Thực Tiễn Áp Dụng Các Chế Tài Xử Lý Hành Vi Cạnh Tranh Không Lành Mạnh Ở Nước Ta Trong Thời Gian Gần Đây

khuyến mại… và các hành vi bị cấm đoán trong hoạt động khuyến mại. Các quy định đó nhằm ngăn ngừa vi phạm trong hoạt động khuyến mại hoặc lợi dụng khuyến mại để cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực thương mại.

Hiện nay, hoạt động khuyến mại đang diễn ra hàng ngày với nhiều cách thức khác nhau và trong số đó đã có không ít những chiêu thức mà các doanh nghiệp sử dụng để cạnh tranh không lành mạnh. Các dòng thông báo hấp dẫn như "Tuần lễ vàng khuyến mại", "Tháng khuyến mại", "Chương trình khuyến mại trúng thưởng lớn", "Mua ngay, trúng lớn"… đã trở nên quá quen thuộc với người tiêu dùng trên thị trường Việt Nam. Theo thống kê, chỉ tính trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, trung bình mỗi năm có khoảng 5.000 đến 6.000 chương trình khuyến mại lớn nhỏ, nhưng chỉ có khoảng 10% trong số đó là có đăng ký, xin phép ngành thương mại. Đa số các chương trình khuyến mại không đăng ký, xin phép đều được tổ chức không chặt chẽ, thiếu điều lệ, nội quy, thậm chí không trung thực nên gây bất bình và phản ứng trong nhân dân.

Cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động khuyến mại được biểu hiện dưới nhiều dạng hành vi như: Khuyến mại mà gian dối về giải thưởng; khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hoá, dịch vụ để lừa dối khách hàng; phân biệt đối xử với các khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ chức khuyến mại khác nhau trong cùng một chương trình khuyến mại; tặng hàng hoá cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hoá cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang sử dụng để dùng hàng hoá của mình.

Các chương trình khuyến mại được các doanh nghiệp thực hiện thường xuyên để thu hút khách hàng là điều không xa lạ với người tiêu dùng, nhưng giải thưởng của các chương trình khuyến mại đó thì không ai biết thật, giả như thế nào, vẫn có hiện tượng gian dối về giải thưởng. Đã từng có hiện tượng một công ty mở siêu thị hàng điện máy cùng với một số nhà cung cấp

đưa ra chương trình "siêu khuyến mại" giảm giá các sản phẩm đến 50%. Chương trình này đã được giới thiệu rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và thu hút một lượng lớn khách hàng đến siêu thị mua sắm. Tuy nhiên, phần lớn số hàng được công ty giảm giá là hàng tồn kho và chỉ thực hiện với số lượng hàng rất nhỏ. Khách hàng đến siêu thị để được mua hàng với giá thấp hơn giá bán trước đó trong thời gian khuyến mại đã có cảm giác bị lừa. Đó là hành vi khuyến mại không trung thực.

Công ty Massan đưa ra chương trình khuyến mại bột canh, người tiêu dùng có thể đem gói bột canh dùng dở (bất kỳ của nhà sản xuất nào) đến đổi lấy sản phẩm Massan. Đây là hành vi "Tặng hàng hoá cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hoá cùng loại đang sử dụng do doanh nghiệp khác sản xuất", một dạng hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Sau khi bị công ty Unilever Bestfood khiếu nại, Thanh tra Sở Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh đã lập biên bản yêu cầu đình chỉ chương trình khuyến mại đó.

Nhiều bài báo cũng đã nói về chương trình khuyến mại "Đầu năm trúng lớn cùng LG" của Công ty điện tử LG Việt Nam bị lật tẩy năm 2006, đó là một trường hợp khuyến mại gian dối, phân biệt đối xử với khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ chức khuyến mại khác nhau trong cùng một chương trình khuyến mại. Theo đó, Công ty LG tổ chức chương trình bốc thăm trúng thưởng, với giá trị giải thưởng rất lớn (khoảng 2 tỷ đồng). Tuy nhiên, trong các thùng phiếu bốc thăm trúng thưởng, không có những lá phiếu có số seri từ 200 trở lên. Như vậy, công ty đã tước bỏ cơ hội trúng thưởng của tất cả các khách hàng có lá phiếu mang số từ 200 trở lên. Các giải thưởng của chương trình chủ yếu rơi vào tay các đại lý có quan hệ mật thiết và tiêu thụ nguồn hàng lớn cho Công ty LG. Theo quy định, chương trình này phải được sự chấp thuận của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương). Nhưng LG đã thực hiện chương trình trong khi chưa có văn bản chấp thuận của Bộ. Quá trình rút thăm cũng không có sự chứng kiến của cơ quan chức năng ở địa phương.

Nhiều ý kiến cho rằng chương trình khuyến mại nhân dịp Tết của hãng hàng không Jetstar cũng là một dạng hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Jestar đã gửi email đến cho khách hàng, trong đó có đoạn: "500 vé máy bay hoàn toàn miễn phí dành cho bạn. Chương trình khuyến mại bắt đầu từ 00:01 ngày 14/2/2010 và kết thúc vào lúc 12:00 cùng ngày hoặc khi vé được bán hết”. Nếu xem đây là chương trình khuyến mại tặng vé cho khách hàng và cung cấp dịch vụ không thu tiền thì Jestar không vi phạm điều cấm của pháp luật. Nhưng nếu đây là chương trình khuyến mại bán vé giảm giá thì đó là hành vi vi phạm pháp luật.

Tại Điều 6 Nghị định 37/2006/NĐ-CP ngày 04/4/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại có quy định: "Mức giảm giá tối đa đối với hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại không vượt quá 50% giá hàng hoá, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại" [15]. Như vậy, chương trình khuyến mại bán vé với giá 0 đồng của Jesstar là vi phạm quy định về hoạt dộng khuyến mại. Nếu căn cứ vào Khoản 5, Điều 46 Luật Cạnh tranh thì đây là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Theo Điều 36 Nghị định số 120/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/9/2005 quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, liên quan đến hoạt động khuyến mại, có thể xử phạt từ 15-25 triệu đồng; trong trường hợp có tình tiết tăng nặng có thể bị phạt tiền từ 30-50 triệu đồng. Ngoài việc bị phạt tiền, doanh nghiệp thực hiện các hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả như tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm; buộc cải chính công khai.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Có thể thấy rằng tình trạng cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến hoạt động khuyến mại vẫn diễn ra rất phổ biến, nhưng các vụ việc vi phạm về khuyến mại được xử lý tại cơ quan chuyên môn còn rất hạn chế. Phần lớn các

vụ việc đều được giải quyết thông qua thương lượng và hoà giải. Các vụ kiện tụng chủ yếu được giải quyết theo trình tự tố tụng dân sự, chứ không theo thủ tục tố tụng cạnh tranh. Từ đó, có thể khẳng định pháp luật cạnh tranh vẫn chưa thực sự đi vào đời sống kinh doanh, cơ chế tố tụng cạnh tranh còn khá xa lạ với người tiêu dùng và thị trường kinh doanh Việt Nam.

Chế tài đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật Việt Nam - 10

* Thực tiễn hành vi phân biệt đối xử của hiệp hội.

Luật Cạnh tranh không giải thích như thế nào là hiệp hội và thực tế ở Việt Nam đã tồn tại nhiều tên gọi khác nhau của hội như: hội, hiệp hội, liên hiệp, liên minh, liên đoàn, uỷ ban… Tuy nhiên, là chủ thể thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Cạnh tranh thì chỉ có các hiệp hội ngành nghề, bao gồm hiệp hội ngành hàng và hiệp hội nghề nghiệp. Như vậy, có thể hiểu hiệp hội là những tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của các doanh nghiệp thành viên có cùng mục đích và lợi ích mà các doanh nghiệp riêng lẻ không đạt được.

Việc thành lập các hiệp hội tạo ra sức mạnh chung để hỗ trợ phát triển kỹ thuật, phát triển thị trường và đầu tư trong ngành nghề nhất định. Tuy nhiên, hoạt động của các hiệp hội có thể dẫn đến những biểu hiện tiêu cực do sự chi phối của các thế lực trong hiệp hội đó. Nếu hiệp hội thực hiện hành vi từ chối việc gia nhập hoặc rút khỏi hiệp hội của các doanh nghiệp có đủ điều kiện mà việc từ chối đó mang tính phân biệt đối xử và làm cho các doanh nghiệp đó bất lợi trong cạnh tranh, hoặc hạn chế bất hợp lý các hoạt động kinh doanh hoặc các hoạt động khác có liên quan đến mục đích kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên, thì bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh dưới dạng phân biệt đối xử của hiệp hội.

Thực tiễn hành vi phân biệt đối xử của hiệp hội chưa xảy ra phổ biến ở nước ta. Theo Luật Cạnh tranh Việt Nam thì việc Công ty taxi Thu Hương cạnh tranh không lành mạnh với Công ty taxi V20 của Tân Hoàng Minh được xem xét dưới góc độ là hành vi quấy rối hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp khác (như đã phân tích ở trên). Tuy nhiên, theo pháp luật của Hàn Quốc và Nhật Bản thì hành vi vi phạm của taxi Thu Hương với sự tiếp tay của hiệp hội mà taxi Thu Hương là thành viên, có thể xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh cấm hiệp hội thực hiện.

Tính đến tháng 2/2009, có khoảng 400 hội hoạt động trên phạm vi toàn quốc (trong đó, có hơn 70 hiệp hội các tổ chức kinh tế), gần 3.000 hội có phạm vi hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh và hàng chục nghìn hội được tổ chức và hoạt động trong phạm vi cấp huyện. Tuy nhiên, pháp luật về hiệp hội hiện nay vẫn chưa đồng bộ và đầy đủ, cần phải bổ sung điều chỉnh và hoàn thiện.

* Thực tiễn hành vi bán hàng đa cấp bất chính.

Bán hàng đa cấp là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hoá với một số điều kiện nhất định. Cùng với sự phát triển của bán hàng đa cấp, phương thức kinh doanh bán hàng đa cấp bất chính đã xuất hiện phổ biến ở Việt Nam. Lợi dụng phương thức bán hàng đa cấp, doanh nghiệp và những tầng trên trong mạng lưới người tham gia được hưởng các khoản lợi ích chủ yếu từ tiền đóng góp của những người mới tham gia mà không phải từ lợi nhuận của việc bán lẻ sản phẩm cho người tiêu dùng.

Thực tế, các sản phẩm được đăng ký bán hàng đa cấp của các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào một số loại sản phẩm như: mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thiết bị khử trùng… Thông thường, các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp không quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, mà tổ chức các hội nghị khách hàng để giới thiệu sản phẩm. Thuyết trình viên được mời đến các hội nghị này tự xưng là dược sỹ, bác sỹ… Vai trò của họ là quảng cáo sản phẩm khiến khách hàng tin tưởng đó là những sản phẩm có công dụng diệu kỳ.

Bán hàng đa cấp xuất hiện lần đầu tiên ở Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1998, do một nhóm người từ Đài Loan sang liên doanh với Công ty Incomex. Tháng 12/2000, công ty Sinh Lợi xuất hiện, với dòng sản phẩm đa

dạng hơn như hàng điện tử do các tổ hợp nhỏ ở Thành phố Hồ Chí Minh sản xuất, được "đánh bóng" bằng nhãn mác ngoại "Peehuang", sau đó bán giá cao ngất. Ví dụ, một chiếc đầu đĩa với giá 2 triệu đồng, được Sinh Lợi bán ra 4,5 triệu đồng. Tổng cộng, Sinh Lợi đã bán được 957 cái, thu về hơn 4 tỉ đồng. Đèn Trung Quốc mua giá 0,5 USD/cái, bán ra 60.000 đồng/cái; máy tạo khí ozon Đài Loan mua giá 80 USD/cái, bán ra 3 triệu đồng/cái…

Thấy công ty Sinh Lợi làm ăn được, nhiều công ty khác cũng đua nhau kinh doanh đa cấp, như Lô Hội, Tân Hy Vọng, Tân Thành Phát, Vision, Thường Xuân, Lợi Ích, Khang Hồng Thịnh, AMWAY, Thế giới hoàn mỹ, Khải Việt… Mỗi nơi bán một loại hàng hoá, nhưng đều dùng chiêu thức dụ dỗ người mua hàng, sau đó hưởng hoa hồng từ những nạn nhân đó.

Trường hợp điển hình gần đây được báo chí phản ánh là sản phẩm nước Noni của Công ty Tahitian Noni, có trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh. Công ty này đã đưa ra những thông tin sai lệch về sản phẩm, được thuyết trình viên quảng cáo tại hội nghị khách hàng như một loại "thần dược", trong khi Noni chỉ là nước ép trái nhàu. Theo đó, với những người muốn tham gia mạng lưới bán hàng, Công ty Tahitian Noni bắt buộc phải đóng 2.700.000 đồng.

Cơ quan chức năng vẫn còn nhiều lúng túng trong quản lý hoạt động kinh doanh dạng này. Từ 1998, kinh doanh đa cấp đã xuất hiện ở Việt Nam, nhưng mãi đến 24/8/2005, Chính phủ mới ban hành Nghị định 110/2005/NĐ-CP thừa nhận tính hợp pháp của hình thức kinh doanh này. Đến nay, nhiều đơn vị tổ chức bán hàng đa cấp nhưng chưa được cấp phép, hoạt động lén lút nên rất khó phát hiện. Bên cạnh đó, các đơn vị tuy được cấp phép cũng không tránh khỏi vi phạm, như ép buộc khách hàng mua sản phẩm thì mới được trở thành phân phối viên rồi trốn tránh trách nhiệm bằng cách đổ lỗi cho các phân phối viên tự ép buộc nhau. Vì những người tham gia mạng lưới phân phối đã đảm bảo điều kiện đủ 18 tuổi và tự nguyện tham gia chứ công ty không ép buộc. Phân phối viên chỉ là đối tác, không phải là nhân viên của công ty. Trong khi

đó, các Sở Công thương ở địa phương lại không có thẩm quyền áp dụng chế tài xử phạt vi phạm. Khi tiến hành các hoạt động thanh tra, kiểm tra, các cơ quan chức năng rất khó xác định được nguồn gốc tài chính để trả hoa hồng cho các phân phối viên, mặt khác thường nhận được sự phản ứng của những người tham gia mạng lưới này vì liên quan đến quyền lợi của họ.

2.2.1.2. Thực tiễn áp dụng các chế tài xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở nước ta trong thời gian gần đây

Tính đến hết năm 2009, sau hơn 4 năm có hiệu lực, Luật Cạnh tranh đã được áp dụng để xử lý hơn 30 vụ việc về hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hành vi hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp, bao gồm: các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác, chỉ dẫn gây nhầm lẫn, bán hàng đa cấp bất chính… đã được điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật cạnh tranh. Qua thực tế đó, có thể thấy rằng vấn đề cạnh tranh trên thị trường còn hết sức phức tạp, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh vẫn diễn ra phổ biến, nhưng các vụ vi phạm đã được xử lý không nhiều. Điều đó chứng tỏ môi trường cạnh tranh ở Việt Nam chưa hiệu quả, lành mạnh. Theo Báo cáo môi trường kinh doanh 2010 của Ngân hàng thế giới (WB) ngày 09/9/2010 thì mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanh ở Việt Nam chỉ đứng ở thứ 93 trong tổng số 183 nền kinh tế được khảo sát và tụt 2 bậc so với năm 2009.

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh không những gây thiệt hại đến lợi ích của các doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng. Đặc biệt là những hành vi quảng cáo gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng; tổ chức khuyến mại nhưng gian dối về giải thưởng, khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hoá, dịch vụ để lừa dối khách hàng... Theo quy định của pháp luật, quyền lợi của người tiêu dùng được bảo vệ ở những mức độ khác nhau: Người tiêu dùng có thể tự bảo vệ bằng các quy định của luật tư (dân sự, thương mại…), cơ quan có thẩm quyền

có thể áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính, hoặc trường hợp hành vi xâm hại quyền lợi của người tiêu dùng có cấu thành tội phạm thì áp dụng các chế tài hình sự. Tuy nhiên, các dạng hành vi vi phạm nói trên vẫn chưa được xử lý nhiều, chủ yếu vẫn là các hành vi bán hàng đa cấp bất chính.

Thực tế hàng năm, có khoảng 4.000 - 5.000 hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng có thể bị xử lý hành chính, chủ yếu tập trung vào các hành vi như: cung cấp thông tin sai lệch về sản phẩm hàng hoá, dịch vụ gây nhầm lẫn dẫn đến thiệt hại cho người tiêu dùng (quảng cáo gian dối, làm nhãn mác giả…); sản xuất, buôn bán hàng hoá có chất lượng thấp hoặc độc hại; hành vi gian lận trong cung cấp hàng hoá, dịch vụ (lừa dối về trong lượng, dung tích của hàng hoá..); ép buộc, quấy rối người tiêu dùng… Tuy nhiên, việc xử lý theo thủ tục hành chính với việc áp dụng các chế tài hành chính vẫn chưa đủ tác dụng răn đe các doanh nghiệp. Nhà nước chỉ coi những hành vi xâm hại quyền lợi của người tiêu dùng là tội phạm và áp dụng chế tài hình sự khi hành vi đó có tính chất nguy hiểm cao, gây tổn hại nghiêm trọng cho tính mạng, sức khoẻ và tài sản của người tiêu dùng. Để có thể áp dụng chế tài hình sự cho người vi phạm, buộc phải chứng minh được các yếu tố cấu thành tội phạm, điều đó không phải là đơn giản. Trong khi đó, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh lại xảy ra khá phổ biến và đã gây ra không ít tổn hại cho người tiêu dùng. Do đó, quyền lợi của người tiêu dùng cần thiết phải có sự bảo vệ của các chế tài hình sự, nhằm tránh sự xâm hại của các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát nhân dân thì trong khoảng thời gian từ 2002 đến 2007, cơ quan chức năng đã phát hiện 1.092 vụ với 1.486 đối tượng sản xuất buôn bán hàng giả, trong đó đã xử lý hình sự được 162 vụ, với 109 đối tượng. Trong 3 năm từ 2005 đến 2008, lực lượng quản lý thị trường trong cả nước đã phát hiện 9.567 vụ vi phạm liên quan đến kinh doanh xăng dầu, 28,8% trong tổng số 4.300 điểm bán lẻ xăng dầu có biểu hiện vi phạm về cân đo, chất lượng xăng dầu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/11/2023