Chiến dịch truyền thông trong chương trình mục tiêu Quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm - 14


đạt hiệu quả và có tiếng nói, tránh phải những nguồn thông tin không chính thống gây hoang mang dư luận xã hội.

Tiểu kết chương 3:

Trong chương 3, tác giả đã đánh giá chung về chiến dịch truyền thông VSATTP, nêu ra một số thành công cũng như hạn chế của chiến dịch. Ngoài ra tác giả cũng đưa ra mô hình quy trình thực hiện CDTT VSATTP mà Cục ATVSTP đã sử dụng. Chiến dịch bao gồm 3 bước: Bước 1 Lập kế hoạch hành động triển khai tại TW và địa phương; Bước 2 Triển khai thực hiện chiến dịch VSATTP; Bước 3 Điều tra, đánh giá nhận thức thái độ hành vi của các nhóm đối tượng (Điều tra KAP).Qua đó, so sánh với một số mô hình quy trình thực hiện CDTT trên thế giới từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm.

Tác giả cũng đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chiến dịch đối với Cục ATVSTP, Bộ Y tế và các cơ quan báo mạng điện tử của Việt Nam. Những giải pháp đó bao gồm: thứ nhất về phía Cục ATVSTP phải chủ động phối hợp, tạo mối quan hệ mật thiết với cơ quan báo chí; xây dựng chiến dịch truyền thông VSATTP cần có thêm nhiều hình thức tổ chức mới mẻ phong phú, xây dựng nội dung thông điệp phù hợp với mục tiêu, quan tâm tới cách truyền thông, xử lý khủng hoảng, nâng cao kỹ năng cho cán bộ truyền thông trong chiến dịch… Về phía các cơ quan báo mạng điện tử cần thông tin chính xác, trung thực, khách quan; nâng cao trách nhiệm xã hội của tờ báo đối với truyền thông VSATTP, tăng cường yếu tố truyền thông đa phương tiện… Tất cả những giải pháp tác giả đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả chiến dịch truyền thông trong chương trình mục tiêu quốc gia VSATTP.


KẾT LUẬN

Trong xã hội, việc tổ chức thực hiện các chiến dịch truyền thông không chỉ tạo hiệu ứng xã hội mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi của công chúng mà còn giúp nâng cao nhận thức, hành vi của công chúng. Vì vậy, ngày càng nhiều các cơ quan tổ chức huy động nhân lực, vật lực tổ chức các chiến dịch truyền thông, từ nhỏ đến lớn, định kỳ hoặc không định kỳ nhằm thu hút sự quan tâm của công chúng, thông tin phổ biến kiến thức và giải quyết những vấn đề xã hội. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và những mặt trái của nó đang là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người, đến sự phát triển giống nòi mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, phát triển du lịch và uy tín quốc gia. Luận văn “Chiến dịch truyền thông trong chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩmtrong một phạm vi nhất định góp phần thiết thực đáp ứng những vấn đề thực tiễn của đời sống xã hội. Qua nghiên cứu, phân tích tài liệu luận văn tổng hợp những vấn đề lý luận và thực tiễn trong và ngoài nước về việc tổ chức, xây dựng và đánh giá một chiến dịch truyền thông tại Việt Nam. Luận văn cung cấp một cái nhìn toàn diện về quy trình tổ chức cũng như phương pháp đánh giá hiệu quả chiến dịch truyền thông về các vấn đề xã hội tại Việt Nam cụ thể ở đây là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trong chương 1 của luận văn, tác giả đã hệ thống hóa khái niệm chiến dịch truyền thông, quy trình tổ chức chiến dịch truyền thông trong các tài liệu nước ngoài và tài liệu tiếng Việt. Theo đó chiến dịch truyền thông gồm các bước cơ bản theo quy trình RACE bao gồm: Nghiên cứu, lập kế hoạch, giao tiếp /truyền thông, đánh giá. Tác giả cũng giới thiệu chung về chiến dịch truyền thông VSATTP. Đây là chiến dịch thuộc 1 trong 6 dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia VSATTP do Cục ATVSTP (Bộ Y tế) tiến hành từ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.

năm 2006 đến năm 2012 đến nay đã kết thúc. Tác giả đã khái quát chiến dịch này theo đúng quy trình thực hiện chiến dịch truyền thông bao gồm các khâu cơ bản.

Trong những chương tiếp theo tác giả đã làm rò hơn về thực trạng chiến dịch truyền thông trong chương trình mục tiêu quốc gia VSATTP thông quaphân tích nội dung văn bản tài liệu, báo chí bằng việc khảo sát thực tế vấn đề truyền thông về VSATTP trên hai báo điện tử Vietnamnet và báo Tuoitre.vn trong 2 năm từ 1/2011 đến tháng 12/2012 và khảo sát ý kiến chuyên gia về chiến dịch truyền thông VSATTP để từ đó rút ra một số kết luận từ các vấn đề trên như các thông điệp truyền thông được chuyển tải thế nào trên báo chí, hình thức thể hiện của các báo đa dạng phong phú về thể loại với những thông tin lập luận, thông tin phỏng vấn chuyên gia một cách có hệ thống góp phần tích cực thu hút công chúng từ phổ biến kiến thức VSATTP, tác động vào nhận thức, hành vi của công chúng. Có thể nói dù là hình thức thể hiện nào thì mục đích cuối cùng vẫn là chuyển tải thông điệp VSATTP một cách đầy đủ, chính xác và hiệu quả nhất..

Chiến dịch truyền thông trong chương trình mục tiêu Quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm - 14

Bên cạnh đó, tác giả cũng đánh giá chung về CDTT nêu ra một số thành công cũng như hạn chế của chiến dịch. Tuy được tổ chức tương đối quy mô và bài bản nhưng chiến dịch truyền thông trong chương trình mục tiêu quốc gia VSATTP vẫn có những hạn chế nhất định như hiệu quả cung cấp thông tin cho báo chí để truyền thông về VSATTP chưa cao, thiếu sự phối hợp với cơ quan báo chí trong chiến dịch truyền thông VSATTP, xử lý khủng hoảng còn chưa tốt, thiếu kỹ năng truyền thông...

Tác giả cũng đưa ra mô hình quy trình thực hiện CDTT VSATTP mà Cục ATVSTP đã sử dụng. Chiến dịch bao gồm 3 bước: Bước 1 Lập kế hoạch hành động triển khai tại TW và địa phương; Bước 2 Triển khai thực hiện chiến dịch VSATTP; Bước 3 Điều tra, đánh giá nhận thức thái độ hành vi của các


nhóm đối tượng (Điều tra KAP). Qua đó, so sánh với một số mô hình quy trình thực hiện CDTT trên thế giới từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm.

Từ khảo sát thực tế bằng các phương pháp phỏng vấn sâu chuyên gia báo chí, y tế luận văn đưa ra đánh giá về chiến dịch truyền thông nói trên của Bộ Y tế, đề xuất về các giải pháp, bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả của các chiến dịch truyền thông của ngành Y tế nói riêng, của các chiến dịch truyền thông khác tại Việt Nam nói chung, đặc biệt trên phương diện phối hợp với các cơ quan báo chí truyền thông. Các cán bộ truyền thông ở các cơ quan nhà nước có thể rút ra nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích cho hoạt động tổ chức và triển khai chiến dịch truyền thông, chẳng hạn như: Phải có kỹ năng truyền thông; Phải có sự phối hợp với các cơ quan báo chí; Phải không ngừng sáng tạo, làm mới cách làm truyền thông cũ, với các hoạt động phong phú hơn…

Tuy nhiên, do những hạn chế về điều kiện khách quan và nhận thức chủ quan của người viết nên luận văn“Chiến dịch truyền thông trong chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm” không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô, các anh chị đồng nghiệp cũng như những bạn đọc để có cơ sở hoàn thiện luận văn này. Tuy nhiên, với luận văn này, tôi tin tưởng rằng mình đã góp một phần nhỏ vào xây dựng lý thuyết và cung cấp một số kinh nghiệm thực tế cũng như các giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chiến dịch truyền thông cho các cơ quan, tổ chức. Tôi cũng hi vọng rằng trong tương lai trên cơ sở này tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu nhiều trường hợp điển hình khác trong việc xây dựng và triển khai thực hiện các chiến dịch truyền thông ở các cơ quan, tổ chức khác nhau để có cái nhìn bao quát hơn cho những hướng nghiên cứu tiếp theo.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

*Danh mục tài liệu Tiếng Việt Sách và giáo trình

1. Ann. Gregory, (2007), Sáng tạo chiến dịch PR hiệu quả, NXB Trẻ

2. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí truyền thông hiện đại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

3. Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hằng (2006), Truyền thông, lý thuyết và kỹ năng cơ bản, NXB Lý luận chính trị.

4. Hà Minh Đức (1994), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tập 1, NXB Giáo dục.

5. Hà Minh Đức (1996), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tập 2, NXB Giáo dục.

6.Vũ Quang Hào, Ngôn ngữ báo chí , NXB Thông Tấn

7. Đinh Thị Thúy Hằng, (2008), PR- Lý luận và ứng dụng, NXB Lao động Xã hội.

8. Đinh Thị Thúy Hằng, (2010), Ngành PR tại Việt Nam, NXB Lao động Xã hội.

9. Đinh Văn Hường, (2006), Các thể loại báo chí thông tấn, Nxb Đại học Quốc gia HN

10. Leonard Ray Teel, Ron Taylor (2003), Bước vào nghề báo, NXB Trẻ.

11. Loic Hervouet (1999), Viết cho độc giả,NXB Hội Nhà văn

12. Michael Schudson, Sức mạnh của tin tức truyền thông (Thế Hùng, Trà My dịch)

13. Trần Hữu Quang (2006), Xã hội học báo chí, NXB Trẻ

14. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang, (2004), Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

15. Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, NXB Chính trị Quốc gia..


16. Hữu Thọ (1997), Nghĩ về nghề báo, NXB Giáo dục.

17. Jefkins F (2007), Phá vỡ bí ẩn PR, (Nguyễn Thị Phương Anh và Ngô Anh Thy biên dịch), NXB Tuổi Trẻ, TP HCM.

18. Khoa Báo chí - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, (2001),

Báo chí - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, tập 4.

19. Nhiều tác giả, (2005), Nghề Quan hệ công chúng (PR), NXB Kim Đồng.

20. Phân viện Báo chí và Tuyên truyền và Quỹ Dân số Liên hiệp quốc (2000), Tuyên truyền vận động dân số và phát triển, Công ty in tạp chí Cộng sản Các tài liệu khác

21. Tài liệu hội nghị Tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn 2006-2010 của Cục vệ sinh an toàn thực phẩm – Bộ Y tế, tháng 3/2011, Hà Nội

22. Tài liệu hội nghị Tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2008 và triển khai kế hoạch năm 2009 của Cục vệ sinh an toàn thực phẩm – Bộ Y tế, tháng 3/2009, Hà Nội

23. Tài liệu hội nghị Tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2009 và triển khai kế hoạch năm 2010 của Cục vệ sinh an toàn thực phẩm – Bộ Y tế, tháng 3/2010, Hà Nội

24. Tài liệu hội nghị Tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2010 và triển khai kế hoạch năm 2011 của Cục vệ sinh an toàn thực phẩm – Bộ Y tế, tháng 3/2011, Hà Nội

25. Tài liệu hội nghị Tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2011 và triển khai kế hoạch năm 2012 của Cục vệ sinh an toàn thực phẩm – Bộ Y tế, tháng 3/2012, Hà Nội.

26. Kỷ yếu Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế (2005)

Khóa luận, Luận văn, Công trình nghiên cứu


27. Luận văn “Tổ chức thực hiện chiến dịch truyền thông về sự kiện nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi và Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm trên báo Tuổi trẻ”của Lan Hương, Học viên báo chí tuyên truyền.

28. Phan Văn Kiền, Hiệu ứng thông tin và liên kết thông tin trong chiến dịch truyền thông ”Mãi mãi tuổi hai mươi của chúng ta” trên báo Tuổi trẻ năm 2005, Đề tài nghiên cứu khoa học, 2006.

29. Phạm Thị Hằng (2008), Nâng cao chất lượng thông tin trên báo điện tử, Luận văn Thạc sỹ, Khoa Báo chí và Truyền thông, ĐH KHXH&NV

* Danh mục tài liệu tiếng nước ngoài

30. Mary Anne Moffitt, Campaign strategies and mesage design

31. Hyojung Park, “From Strategic Management to Policy Consensus in a Heath-relatied Crisis: An Analysis of the National Salmonella Outbreak in The United States”, website http://www.institueforPR.org

32. Australian Goverment Communication Unit, How to write a communication

33. Strategy for an Australia Goverment Campaign, website: http://www.gcu.gov.au

34. Julia Coffman, Public Communication Campaign Evaluation: An Environmental Scan of Challenges, Criticisms, Practice, and Opportunities, Harvard Family Research Project (website: http://www.gse.harvard.edu), 2002

* Các website 35.http://www.vietnamnet.vn/ 36.http://www.tuoitre.vn/

37. http://www.slideshare.net/sukienhay/lap-ke-hoachtruyenthong-7068785


PHỤ LỤC


Phụ lục 1:Mẫu phiếu phỏng vấn sâu về chiến dịch truyền thông trong Chương trình mục tiêu quốc gia Vệ sinh an toàn thực phẩm


Đ

ối với phóng viên phụ trách chuyên mục y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm, kinh tế tiêu dùng trên báo mạng điện tử

PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU

Xin chào Quý anh/chị,

Tôi là Nguyễn Hoàng Anh - học viên lớp Cao học báo chí K14, trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà Nội, hiện đang thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp: “CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM”.

Để phục vụ mục đích nghiên cứu đề tài, tôi mong muốn nhận được từ quý anh/chị những chia sẻ ý kiến của mình qua các câu hỏi phỏng vấn sau đây. Ý kiến của anh/ chị sẽ chỉ được dùng vào mục đích nghiên cứu khoa học. Chúng tôi cam kết sẽ giữ bí mật hoàn toàn các thông tin cá nhân của anh/ chị trong trường hợp anh/ chị không muốn tiết lộ danh tính.

Với nghiên cứu này, sẽ không có câu trả lời nào là đúng hay sai, mọi ý kiến của của anh/ chị đều hữu ích cho việc phân tích và đánh giá. Trước khi chúng ta bắt đầu, xin vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây:

Tôi đồng ý tham gia trả lời phỏng vấn cho đề tài luận văn Tôi đồng ý được nêu đích danh trong báo cáo của luận văn

Tôi không đồng ý nêu danh tính cá nhân trong báo cáo luận văn

---------------------------------------------

Câu 1: Cục ATVSTP phổ biến về các hoạt động trong chiến dịch truyền thông vệ sinh an toàn thực phẩm tới anh/ chị ra sao?

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………

Xin cho biết mức độ hài lòng của anh/chị về việc phổ biến thông tin đó bằng cách đánh dấu vào thang đo dưới đây:

Xem tất cả 154 trang.

Ngày đăng: 11/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí