Nguyên Nhân Của Việc Xử Lý Hành Vi Cạnh Tranh Không Lành Mạnh Còn Kém Hiệu Quả Ở Nước Ta Hiện Nay

Việc bảo vệ người tiêu dùng bằng pháp luật hình sự là rất cần thiết. Tuy nhiên, Bộ luật Hình sự hiện hành lại chưa có sự phân biệt cụ thể khái niệm hàng hoá là hàng giả với hàng kém chất lượng. Theo Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008 quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại có giải thích khái niệm hàng giả, bao gồm: giả chất lượng và công dụng; giả mạo nhãn hàng hoá, bao bì hàng hoá; giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ; các loại đề can, nhãn hàng hoá, bao bì hàng hoá, tem chất lượng, tem chống giả, phiếu bảo hành, hàng hoá có nội dung giả mạo tên, địa chỉ thương nhân, nguồn gốc hàng hoá, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hoá.

Không có sự phân biệt giữa hàng giả với hàng kém chất lượng sẽ dẫn đến sự đồng nhất giữa hàng hoá làm giả nhãn mác, kiểu dáng, bao bì, vi phạm về đăng ký… (giả về hình thức) với hàng hoá kém chất lượng, hàng hoá độc hại gây nguy hiểm cho sức khoẻ người tiêu dùng (giả về chất lượng). Vì trên thực tế, không phải hàng hoá giả về hình thức thì bao giờ cũng là hàng hoá kém chất lượng hay độc hại, và ngược lại, hàng thật về hình thức vẫn không thể tránh khỏi trường hợp có loại hàng hoá kém chất lượng hay độc hại.

Trên thị trường hiện nay vẫn còn trôi nổi nhiều loại hàng hoá không có nguồn gốc, nhãn mác, không kiểm định chất lượng nhưng lại hoàn toàn không làm giả để nhái lại một loại hàng thật nào. Nhưng theo pháp luật hình sự, hành vi đó vẫn bị truy cứu về tội "sản xuất, buôn bán hàng giả", mặc dù bản chất không phải là hàng giả. Bên cạnh đó, có những loại hàng hoá giả về hình thức nhưng đảm bảo chất lượng và giá cả rẻ hơn nhiều so với hàng thật, không hề xâm hại quyền lợi của người tiêu dùng cũng bị quy về tội "sản xuất, buôn bán hàng giả".

Như vậy, nếu xét ở góc độ bảo vệ người tiêu dùng, để có thể áp dụng chế tài thích hợp, cần có sự phân biệt giữa hàng giả và hàng kém chất lượng. Vấn đề hàng giả không chỉ đơn thuần là vấn đề của hành vi cạnh tranh không

lành mạnh và xâm phạm sở hữu trí tuệ liên quan đến quyền lợi của nhà sản xuất, mà còn là câu chuyện liên quan đến quyền lợi thiết thực của người tiêu dùng.

Trong năm 2008, Cục Quản lý cạnh tranh đã tiến hành điều tra và xử lý 15 vụ việc liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Trong số đó, có 09 vụ liên quan đến bán hàng đa cấp bất chính, 02 vụ liên quan đến quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Trong số các vụ việc đó, có 05 vụ việc được Cục Quản lý cạnh tranh xem xét xử lý theo khiếu nại của tổ chức, cá nhân theo quy định tại Khoản 1 Điều 86 Luật Cạnh tranh; 10 vụ việc được Cục Quản lý cạnh tranh tự khởi xướng điều tra căn cứ theo thông tin thu nhận được. Trong 15 vụ đã xử lý, có 12 vụ việc được ban hành quyết định điều tra và xử lý theo thủ tục tố tụng cạnh tranh, 03 vụ còn lại không tiến hành điều tra do bên khiếu nại không cung cấp đủ thông tin, tài liệu theo quy định. Trong số 12 vụ việc đã xử lý, có 08 vụ đã có kết luận cuối cùng, với tổng số tiền phạt là 805 triệu đồng. Bên cạnh các vụ việc đã được xử lý thông qua thủ tục tố tụng cạnh tranh, Cục Quản lý cạnh tranh còn tiếp nhận, xem xét và tư vấn, hướng dẫn về pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan thông qua các thủ tục hành chính thông thường.

Ngoài các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh do Cục Quản lý cạnh tranh xử lý, một số cơ quan chức năng cũng tham gia vào việc xử lý các vụ việc liên quan như Cục Sở hữu trí tuệ, Thanh tra Bộ Khoa học Công nghệ, Lực lượng Quản lý thị trường… Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nhưng không có chức năng xử lý vi phạm. Theo đề nghị của các cơ quan, tổ chức liên quan, Cục Sở hữu trí tuệ cho ý kiến đánh giá chuyên môn về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực mình quản lý để các bên có liên quan thực hiện quyền khiếu nại theo thủ tục hành chính hoặc khởi kiện ra Toà án để bảo vệ quyền lợi hợp pháp. Trong năm 2008, các vụ việc do Thanh tra Bộ Khoa học Công nghệ tiếp nhận chủ yếu liên quan đến xâm phạm quyền, số vụ việc cạnh tranh không lành mạnh không nhiều. Thanh tra các Sở Khoa học Công nghệ tại các địa phương cũng

có tiếp nhận và xem xét một số vụ việc khiếu nại về cạnh tranh không lành mạnh, tuy nhiên do quy định về thủ tục giải quyết còn chưa rõ ràng nên chưa xử lý được vụ nào trong thực tiễn. Lực lượng Quản lý thị trường có trách nhiệm chính trong việc kiểm tra và xử lý các gian lận thương mại và các vi phạm khác trong hoạt động thương mại trên thị trường. Do đó, trong năm 2008, lực lượng quản lý thị trường trong cả nước đã xử lý số lượng các vụ việc là rất lớn, nhưng chủ yếu tập trung vào các vi phạm liên quan đến hàng giả, hàng lậu…, không có vụ việc liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Qua thực tiễn các hoạt động kinh doanh diễn ra trên thị trường, có thể thấy, số lượng vụ việc do Cục Quản lý cạnh tranh xử lý còn chưa nhiều so với thực tế các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh đã xảy ra. Số lượng các vụ việc liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh do các cơ quan khác xử lý cũng hạn chế. Trong số các vụ việc đã được xử lý, chủ yếu liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp bất chính. Các vụ việc liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác như chỉ dẫn gây nhầm lẫn, quảng cáo, gièm pha và gây rối hoạt động của doanh nghiệp khác, ép buộc trong kinh doanh… vẫn chưa được xử lý nhiều.

Năm 2010, Cục Quản lý cạnh tranh đã tiến hành điều tra 28 vụ việc cạnh tranh không lành mạnh. Trong đó, có 26 vụ việc do Cục Quản lý cạnh tranh khởi xướng điều tra và 02 vụ việc điều tra dựa trên căn cứ tiếp nhận đơn khiếu nại của doanh nghiệp (liên quan đến chỉ dẫn gây nhầm lẫn và gièm pha doanh nghiệp khác), cụ thể: 21 vụ việc quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh; 03 vụ việc bán hàng đa cấp bất chính; 02 vụ việc khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh; 01 vụ việc chỉ dẫn gây nhầm lẫn và 01 vụ việc gièm pha doanh nghiệp khác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Trong tổng số 28 vụ việc được điều tra năm 2010, Cục Quản lý cạnh tranh đã kết thúc điều tra và ra quyết định xử lý đối với 23 vụ, đình chỉ điều

tra 03 vụ việc do kết quả điều tra sơ bộ cho thấy chưa đủ căn cứ kết luận bên bị điều tra đã thực hiện hành vi vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh, 02 vụ đang trong giai đoạn điều tra chính thức (chưa ra quyết định xử lý cuối cùng). Trong các vụ đã xử lý, tổng số tiền phạt đã thu được là hơn 1 tỷ đồng (trong có 02 vụ việc đã bắt đầu điều tra từ năm 2009).

Chế tài đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật Việt Nam - 11

Các dạng hành vi bị Cục Quản lý cạnh tranh xử lý vi phạm trong năm 2010 khá đa dạng, bao gồm quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, bán hàng đa cấp bất chính, khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh, chỉ dẫn gây nhầm lẫn, gièm pha nói xấu doanh nghiệp khác. Dạng hành vi vi phạm phổ biến nhất trong năm 2010 là hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, cụ thể là quảng cáo sai sự thật, quảng cáo gây nhầm lẫn cho khách hàng về tính năng, công dụng của sản phẩm.

Cũng trong năm 2010, Cục Quản lý cạnh tranh đã tập trung rà soát mảng quảng cáo các sản phẩm điện tử. Thực tế cho thấy, để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường, nhiều hãng sản xuất đồ điện lạnh nổi tiếng đã quảng cáo sản phẩm điều hòa nhiệt độ của mình với những tính năng ưu việt như tiết kiệm điện 50-60% so với điều hòa thông thường, diệt/vô hiệu hóa vi khuẩn, virus lên tới 99,9%, … Các thông điệp quảng cáo mang tính chất so sánh với các loại sản phẩm thông thường dễ gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, quá trình điều tra cho thấy các tính năng diệt/vô hiệu hóa các vi khuẩn và virus là không hoàn toàn chính xác. Kết quả báo cáo thí nghiệm cho thấy các sản phẩm chỉ diệt được một số loại vi khuẩn và virus nhất định (thường là vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy Ecoli) mà không diệt/vô hiệu hóa được tất cả các loại vi khuẩn và virus như được quảng cáo. Bên cạnh đó, mặc dù các báo cáo thí nghiệm do các công ty cung cấp có độ tin cậy cao bởi các thí nghiệm đều được thực hiện tại các Viện nghiên cứu có uy tín tại Nhật Bản, Hàn Quốc… nhưng về bản chất, kết quả của các báo cáo thí nghiệm chỉ có giá trị ghi nhận công dụng của mẫu sản phẩm được thử

nghiệm, không có giá trị với các mẫu khác. Điều kiện thực hiện thí nghiệm tại các nước này cũng khác xa so với điều kiện thực tế vận hành sản phẩm tại Việt Nam (khác nhau về nhiệt độ, điều kiện thí nghiệm, diện tích phòng, thời gian vận hành…). Vì vậy, thông điệp quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng cần đầy đủ để đưa tới người tiêu dùng các nội dung chính xác nhất. Một thông tin không đầy đủ cũng có thể tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau, gây nhầm lẫn.

Có thể nói, so với năm 2009, tổng số vụ việc cạnh tranh được điều tra trong năm 2010 theo thủ tục tố tụng cạnh tranh đã tăng lên gấp đôi. Đây thực sự là một tín hiệu đáng mừng, điều này chứng tỏ hiệu quả thực thi pháp luật về chống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã tăng lên đáng kể.

2.2.2. Nguyên nhân của việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh còn kém hiệu quả ở nước ta hiện nay

Sau khi Luật Cạnh tranh ra đời, Chính phủ đã ban hành rất nhiều văn bản để triển khai thực hiện, như: Nghị định 116/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh; Nghị định 110/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 quy định quản lý hoạt động bán hàng đa cấp; Nghị định 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh; Nghị định 06/2006/NĐ-CP ngày 09/01/2006 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý cạnh tranh… Tuy nhiên, sau 5 năm thực hiện, Luật Cạnh tranh vẫn chưa thực sự hiệu quả và đi vào đời sống kinh doanh, nhiều vấn đề còn tỏ ra bất cập. Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh vẫn diễn ra khá phổ biến trên thị trường, nhưng việc phát hiện và xử lý còn hạn chế. Các chế tài vẫn chưa đủ sức mạnh để răn đe, ngăn chặn và loại bỏ các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh. Có thể thấy sự hạn chế đó xuất phát từ một số nguyên nhân sau:

* Thứ nhất, các quy định làm cơ sở pháp lý điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh còn thiếu thống nhất, chặt chẽ và toàn diện.

Các biện pháp xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã được đề cập khá nhiều trong các văn bản pháp luật, với sự kết hợp điều chỉnh của nhiều hình thức chế tài khác nhau. Tuy nhiên, khác với pháp luật cạnh tranh của các nước có nền kinh tế phát triển, các chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định trong Luật Cạnh tranh Việt Nam còn rất khái quát, chưa cụ thể hoá đối với từng hành vi vi phạm, do đó khi thực hiện phải viện dẫn quá nhiều văn bản dưới luật hoặc viện dẫn đến một văn bản pháp luật chuyên ngành khác.

Các quy định hiện hành liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh và các chế tài xử lý vi phạm nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau (Luật, Nghị định…), thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, thiếu tính liên kết và thống nhất. Luật Cạnh tranh là văn bản gốc điều chỉnh hành vi cạnh tranh nhưng các quy định chỉ mang tính định hướng, nguyên tắc. Khi áp dụng trong thực tiễn, phải có các văn bản hướng dẫn, nhận diện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và chế tài xử lý các hành vi vi phạm. Như vậy, các chế tài còn thiếu sự đồng bộ, chưa được tập hợp trong một văn bản pháp lý riêng biệt và có giá trị pháp lý cao để đảm bảo xử lý nhanh chóng, kịp thời và tránh chồng chéo.

Các quy định hiện hành của Luật Cạnh tranh, trong đó có chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh còn nặng về quản lý hành chính, đảm bảo trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước, chứ chưa thật sự nhằm mục đích xây dựng một môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh và có cơ chế đảm bảo thực hiện. Các chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh chủ yếu là chế tài hành chính như phạt vi phạm và một số chế tài bổ sung. Chế tài bồi thường thiệt hại không được quy định cụ thể trong Luật Cạnh tranh và cũng không có sự viện dẫn rõ ràng việc áp dụng cụ thể văn bản pháp luật nào. Để cụ thể hoá quy định tại Điều 117 của Luật Cạnh tranh liên quan đến trách

nhiệm bồi thường, Điều 6 Nghị định số 120/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh, đã có quy định. Nhưng quy định đó cũng chỉ mang tính chung chung, tuy đã có dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật dân sự. Luật Cạnh tranh là văn bản pháp luật mang tính nguyên tắc, nhưng chế tài bồi thường dân sự lại không được quy định cụ thể, vì thế trong quá trình thực hiện sẽ rất khó đạt được sự thống nhất.

Hai nhóm quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong Luật Cạnh tranh và Luật Sở hữu trí tuệ tuy đã có sự liên kết nhưng vẫn chưa ăn khớp và đồng bộ. Ví dụ, tại Khoản 3, Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ có sự dẫn chiếu đến pháp luật cạnh tranh: "Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh". Nhưng khi xảy ra hành vi "sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ của đại diện hoặc đại lý" và hành vi "đăng ký tên miền" nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh thì hoàn toàn không có chế tài để xử lý vì Luật Cạnh tranh không có quy định về các dạng hành vi này.

Còn nhiều quy định mang tính định tính, khó nhận diện, gây khó khăn cho việc nhận thức, tìm hiểu và vận dụng pháp luật cạnh tranh trong thực tế. Ví dụ, theo quy định tại Điều 44 của Luật Cạnh tranh, có thể hiểu hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác là hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Cách giải thích đó rất khó nhận diện hành vi vi phạm, vì không mô tả cụ thể về đặc điểm và biểu hiện của hành vi, mà chủ yếu là nêu lên hậu quả cuối cùng của hành vi, đó là "cản trở" hoặc "làm gián đoạn" hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đối thủ.

* Thứ hai, còn thiếu những quy định cụ thể về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong trong một số lĩnh vực nhất định và các chế tài xử lý các hành vi đó.

Một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã xuất hiện phổ biến trong hoạt động thương mại trên thị trường Việt Nam và thế giới, nhưng chưa

có quy định điều chỉnh và vì thế chưa có chế tài áp dụng, như hành vi trì hoãn thanh toán nợ nhằm gây khó khăn, cản trở cho hoạt động kinh doanh của chủ thể khác. Khi Bộ luật Hình sự năm 1999 chưa được sửa đổi, bổ sung (năm 2009) thì trong lĩnh vực thương mại điện tử, tuy đã có một số văn bản điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh và chống các hành vi gian lận nhưng các quy định đó mới chỉ hỗ trợ cho việc định danh, định tội, chứ chưa giúp định khung hình phạt đối với tội phạm trên môi trường mạng. Do đó, khi xử lý hành vi, các cơ quan chức năng vẫn khó áp dụng chế tài cho chủ thể vi phạm ngay cả khi đối tượng và hành vi đã được kết luận. Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã góp phần hình thành khung chế tài cụ thể và có tác dụng răn đe đối với những hành vi gian lận, lừa đảo hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Tại Điều 39 của Luật Cạnh tranh, đã quy định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bằng cách liệt kê các dạng hành vi cụ thể có thể gặp trong thực tế cạnh tranh, nhưng tại Khoản 10 của điều luật lại nêu một dạng hành vi cạnh tranh không lành mạnh không được định danh cụ thể mà viện dẫn tiêu chí tại Khoản 4, Điều 3 để nhận diện, đó là "các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác". Như vậy, trong thực tế thực hiện pháp luật, khi phát hiện một dạng hành vi cạnh tranh không lành mạnh xuất hiện trên thị trường, nhưng không thuộc các hành vi đã được định danh tại Điều 39, thì việc áp dụng chế tài xử lý sẽ gặp khó khăn. Trong lĩnh vực viễn thông, thể chế pháp lý về cạnh tranh cũng chưa hoàn chỉnh, các vấn đề nảy sinh đòi hỏi sự tham gia tích cực của các cơ quan lập pháp, lập quy để thúc đẩy cạnh tranh, kiểm soát cạnh tranh không lành mạnh. Trong hoạt động tín dụng, ngân hàng, cũng thiếu những quy định hướng dẫn thi hành hoạt động cạnh tranh…

Trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, còn thiếu các quy định điều chỉnh đối với từng lĩnh vực cạnh tranh, chưa bao quát hết các hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể xảy ra trong thực tế. Chẳng hạn, trường hợp chủ thể quyền đặt hàng sản xuất với một số lượng hàng hoá xác định, nhưng nhà sản

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/11/2023