Thực Trạng Việc Thực Hiện Chế Độ Tai Nạn Lao Động, Bệnh Nghề Nghiệp

không còn cơ may để phục hồi mà phải chịu bệnh tật suốt đời và ngày càng có nguy cơ nặng hơn. Mặt khác, TNLĐ thường xảy ra bất kỳ thời gian nào, bất kỳ ngành nghề nào và bất kỳ ở đâu, nhưng BNN chỉ xảy ra ở một số ngành nghề do môi trường độc hại hoặc do chính nghề nghiệp đó gây ra đối với người lao động.

Mức hưởng chế độ TNLĐ, BNN theo quy định như hiện nay còn thấp so với thiệt hại mà TNLĐ, BNN gây ra cho người lao động và giá cả thị trường ngày càng cao, không đảm bảo được mức sống tối thiểu cho người lao động khi gặp khó khăn do TNLĐ, BNN gây ra.

g. Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chưa tạo ra cơ chế chia sẻ rủi ro giữa các đơn vị sử dụng lao động

Mặc dù mức bồi thường, trợ cấp từ người sử dụng lao động chưa cao so với thiệt hại của người lao động, nhưng việc bồi thường TNLĐ, BNN là gánh nặng lớn đối với các đơn vị sử dụng lao động và thường đẩy đơn vị vào tình trạng khó khăn, nhất là các đơn vị có quy mô vừa và nhỏ. Việc thực hiện trách nhiệm bồi thường có thể làm doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ bị phá sản, như khi xảy ra những vụ TNLĐ nghiêm trọng làm nhiều người chết, hoặc người bị TNLĐ bị chấn thương nặng, phát sinh chi phí y tế lớn (như trường hợp người lao động bị liệt cột sống và sống thực vật). Hơn nữa, không chỉ phát sinh chi phí bồi thường cho người lao động, người sử dụng lao động cũng cần nguồn tài chính phục hồi sản xuất, kinh doanh sau TNLĐ.

Để đảm bảo việc thực hiện trách nhiệm bồi thường của người sử dụng lao động trên cơ sở chia sẻ rủi ro giữa các đơn vị sử dụng lao động, Chính phủ đã quy định việc tham gia bắt buộc bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động trong các đơn vị xây dựng, lắp đặt (Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003), bởi nguy cơ xảy ra TNLĐ nói chung và TNLĐ chết người nói riêng ở ngành này là rất cao.

Tuy nhiên, quy định này chỉ thực hiện được ở một ngành nghề, còn ở các ngành nghề khác, người sử dụng lao động trực tiếp bồi thường cho người lao động khi xảy ra TNLĐ, BNN.

Việc quy định các đơn vị sử dụng lao động phải trực tiếp bồi thường cho người lao động bị TNLĐ, BNN mặc dù cũng có tác dụng răn đe, kích thích người sử dụng lao động quan tâm tới công tác ATVSLĐ, nhưng có hạn chế là các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động chưa có sự hỗ trợ lẫn nhau trong việc giải quyết bồi thường TNLĐ, BNN, khó khăn của đơn vị nào thì đơn vị đó tự gánh chịu. Vì vậy khi xảy ra TNLĐ, BNN doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng khó khăn về kinh tế, thậm chí phá sản. Điều đó không chỉ gây thiệt hại cho người sử dụng lao động mà còn làm thiệt hại cho người lao động và toàn xã hội.

h. Cơ chế giải quyết, xử phạt vi phạm liên quan đến TNLĐ chưa thích đáng

(1) Hành vi vi phạm pháp luật về TNLĐ bị xử phạt được quy định chưa đầy đủ, một số hành vi như: không đưa người lao động bị TNLĐ đi cấp cứu, không tiến hành giám định thương tật hoặc cố tình giám định sai… không được đưa vào là những hành vi vi phạm về chế độ TNLĐ bị xử phạt hành chính. Mức phạt tiền còn thấp, theo Nghị định số 47/2010/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động thì mức phạt tiền cao nhất chỉ tới 20 triệu đồng, chưa đủ răn đe chung; hình thức xử phạt chưa phong phú, nên bổ sung thêm một số hình thức mà có nó sẽ tạo được hiệu quả cao trong việc hạn chế TNLĐ xảy ra như đưa thông tin doanh nghiệp sai phạm lên phương tiện thông tin đại chúng.

(2) Chế độ TNLĐ, BNN chưa có quy định về thưởng, phạt đối với các đơn vị sử dụng lao động.

Mặc dù, Luật BHXH có quy định về việc khen thưởng đối với các đơn vị thực hiện tốt công tác BHLĐ, ATVSLĐ, phòng ngừa TNLĐ, BNN nhưng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể như: đơn vị nào sẽ được khen thưởng, mức khen thưởng là bao nhiêu… Do đó, từ khi Luật có hiệu lực, chưa có đơn vị nào được khen thưởng để động viên, khích lệ kịp thời. Ngoài tác dụng khuyến khích các đơn vị, việc khen thưởng còn có vai trò kích thích các đơn vị khác thực hiện tốt công tác ATVSLĐ.‌‌

Ngoài ra, hiện nay chưa có cơ chế phạt về BHXH đối với các đơn vị thực hiện không tốt công tác ATVSLĐ, nên việc phòng ngừa TNLĐ, BNN ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đặc biệt là những đơn vị sản xuất có nguy cơ xảy ra TNLĐ, BNN cao như xây dựng, điện, khai thác được thực hiện chưa thực sự hiệu quả.

2.2. Thực trạng việc thực hiện chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

2.2.1. Tình hình thực hiện chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Triển khai quy định của Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn, đối tượng tham gia BHXH ở cả 3 loại hình BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp đều tăng. Con số thống kê cho thấy hàng năm, hàng nghìn người hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN từ quỹ TNLĐ, BNN - quỹ thành phần của quỹ BHXH bắt buộc.

Số người hưởng trợ cấp từ quỹ TNLĐ, BNN tăng đều qua các năm, kéo theo đó là việc chi trả trợ cấp không ngừng tăng qua các năm. Số thu từ đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động cũng có chiều hướng gia tăng. Quỹ TNLĐ, BNN qua các năm có sự tăng lên đáng kể. Năm 2009 là 1.874,397 tỷ đồng; Năm 2010 tăng lên 2.260,910 tỷ đồng và năm 2011 là 2.446,540 tỷ đồng. Sự gia tăng này chứng tỏ Nhà nước ngày càng quan tâm

hơn đến chế độ bảo hiểm cho người bị TNLĐ, BNN. Việc chi trả chế độ được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1: Chi trả bảo hiểm TNLĐ, BNN

Đơn vị tính: tỷ đồng


Quỹ TNLĐ- BNN

2007

2008

2009

2010

2011

Thu

1.187,749

1.540,5

1.867.754

2.180,14

2.446,540

Chi

106,246

144,9

180,517

227,63

302,171

Tỷ lệ (%) chi/ thu

8,9%

9,4%

9,7%

10,44%

12,4%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam - 7

Nguồn: Vụ Bảo hiểm xã hội - Bộ LĐTBXH


Số lượng lao động hưởng trợ cấp một lần nổi trội hơn trợ cấp hàng tháng. Tuy nhiên xét một cách toàn diện có thể thấy, số người hưởng trợ cấp hàng tháng chiếm hơn 41 % số người hưởng trợ cấp từ quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN (năm 2011). Điều này cho thấy, mức độ thương tật do TNLĐ, BNN gây ra ngày càng cao, số vụ TNLĐ và BNN xảy ra ngày càng nghiêm trọng.

Theo thông tin của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, cho đến nay, Việt Nam có 29.928 người lao động mắc bệnh nghề nghiệp đã được cấp sổ bảo hiểm và được đền bù, trong đó hơn 75% là nhóm các bệnh bụi phổi (bụi phổi – silic, bụi phổi bông, bụi phổi amiang, talc…), khoảng 12% là bệnh nghề nghiệp do các yếu tố vật lý (điếc nghề nghiệp do tiếng ồn, bệnh nhiễm xạ tia X), khoảng 5 – 7% là các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp (nicotine, TNT, chì, benzen, hóa chất trừ sâu…). Các bệnh nghề nghiệp trong nhóm nghề có tiếp xúc với yếu tố vi sinh vật (viêm gan nghề nghiệp, lao nghề nghiệp…) được phát hiện và đền bù còn rất ít. Thực tế số người mắc bệnh nghề nghiệp cao hơn rất nhiều, do đa phần các cơ sở sản xuất không khám bệnh nghề nghiệp và hơn nữa lực lượng bác sĩ chuyên ngành sức khỏe nghề nghiệp còn quá mỏng so với nhu cầu thực tế của nước ta hiện nay.

Số liệu thống kê cụ thể được thể hiện qua bảng sau:‌

Bảng 2.2: Thống kê số người hưởng trợ cấp từ Quỹ TNLĐ, BNN

Đơn vị tính: người


STT

Loại đối tượng

2007

2008

2009

2010

2011

1

Trợ cấp hàng tháng

2.039

2.312

2.431

2.390

2.730

2

TNLĐ một lần

2.446

3.021

3.050

3.132


3.870

3

Chết do TNLĐ

710

664

549

546

4

BNN một lần

361

371

378

458

Nguồn: Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế


Hiện nay BNN đang có xu hướng gia tăng so với những năm trước. Theo số liệu thống kế thì chỉ tính riêng trong năm 2011 quỹ bảo hiểm xã hội đã chi trả cho 2730 trường hợp hưởng trợ cấp hàng tháng và 3870 trường hợp hưởng trợ cấp một lần về TNLĐ, BNN với tổng số tiền trên 302 tỷ đồng.

Do tình hình TNLĐ, BNN tăng liên tục qua các năm mà số tiền chi trả cho chế độ TNLĐ, BNN cũng gia tăng qua các năm. Có thể nói đây là những số liệu thống kê chưa đầy đủ song có thể cho thấy thiệt hại to lớn do TNLĐ, BNN gây ra cho xã hội và cho ngành BHXH nói riêng.

2.2.2 Tình hình thực hiện các quy định về an toàn vệ sinh lao động Công tác BHLĐ, ATVSLĐ là một trong những chính sách kinh tế - xã

hội lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm chăm lo cải thiện điều kiện lao động,

bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ người lao động. Như đã phân tích ở chương I về mối quan hệ giữa công tác ATVSLĐ và TNLĐ, BNN, việc thực hiện tốt các quy định về ATVSLĐ là cơ sở quan trọng để hạn chế TNLĐ, BNN xảy ra. Những năm vừa qua, cùng với những kết quả đạt được trong việc thực hiện các quy định của Bộ luật Lao động, lĩnh vực ATVSLĐ đã và

đang có những chuyển biến tích cực cả về công tác quản lý ATVSLĐ cũng như việc thực hiện các quy định ATVSLĐ của các đơn vị, cơ sở, cụ thể là:

Công tác ATVSLĐ ngày càng được coi trọng hơn. Nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động về công tác ATVSLĐ đã từng bước được nâng cao. Nhiều doanh nghiệp coi công tác ATVSLĐ như điều kiện quan trọng để tồn tại, phát triển. Chính vì vậy, việc chấp hành các quy định pháp luật về ATVSLĐ, cải thiện điều kiện làm việc, môi trường lao động, giảm thấp nhất tác hại của các yếu tố nguy hiểm, có hại trong quá trình làm việc tới sức khỏe của người lao động nói riêng và cộng đồng nói chung đã được nhiều doanh nghiệp thực hiện và thực hiện có hiệu quả.

Công tác quản lý nhà nước về ATVSLĐ ngày càng được củng cố, thể hiện qua sự hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật về ATVSLĐ, đặc biệt chú ý đến các giải pháp giải quyết những vần đề mới phát sinh hoặc những tiêu cực trong hoạt động của kinh tế thị trường và hội nhập hiện nay như kéo dài thời gian lao động quá mức.

Tuy nhiên, ở nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh ở nhiều ngành nghề kinh tế, các quy định về ATVSLĐ vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc.

Môi trường lao động ở đa số khu công nghiệp, cơ sở sản xuất vừa và nhỏ cũng như các làng nghề tại nước ta đang bị ô nhiễm với nhiều mức độ khác nhau. Kết quả khảo sát 1.000 cơ sở sản xuất trên cả nước cho thấy có tới 66% cơ sở bị ô nhiễm nhiệt và 30% bị ô nhiễm tiếng ồn. Còn tại hơn 140 làng nghề, do quy mô sản xuất nhỏ, vốn đầu tư ít nên việc cải tiến công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quy trình sản xuất rất hạn chế. Đồng thời, việc sử dụng nguyên, nhiên liệu sản xuất trong ngành công nghiệp nhẹ, hóa chất, chế biến thực phẩm… hiện nay cũng không đảm bảo an toàn, gây độc hại.

Với nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, việc trang bị phương tiện BHLĐ cho công nhân chỉ mang tính đối phó với các

cơ quan chức năng. Phổ biến nhất là trang bị không đủ về số lượng, đặc biệt là sai chức năng, kém chất lượng, không phù hợp với công việc. Một tình trạng chung hiện nay là các chủ doanh nghiệp do muốn thu hồi vốn nhanh nên đầu tư xây dựng nhà xưởng không đạt tiêu chuẩn.

Không ít cơ sở không xin phép, không đăng ký mà vẫn đưa các thiết bị, máy móc nguy hiểm vào hoạt động. Thậm chí bố trí lao động nữ làm việc tại những khu vực đã bị cấm theo quy định của Nhà nước hoặc sử dụng các chất bị cấm vào quá trình sản xuất.

Người lao động cũng chưa có ý thức cao trong việc tự bảo vệ sức khỏe cho mình. Không mang khẩu trang, đeo găng tay, đội nón bảo hộ… là điều dễ nhận thấy nhất, mặc dù những vật dụng này hầu hết đơn vị nào cũng trang bị cho công nhân, dù chỉ để đối phó. Tại một số cơ sở sản xuất có điều kiện làm việc rất ồn, công nhân muốn nói chuyện phải hét rất lớn mới có thể nghe được, thế nhưng hầu hết người lao động đều không đeo thiết bị giảm âm mặc dù công ty có cung cấp thiết bị này.

Tại các cơ sở thường xuyên giám sát môi trường lao động, các yếu tố có chỉ số vượt tiêu chuẩn cho phép có xu hướng giảm, một số yếu tố nguy cơ đã được cải thiện. Tổng số mẫu xét nghiệm kiểm tra môi trường trung bình 4 năm 2006-2010 là 300.000 mẫu/năm (tăng 42% so với 210.000 mẫu giai đoạn 2001-2005); trong đó số mẫu không đạt tiêu chuẩn cho phép chiếm 13,3% (tỷ lệ này giai đoạn 2001-2005 là 19,6%).

Việc giám sát môi trường được đẩy mạnh. Năm 2006 giám sát môi trường lao động cho 1.200 cơ sở với 242.345 mẫu đo, năm 2007 cho 2.000 cơ sở với 324.910 mẫu, 2010 cho 29.105 cơ sở với 376.746 mẫu. Tỷ lệ vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với các yếu tố ồn, bụi, rung, ánh sáng khá cao. [5, tr.5]

Chất lượng trang thiết bị lao động là một trong số các yếu tố quan trọng hàng đầu của công tác ATVSLĐ. Trang bị, sử dụng các phương tiện, dụng cụ

BHLĐ đầy đủ là cơ sở quan trọng góp phần giảm thiểu tình trạng tai nạn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng… vẫn xem nhẹ việc này.

Trong những năm gần đây, cùng với quá trình hội nhập và phát triển các doanh nghiệp trong cả nước có những tiến bộ trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ, trong đó bao gồm cả các lĩnh vực BHLĐ, cải thiện điều kiện và môi trường lao động. Tuy nhiên vẫn còn nhiều doanh nghiệp nhất là khu vực doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể chưa quan tâm đúng mức đến đầu tư cải thiện điều kiện lao động. Công tác BHLĐ trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa được người sử dụng lao động coi trọng.

Kết quả điều tra, khảo sát trong 7 năm vừa qua (2005 – 2011) của Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật BHLĐ đối với 2.000 cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trên toàn quốc với nhiều ngành sản xuất, nhiều loại hình doanh nghiệp (quốc doanh, ngoài quốc doanh, liên doanh...) cho thấy, trừ một số ít các cơ sở sản xuất có môi trường lao động ở mức hợp vệ sinh (có giá trị các yếu tố gây ô nhiễm nhỏ hơn hoặc bằng tiêu chuẩn cho phép) đa số đều bị ô nhiễm từ mức độ ô nhiễm nhẹ đến ô nhiễm rất nhiều.

Công nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu là công nghệ lạc hậu, chỉ có rất ít cơ sở sản xuất có thiết bị làm giảm bụi còn hầu như chưa có thiết bị xử lý khí thải độc hại. Các cơ sở sản xuất thường phân tán, nhiều cơ sở lại nằm trong khu vực nội thành nên vấn đề ô nhiễm môi trường là đáng lo ngại.

Phân tích đơn cử tình hình ATVSLĐ ở Hải Dương - địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp, nhà máy sản xuất trong cả nước năm 2011 có thể nhận thấy:

Thiếu thiết bị bảo hộ, không phối hợp với ngành chức năng để huấn luyện ATVSLĐ cho người sử dụng lao động cũng như người lao động đang

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 15/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí