàn cho tất cả nhân viên của mình cũng như các nhà thầu phụ trong công việc hàng ngày. Mục tiêu không để xảy ra tai nạn của công ty được triển khai theo chính sách an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp được áp dụng trong công ty, với chương trình đào tạo chuyên sâu và quy trình quản lý an toàn được chứng nhận. Các vụ tai nạn và cận tai nạn đều được báo cáo và điều tra kỹ lưỡng, đồng thời triển khai các hành động khắc phục.
- Các hướng dẫn và hành động sau đây giúp chúng tôi bảo vệ sức khoẻ và sự an toàn của nhân viên và các nhà thầu phụ:
+ Đào tạo về 10 nguyên tắc toàn cầu của Thyssenkrupp
+ Đánh giá hệ thống an toàn nội bộ (SSAs)
+ Đào tạo trực tuyến về các chủ đề an toàn then chốt cho tất cả nhân viên
+ Tập huấn nâng cao nhận thức về an toàn quản lý
+ Các hoạt động quản lý nhà thầu phụ rộng khắp bao gồm cả ngày an toàn dành cho nhà thầu phụ
+ Ngày an toàn toàn cầu “We care” hàng năm
+ Các giải thưởng chứng nhận an toàn hàng năm
+ Các đổi mới sáng tạo về an toàn sản phẩm như phương pháp lắp đặt không giàn giáo
+ Những nơi được cấp chứng nhận OHSAS 18001
+ Chứng nhận tập huấn an toàn cho toàn thể kỹ thuật viên
- Làm cho các nhân viên giỏi trở nên giỏi hơn
Những nhân viên tận tụy và được đào tạo tốt là tài sản lớn nhất của công ty. Đó là lý do tại sao công ty đầu tư vào việc tạo đào tạo cho nhân viên
hằng năm. Các chương trình mục tiêu cao cho phép nhân viên của công ty phát triển năng lực dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia và các giảng viên nội bộ.
2. Đối tác
- Nuôi dưỡng mối quan hệ bền vững
Thành công của công ty chủ yếu dựa vào chất lượng mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp và những đối tác quan trọng khác. Công ty hướng tới thúc đẩy xây dựng quan hệ hợp tác dựa trên sự tin tưởng, minh bạch, tôn trọng lẫn nhau và lợi ích đôi bên.
- Khách hàng là ưu tiên hàng đầu
Năm 2013, công ty đưa vào ứng dụng công cụ đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng - Net promoter score (NPS) với mục tiêu trở thành doanh nghiệp hàng đầu về chất lượng dịch vụ, lấy khách hàng làm trung tâm. NPS cho phép công ty đo lường chất lượng sản phẩm, dịch vụ trong con mắt của khách hàng. Từ đó, chúng tôi thấu hiểu khách hàng cần gì và điều chỉnh sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu khách hàng. Đồng thời, đây cũng là chỉ số đo lường hiệu quả công việc (KPI) đóng góp vào tăng trưởng kinh doanh.
+ Độ trung thành và hài lòng của khách hàng là yếu tố chìa khóa dẫn tới thành công dài hạn của công ty. NPS giúp chúng tôi đánh giá cả độ trung thành và hài lòng của khách hàng một cách hệ thống và minh bạch. Dựa vào đó, chúng tôi xây dựng quy trình chuẩn hóa để kịp thời phân loại, phân tích và giải quyết tất cả vấn đề của khách hàng.
+ Công ty đã tích hợp NPS vào mọi hoạt động của tổ chức, từ ngoài hiện trường tới trụ sở công ty. Vấn đề của khách hàng dù xảy ra ở cấp hoạt động nào cũng sẽ được báo cáo lên cấp trên. Cấp quản lý phụ trách tiếp nhận, đánh giá và đưa ra biện pháp khắc phục cho từng vấn đề của từng cá nhân khách hàng.
+ Tháng 6 năm 2016, chúng tôi đã tổ chức đào tạo cho 100 nhân viên về thái độ ứng xử khi làm việc trực tiếp với khách hàng, góp phần thực hiện
cam kết “engineering.tomorrow.together” của thyssenkrupp tới khách hàng thái độ làm việc với khách hàng là chìa khóa đưa chúng tôi trở thành lựa chọn hàng đầu của các đối tác trên thị trường.
- Quản lý mua sắm và chuỗi cung ứng bền vững
+ Là một thành viên của tập đoàn Thyssenkrupp Elevator, công ty hiểu rằng phát triển bền vững là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với tương lai của công ty. Phát triển bền vững thúc đẩy đổi mới sáng tạo, không ngừng cải thiện hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội tại Thyssenkrupp Elevator. Đây cũng là nhân tố đảm bảo thành công trong quản lý mua sắm và chuỗi cung ứng.
3. Định hướng thị trường:
- Tiếp tục cũng cố và mở rộng tại hai thị trường thang máy lớn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội hiện đang là nơi có nhu cầu sử dụng thang máy cực cao, chiếm 60% sản lượng toàn quốc chính vì thế các công ty cung cấp thang máy đều muốn có được chỗ đứng vững chắc tại đây.
- Tại các tỉnh thành khác: Thyssenkrupp trong thời gian tới sẽ tiếp tục giới thiệu các model thang máy mới phù hợp với nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của từng khu vực. Chú trọng nhiều hơn vào các thị trường mới như Thanh Hóa, Đà Nẵng, Nha Trang... Ngoài ra Thyssenkrupp cũng sẽ nỗ lực để cải thiện công nghệ lắp đặt cũng như bảo trì.
- Thyssenkrupp luôn cũng cố năng lực của hệ thống bán hàng cũng như lắp đặt trên toàn lãnh thổ, tối ưu hóa các sản phẩm. Hiện nay có rất nhiều hãng thang mới và có chất lượng tốt nên khách hàng luôn có những yêu cầu khắt khe về các sản phẩm họ mua, chính vì thế để có thể đứng vững và phát triển ngay trên thị trường cần phải không ngừng nỗ lực để đem đến những sản phẩm chất lượng hơn, an toàn hơn và tiết kiệm điện năng hơn.
4. Chiến lược sản phẩm:
Hiện tại các dòng thang Thyssenkrupp có thể nói đã phủ sóng trên khắp các phân khúc như thang máy loại bé dùng cho hộ gia đình, thang máy không phòng máy, thang máy có phòng máy, thang tải hàng, tải thực phẩm, tải bệnh
viện... Tuy nhiên do nhu cầu tại mỗi thị trường khách nhau đặc biệt về kiểu dáng, thiết kế thế nên Thyssenkrupp sẽ giới thiệu các sản phẩm chiến lược cho mỗi nhu cầu của khách hàng khác nhau.
3.1.3 Quan điểm hoàn thiện chiến lược kinh doanh của công ty Thang máy Thyssenkrupp Việt Nam
Để xây dựng được chiến lược cạnh tranh của công ty Thyssenkrupp Việt Nam đem lại hiệu phải dựa trên các yếu tố: Thị trường về ngành thang máy, nhu cầu sửa dụng thang máy.
Mặc dù cho tới nay còn nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh doanh song có thể khẳng định rằng trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay mọi doanh nghiệp kinh doanh đều có mục tiêu bao trùm, lâu dài là tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp phải xác định chiến lược kinh doanh trong mọi giai đoạn phát triển phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh; phải phân bổ, quản trị có hiệu quả các nguồn lực và luôn luôn kiểm tra, giám sát xem quá trình đang diễn ra có hiệu quả không? Muốn kiểm tra tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh phải đánh giá được hiệu quả kinh doanh ở phạm vi doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận của nó. Tuy nhiên khó có thể tìm được sự thống nhất giữa các lý thuyết khác nhau trong quan niệm về hiệu quả kinh doanh. Nhưng theo Manfred Kuhn, ta có thể hiểu rằng: “Tính hiệu quả đạt được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh”. Vì vậy có thể mô tả hiệu quả kinh doanh bằng công thức chung nhất như sau:
H = K/C
Trong đó: H – Hiệu quả kinh doanh K – Kết quả đạt được
C – Hao phí nguồn lực cần thiết gắn với kết quả đó.
Từ quan điểm trên có thể hiểu một cách khái quát lại như sau: hiệu quả là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (nhân tài), vật lực, tiền vốn... để đạt được mục tiêu xác định.
Mặt khác, mọi doanh nghiệp kinh doanh trong cơ chế thị trường, mở cửa và ngày càng hội nhập và đứng vững trong cạnh tranh. Muốn chiến thắng trong cạnh tranh doanh nghiệp phải luôn tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh: chất lượng và sự khác biệt hoá, giá cả và dịch vụ. Để duy trì lợi thế về giá cả doanh nghiệp phải sử dụng tiết kiệm các nguồn lực đầu vào hơn so với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Chỉ trên cơ sở đầu vào và dịch vụ với hiệu quả cao, doanh nghiệp mới có thể đạt được các mục tiêu đã xác định.
Như vậy, hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh tính tương đối của việc sử dụng tiết kiệm các nguồn lực đầu vào và dịch vụ nên là điều kiện để thực hiện mục tiêu bao trùm, lâu dài của doanh nghiệp... Hiệu quả kinh doanh càng cao phản ánh doanh nghiệp đã sử dụng tiết kiệm các nguồn lực đầu vào. Vì vậy nâng cac hiệu quả kinh doanh là đòi hỏi khách quan để doanh nghiệp thực hiện mục tiêu bao trùm, lâu dài là tối đa hoá lợi nhuận.
Có thể kể ra đây 2 nhóm nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh:
- Thứ nhất là các nhân tố bên trong doanh nghiệp, gồm có: lực lượng lao động, trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhân tố quản trị doanh nghiệp, hệ thống trao đổi và xử lý thông tin và cuối cùng là nhân tố tính toán kinh tế.
- Thứ hai là các nhân tố ở bên ngoài doanh nghiệp, gồm có: môi trường pháp lý, môi trường ngành.
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh của công ty Thang máy Thyssenkrupp Việt Nam
3.2.1 Giải pháp về phân tích tình thế thị trường và xác lập mục tiêu chiến lược
* Môi trường bên ngoài
Mô thức EFAS của Thyssenkrupp
Mức độ quan trọng | Xếp loại | Tổng điểm | |
Cơ hội Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh Là một doanh nghiệp chiếm thị phần lớn Điều kiện chính trị phát luật ở Việt Nam Ngành thang máy đang phát triển Cơ sở hạ tầng phát triển mạnh và đang tiếp tục phát triển Các hiệp định thương mại (Việt Nam-EU, CPTPP) | 0.12 0.14 0.08 0.08 0.06 0.05 | 4 5 3 3 2 2 | 0.48 0.7 0.24 0.24 0.12 0.1 |
Các đe dọa - Cạnh tranh trong ngành mạnh - Quy định của pháp luật - Hiện tượng các sản phẩm nội địa tăng mạnh - Tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm lại - Rủi ro đến từ những biến động của kinh tế thế giới | 0.15 0.05 0.06 0.05 0.01 | 4 2 3 2 1 | 0.6 0.1 0.12 0.1 0.01 |
Tổng điểm | 2.81 |
Có thể bạn quan tâm!
- Định Vị Sản Phẩm Và Tình Hình Của Doanh Nghiệp Trên Thị Trường Mục Tiêu
- Quy Hoạch Các Nguồn Lực Cho Chiến Lược Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp
- Phát Triển Các Năng Lực Cốt Lõi Của Doanh Nghiệp
- Chiến lược kinh doanh của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thang máy Thyssenkrupp - 13
- Chiến lược kinh doanh của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thang máy Thyssenkrupp - 14
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
Nhận xét: Tổng điểm độ quan trọng của công ty Thyssenkrupp là 2.81 đã cho thấy khả năng nắm bắt cơ hội tốt và vượt qua thách thức của ngành thang máy, giảm thiểu những khó khăn do thách thức gây ra cho công ty Thyssenkrupp. Đây là tín hiệu tốt của công ty Thyssenkrupp trong ngành thang máy Việt Nam.
* Môi trường bên trong
Mô thức IFAS của Thyssenkrupp
Độ quan trọng | Xếp loại | Số điểm quan trọng | Giải thích | |
Điểm mạnh | ||||
1. Có những nhà quản trị hàng đầu | 0.05 | 4 | 0.2 | Lê Bình |
2. Văn hóa công ty có chất lượng | 0.1 | 4 | 0.4 | Là chìa khóa quan trọng cho sự thành công |
3. Hoàn thiện sản phẩm nhanh | 0.1 | 4 | 0.4 | Tốt |
4. Thương hiệu | 0.1 | 3 | 0.3 | Tốt |
5. Hướng tới chung cư cao tầng | 0.15 | 3 | 0.45 | Tốt |
Điểm yếu | ||||
1. Hệ thống kênh phân phối | 0.05 | 2 | 0.1 | Tập trung vào các cũ |
2. Hoạt động R&D định hướng theo quá trình | 0.05 | 2 | 0.1 | Chậm đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới |
3. Giá thành sản phẩm | 0.2 | 2 | 0.4 | Giá thành cao so với cùng phân cấp |
4. Nguồn lực tài chính | 0.15 | 2 | 0.3 | Đang còn tồn tại nợ |
5. Nguồn đầu vào của sản phẩm | 0.05 | 4 | 0.2 | Đang bị phụ thuộc |
Tổng | 1 | 2.85 |
Nhận xét: Tổng số điểm quan trọng của công ty Thyssenkrupp là 2.85 đã cho thấy sự phát triển mạnh của công ty, với khả năng nắm bắt cơ hội tốt và vượt qua thách thức trong ngành và giảm thiểu những khó khăn do thách thức gây ra cho công ty. Đây là tín hiệu tốt của công ty Thyssenkrupp
3.2.2 Giải pháp về định vị sản phẩm và hình ảnh
Chiến lược về sản phẩm
Chiến lược sản phẩm có vai trò rất quan trọng là một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định cho sự thành công của công ty khi cạnh tranh trên thị trường. Công ty muốn tồn tại và phát triển phải có chiến lược sản phẩm đúng đắn.
- Về chủng loại thang máy được cung cấp thang máy của hãng Thyssenkrupp Việt Nam được sản xuất tại 3 nhà máy chính tại Đức, Trung Quốc, Hàn Quốc. Chất lượng của các chủng loại thang máy tại 3 nhà máy này được phân biệt rõ ràng. Thyssenkrupp có chính sách tăng giá, chủ yếu đối với thang máy có xuất xứ tại Đức. Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro do tăng giá, công ty tập trung cung cấp các loại thang máy có nguồn gốc từ Trung Quốc
- Đẩy mạnh cung cấp cho khách hàng nhiều sản phẩm đa dạng và chất lượng còn phải cung cấp cho khách hàng các gói dịch vụ đi kèm nhằm tạo niềm tin cho khách hàng khi mua hàng.
- Chiến lược sản phẩm còn quan tâm đến khâu dịch vụ. Dịch vụ bảo hành, bảo trì sản phẩm của công ty là 12 tháng đối với sản phẩm do chính công ty cung cấp, lắp đặt, bảo hành. Khi hết thời gian 12 tháng, nhất định công ty phải giành được hợp đồng bảo trì hàng tháng sản phẩm này.
- Đối với các loại thang máy không phải là thang máy Thyssenkrupp thì công ty cố gắng tiếp cận.