Hủy Bỏ Toàn Bộ Hợp Đồng Là Việc Bãi Bỏ Hoàn Toàn Việc Thực Hiện Tất Cả Các Nghĩa Vụ Hợp Đồng Đối Với Toàn Bộ Hợp Đồng.

Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt hiệu lực từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bên thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng.

Huỷ bỏ hợp đồng là hình thức chế tài, theo Đó một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp Đồng và làm cho hợp Đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Ðiều 312 Luật thương mại quy định:

“1. Huỷ bỏ hợp đồng bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần hợp đồng.

2. Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng.

3. Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực.

4. Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng;

b) Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.


Khi một hợp đồng bị hủy bỏ toàn bộ, hợp đồng được coi là không có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi hủy bỏ hợp đồng và về giả quyết tranh chấp. Các bên có quyền đòi lại các lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời; trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Ngoài ra còn có các chế tài khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.

2.4. Vai trò của chế tài trong thương mại

Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam - 4

Chế tài trong thương mại là điều kiện cần thiết đảm bảo cho những cam kết của các bên được thực hiện, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường khi mà các yếu tố cạnh tranh luôn là động lực cho sự phát triển của chính các thương nhân. Thương nhân có quyền tự do kinh doanh những gì pháp luật không cấm, tự mình quyết định kinh doanh cái gì, kinh doanh cùng với ai và kinh doanh như thế nào. Hợp đồng là công cụ để thương nhân tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh và là cơ sở pháp lí để áp dụng chế tài trong thương mại đối với bên vi phạm.

2.4.1. Nâng cao ý thức kỉ luật trong việc thực hiện hợp đồng trong thương mại


Kỉ luật hợp đồng đòi hỏi các bên nghiêm chỉnh chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về hợp đồng cũng như tự nguyện thi hành các cam kết trong hợp đồng mà các bên đã xây dựng. Hiện nay, trong cơ chế thị trường, việc kí kết hợp đồng là quyền của các chủ thể, pháp luật tạo ra hành lang pháp lí thông thoáng cho các bên trong quá trình tự do kinh doanh, tự do hợp đồng. Khi các chủ thể tự nguyện kí kết hợp đồng thì các cam kết lại là cơ sở để ràng buộc các bên với nhau. Mặc dù, có thể một bên biết rằng việc tiếp tục thực hiện hợp đồng là đem lại hậu quả bất lợi cho mình, nhưng nếu không thực hiện nghĩa vụ, bên bị vi phạm có quyền tự bảo vệ quyền lợi bằng cách áp dụng các chế tài hợp đồng, buộc bên vi phạm phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về tài sản do các hành vi vi phạm đã gây ra. Điều đó khẳng định, chế tài hợp đồng có vai trò trong việc hình thành và củng cố thái độ tích cực của các bên đối với nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ hợp đồng.

2.4.2. Đảm bảo quyền tự do hợp đồng


Tự do hợp đồng theo pháp luật hiện hành được hiểu rất rộng đó là thương nhân được tự do lựa chọn đối tác, tự do lựa chọn hình thức hợp đồng, tự nguyện quyết định việc giao kết hợp đồng, tự do xác định nội dung cụ thể của hợp đồng trên cơ sở pháp luật quy định, tự do sửa đổi, bổ sung hay chấm dứt hợp đồng. Song việc sửa đổi, bổ sung hay chấm dứt việc thực hiện các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng nếu không xuất phát từ ý chí thỏa thuận của các bên, lúc này nghĩa vụ được hình thành trong hợp đồng là điều kiện ràng buộc các bên trong quan hệ hợp đồng với nhau. Mọi hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ cam kết đều có thể có nguy cơ bị áp dụng các chế tài hợp đồng.

Thực tế, mục đích của hoạt động kinh doanh là tìm kiếm lợi nhuận tối đa. Thông qua hoạt đông kinh doanh con người muốn làm tăng thêm giá trị vật chất cho xã hội, mà trước hết là cho nhà kinh doanh. Nếu không có các biện pháp cần thiết thì quyền tự do kinh doanh, tự do hợp đồng luôn luôn có nguy cơ bị chèn ép hoặc cạnh tranh không lành mạnh. Chính vì thế, việc áp dụng các chế tài hợp đồng như: (a) Buộc thực hiện đúng hợp đồng; (b) Phạt vi phạm, (c) Bồi thường thiệt hại; (d) Tạm ngừng thực hiện hợp đồng; (e) Đình chỉ hợp đồng; (f) Hủy bỏ hợp đồng; (g) Các biện pháp khác do các bên thỏa thuận không trái với quy định của pháp luật là những biện pháp hữu hiệu đảm bảo tính khả thi cho quyền tự do hợp đồng.

2.4.3. Bảo vệ lợi ích của các bên trong quan hệ hợp đồng


Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước, lợi nhuận mà các thương nhân có được phải là lợi ích kinh tế hợp pháp, được nhận từ việc thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ của hợp đồng. Nhưng do mục đích này thương nhân có thể có nhiều hành vi vi phạm khác nhau dẫn đến việc không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng làm ảnh hưởng trực tiếp tới lợi

ích hợp pháp của bên bị vi phạm, thậm chí có thể làm phát sinh nghĩa vụ về tài sản của bên bị vi phạm với bên thứ ba. Hành vi vi phạm hợp đồng luôn tiềm ẩn nguy cơ xâm hại lợi ích của bên bị vi phạm (làm mất mát, hư hỏng hàng hóa, giảm sút thu nhập, lợi nhuận…). Để bảo vệ lợi ích của bên bị vi phạm, bên bị vi phạm có thể tự mình hoặc yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền áp dụng các hình thức chế tài đối với bên vi phạm (buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng). Không chỉ như vậy, chế tài trong thương mại cũng bảo vệ quyền lợi của bên vi phạm, việc quy định rõ trong luật các trường hợp miễn trách nhiệm, các căn cứ, thủ tục áp dụng, mức phạt… cũng bảo đảm bên vi phạm chỉ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình đúng theo mức độ vi phạm, bảo vệ bên vi phạm trong các hiện tượng tiêu cực khi xử lí vi phạm, điều đó giúp các bên có thể thực hiện hợp đồng yên tâm hơn.

2.4.4. Phòng ngừa vi phạm pháp luật hợp đồng


Luật thương mại cho phép áp dụng chế tài hợp đồng đối với tất cả hành vi vi phạm hợp đồng trong thương mại, kể cả trường hợp các bên không thỏa thuận nhưng chế tài hợp đồng vẫn có thể được áp dụng theo quy định của pháp luật, ngoại trừ trường hợp bên bị vi phạm từ chối không áp dụng chế tài hợp đồng đối với bên bị vi phạm hay rơi vào trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Như vậy, trong trường hợp một bên vi phạm hợp đồng, thì họ đều có thể bị đe dọa gánh chịu những hậu quả bất lợi về tài sản. Nếu chưa có hành vi vi phạm hợp đồng, việc quy định các chế tài trong thương mại mang tính “phòng ngừa” các biểu hiện vi phạm pháp luật hợp đồng, nâng cao ý thức trách nhiệm và thái độ tích cực hợp tác của các bên trong quan hệ hợp đồng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu phát sinh vi phạm hợp đồng, các chế tài hợp đồng được bên bị vi phạm áp dụng nhằm bảo vệ lợi ích của mình. Đó có thể là các chế tài buộc thực hiện

đúng hợp đồng, phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng để trừng phạt và bồi hoàn tổn thất do hợp đồng bị vi phạm. Quy định về trách nhiệm hợp đồng có tác dụng rất mạnh mẽ vào ý thức các bên, nâng cao tinh thần trách nhiệm hợp tác, thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng, khi nắm được các hành vi đó là vi phạm và phải chịu chế tài thì sẽ không thực hiện, qua đó ngăn ngừa vi phạm xảy ra.

Như vậy, việc quy định cụ thể các nguyên tắc và căn cứ áp dụng các chế tài hợp đồng trong thương mại, Luật thương mại 2005 đã khẳng định vai trò của mình là rất quan trọng trong việc phòng ngừa mọi biểu hiện vi phạm pháp luật hợp đồng. Ngoài ra, nó còn góp phần giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện các điều khoản hợp đồng mà các bên đã thiết lập.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CHẾ TÀI VI PHẠM HỢP ĐỒNG TRONG QUAN HỆ HỢP ĐỒNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


I. Chế tài vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam


1. Các yếu tố cấu thành trách nhiệm do vi phạm hợp đồng


Vi pham

hơp

đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ

hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật này” (khoản 12 điều 3- Luật Thương mại 2005). Theo quan điểm của đa số các luật gia thì vi phạm hợp đồng để có thể phạt vi phạm là những vi

phạm cơ bản , ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợ i ích c ủa môt

bên trong

quan hê ̣hơp

đồng . Đó là “sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên

kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng” (khoản 13 điều 3 luật Thương mại 2005).

Không phải bất kỳ lúc nào, khi một bên trong hợp đồng mua bán không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ những quy định trong hợp đồng đều phải chịu trách nhiệm bồi thường và chịu phạt trước bên kia. Để xác định xem một trường hợp vi phạm hợp đồng có thể quy trách nhiệm cho bên vi phạm không, ta phải căn cứ vào các yếu tố cấu thành trách nhiệm.

Xuất phát từ lý luận và thực tiễn khoa học pháp lý về lỗi trong quan hệ mua bán, theo Điều 230, Luật thương mại: "Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại" quy định bốn yếu tố cấu thành trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán, bao gồm:

+ Có hành vi vi phạm hợp đồng;


+ Có thiệt hại vật chất;

+ Có mối quan hệ trực tiếp giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại;


+ Có lỗi của bên vi phạm hợp đồng.


a/ Có hành vi vi phạm hợp đồng:


Đây là căn cứ cơ bản để quy trách nhiệm, vì hợp đồng là sự thỏa thuận tự nguyện có hiệu lực pháp luật, và sau khi được xác lập, các nghĩa vụ xuất phát từ quan hệ hợp đồng mang tính bắt buộc, nếu một bên không thi hành thì bị coi làvi phạm pháp luật và sẽ bị quy kết trách nhiệm. Trong mua bán hàng hóa, hành vi vi phạm pháp luật có thể là không thực hiện hợp đồng hay thực hiện không đầy đủ, thi hành không tốt. Việc người bán không giao hàng, người mua không trả tiền hàng sẽ bị coi là hành vi không thực hiện hợp đồng, và như vậy nếu hợp đồng được ký kết theo đúng quy định của pháp luật thì hành vi vi phạm hợp đồng này cũng là vi phạm pháp luật. Mặt khác, việc người bán khôngthực hiện đầy đủ, thực hiện không tốt hợp đồng như giao hàng thiếu, giao hàng chậm, giao hàng không đúng phẩm chất quy cách đã thỏa thuận ... Và người mua thiếu tinh thần thiện chí trong thực hiện hợp đồng như chậm mở L/C, không chịu nhận hàng cũng bị coi là vi phạm hợp đồng.

Như vậy, chỉ khi các chủ thể hợp đồng thực hiện đúng nguyên tắc chấp hành mua bán sau thì các bên mới được coi là không vi phạm hợp đồng tức là không vi phạm pháp luật và được pháp luật bảo vệ quyền lợi chính đáng:

- Nguyên tắc thực hiện tự nguyện thực sự các cam kết.


- Nguyên tắc thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết.


- Nguyên tắc thực hiện trên cơ sở thiện chí hợp tác, hai bên cùng có lợi,đảm bảo đạo đức trong kinh doanh.

Luật thương mại Việt Nam quy định nghĩa vụ chứng minh vi phạm hợp đồng là của bên bị vi phạm. Ví dụ như khi người bán không giao hàng, người mua

phải chứng minh việc người bán không giao hàng căn cứ vào các tài liệu văn bản có liên quan như hợp đồng mua bán đã được ký kết là căn cứ chứngminh người bán có nghĩa vụ phải giao hàng. L/C đã mở chứng minh mình đã thực hiện và sẵn sàng thực hiện hợp đồng. Các bức điện giục bên bán giao hàng, điện trả lời của người bán cam kết sẽ giao hàng... Khi đó, người bán nếu muốn bác lại thì phải chứng minh mình không vi phạm hợp đồng bằng cách xuất trình biên lai chứng từ

...


b/ Có lỗi của bên vi phạm hợp đồng:


Trong hợp đồng mua bán, việc một bên “không quan tâm” và “quan tâm không đúng mức” tới việc thực hiện nghĩa vụ của mình, do đó dẫn tới vi phạm nghĩa vụ đó thì bị coi là có lỗi. Ở đây, cụm từ “không quan tâm” được hiểu là hành vi cố ý, không thực hiện nghĩa vụ, dù biết là sai nhưng vẫn không chấp hành quy định của hợp đồngvà do đó bị coi là có lỗi. Còn việc “quan tâm không đúng mức” tức là hành vi vi phạm do vô ý, do sơ suất hoặc có biết trước được hậu quả của hành vi sơ suất đó song do quá cẩu thả mà không lường trước được mức độ của hậu quả. Ví dụ như một hợp đồng mua bán ngoại thương theo điều kiện CIF có quy định là người bán phải thuê tàu chở hàng loại tàu trẻ 10 tuổi, quốc tịch tàu Nhật Bản. Song do không tìm được loại tàu theo quy định của hợp đồng, người bán tự ý thuê một con tàu mang cờ Italia để chở hàng mà không thông báo cho người mua. Đến cảng nước người mua, tàu bị phong tỏa do lệnh của chính quyền sở tại nước người mua hạ lệnh đối với tất cả các con tàu mang quốc tịch ý. Như vậy, người bán dù đã biết trước hành vi của mình nhưng đã không lường trước được hậuquả phát sinh và lỗi này bị coi là lỗi sơ suất, do không quan tâm đúng mức.

Luật thương mại Việt Nam không quy định ai có lỗi mà lỗi được xác định theo nguyên tắc suy đoán. Khi một bên vi phạm hợp đồng thì bên kia có quyền suy đoán bên vi phạm có lỗi và vì vậy, bên vi phạm phải chịu trách nhiệm. Đây là trách

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/10/2023