Chế độ tài sản vợ chồng pháp định theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


TRƯƠNG THỊ LAN


CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG PHÁP ĐỊNH THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2014


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.


TRƯƠNG THỊ LAN

Chế độ tài sản vợ chồng pháp định theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 - 1


CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG PHÁP ĐỊNH THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2014


Chuyên ngành : Luật Dân sự và tố tụng dân sự


Mã số : 60 38 01 03


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Minh Hồng

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các nội dung nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.


Tác giả


Trương Thị Lan

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU i

1. Tính cấp thiết của đề tài i

2. Mục tiêu nghiên cứu ii

3. Tính mới và những đóng góp của đề tài iii

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu v

5. Phương pháp nghiên cứu v

6. Kết cấu Luận văn vi

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT V Ề CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG PHÁP ĐỊNH 1

1.1. KHÁI NIỆM CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG 1

1.2. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, Ý NGHĨA CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG PHÁP ĐỊNH 3

1.2.1 Khái niệm 3

1.2.2. Đặc điểm 7

1.2.3. Ý nghĩa 9

1.3. KHÁI QUÁT VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG PHÁP ĐỊNH TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM 11

1.3.1. Chế độ tài sản vợ chồng pháp định trong cổ luật Việt Nam 11

1.3.2. Chế độ tài sản vợ chồng pháp định trong thời kỳ pháp thuộc 13

1.3.3. Chế độ tài sản vợ chồng pháp định ở miền Nam giai đoạn 1954-1975 (chế độ ngụy quyền Sài Gòn) 16

1.3.4. Chế độ tài sản vợ chồng pháp định trong pháp luật HN&GĐ của Nhà nước ta giai đoạn từ năm 1945 đến nay 18

1.4. CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG PHÁP ĐỊNH TRONG PHÁP LUẬT HN&GĐ CỦA MỘT SỐ NƯỚC 24

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 28

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CHẾ ĐỘ TÀI SẢN VỢ CHỒNG PHÁP ĐỊNH THEO LUẬT HN&GĐ NĂM 2014 30

2.1. NHỮ NG QUY ĐIN

H CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ TÀ I SẢ N VỢ CHỒ N.G..30

2.2. TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG 35

2.2.1. Căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng 35

2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung 41

2.2.3. Chia tài sản chung của vợ chồng 48

2.3. TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ, CHỒNG 63

2.3.1. Căn cứ xác lập tài sản riêng của vợ, chồng 63

2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản riêng 65

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 72

CHƯƠNG 3: THƯC

TIỄN ÁP DỤNG LIÊN QUAN ĐẾ N CHẾ ĐỘ TÀ I

SẢN CỦA VỢ CHỒNG PHÁP ĐỊNH VÀ MÔT

́ KIẾ N NGHI 74

3.1. THƯC

TIỄN ÁP DỤNG LIÊN QUAN ĐẾ N CHẾ ĐỘ TÀ I SẢ N CỦ A

VỢ CHỒ NG PHÁP ĐỊNH 74

3.2. MÔT

́ KIẾ N NGHI 81

3.2.1. Căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng 81

3.2.2. Căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng 85

3.2.3. Quy điṇ h han chế quyền tài sản riêng của vợ, chồng 86

3.2.4. Chia tài sản chung của vơ ̣ chồng trong thời kỳ hôn nhân 86

3.2.5. Nguyên tắc giải quyết tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn 87

́ T LUÂN

CHƯƠNG 3 88

KẾT LUẬN 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BLDS: Bộ luật dân sự DLBK: Dân luật Bắc kỳ DLGY: Dân luật giản yếu DLTK: Dân luật Trung kỳ

HN&GĐ: Hôn nhân và gia đình Luật GĐ: Luật gia đình

Nghị định số 70/2001/NĐ-CP: Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình.

Nghị định số 126/2014/NĐ-CP: Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình.

TAND: Tòa án nhân dân TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Tài sản có ý nghĩa quan trọng đối với sự ổn định và phát triển của mỗi gia đình. Bởi lẽ, trong cuộc sống chung, vợ và chồng phải thực hiện những quan hệ về tài sản nhằm đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của gia đình. Những quan hệ này được pháp luật HN&GĐ của mỗi nước điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, truyền thống, đạo đức, tập quán của quốc gia đó.

Mặt khác, tài sản không chỉ gắn liền với những lợi ích thiết thực của hai bên vợ, chồng, mà còn liên quan đến người thứ ba, đặc biệt là khi vợ chồng tham gia vào hoạt động giao dịch dân sự, kinh doanh thương mại. Chính vì thế mà vấn đề này lúc nào cũng nảy sinh nhiều mâu thuẫn, phổ biến nhất là sau khi vợ chồng ly hôn. Thực tiễn xét xử cho thấy, phần lớn các tranh chấp của vợ chồng có liên quan đến tài sản.

Theo đó, chế độ tài sản của vợ chồng đã trở thành một trong những nội dung quan trọng mà Luật HN&GĐ cần xây dựng, hoàn thiện. Chế độ tài sản của vợ chồng bao gồm tổng hợp các quy định của pháp luật về căn cứ xác lập tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng, nguyên tắc phân chia tài sản vợ chồng. Giữa các nước khác nhau thường có những quy định khác biệt về tài sản của vợ chồng, tuy nhiên, về cơ bản chế độ tài sản của vợ chồng được xác định dựa trên hai căn cứ: Sự thoả thuận bằng văn bản của vợ chồng (chế độ tài sản ước định) và theo các quy định của pháp luật (chế độ tài sản pháp định).

Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định cụ thể về chế độ tài sản của vợ chồng. Đặc biệt, Luật sửa đổi, bổ sung một số quy định về chế độ tài sản vợ chồng pháp định trên cơ sở Luật HN&GĐ năm 2000.

Việc phân tích những vấn đề lý luận và nội dung của chế độ tài sản vợ chồng pháp định trong Luật HN&GĐ năm 2014 là một vấn đề mang tính

khách quan và cấp thiết hiện nay nhằm hiểu rõ hơn quy định pháp luật về chế độ tài sản vợ chồng pháp định, không ngừng hoàn thiện pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng nói riêng và hoàn thiện pháp luật HN&GĐ Việt Nam nói chung. Qua đó góp phần xây dựng và phát triển gia đình hạnh phúc, bền vững.

Do vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Chế độ tài sản vợ chồng pháp định theo Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014” làm đề tài cho luận văn Thạc sỹ của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu tổng quát của Luận văn là nghiên cứu khái niệm, đặc điểm của chế độ tài sản vợ chồng pháp định; chế độ tài sản vợ chồng pháp định trong pháp luật Việt Nam và trong pháp luật ở một số nước; phân tích những quy định cụ thể chế độ tài sản vợ chồng pháp định trong pháp luật hiện hành, nhận thức rõ nội dung, ý nghĩa của những quy định đó; tìm hiểu thực tiễn xét

̉ liên quan đến chế đô ̣tài sản vơ ̣ chồng để thấy đươc nhữ ng tồn taị, hạn chế,

vướng mắc trong quá trình áp dung , qua đó , đề xuất m ột số kiến nghị hoàn

thiện pháp luật về chế độ tài sản vợ chồng, góp phần xây dựng hành lang pháp lý để phát triển gia đình hạnh phúc, ổn định, bền vững.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Trên cơ sở mục tiêu tổng quát nêu trên, Luận văn thực hiện những mục tiêu cụ thể như sau:

- Nghiên cứu những vẫn đề lý luận về chế độ tài sản vợ chồng pháp định. Cụ thể là đưa ra một số khái niệm khoa học trong nội hàm chế độ tài sản vợ chồng pháp định; các đặc điểm của chế độ tài sản vợ chồng pháp định đối với sự tồn tại và phát triển của gia đình và xã hội.

- Tìm hiểu một cách có hệ thống về lịch sử phát triển của chế độ tài sản vợ chồng pháp định trong pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ và trong pháp luật ở một số nước trên thế giới.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 18/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí