Yêu Cầu Hoàn Thiện Và Nâng Cao Hiệu Quả Của Pháp Luật

xuất cố ý làm ra hàng hoá với số lượng nhiều hơn so với đặt hàng, sau đó bán số lượng hàng hoá dôi dư đó trên thị trường. Nếu nhà sản xuất là doanh nghiệp ở nước ngoài thì thiệt hại sẽ nghiêm trọng hơn khi số hàng hoá đó được bán ở thị trường nước ngoài hoặc xuất khẩu trở lại thị trường của chủ thể quyền. Hành vi đó là hành vi vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu trí tuệ vì hàng hoá có chứa đựng quyền sở hữu trí tuệ. Nếu hành vi này xảy ra, pháp luật cạnh tranh của Việt Nam chưa có chế tài để xử lý.

Đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh có dấu hiệu của tội phạm nhưng nếu đối tượng xâm phạm là dịch vụ thì không thể xử lý bằng các chế tài hình sự. Bộ luật Hình sự hiện hành không có quy định các tội danh có đối tượng xâm phạm là dịch vụ. Vì vậy, dẫn đến tình trạng rất nhiều hành vi cung cấp dịch vụ kém chất lượng gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc các doanh nghiệp nhưng nằm ngoài sự điều chỉnh của pháp luật hình sự. Chẳng hạn như các dịch vụ khuyến mại gian dối; các dịch vụ giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, giáo dục, y tế… không đảm bảo chất lượng. Để xử lý hình sự các hành vi này thì phải có căn cứ pháp lý, nhưng tội làm hàng giả được quy định trong Bộ luật Hình sự vẫn chỉ giới hạn ở các loại hàng hoá thông thường. Các hành vi ép buộc, quấy rối người tiêu dùng cũng chưa được tội phạm hoá nên việc xử lý bằng các chế tài hình sự là không thể thực hiện.

Ngoài ra, vẫn còn thiếu các quy phạm xung đột để phân định thẩm quyền của các cơ quan thực thi trong trường hợp có sự chồng lấn giữa pháp luật cạnh tranh không lành mạnh với các lĩnh vực pháp luật khác.

* Thứ ba, chế tài còn lỏng lẻo, mức xử phạt đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh còn thấp, chưa đủ sức răn đe.

Theo quy định của Nghị định 120/2005/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, mức phạt tiền cao nhất đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh cũng chỉ là 100 triệu đồng. Ngoài ra, có thể áp dụng một số hình thức phạt bổ sung khác hoặc biện pháp khắc phục hậu quả.

Như vậy, so với những khoản thu được từ thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì mức phạt đó không đáng kể. Nhiều doanh nghiệp vẫn sẵn sàng chịu phạt để thực hiện hành vi chơi xấu đối thủ cạnh tranh. Nếu so sánh giữa mức tiền phạt mà doanh nghiệp phải chịu so với những thiệt hại mà doanh nghiệp đó gây ra cho các doanh nghiệp khác, cho người tiêu dùng và xã hội thì vẫn chưa thỏa đáng.

Những năm gần đây, tình trạng sản xuất và lưu thông hàng giả, vi phạm bản quyền, nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi, nguồn gốc xuất xứ… có xu hướng tăng, đặc biệt là tình trạng hàng giả nhập từ nước ngoài vào Việt Nam. Vấn nạn hàng giả, hàng nhái đó khó có thể giải quyết được vì sự chồng chéo, thiếu đồng bộ từ chính sách phòng chống và các quy định của pháp luật còn lỏng lẻo. Pháp luật quy định làm hàng giả thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng định nghĩa thế nào là hàng giả cũng chưa hoàn toàn thống nhất. Chế tài thiếu nghiêm khắc đã vô hình hậu thuẫn cho các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.

Tại Mỹ, các vi phạm nhãn hiệu hàng hoá có thể bị phạt tới 2 triệu USD và phạt tù từ 5 đến 10 năm, ăn cắp bí mật thương mại có thể bị phạt tới 5 triệu USD và 10 năm tù… Trong khi tại Việt Nam, các vi phạm chỉ mới dừng lại ở mức phạt hành chính, chế tài chưa đủ sức răn đe, vấn đề bồi thường thiệt hại và các khía cạnh hình sự, dân sự khác cũng rất khó xử lý. Tình trạng hành chính hoá các vi phạm về cạnh tranh đã làm giảm hiệu quả phòng chống tội phạm trong lĩnh vực này.

* Thứ tư, hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh còn thấp.

Pháp luật cạnh tranh có nhiều quy định thiếu rõ ràng cả về đối tượng, phạm vi áp dụng, đến việc chứng minh yếu tố lỗi, xác định thiệt hại, phân định ranh giới với các lĩnh vực pháp luật khác, có nhiều quy định chưa định lượng được nên còn gặp phải khó khăn cho các cơ quan chức năng trong quá trình xử lý. Sự trùng lặp các quy định về cạnh tranh không lành mạnh ở

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

những lĩnh vực pháp luật khác nhau, tình trạng chồng lấn thẩm quyền, thiếu khả năng hợp tác hiệu quả của các cơ quan thực thi trong khi luật nội dung chưa rõ ràng, cụ thể đã gây khó khăn cho quá trình triển khai thực hiện pháp luật.

Đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn trong công tác điều tra, xử lý vi phạm còn ít và thiếu. Tính đến 2008, Ban chuyên môn có trách nhiệm điều tra, xử lý các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh của Cục Quản lý cạnh tranh gồm có 6 thành viên, trong đó có 4 điều tra viên cạnh tranh.

Chế tài đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật Việt Nam - 12

Không chỉ riêng với Cục Quản lý cạnh tranh, mà cả với các cơ quan khác như Thanh tra, Quản lý thị trường, số vụ việc liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh được xử lý cũng không nhiều. Các quy định về việc chống đưa ra thông tin quảng cáo gian dối, gây nhầm lẫn hoặc quảng cáo so sánh nói xấu doanh nghiệp khác tại Pháp lệnh Quảng cáo và nhiều văn bản khác đã được ban hành trước Luật Cạnh tranh nhưng theo thông tin từ Thanh tra Văn hoá, số lượng vụ việc được các cơ quan này thụ lý giải quyết đến nay vẫn không đáng kể.

Cách thức giải quyết đối với các hành vi vi phạm chưa thật sự kiên quyết và triệt để. Thực tế, cạnh tranh không lành mạnh xảy ra trên thị trường Việt Nam không phải là ít, nhưng hầu hết các vụ việc đều được giải quyết bằng con đường thương lượng, hoà giải. Nếu quan hệ cạnh tranh không lành mạnh xảy ra giữa một bên là doanh nghiệp lớn hay một tập đoàn kinh tế với bên kia là người tiêu dùng còn có sự hạn chế về hiểu biết pháp luật, kinh doanh thì rõ ràng người tiêu dùng luôn ở vào vị trí yếu thế. Cách thức xử lý chưa kiên quyết và triệt để đó đã không động viên, khích lệ được người tiêu dùng và các doanh nghiệp có quyền lợi bị xâm hại quyết tâm đấu tranh để bảo vệ công lý. Cơ chế giải quyết bằng thương lượng, hoà giải đã khiến cho nhiều doanh nghiệp bị xâm hại và người tiêu dùng nản chí, thậm chí thờ ơ và có tâm lý ngại tìm đến cơ quan có thẩm quyền khi có cạnh tranh không lành mạnh xảy ra. Mặc dù, Luật Cạnh tranh vẫn quy định quyền khiếu nại của các tổ

chức, cá nhân: Nếu cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh thì có quyền khiếu nại đến cơ quan quản lý cạnh tranh (Khoản 1, Điều 58), nhưng pháp luật lại chưa có cơ chế đảm bảo cho người khiếu nại thực hiện quyền này một cách đầy đủ. Nếu người bị xâm hại là cá nhân thì việc khiếu nại, khiếu kiện rất ít khi được thực hiện, nhất là sự khó khăn về kinh phí. Nếu thất bại trong vụ kiện, người khiếu nại sẽ phải chịu mức phí là 10.000.000 đồng (Điểm a, khoản 1, Điều 53 của Nghị định 116/2005/NĐ-CP). Vì vậy, dù có thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh, các doanh nghiệp vẫn có cơ hội không bị truy cứu trước pháp luật, do tâm lý không kiên quyết đấu tranh của người tiêu dùng. Trong những trường hợp đó, các chế tài đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực cạnh tranh vẫn để ngỏ.

* Thứ năm, sự hiểu biết pháp luật cạnh tranh trong cộng đồng vẫn còn hạn chế đã làm giảm hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống cạnh tranh không lành mạnh

Luật Cạnh tranh đã ra đời và được áp dụng trong thực tế hơn 5 năm, song không phải doanh nghiệp nào cũng quan tâm tìm hiểu và nắm vững những quy định của đạo luật này. Bản chất kinh doanh buộc các doanh nghiệp phải cạnh tranh trên thương trường để tồn tại và phát triển, thường xuyên thực hiện các hành vi khuyến mại, quảng cáo, gia nhập các hiệp hội ngành nghề…, nhưng bản chất của các hành vi đó như thế nào, những thủ tục về mặt pháp lý cần phải thực hiện ra sao thì không ít doanh nghiệp còn lúng túng, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Khi quyền lợi của doanh nghiệp bị xâm hại do các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của doanh nghiệp khác gây ra, không phải doanh nghiệp nào cũng nhận thức đúng để tự bảo vệ mình hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền can thiệp, hoặc nếu có tìm đến cơ quan chức năng thì các doanh nghiệp vẫn còn thiếu hiểu biết về thủ tục, trình tự khiếu nại, khởi kiện. Thực tế đó

cho thấy, công tác tuyên truyền, phổ biến, giải thích pháp luật vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn kinh doanh trên thị trường Việt Nam hiện nay.

Người tiêu dùng cũng là đối tượng bị xâm hại bởi các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp, nhưng họ thường có tâm lý ngại đấu tranh, thờ ơ và chấp nhận thị trường. Tâm lý đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, mà trước hết là nhận thức chưa đầy đủ về pháp luật cạnh tranh và vị trí yếu thế của người tiêu dùng trước các doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế. Trong khi đó, Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng vẫn chưa phát huy hết vai trò của mình trong việc đấu tranh chống lại những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trực tiếp gây nguy hại cho người tiêu dùng. Vì chức năng bảo vệ người tiêu dùng của Hội chủ yếu được thực hiện thông qua sự tác động đến đường lối, chính sách, thúc đẩy các cơ quan có thẩm quyền hoặc khuyến khích người tiêu dùng có ý thức tự bảo vệ mình, mà không có thẩm quyền về mặt nhà nước, do đó chưa có những tác động mạnh mẽ đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp.

Chương 3‌‌

KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHẾ TÀI ĐỐI VỚI VỚI HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH


3.1. YÊU CẦU HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA PHÁP LUẬT

CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH Ở VIỆT NAM


3.1.1. Yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh là mục tiêu chủ yếu và quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Ngoài những đặc trưng chung của Nhà nước pháp quyền, Nhà nước pháp quyền Việt Nam còn mang những đặc trưng riêng, xuất phát từ bản chất của chế độ, điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Trong đó, Hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thượng trong việc điều chỉnh các quan hệ thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội; Nhà nước tôn trọng và thực hiện đầy đủ các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Trải qua các giai đoạn phát triển đất nước, hệ thống pháp luật Việt Nam cũng đã có nhiều cải cách. Ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, vai trò của pháp luật thể hiện ở những mức độ khác nhau, nhưng pháp luật luôn là công cụ quan trọng để Nhà nước quản lý xã hội. Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đất nước bước vào thời kỳ phát triển mới, vấn đề cải cách và hoàn thiện pháp luật đang được đặt ra một cách cấp thiết. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà nước phải chú trọng kết hợp thực hiện tốt chức năng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh, quốc phòng với hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và các chính sách để phát triển kinh tế.

Đề cao pháp luật, tăng cường pháp chế phải đi liền với việc đưa pháp luật vào cuộc sống, tạo thói quen và nếp sống tôn trọng pháp luật trong mọi

tầng lớp nhân dân. Hoàn thiện pháp luật phải đi liền với hoàn thiện thực tiễn áp dụng pháp luật. Tăng cường xây dựng pháp luật phải đi liền với việc khuyến khích và tạo điều kiện cho hoạt động của các tổ chức và mọi công dân đầy đủ quyền và thực hiện tốt nghĩa vụ của họ. Đồng thời, phải có biện pháp nâng cao sự hiểu biết pháp luật của cộng đồng xã hội, đấu tranh có hiệu quả vi phạm pháp luật. Những hành vi vi phạm pháp luật đều phải được phát hiện và ngăn chặn kịp thời, có chế tài xử lý nghiêm minh.

Trong lĩnh vực quản lý kinh tế, pháp luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thực hiện đường lối, chủ trương đổi mới của Đảng, "thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" ở nước ta đã từng bước được thể chế thành pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho nền kinh tế phát triển đúng định hướng. Quyền tự do, bình đẳng trong kinh doanh đã được pháp luật bảo vệ và thực sự đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật vẫn chưa đáp ứng kịp những đòi hỏi của công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Những đảm bảo cho các hoạt động kinh tế vận hành đúng hướng, đúng quy luật vẫn còn thiếu và yếu. Trong đó có pháp luật điều chỉnh hành vi cạnh tranh, bảo vệ quyền sở hữu và các vấn đề tranh chấp.

Việc tạo lập và hoàn thiện hành lang pháp lý là điều kiện cần thiết để cơ chế thị trường vận động và phát triển, phát huy mọi nguồn lực kinh tế của đất nước, nhằm phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân; khuyến khích nhân dân làm giàu hợp pháp, thực hiện xoá đói, giảm nghèo; tăng cường sự đồng thuận xã hội để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện các thể chế pháp lý, cần chú trọng xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ kinh tế chịu sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan như quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị… Có như vậy mới phát huy được hiệu quả của quyền tự do kinh doanh mà Hiến pháp đã ghi nhận, đảm bảo cho kinh tế thị trường phát triển lành mạnh,

đúng định hướng; tăng cường tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế để chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.

Muốn có môi trường kinh doanh lành mạnh, khuyến khích hoạt động đầu tư, Nhà nước cần phải thiết lập được cơ chế đảm bảo thông qua hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, Luật Cạnh tranh của Việt Nam vẫn chưa thực sự phát huy hiệu lực trong thực tế. Các quy phạm của Luật Cạnh tranh chủ yếu tác động điều chỉnh hành vi vi phạm của các doanh nghiệp và thẩm quyền xử lý vi phạm của các cơ quan chức năng, nhưng lại thiếu những quy định về trách nhiệm đền bù, thiếu cơ chế đảm bảo cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi của họ khi bị xâm hại bởi hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Các chế tài được áp dụng chủ yếu là phạt tiền và các khoản tiền phạt đó được nộp vào ngân sách nhà nước. Việc xác định thiệt hại và phương thức đền bù cho doanh nghiệp bị xâm hại và người tiêu dùng rất khó xác định, người bị thiệt hại khó có thể thu hồi những lợi ích đã mất. Đó cũng là lý do khiến người bị thiệt hại (nhất là người tiêu dùng) không sẵn sàng trong việc khiếu nại, khiếu kiện. Thực tế đó đã dẫn đến tình trạng các chủ thể kinh doanh và người tiêu dùng không có trách nhiệm trong việc bảo vệ pháp luật.

Để Luật Cạnh tranh thực sự phát huy hiệu lực, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh và công bằng, Nhà nước cần phải có những điều chỉnh thích hợp. Xây dựng và hoàn thiện pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh là yêu cầu cấp thiết và tất yếu. Khi đó, mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền mới có những điều kiện để thực hiện một cách toàn diện.

3.1.2. Yêu cầu hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới

Toàn cầu hoá là một trong những xu thế phát triển tất yếu của quan hệ quốc tế hiện đại. Hội nhập kinh tế quốc tế là "quá trình gắn kết nền kinh tế của đất nước với nền kinh tế thế giới, tham gia vào sự phân công lao động quốc tế, gia nhập các tổ chức quốc tế, tuân thủ những quy định, các "luật

Xem tất cả 130 trang.

Ngày đăng: 18/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí