Các Yếu Tố Môi Trường Kinh Doanh Trong Khu Vực Và Quốc Tế

năng nhập khẩu (càng dễ nhập khẩu các sản phẩm từ nước ngoài thì các công ty càng muốn chuyển sản xuất ra nước ngoài sau đó nhập khẩu sản phẩm đó về nước với giá rẻ hơn sản xuất trong nước)…

1.3.1.4. Các yếu tố đầu vào

Điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ cung cấp các yếu tố đầu vào phong phú và giá rẻ cho các hoạt động đầu tư và ngược lại. Các nhà đầu tư rất quan tâm đến các nguồn cung cấp nguyên liệu tự nhiên và lao động đầu vào. Với điều kiện trong nước là nguồn khoáng sản dồi dào với trữ lượng lớn, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp và dân số đông thì không có cớ gì mà các doanh nghiệp lại muốn đầu tư ra nước ngoài. Quy mô dân số đông không chỉ lợi về cung cấp nguồn lao động mà còn biểu thị dung lượng của thị trường có khả năng tiêu thụ lớn. Trái lại, khi thiếu thốn các yếu tố đầu vào cả mặt chất lẫn mặt lượng, các doanh nghiệp thường có xu hướng tìm kiếm chúng ở thị trường bên ngoài, đầu tư ra nước ngoài bằng nhiều cách khác nhau.

1.3.2. Các yếu tố môi trường kinh doanh trong khu vực và quốc tế

1.3.2.1. Tốc độ phát triển mạnh mẽ của toàn cầu hóa và cuộc cách mạng KHCN

Sự phát triển mạnh mẽ của toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng khoa học công nghệ cũng là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự hình thành và phát triển của TNCs. Thực vậy, nếu liên kết kinh tế khu vực nói về các hiệp định kinh tế giữa các nước thì toàn cầu hóa lại nhấn mạnh đến quá trình đan kết giữa các công ty trên phạm vi toàn cầu để hình thành lên mạng lưới sản xuất quốc tế. Tốc độ của quá trình toàn cầu hóa sẽ thúc đẩy xu hướng tự do hóa FDI, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho TNCs mở rộng phạm vi hoạt động trên toàn cầu.

Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng khoa học – công nghệ đã tạo ra nhiều lĩnh vực sản xuất mới trong các ngành điện tử – tin học, viễn thông… và các phương tiện thuận lợi khác cho phép TNCs mở rộng quy mô

khai thác lợi thế so sánh của mình trên phạm vi toàn cầu. Lợi ích to lớn của việc tham gia vào mạng lưới phân công lao động quốc tế đã làm cho các quốc gia tích cực tháo bỏ những rào cản đối với TNCs, nhờ đó thúc đẩy xu hướng tự do hóa đầu tư.

1.3.2.2. Đối thoại khu vực

Trên phạm vi quốc tế, các công ty cũng rất cần đến tình hình khu vực ổn định. Bởi vậy, xu hướng đối thoại chính trị giữa các nước là yếu tố quan trọng, tác động tích cực đối với sự tăng trưởng của TNCs. Đối thoại chính trị được hiểu là việc giải quyết các bất đồng giữa các nước được thực hiện bằng đàm phán. Nếu xu hướng này gia tăng thì có nghĩa là sẽ hạn chế được sự đối đầu bằng quân sự, vì thế sẽ mở rộng được quan hệ hợp tác giữa các nước. Đây là điều kiện quan trọng để thực hiện tự do hóa đầu tư.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Xu hướng đối thoại chính trị còn có tác động quan trọng đến việc rút bỏ các lệnh cấm vận hoặc bao vây kinh tế của các nước lớn đối với các nước đang phát triển. Cấm vận là rào cản lớn đối với việc mở rộng đầu tư của các công ty vào các nước đang phát triển. Chính sách cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam trong thời gian qua và với Cuba, Irăc… hiện nay là những bằng chứng rõ rệt về tác động này.

1.3.2.3. Liên kết khu vực

Chiến lược hoạt động kinh doanh của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản - 5

Sự hình thành các khối thị trường chung (EU, ASEAN…) đã tạo ra các điều kiện thuận lợi chi TNCs di chuyển địa điểm sản xuất và phân phối giữa các nước thành viên trong khối. Thuận lợi này được thể hiện qua các mặt về chính sách, các yếu tố kinh tế – Xã hội và điều kiện kinh doanh.

Mặc dù phần lớn các khối thị trường chung không đưa ra những chính sách trực tiếp đối với sự phát triển của TNCs, nhưng thông qua các chính sách tự do hóa thương mại giữa các nước thành viên đã loại bỏ các rào cản thâm nhập vào thị trường của các nước thành viên, vì thế đã tạo điều kiện thuận lợi cho TNCs mở rộng mạng lưới phân công lao động trong khối thị trường

chung. Đặc biệt, các chính sách này lại càng tạo ra sự hấp dẫn cho TNCs trong điều kiện có sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, tiền lương, các chi phí xã hội… giữa các nước thành viên trong khối và các rào cản (thuế quan, lĩnh vực đầu tư…) của từng nước thành viên với bên ngoài.

Mặt khác, việc liên kết khu vực sẽ tạo ra sự phát triển ổn định của các nước trong vùng, qua đó tạo cơ sở vững chắc cho các nước thành viên thực hiện các cam kết chính sách tự do hóa FDI. Mặc dù đây không phải là tác động trực tiếp đối với thúc đẩy dòng đầu tư giữa các nước trong khối nhưng lại có vai trò hết sức quan trọng đối với việc tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi trong vùng, nhờ đó thúc đẩy mở rộng hoạt động của TNCs.

Việc hình thành các khu vực mậu dịch và đầu tư theo mục đích tìm kiếm thị trường. Việc xóa bỏ các rào cản của thị trường quốc gia để hình thành thị trường vùng đã làm giảm bớt các chi phí sản xuất hướng vào xuất khẩu trong vùng của TNCs, bởi vì lúc này tất cả các nước trong khối đều là một thị trường. Mặt khác, việc xóa bỏ các rào cản của các thị trường thành viên còn giảm bớt được các thủ tục hải quan, xuất nhập cảnh cho các nhà đầu tư, vì thế thúc đẩy tăng trưởng của TNCs, ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược hoạt động của TNCs.

Liên kết khu vực tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư hình thành được mối liên kết giữa các công ty vệ tinh trong sản xuất và nghiên cứu những sản phẩm tương tự, nhờ đó không những giảm được chi phí dịch vụ mà còn giúp cho các nhà đầu tư thực hiện chuyên môn hóa sản xuất cao. Bởi vậy, trong phạm vi vùng, các nhà đầu tư nước ngoài có khả năng khai thác được tốt hiệu quả của phân công lao động quốc tế. Ngoài ra, việc loại bỏ các rào cản của thị trường thành viên còn thúc đẩy các công ty cạnh tranh mở rộng thị phần trong vùng. Để tăng thị phần, các công ty mở rộng sản xuất bằng cách xây dựng cơ sở mới hoặc mua lại và sáp nhập các cơ sở hiện có.

Liên kết khu vực cũng tác động tích cực đến điều kiện kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài. Tác động đầu tiên là giảm bớt được chi phí giao dịch trong kinh doanh. Những chi phí này phát sinh do thiếu thông tin trong kinh doanh, thủ tục hành chính khác nhau giữa các nước. Các hiệp định liên kết khu vực đã xây dựng các chương trình hợp tác quy mô vùng để cùng nhau xóa bỏ hoặc đưa ra các biện pháp khắc phục những hạn chế này.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA NHẬT BẢN‌‌


2.1. CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA NHẬT BẢN, ĐẶC TRƯNG HÌNH THÀNH VÀ BẢN CHẤT

2.1.1. Khái lược về sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia Nhật bản

Sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các TNCs Nhật Bản là một hiện tượng nổi bật của những thập kỷ vừa qua. Nhằm bảo vệ lợi ích của mình trước nguy cơ đe doạ cạnh tranh của các giới kinh doanh nước ngoài, mong muốn xây dựng sức mạnh cạnh tranh quốc tế, TNCs Nhật Bản đã ra đời và bành trướng mạnh ra thị trường thế giới. Quá trình này được chia làm hai giai đoạn:

- Giai đoạn từ 1868 - 1945

Trong giai đoạn này chính phủ Nhật Bản tiến hành xây dựng một số ngành công nghiệp quan trọng và khuyến khích sự tham gia đầu tư và quản lý của các gia đình giàu có. Hơn một thập kỷ sau đó, hầu hết các nhà máy do Chính phủ thành lập đều hoạt động kém hiệu quả và thua lỗ liên tục nên các nhà máy này được bán lại cho tư nhân, nhằm tập trung vốn để gây dựng các quỹ cho kế hoạch phát triển kinh tế mang tính bao quát hơn của Chính phủ. Các nhà máy của các gia đình phát triển nhanh chóng và mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác nhau dẫn đến sự ra đời của các Zaibatsu.

Zaibatsu - là một tổ hợp của các công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, do một gia đình nắm giữ toàn bộ quyền sở hữu và quyền kiểm soát. Trong tổ hợp đó, có thể gồm các ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty thương mại, công ty đóng tàu và hàng loạt các nhà máy sản xuất.

Trong số hàng chục các Zaibatsu được hình thành, nổi lên bốn Zaibatsu lớn: Mitsubisi, Mitsui, Sumitomo và Yasuda được xem là những người thống trị nền kinh tế và quân đội, kiểm soát được 39% đầu tư toàn quốc và công nghiệp nặng, 56% tài nguyên ngân hàng Nhật Bản.

- Giai đoạn 1945 - nay

Sự thất bại thảm hại của Nhật Bản trong Thế chiến hai đã đẩy nước Nhật rơi vào một tình trạng khó khăn chưa từng có. Các ngành công nghiệp bị phá huỷ, năng lực sản xuất kiệt quệ và lạm phát liên tục. Ngay cả những thành viên của Zaibatsu là các công ty thương mại đã bị phá vỡ thành các bộ phận riêng biệt và chỉ tái thành lập sau khi Nhật Bản đã giành được độc lập từ tay quân đồng minh, năm 1952.

Vào những năm 50 và 60, thị trường chứng khoán chưa phát triển và những nhu cầu của những công ty này chỉ có thể được đáp ứng bởi các ngân hàng thành phố (City bank). Đó là những ngân hàng có quy mô lớn nhất Nhật Bản. Chính lý do này, dẫn đến sự hình thành mô hình gồm các ngành công nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau xung quanh các ngân hàng thành phố, nhóm như vậy gọi là: nhóm ngân hàng (Bank Centered Group). Nổi bật là các nhóm: Fuiji Bank, Dai Ichi- Kangyo và Sanwa. Các nhóm ngân hàng và nhóm Zaibatsu luôn luôn cạnh tranh rất khốc liệt và mỗi nhóm đều muốn độc chiếm ở những lĩnh vực phát triển quan trọng. Tuy vậy, cả hai nhóm đều rất quan tâm đến chiến lược xuất khẩu. Các công ty thương mại được phát triển quy mô hơn và hàng hoá đa dạng hơn. Đó là Mitsubishi, Mitsui, Marubeni, C.Itoh, Nissho Iwai và Sumitomo. Vào năm 1972, tổng doanh thu bán hàng của 6 công ty này đã chiếm 20% GNP của Nhật (tương đương 21.520 tỷ Yên hay 76,8 tỷ đô la). Đến 1974, 6 công ty này đã nắm giữ cổ phần trong 5390 công ty, là cổ đông lớn nhất của 1057 công ty với số vốn cổ phần 440 tỷ đô la. Chỉ

riêng Mitsubishi vào năm 1973 đã có 14 chi nhánh, 23 công ty con và 82 văn phòng đại diện ở nước ngoài với tổng số nhân viên hơn 3000 người 5.

Những năm cuối thập kỷ 60, đầu 70 các TNCs hàng đầu của Nhật Bản đều thay đổi chiến lược kinh doanh của mình, chọn chiến lược đẩy mạnh đầu tư trực tiếp nước ngoài thay cho chiến lược xuất khẩu. Đến cuối thập kỷ 80, mạng lưới xuyên quốc gia của Nhật Bản phát triển với mức chưa tùng có. Số lượng TNCs của Nhật Bản đầu những năm 1990 là 3635 TNCs (1993) và 4231 TNCs (1997) lớn hơn cả Mỹ (3013 TNCs năm 1993 và 3387 năm

1997)6.

Với sự phát triển không ngừng của các TNCs trên thế giới, đặc biệt ba trung tâm kinh tế này, cho phép các TNCs tăng cường hơn nữa sức mạnh cạnh tranh và khả năng chi phối thị trường thế giới.

2.1.2. Bản chất của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản

TNCs Nhật bản thể hiện rất rõ qúa trình kết hợp hài hòa giữa tính hiện đại của nền công nghiệp phương Tây với tính truyền thống của nền văn minh Nhật Bản và điều đó có ý nghĩa quyết định để Nhật Bản đạt được những thành tựu to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế. Trong thời đại ngày nay, dưới tác động mạnh mẽ của xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa và sự bùng nổ nhanh chóng của công nghệ thông tin, hoạt động của TNCs Nhật Bản nói chung đã thay đổi căn bản về chất. TNCs Nhật Bản đã khai thác thành công những kết quả của khoa học công nghệ và đồng thời chính TNCs Nhật Bản với sự lớn mạnh của nó đã thúc đẩy khoa học phát triển cũng như đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung tư bản, quốc tế hóa thương mại và đầu tư.

Kỹ thuật quản lý của TNCs Nhật Bản được coi là một kỳ tích của nền kinh tế Nhật Bản. Nhìn trên bình diện toàn thế giới, đối với TNCs của Mỹ và


5 Học viện Quan hệ quốc tế: Đầu tư trực tiếp của công ty xuyên quốc gia ở các nước đang phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, 1996

6 UNCTAD, World Investment Report 2000: Cross - border Mergers and Acqiusition and Development Overview

EU, quyền quyết định thuộc về giám đốc, thì đối với TNCs Nhật Bản quyền quyết định thuộc về tập thể. Đó là sự nhất trí, một giá trị quan trọng của người Nhật. Đôi khi điều này cũng cản trở việc ra quyết định vì tất cả các cán bộ và nhân viên có liên quan đều được hỏi ý kiến. Nhưng một khi quyết định đã được thông qua, nó sẽ được áp dụng lập tức cho đến khi nào hoàn tất. và tất cả những ai ký vào quyết định đều cảm thấy trách nhiệm của mình7.

Trong hoạt động kinh doanh quốc tế, TNCs Nhật Bản rất coi trọng việc xây dựng chiến lược kinh doanh, đặc biệt là các chiến lược dài hạn, như: mở rộng mạng lưới sản xuất (cắm nhánh), phân phối, chuyển giao công nghệ, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực… Qua quá trình hình thành và phát triển như đã trình bày ở trên, ta có thể thấy bản chất của TNCs Nhật bản nổi bật ở một số đặc trưng sau:

Thứ nhất, TNCs Nhật Bản là những tổ chức kinh doanh theo mô hình tập đoàn với quy mô lớn nhờ quá trình thôn tính và sáp nhập, chúng tạo ra được mô hình chiếm lĩnh và khai thác thị trường có hiệu qủa, đồng thời chúng cũng là những người tiên phong đóng vai trò lớn đối với quá trình khôi phục và phát triển kinh tế, tạo ra tiềm lực cạnh tranh vững chắc của đất nước Nhật Bản trong nền kinh tế thế giới. TNCs Nhật Bản sẵn sàng chấp nhận từ bỏ mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trước mắt để tăng thị phần và phạm vi ảnh hưởng của mình trên thị trường. Chú trọng đầu tư vào kỹ thuật mới nhằm đạt hiệu quả lâu dài trong tương lai. Dường như thị trường và thị phần là nỗi ám ảnh lớn nhất của mỗi TNCs Nhật Bản trong suốt tiến trình hoạt động và phát triển.

Thứ hai, TNCs Nhật Bản có truyền thống tận tụy và trung thành của người Nhật, nhất là trong tổ chức quản lý người lao động đã trở thành nhân tố chủ yếu quyết định sự thành công của chính TNCs Nhật Bản. Về mặt nguyên tắc thì người lao động tại các công ty được hưởng chế độ làm việc suốt đời,


7 Pierre Antoine-Donnet (1991), Nước Nhật mua cả thế giới, NXB thông tin lý luận TP HCM, người dịch: Hồng Điểu-Xuân Quang-Khắc Thành-Anh Việt

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2022