Chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp Việt Nam - 2



I. PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài.


Trong 15 năm (1991 - 2005) đổi mới, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam luôn duy trì mức cao, trung bình hàng năm giai đoạn này là 7,2%/năm, trong đó ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng bình quân 13,5%/năm với tốc độ tăng trưởng này ngành công nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.



Giai đoạn

Tốc độ tăng trưởng

kinh tế bình quân hàng năm

Tốc độ tăng trưởng

công nghiệp bình quân hàng năm

Tỷ trọng công nghiệp

trong GDP bình quân hàng năm

1991 - 1995

8,2%

11%

27%

1996 - 2000

7%

13,5%

32,6%

2001 - 2005

7,5%

16%

39,2%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp Việt Nam - 2

(Nguồn: Tổng cục thống kª)



Tốc độ tă ng trư ởng kinh tếbình quân hàng nă m


Tốc độ tă ng trư ởng công nghiệp bình quân hàng nă m


Tỷ trọng công nghiệp trong GDP bình quân hàng nă m

45

40

35

30

25

20

39.2

32.6

27

16

15

10

5

0

8.2

11

13.5

7

7.5

1991 - 1995

1996 - 2000

Giai đoạn

2001 - 2005

%

Vì vậy chất lượng tăng trưởng của ngành công nghiệp có tác động to lớn đến chất lượng tăng trưởng nền kinh tế như thế nào? Thực trạng nền công nghiệp đóng góp cho tốc độ tăng trưởng và phát triển nền kinh tế Việt Nam được bao nhiêu? Để đạt được mục tiêu mà đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam đặt ra “đến năm 2020, Việt Nam cơ bản là nước công nghiệp” ngành công nghiệp phải đi đầu và là đầu tàu của nền kinh tế Việt Nam, vậy ngành công nghiệp muốn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đó trong thời gian tới cần phải làm gì?

Chính vì những lý do trên đã thôi thúc tác giả nghiên cứu đề tài “Chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp Việt Nam" giai đoạn 1991 - 2005.

2. Tình hình nghiên cứu.

Để khẳng định sự lựa chọn con đường „„Đổi mới‟‟ của Đảng và Nhà nước ta là đúng đắn, thời gian vừa qua đã có nhiều đề tài nghiên cứu về vai trò ngành công nghiệp Việt Nam trong 20 năm đổi mới:

Bộ công nghiệp (2005), ‟‟60 năm công nghiệp Việt Nam‟‟, NXB Lao động – Xã hội, tác phẩm điểm lại quá trình phát triển nền công nghiệp Việt Nam từ ngày lập nước và những thành tựu mà ngành công nghiệp Việt Nam đạt được trong nhưng bối cảnh lịch sử hết sức khó khăn.

Viện chiến lược và chính sách công nghiệp „„Công nghiệp Việt Nam 1945

– 2010‟‟, NXB Thống kê, tác phẩm là tập hợp các bài viết của các chuyên gia

trong ngành công nghiệp viết về những giai đoan đã qua của ngành công nghiệp và dự báo ngành công nghiêp Việt Nam đến năm 2010.

Tổng cục thống kê „„Số liệu công nghiệp Việt Nam 1989 – 2005‟‟, NXB thống kê, tác phẩm là nguồn số liệu về các ngành công nghiệp phân theo thời gian, phân theo sở hữu và không gian địa lý.

Bên cạnh những đóng góp của các tác phẩm trên, người đọc vẫn còn thấy những hạn chế như: tác phẩm mới chỉ mang tính chất thống kê, điểm lại những thành tựu và một vài những hạn chế phát triển. Vì vậy, trong đề tài này tác giả muốn tập trung nghiên cứu “Chất lượng tăng trưởng công nghiệp Việt Nam‟‟ nhằm làm rõ hơn chất lượng của quá trình tăng trưởng giai đoạn 1991 – 2005, đóng góp của chất lượng tăng trưởng công nghiệp đối với chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam, bài học rút ra từ chất lượng tăng trưởng công nghiệp giai đoạn 1991 – 2005, giải pháp để nâng cao chất lượng tăng trưởng công nghiệp giai đoạn tới.

3. Mục đích nghiên cứu.

Lịch sử thế giới đã chứng minh không một quốc gia nào trở thành nước công nghiệp phát triển mà không phát triển ngành công nghiệp.

Ngành công nghiệp là ngành quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản là nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Chính vì vậy đề tài nghiên cứu nhằm mục đích dự trên cơ sở lý thuyết đánh giá, thực tiễn biến đổi sinh động của ngành công nghiệp để đánh giá một cách xác đáng nhất chất lượng của tăng trưởng ngành công nghiệp trong 15 năm (1991 – 2005) đổi mới và đóng góp của ngành công nghiệp Việt Nam cho tăng trưởng và phát triển nền kinh tế (1991 – 2005) từ đó rút ra bài học kinh nghiệp cho tăng trưởng ngành công nghiệp trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Đề tài tập trung nghiên cứu vào quá trình tăng trưởng và phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 1991 – 2005 và phân tích yếu tố tác

động đến tăng trưởng và phát triển, sử dụng các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng của tăng trưởng công nghiệp giai đoạn này.

Vấn đề chất lượng tăng trưởng công nghiệp do nhiều yếu tố tác động, nhiều quan điểm khác nhau về đánh giá chất lượng, nhưng luận văn chỉ nghiên cứu vấn đề này dưới góc độ kinh tế chính trị như quan hệ sản xuất, phân phối trao đổi, sở hữu....

5. Phương pháp nghiên cứu:

Trong quá trình nghiên cứu đề tài tác giả sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng để chứng minh tốc độ tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp có được là nằm ngoài ý muốn chủ quan quan của con người. Đồng thời xem xét tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng công nghiệp trong mối quan hệ tác động với các ngành, lĩnh vực khác trong nền kinh tế, các trào lưu phát triển công nghiệp trên thế giới.

Phương pháp trừu tượng hoá khoa học được sử dụng để gạt bỏ các yếu tố đơn giản, ngẫu nghiên, tạm thời tác động, giữ lại những yếu tố điển hình, ổn định, đại diện từ đó tìm ra bản chất của tốc độ tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp.

Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương khác như: Phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp mô hình toán, phương pháp logic...


6. Đóng góp của luận văn.

Hệ thống hoá lý thuyết tăng trưởng, đánh giá chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp trên cơ sở đó ứng dụng đánh giá chất lượng tăng trưởng công nghiệp Việt Nam trong 15 năm (1991-2005) đổi mới. Từ những đánh giá đó rút ra bài học cho chiến lược phát triển công nghiệp trong giai đoạn (2006 – 2020).

Đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng công nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh muc tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương.

CHƯƠNG 1: Những vấn đề lý luận về chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp.

CHƯƠNG 2: Thực trạng chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn(1991 - 2005).

CHƯƠNG 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng công nghiệp Việt Nam giai đoạn (2006 - 2020).

II. NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN:


CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP


1.1. KHÁI NIỆM TỐC ĐỘ VÀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG NGÀNH.


1.1.1. Hệ thống ngành kinh tế quốc dân theo hệ thống tài khoản quốc gia (SNA_System of National Accounts).

Ngành trong hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) phân theo hoạt động sản xuất. Ngành bao gồm tất cả các đơn vị cơ sở cùng một loại hoạt động sản xuất.

Như vậy, ngành không phải bao gồm các đơn vị sản xuất mà bao gồm các đơn vị cơ sở giống nhau thuộc các đơn vị sản xuất khác nhau. Trong phân tích kinh tế vĩ mô ở mức độ gộp nhất người ta phân nền kinh tế thành ba ngành: Nông nghiệp, Công nghiệp và Dịch vụ. Phân ngành hoạt động được sắp xếp theo thứ tự từ các sản phẩm khai thác trong tự nhiên (khu vực I), chế biến (khu vực II), hoạt động dịch vụ (khu vực III)

Bảng phân ngành theo nghị định số 75/NĐ_CP ban hành ngày 27/10/21993 (có hiệu lực từ ngày 01/01/1994) Việt Nam có 20 ngành cấp I. Các ngành cấp I được chi tiết thành 60 ngành cấp II. Các ngành cấp II được chi tiết thành 159 ngành cấp III. Các ngành cấp III được chi tiết thành 299 ngành cấp IV.

1.1.2. Các nhóm ngành thuộc ngành công nghiệp theo hệ thống tài khoản quốc gia Việt Nam.

Công nghiệp là ngành sản xuất của cải vật chất của nền kinh tế quốc dân, có các hoạt động sản xuất chủ yếu là: khai thác; chế biến; sản xuất & cung ứng điện, nước, khí đốt

Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản nhằm khai thác các tài nguyên thiên nhiên sẵn có trong tự nhiên để tạo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến hoặc tích luỹ tư bản cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá.

Ngành công nghiệp chế biến là ngành mà thực chất hoạt động biến vật chất tự nhiên thành dạng vật chất có tính năng, tác dụng phù hợp với nhu cầu và khả năng sử dụng của con người, biến vật chất thành của cải vật chất.

Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước, khí đốt thuộc các ngành kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội cần thiết cho mọi ngành, mọi lĩnh vực của sản xuất, đời sống xã hội.

1.1.3. Khái niệm tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng.

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thêm (hay gia tăng) về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một kỳ nhất định (đơn vị thời gian thường là một năm). Khi đo lường tăng trưởng người ta thường hay dùng các số đo tuyệt đối và các số đo tương đối:

Mức tăng trưởng tuyệt đối:


Trong đó:

Y Yt1

Yt

Y: Tổng sản lượng tăng thêm. Yn : Tổng sản lượng của năm n. Y0 : Tổng sản lượng của năm gốc.

Mức tăng trưởng tương đối (tốc độ tăng trưởng): là tỷ lệ phần trăm (%) của giá trị sản lượng kỳ sau so với kỳ trước.


Trong đó:

g Yn Y0

Y

0

100

Y100

Y

0

Y: Tổng sản lượng tăng thêm. Yn : Tổng sản lượng của năm n. Y0 : Tổng sản lượng của năm gốc. g : Tốc độ tăng trưởng

1.1.4. Khái niệm chất lượng tăng trưởng.

Từ khi kinh tế học ra đời các trường phái kinh tế cố gắng xây dựng cho mình lý thuyết hoặc mô hình kinh tế để giải thích nguồn gốc của tăng trưởng, các yếu tố của tăng trưởng, yếu tố quan trọng nhất, mối quan hệ giữa tăng trưởng và giải quyết các vấn đề xã hội. Tuy nhiên, các mô hình này mới chủ yếu tập trung vào phân tích và đánh giá sự tăng trưởng kinh tế vế số lượng còn về mặt chất lượng tăng trưởng kinh tế thì chưa được nhắc đến nhiều.

Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng tăng trưởng. Có quan điểm cho rằng chất lượng tăng trưởng được đánh giá ở đầu ra. Sự tăng trưởng tạo ra cho con người có cuộc sống vật chất và tinh thần ngày một tốt hơn, tiến bộ trong bình đẳng thu nhập, bình đẳng giới, môi trường sống ngày một tốt đẹp.

Quan điểm cho rằng cùng đạt được tốc độ tăng trưởng như nhau nhưng nền kinh tế nào sử dụng ít các yếu tố đầu vào và đòi hỏi các yếu tố đầu vào dễ

hơn thì nền kinh tế đó có hiệu suất sử dụng nguồn lực tốt hơn có chất lượng tăng trưởng cao hơn.

Quan điểm khác cho rằng với những nguồn lực tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế nào tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn thì có chất lượng tăng trưởng tốt hơn.

Tóm lại cho đến nay chưa có một khái niệm chính thức về chất lượng tăng trưởng, phần tiếp theo sẽ giới thiệu quan niệm về chất lượng tăng trưởng kinh tế của các nhà khoa học trong nước và quốc tế.

Quan niệm 1: Chất lượng tăng trưởng kinh tế đồng nghĩa với cơ cấu kinh tế tiến bộ. Cơ cấu tăng trưởng thể hiện ở chỉ tiêu tỷ lệ phần trăm đóng góp của các ngành vào tăng trưởng và tỷ trọng đóng góp các bộ phận trong 100% giá trị sản lượng. Ví dụ như tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp và xây dựng Việt Nam năm 2005 là 10,6% trong đó công nghiệp khai thác đóng góp 3,5%; công nghiệp chế biến đóng góp 4,2%; công nghiệp điện, khí đối, nước đóng góp 2,7%. Cơ cấu tăng trưởng công nghiệp cụ thể: công nghiệp khai thác chiếm tỷ trọng 25,6%, công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng 50,5%, công nghiệp điện, khí đốt, nước chiểm tỷ trọng 23,9%.

Chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp ngày càng cao khi mà cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng tiến bộ, điều này có nghĩa là trong ngành công nghiệp tăng tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp điện, khí đốt, nước xây dựng, giảm tỷ trọng ngành công nghiệp khai thác. Bởi vì ngành công nghiệp khai thác có hàm lượng chất xám thấp nên giá trị gia tăng thấp và ngành này phụ thuộc nhiều vào điều kiện thiên nhiên.

Quan niệm 2: Dùng thước đo hiệu quả kinh tế để đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế có hai phương thức:

Tăng trưởng theo chiều rộng là sự gia tăng sản lượng nền kinh tế nhờ gia tăng các yếu tố đầu vào (vốn, lao động, tài nguyên, khoa học kỹ thuật).

Tăng trưởng theo chiều sâu là sự gia tăng sản lượng nhờ gia tăng năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn, tăng cường sử dụng khoa học công nghệ.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/01/2023