Chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại - 1



1



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


NGÔ VĂN HIỆP


CHẾ TÀI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG KINH DOANH, THƯƠNG MẠI


CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ MÃ SỐ : 60 38 50


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN AM HIỂU


HÀ NỘI - NĂM 2007




MUC LUC



Trang phụ bìa


Trang

Lời cam đoan

2

Lời cảm ơn

3

MỤC LỤC

4

LờI NóI đầu

7

Chương 1

11

những vấn đề chung về bồi


thường thiệt hại DO VI PHạM HợP ĐồNG


1.

Khái niệm và bản chất

11

1.1.

Khái niệm

11

1.2.

Bản chất

12

2.

Căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại

13

2.1.

Hành vi vi phạm

13

2.2.

Thiệt hại thực tế

15

2.3.

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực

16


tế


2.4.

Yếu tố lỗi

17

3.

ý nghĩa của chế tài bồi thường thiệt hại

20

3.1.

Đối với bên vi phạm

20

3.2.

Đối với bên bị vi phạm

21

3.3.

Đối với xã hội

22


Chương 2

22


thực trạng pháp LUậT về bồi



thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.

Chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại - 1



1.

Nguyên tắc luật chung - luật riêng liên quan đến bồi

23


2.

thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

Các chế tài vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại


25

3.

Căn cứ áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm

30


4.

hợp đồng kinh doanh, thương mại

Trường hợp miễn trách đối với hành vi vi phạm và nghĩa


35


5.

vụ thông báo của bên vi phạm

Nghĩa vụ chứng minh tổn thất và hạn chế tổn thất của bên


37


6.

bị vi phạm

Mối quan hệ giữa chế tài bồi thường thiệt hại và chế tài


38


7.

phạt vi phạm

Hậu quả pháp lý của việc tạm ngừng, đình chỉ, huỷ bỏ hợp


39


8.

đồng và quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại

Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng


41


8.1.

hoá quốc tế

Cơ sở pháp lý của bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng


41


8.2.

mua bán hàng hóa quốc tế

Các loại thiệt hại cơ bản do vi phạm hợp đồng mua bán hàng


43


hóa quốc tế


8.3.

Điểm tương đồng và khác biệt giữa bồi thường thiệt hại do vi

phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại và bồi thường thiệt

43


hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế



Chương 3

một số bất cập và PHƯƠNG

50


1.

HƯớng hoàn thiện pháp luật về Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

Một số bất cập của pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi


50


phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại

2. Một số kiến nghị sửa đổi pháp luật về bồi thường thiệt hại 55

do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại

2.1. Hành vi vi phạm và yếu tố lỗi 56

2.2. Thiệt hại và cách tính thiệt hại 59

2.3. Hội nhập pháp luật quốc tế 60

Kết luận 64

Tài liệu tham khảo 65


LOI NOI DAU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong giai đoạn đầu của tiến trình đổi mới, Nhà nước đã ban hành nhiều quy định pháp luật để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh, thay thế cho các quy định pháp luật cũ, lạc hậu với sự ra đời của các văn bản pháp luật điều chỉnh về lĩnh vực kinh tế, hợp đồng kinh tế, đặc biệt là bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh tế. Là sản phẩm pháp luật đặc trưng của thời kỳ bao cấp, cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế, pháp luật đã thay đổi tính chất từ việc quy định hợp đồng kinh tế mang tính bắt buộc và tính kế hoạch, nay chuyển sang hợp đồng kinh tế dựa trên sự thoả thuận ý chí, nhu cầu của các bên và đòi hỏi của thị trường. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989; Nghị định số 17/HĐBT ngày 16/02/1990 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, cùng các văn bản pháp luật khác là những minh chứng quan trọng cho sự phát triển của pháp luật kinh tế.

Với sự phát triển của nền kinh tế, Bộ luật Dân sự 1995 ra đời cùng với Luật Thương mại 1997 và các văn bản pháp luật liên quan đã góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, cùng với thời gian các quy định của Bộ luật Dân sự 1995 và Luật Thương mại 1997 đã trở nên lạc hậu do đó cần có sự sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới và Bộ luật Dân sự 2005; Luật Thương mại 2005 đã đáp ứng các đòi hỏi của sự phát triển nền kinh tế. Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005 cùng các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại trở thành hành lang pháp lý cần thiết, tạo đà cho sự phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.


Sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, các quan hệ kinh doanh liên tục phát sinh và phát triển dẫn đến nhiều quy định pháp luật điều chỉnh về lĩnh vực hợp đồng kinh doanh, thương mại, đặc biệt là các quy định pháp luật liên quan đến bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại đã trở lên lạc hậu do đó vấn đề sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật này trở thành một yêu cầu cấp thiết nhằm góp phần minh bạch hoá pháp luật về kinh doanh, thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển, tạo tiền đề để hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

2. Tình hình nghiên cứu

Chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại là một vấn đề quan trọng của pháp luật về kinh doanh nói chung và pháp luật về hợp đồng kinh doanh, thương mại nói riêng, do vậy được nhiều nhà khoa học và các học giả quan tâm nghiên cứu, được thể hiện trong nhiều cuốn sách, các bài viết trên báo chí, tạp chí chuyên ngành luật như: “Một số vấn đề liên quan đến việc sửa đổi pháp luật Việt Nam về hợp đồng” của TS. Nguyễn Am Hiểu - Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 4/2004; “Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam“ của TS. Dương Đăng Huệ - Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 6/2002; “Trách nhiệm dân sự và một số vấn đề về xác định thiệt hại” của ThS. Trần Thị Huệ - Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 1/2005;“Lỗi và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” của TS. Phùng Trung Tập - Tạp chí Toà án nhân dân Tối cao số 10/2004..... Tuy nhiên, các nghiên cứu từ trước tới nay liên quan đến chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại chỉ tập trung về mặt lý luận, dừng lại ở việc nêu vấn đề, tiếp cận ở một khía cạnh hẹp mà ít có góc nhìn tổng thể, khái quát hoặc so sánh đối chiếu với các loại chế tài bồi thường thiệt hại khác. Mặt khác, hạn chế đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại.


Chính vì vậy, cần phải nghiên cứu toàn diện và có hệ thống về vấn đề bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại trên cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về hợp đồng kinh doanh, thương mại ở nước ta trong những năm qua.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận chung nhất về chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại, đánh giá thực trạng thực hiện các quy định pháp luật, nêu ra những tồn tại, bất cập của các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại những năm qua, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật tương ứng về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận chung nhất về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại cũng như thực tiễn thực hiện các quy định này trong những năm qua, so sánh đối chiếu với các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại khác.

5. Cơ sở khoa học của đề tài

- Cơ sở lý luận: Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác xít, các quan điểm của Đảng và Nhà nước về đổi mới, xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các chính sách pháp luật, chính sách kinh tế.

- Cơ sở thực tiễn: Thực tế công tác thực hiện các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại những năm


qua, bối cảnh nước ta đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hội nhập kinh tế quốc tế.

6. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Lịch sử, thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu, logic, quan sát....

7. Điểm mới của đề tài

- Nghiên cứu vấn đề bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng nói chung và hợp đồng kinh doanh, thương mại nói riêng một cách toàn diện và có hệ thống trên cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật kinh doanh, hợp đồng kinh doanh, thương mại, bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại thời gian qua.

- So sánh một số điểm tương đồng và khác biệt giữa bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại của Việt Nam với bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại Nhật Bản, bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.

- Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại, cụ thể là cần sửa đổi và bổ sung các điều, khoản tương ứng trong các văn bản pháp luật liên quan.

8. Cơ cấu luận văn

Luận văn này bao gồm lời nói đầu, ba chương và phần kết luận.

* Lời nói đầu: Phần này trình bày tính cấp thiết của đề tài, mục đích và nhiệm vụ của luận văn, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, cơ sở khoa học của đề tài, phương pháp nghiên cứu, điểm mới của đề tài.

* Chương 1: Những vấn đề chung về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.

Xem tất cả 77 trang.

Ngày đăng: 22/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí