Các Giải Pháp Hoàn Thiện Chế Độ Tai Nạn Lao Động, Bệnh Nghề Nghiệp Ở Việt Nam

nhiệm của người sử dụng lao động đối với công tác an toàn, BHLĐ giảm thiểu TNLĐ, BNN, ngăn chặn việc lạm dụng trong việc thực hiện chế độ TNLĐ, BNN.‌

Tuy nhiên, chế độ TNLĐ, BNN hiện nay cũng bộc lộ những hạn chế nhất định trong thể chế cũng như thực tiễn áp dụng. Như đã phân tích ở chương II, các quy định của pháp luật hiện hành vẫn còn hạn chế. Các quy định về đối tượng được hưởng chế độ TNLĐ, cơ chế bồi thường và trợ cấp TNLĐ, BNN vẫn còn chưa đầy đủ. Cách xác định TNLĐ, quy định về tỷ lệ hưởng trợ cấp TNLĐ và BNN chưa hợp lý. Cơ chế quản lý TNLĐ, BNN, kiểm tra, giám sát; cơ chế giải quyết, xử phạt vi phạm liên quan đến TNLĐ, BNN vẫn còn tồn tại yếu kém. Công tác tuyên truyền pháp luật về bảo hộ lao động, ATVSLĐ chưa được thực hiện tốt.

Bên cạnh đó, việc tuân thủ pháp luật về ATVSLĐ của phần lớn các doanh nghiệp hiện nay chưa nghiêm túc. Nhiều doanh nghiệp thực hiện các quy định pháp luật về ATVSLĐ chỉ mang tính chất chống đối, dẫn đến số vụ TNLĐ và số BNN ngày càng tăng cao.

Để pháp luật về chế độ TNLĐ, BNN phát huy hiệu quả, thực sự là cơ sở để bảo vệ quyền lợi, lợi ích của người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan BHXH, cần thiết phải hoàn thiện các quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ TNLĐ, BNN.

3.2. Các giải pháp hoàn thiện chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam

Như đã phân tích ở chương II, chế độ TNLĐ, BNN còn nhiều tồn tại do còn có nhiều bất cập trong quy định của pháp luật hiện hành, đó là các hạn chế về đối tượng hưởng chế độ TNLĐ, BNN, mức trợ cấp TNLĐ, BNN, cách xác định TNLĐ, cơ chế bồi thường, trợ cấp TNLĐ, BNN, tỷ lệ hưởng trợ cấp

của chế độ TNLĐ, BNN, cơ chế giải quyết, xử phạt vi phạm liên quan đến TNLĐ, BNN. Để phát huy mục đích bảo đảm quyền lợi cho người lao động khi gặp rủi ro trong quá trình lao động, chế độ TNLĐ, BNN cần khắc phục được những hạn chế hiện tại và hoàn thiện hơn nữa để phù hợp với điều kiện, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước.‌

Như vậy để hạn chế TNLĐ, BNN trên thực tế cần phải hoàn thiện pháp luật về chế độ TNLĐ, BNN cũng như tăng cường hiệu quả của việc thực thi pháp luật về TNLĐ, BNN trên thực tế.

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

a. Sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; nghiên cứu xây dựng Luật An toàn vệ sinh lao động

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Phòng ngừa TNLĐ, BNN, cải thiện, đảm bảo đời sống cho người lao động là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Hiện nay người lao động phải làm việc trong môi trường nguy hiểm, độc hại, có nguy cơ mất an toàn cao. Trong đó, TNLĐ, BNN có xu hướng tăng về số lượng và mức độ nghiêm trọng, công tác ATVSLĐ ngày càng trở lên cấp thiết. Vì vậy, việc nhanh chóng xây dựng một quy chuẩn dưới hình thức Luật An toàn vệ sinh lao động tránh sự bất cập, chồng chéo, phân tán là một trong những yếu tố then chốt đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Hiện nay nội dung về ATVSLĐ được quy định trong nhiều văn bản luật của các Bộ, ngành khác nhau. Các văn bản này tuy khá đầy đủ, nhưng phân tán, tạo ra một hệ thống phức tạp, chồng chéo, gây khó khăn cho việc thực thi. Việc xây dựng một đạo luật riêng về ATVSLĐ sẽ làm đơn giản hóa thủ tục hành chính, chỉ rõ trách nhiệm của Nhà nước, người sử dụng lao động, người lao động và các đối tượng liên quan nhằm đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành… góp phần làm cho khung pháp lý về

ATVSLĐ của Việt Nam ngày càng trở lên mạnh mẽ hơn, góp phần quan trọng vào việc phòng ngừa TNLĐ, BNN

Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam - 10

Bên cạnh đó cần hoàn thiện cơ chế, chính sách để thực hiện xã hội hoá công tác ATVSLĐ gắn với tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với các hoạt động ATVSLĐ; xây dựng và ban hành hướng dẫn hệ thống quản lý ATVSLĐ; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư cải thiện điều kiện lao động, sử dụng công nghệ sạch, công nghệ tiên tiến nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường lao động, bảo vệ người lao động.

b. Quy định cụ thể các trường hợp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Cần có quy định cụ thể, rõ ràng về “thời gian hợp lý” để việc xác định, giải quyết vụ TNLĐ được thuận lợi, dễ dàng hơn. Vấn đề tai nạn giao thông xảy ra trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc nhưng do lỗi của người lao động cần được pháp điển hóa trong các văn bản pháp luật. Hiện nay do thiếu cơ sở pháp lý nên vấn đề này rất khó xử lý trên thực tế.

Trường hợp TNLĐ xảy ra trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc của người lao động hiện nay xảy ra rất nhiều, trong khi việc xác định “tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc” là rất khó và chưa được pháp luật quy định cụ thể về định nghĩa và cách thức xác định. Trên thực tế, nhiều trường hợp lợi dụng kẽ hở này của pháp luật hiện hành để yêu cầu giải quyết chế độ. Do đó quỹ TNLĐ, BNN cũng vì thế mà thâm hụt đáng kể. Các nhà làm luật có thể nghiên cứu theo hướng xác định tuyến đường đi và về này trên cơ sở khoảng cách giữa nơi ở và nơi làm việc.

Bên cạnh đó, cần tiến hành nghiên cứu bổ sung BNN vào danh mục các bệnh được bảo hiểm. Thực tế cho thấy nhiều trường hợp người lao động bị mắc bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp, nhưng

không được hưởng quyền lợi theo chế độ BNN, vì những bệnh này không nằm trong danh mục BNN được pháp luật quy định.

c. Mở rộng đối tượng hưởng chế độ tai nạn lao động

Mở rộng dần các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc nói chung, chế độ TNLĐ, BNN nói riêng, nhằm đảm bảo mọi người lao động đều có quyền hưởng BHXH khi bị giảm hoặc mất thu nhập.

Nhóm đối tượng người lao động làm việc cho người sử dụng lao động là cá nhân, người lao động ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng và xã viên hợp tác xã cũng cần được quy định được hưởng chế độ TNLĐ.

Bên cạnh đó, đối tượng người lao động trong trường hợp cho thuê lại cũng cần được quan tâm. Hiện nay hoạt động cho thuê lại lao động đã được pháp luật thừa nhận tại khoản 3 Điều 54 Bộ luật Lao động 2012 và chi tiết tại Nghị định số 55/2013/NĐ-CP. Tuy nhiên, giải quyết như thế nào trong trường hợp người lao động cho thuê lại bị TNLĐ, BNN thì vẫn chưa được quy định. Thiết nghĩ, để bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động thuê lại, cần mở rộng đối tượng hưởng chế độ TNLĐ, BNN đến đối tượng này.

d. Xác định lỗi để xác định mức bồi thường thiệt hại đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp và lợi ích chính đánh của người lao động bị TNLĐ, BNN, trách nhiệm trước hết thuộc về người sử dụng lao động, dù họ có lỗi hay không có lỗi khi để xảy ra TNLĐ, BNN. Tuy nhiên, việc xác định lỗi để xảy ra TNLĐ là vấn đề khá quan trọng, liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao động, bởi nếu lỗi để xảy ra TNLĐ là do người sử dụng lao động thì người lao động được hưởng chế độ bồi thường TNLĐ, còn nếu lỗi do chính người lao động thì người lao động chỉ được hưởng trợ cấp TNLĐ với mức hưởng thấp hơn. Tuy nhiên vấn đề này lại chưa được cơ quan

Nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn cụ thể trong các văn bản pháp luật về TNLĐ, điều này sẽ gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong điều tra, tạo kẽ hở để người sử dụng lao động lợi dụng.

Bộ luật Lao động 2012, có hiệu lực từ 01/5/2013, tại khoản 4 Điều 145 cũng quy định: Trường hợp TNLĐ, BNN xảy ra do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định trong trường hợp họ không có lỗi. Quy định tại Bộ luật Lao động mới tiếp tục khẳng định chính sách quan tâm của Nhà nước đối với người lao động, ngay cả khi người lao động bị TNLĐ, BNN do lỗi của bản thân thì vẫn được hưởng một khoản trợ cấp để bù đắp thu nhập.

Vì vậy, việc xác định lỗi cần phải được hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, đặc biệt trường hợp người lao động bị TNLĐ khi đang làm công việc sai phạm nhưng do người sử dụng lao động chỉ đạo, hoặc người lao động có hành vi vi phạm nhưng TNLĐ xảy ra là khách quan, hoặc người lao động thực hiện công việc là do hoàn cảnh bắt buộc, hay trường hợp người lao động bị TNLĐ đang trên đường đi làm nhiệm vụ mà người sử dụng lao động giao cho và nguyên nhân gây tai nạn là do người lao động đã sử dụng phương tiện giao thông trái phép… Trong những trường hợp này lỗi để xảy ra TNLĐ được xác định như thế nào cần phải được quy định cụ thể để bảo đảm quyền lợi chính đáng cho người lao động cũng như các chủ thể khác có liên quan.

d. Quy định về tỷ lệ hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Mức trợ cấp TNLĐ, BNN cần quy định riêng cho mỗi chế độ. Cùng mức độ suy giảm khả năng lao động như nhau, nhưng mức trợ cấp của chế độ BNN nên cao hơn chế độ TNLĐ. Số tiền trợ cấp cao hơn này để người bị BNN có thêm tiền bảo đảm sức khỏe, chống chọi với những nguy cơ bệnh tái phát ngày càng nặng thêm.

Việc quy định tỷ lệ trợ cấp của người bị BNN cao hơn người bị TNLĐ vừa đảm bảo “có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH” theo tinh thần của Luật BHXH, đồng thời cũng thể hiện tính nhân văn trong thực thi chính sách BHXH. Việc tính toán tiền trợ cấp chế độ TNLĐ và BNN có cơ sở khoa học và phù hợp thực tế có tác dụng rất lớn đến tâm lý người lao động và chủ sử dụng lao động trong việc chủ động cải thiện điều kiện lao động, cải thiện môi trường lao động và có nhiều biện pháp phòng ngừa, hạn chế TNLĐ, BNN.

e. Xác định lại căn cứ quy định mức đóng, mức hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Ở nhiều nước trên thế giới, tỷ lệ đóng phí bảo hiểm TNLĐ được phân theo ngành kinh tế căn cứ vào mức độ xảy ra TNLĐ hàng năm. Ví dụ: Ở Đức, phí đóng bảo hiểm TNLĐ được phân theo ngành kinh tế có tỷ lệ từ 0,4%- 31,9%, trong đó tỷ lệ cao nhất là 31,9% đối với công nghiệp khai thác gỗ, thấp nhất là 0,4% đối với ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm có mức trung bình là 1,49%. Ở Thái Lan, người sử dụng lao động đóng vào quỹ TNLĐ, BNN với tỷ lệ từ 0,2-2% tiền lương hàng tháng của người lao động. Tỷ lệ đóng góp dựa trên cơ sở phân loại doanh nghiệp (dựa vào đánh giá nguy cơ gây TNLĐ, BNN và tần suất xảy ra TNLĐ, BNN hàng năm của doanh nghiệp) và được định kỳ xem xét, thay đổi căn cứ vào thực chi của từng doanh nghiệp. [21]

Ở các nước có Quỹ bồi thường TNLĐ, BNN, pháp luật quy định việc đóng góp cho Quỹ là bắt buộc nhưng mức đóng góp được xác định trên cơ sở tần suất TNLĐ, BNN xảy ra ở từng doanh nghiệp. Điều này tạo ra được sự chủ động trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa TNLĐ, BNN. Đây cũng chính là thước đo về trách nhiệm đối với xã hội của doanh nghiệp và thể hiện sự công bằng xã hội. Khi doanh nghiệp thực hiện tốt công tác ATVSLĐ,

số người bị TNLĐ, BNN giảm thì doanh nghiệp sẽ đóng góp ít đi, và ngược lại. [23, tr.40-41].

Ở nước ta, nội dung này đã và đang được các cơ quan chức năng nghiên cứu. Song đến nay, chế độ TNLĐ, BNN ở nước ta nói chung vẫn chưa áp dụng nội dung này vào thực tế. Mức phí đóng TNLĐ, BNN vẫn quy định chung cho tất cả các ngành kinh tế, không phân biệt ngành đó có tỷ lệ TNLĐ, BNN cao hay thấp. Đây là vấn đề không hợp lý cần phải được nghiên cứu, sửa đổi cho phù hợp, theo hướng phải xuất phát từ điều kiện lao động và môi trường lao động để làm căn cứ xác lập mức đóng, mức hưởng của chế độ TNLĐ, BNN .

g. Nâng cao mức phạt vi phạm trong lĩnh vực tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Về hình thức xử phạt hành vi vi phạm: nên tăng mức phạt tiền cho phù hợp với sự phát triển chung của xã hội và để đủ sức răn đe những chủ thể có hành vi vi phạm cũng như những cá nhân, tổ chức đang có ý định vi phạm phải cân nhắc thiệt hại; bổ sung thêm một số hành vi vi phạm chế độ TNLĐ như không thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình về giải quyết các chế độ cho người lao động bị TNLĐ như sơ cấp cứu, giám định thương tật… vào danh mục những vi phạm chế độ TNLĐ bị xử phạt hành chính, bổ sung thêm hình thức xử phạt là đăng thông tin sai phạm lên phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, truyền hình… đối với những doanh nghiệp cố ý vi phạm, vi phạm nhiều lần và nghiêm trọng, như vậy doanh nghiệp, cơ sở nào để xảy ra nhiều TNLĐ, có những hành vi vi phạm sẽ được xã hội biết đến, họ sẽ nhận thức được điều này có thể làm giảm uy tín của họ trong kinh doanh, làm ảnh hưởng tới chính họ, từ đó công tác BHLĐ sẽ được chú trọng hơn. Đồng thời những doanh nghiệp làm tốt công tác ATVSLĐ sẽ phải được tuyên dương, khen thưởng và tuyên truyền rộng rãi.

Nên bổ sung các biện pháp xử phạt đối với cá nhân không tuân thủ các quy định về ATVSLĐ dẫn đến gây ra TNLĐ cho đồng nghiệp, gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Hiện nay, người lao động bị TNLĐ do lỗi của người khác vẫn được nhận bồi thường từ phía người sử dụng lao động và trợ cấp TNLĐ từ cơ quan BHXH. Cá nhân có lỗi có thể bị phạt theo nội quy, quy định của doanh nghiệp. Tuy nhiên do chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật nên pháp luật chưa thể hiện được tính răn đe đối với các cá nhân không tuân thủ quy định về ATVSLĐ trong trường hợp này, vì không phải tất cả các cơ quan, đơn vị đều quy định nội dung này trong nội quy, quy chế làm việc của mình.

h. Xây dựng Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Về nguồn bồi thường, trợ cấp TNLĐ, BNN hiện nay đang do Quỹ TNLĐ và BNN được quản lý bởi BHXH Việt Nam, nhưng quỹ này chỉ có thể trả trợ cấp cho những người lao động có tham gia BHXH. Qua thực tế nghiên cứu mô hình chế độ TNLĐ của các quốc gia trên thế giới, ví dụ như mô hình của Thái Lan cho thấy việc xây dựng một Quỹ TNLĐ, BNN tập trung về một mối chi trả sẽ đạt hiệu quả và thuận lợi hơn, không rải rác như hiện nay. Khi xảy ra TNLĐ, BNN, chủ sử dụng lao động chỉ cần thông báo và gửi toàn bộ hồ sơ điều tra đến cơ quan quản lý quỹ, cơ quan này sẽ chịu trách nhiệm chi trả cho người lao động tất cả những chế độ mà hiện nay chủ sử dụng lao động và cơ quan BHXH phải chi trả. Như vậy việc quản lý các vụ TNLĐ, BNN cũng thuận tiện hơn. Đồng thời quỹ không chỉ thu phí mà còn có cơ chế đầu tư trở lại cho các doanh nghiệp để cải thiện điều kiện lao động, tổ chức huấn luyện, giáo dục về ATVSLĐ cho người lao động. Chế độ đóng phí sẽ chỉ do người sử dụng lao động đóng tuỳ theo mức độ rủi ro của từng doanh nghiệp, cơ quan quản lý quỹ là hệ thống cơ quan BHXH. Đây là một cơ chế quản lý hiệu quả mà Việt Nam có thể tham khảo và vận dụng.

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 15/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí