Sự Khác Biệt Của Người Chăm Sóc Nhóm Chứng Ở Thời Điểm Kết Thúc


liên quan sức khỏe thể chất tăng lên 46,67±8,92; sức khỏe tâm thần tăng lên 44,31±7,33. Sự cải thiện rõ rệt và có ý nghĩa thống kê so với tình trạng trước can thiệp (p=0,001 và 0,049; Wilcoxon test).

3.3.2.3. Sự khác biệt của người chăm sóc nhóm chứng ở thời điểm kết thúc

can thiệp

Bảng 3.32: Khác biệt sau 24 tuần của người chăm sóc nhóm chứng (n=56)



Đặc điểm

Trước can

thiệp

Sau can thiệp


p

Khác biệt ( )


X

SD


X

SD

Gánh nặng chăm sóc (ZBI)

23,96

11,37

28,13

11,46

0,001

4,17 (17,4)

Điểm sức khỏe thể chất SF-12

47,01

9,39

46,61

9,20

0,545

- 0,4 (-0,8)

Điểm sức khỏe tâm thần SF-12

41,73

8,93

37,59

8,31

0,001

- 4,14 (-9,9)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Alzheimer, người chăm sóc và đánh giá hiệu quả của một số biện pháp can thiệp không dùng thuốc - 14


X : trung bình; SD: độ lệch chuẩn

Nhận xét: Đối với người chăm sóc các bệnh nhân nhóm chứng, gánh nặng chăm sóc tăng từ 23,96±11,37 lên 28,13±11,46 (p = 0,001). Tình trạng sức khỏe tâm thần có sự giảm đi rõ rệt (-4,17 điểm; p = 0,001). Không có sự khác biệt về tình trạng sức khỏe thể chất (p = 0,545; Wilcoxon test).

3.3.2.4. Sự khác biệt của người chăm sóc nhóm can thiệp và nhóm chứng sau can thiệp

Bảng 3.33: Khác nhau về một số chỉ số của người chăm sóc nhóm can thiệp (n = 30) và nhóm chứng (n = 56) sau can thiệp

Đặc điểm

Nhóm can thiệp

Nhóm chứng

p


X

SD


X

SD

Gánh nặng chăm sóc (ZBI)

22,56

13,36

28,13

11,46

0,013

Điểm sức khỏe thể chất

46,67

8,92

46,61

9,20

0,863

Điểm sức khỏe tâm thần

44,31

7,33

37,59

8,31

0,001


X : trung bình; SD: độ lệch chuẩn

Nhận xét: Ở nhóm can thiệp, gánh nặng của người chăm sócthấp hơn so với nhóm chứng (p = 0,013), tình trạng sức khỏe tâm thần cũng tốt hơn so với những người chăm sóc cho bệnh nhân thuộc nhóm chứng (p = 0,001). Sức


khỏe thể chất của nhóm can thiệp và của nhóm chứng sau can thiệp không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,863; Mann-Whitney test).

3.3.2.5. Hiệu quả can thiệp đối với người chăm sóc

Bảng 3.34: Hiệu quả can thiệp đối với người chăm sóc



Đặc điểm

Chỉ số hiệu quả

nhóm can thiệp (%)

Chỉ số trước

sau nhóm chứng (%)

Hiệu quả can

thiệp (%)

Gánh nặng chăm sóc (ZBI)

- 25,3

17,4

- 42,7

Điểm sức khỏe thể chất

4,6

- 0,8

5,4

Điểm sức khỏe tâm thần

13,1

- 9,9

23,0

Nhận xét: Khi thực hiện phối hợp một số biện pháp can thiệp không dùng thuốc đối với bệnh nhân Alzheimer và tư vấn, truyền thông giáo dục sức khỏe đối với người chăm sóc, gánh nặng của người chăm sóc giảm đi 42,7%; tình trạng sức khỏe thể chất của người chăm sóc tăng được 5,4% và tình trạng sức khỏe tâm thần tăng thêm 23%.



CHƯƠNG 4

BÀN LUẬN


4.1. Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Alzheimer và người chăm sóc

4.1.1. Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Alzheimer và các yếu tố liên quan

4.1.1.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân Alzheimer

Về tuổi, giới tính của bệnh nhân Alzheimer

Tỷ lệ hiện mắc bệnh Alzheimer tăng lên theo tuổi. Điều này đã được tất cả các tác giả khi nghiên cứu đề cập đến. Tỷ lệ hiện mắc tăng từ 5% ở nhóm 71-79 tuổi tới 37,4% ở nhóm ≥90 tuổi [104].

Trong các tài liệu y văn, bệnh Alzheimer là bệnh luôn đi kèm và là bệnh “kết thúc” của tuổi già, có nghĩa là ai cũng có khả năng mắc căn bệnh này trong giai đoạn cuối của cuộc đời đặc biệt ở lứa tuổi rất cao.Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ 92,5%. Độ tuổi trung bình của bệnh nhân là 72,03±8,7 cũng tương tự với tuổi trung bình của bệnh nhân trong các nghiên cứu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương là 70,44 ± 9,37 [3]và 71,95 ± 7,99 [9]. Đây là lứa tuổi cao vì tất cả các bệnh nhân đến Bệnh viện Lão khoa Trung ương khám đều là người cao tuổi, so với các tác giả trong nước thì cũng không có sự khác biệt lớn chứng tỏ đây là bệnh lý của người cao tuổi.Nhưngở nhóm trên 80 tuổi chỉ có 23 người (19,2%). Theo chúng tôi, đây chỉ là một nghiên cứu tại bệnh viện, đa số các bệnh nhân đến khám và điều trị ngoại trú tại bệnh viện. Do người dân vẫn quan niệm là người cao tuổi thường hay bị quên và cho đó là diễn biến tự nhiên của tuổi già, nên thường không chú ý để đưangười cao tuổiđến bệnh viện khám.

Nguyễn Kim Việt trong một nghiên cứu về bệnh Alzheimer nhận thấy

nhóm người từ 60 đến 69 tuổi chiếm tới 68,6% tổng số bệnh nhân nghiên


cứu. Có lẽ đây là nhóm tuổi có tỷ lệ cao trong quần thể dân cư là người cao tuổi. Một lý do nữa theo tác giả đây là nhóm tuổi của những người mới về hưu, ở giai đoạn mới thích nghi này các vấn đề về tâm lý và các biến đổi bệnh lý của họ thường được quan tâm hơn và dễ nhận biết hơn bởi người thân và bạn bè [17].

Tuy nhiên, tuổi trung bình trong các nghiên cứu nước ngoài thường cao hơn so với nghiên cứu này.Trong nghiên cứu của Karttunen tuổi trung bình của bệnh nhân Alzheimer là 75,1±6,6 [67], của Logsdon là 77,2 ±6,8 [80] và

78,3 tuổi [81], trong nghiên cứu của Keika Inouyelà 77,36±7,36 tuổi (từ 60 đến 96 tuổi) [64], của Gary Naglielà 80,7±7,9 [92], của Hoe và cộng sự là 81,0 (từ 55 đến 94) [61]. Ở các nước phát triển, tuổi thọ trung bình cao hơn nên tuổi trung bình của bệnh nhân cũng cao hơn.

Theo nhiều nghiên cứu, phụ nữ thường có nguy cơ bị sa sút trí tuệ do bệnh Alzheimer cao hơn nam giới [46]. Trong nghiên cứu của chúng tôi; tỷ lệ bệnh nhân nữ là 56,7% cũng tương tự như trong nghiên cứu thuộc đề tài cấp nhà nước của Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2008-2010 (bệnh nhân nữ chiếm 62,5%) [10]. Điều này phù hợp với xu hướng chung của thế giới, khi các nghiên cứu đã đề cập đến các yếu tố nguy cơ của bệnh Alzheimer có yếu tố giới tính, với tỷ lệ cao hơn ở nữ giới, từ 50,5% [93] đến 68% [64], [67]. Trong nghiên cứu của Hoe và cộng sự, bệnh nhân nữ chiếm 71,4% [61], cao hơn so với nghiên cứu của chúng tôi vì bệnh nhân của Hoe có tuổi trung bình cao hơn và ở lứa tuổi cao, tỷ lệ nữ mắc bệnh Alzheimer cũng cao hơn.

Nghề nghiệp, trình độ học vấn của bệnh nhân

Học vấn là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng trong bệnh Alzheimer. Có bằng chứng rõ rệt gợi ý rằng mù chữ và học vấn thấp có nguy cơ mắc sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer cao hơn [68]. Học vấn liên quan đến giáo dục của nhà trường trong suốt hai thập kỷ đầu đời. Nhiều nghiên cứu tỷ


lệ mắc mới đã cho thấy tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer tăng lên ở những người có trình độ học vấn thấp [78], [135]. Theo Kukull và cộng sự, học vấn càng cao thì nguy cơ mắc bệnh Alzheimer càng giảm [73].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân có trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở xuống (tương đương 9 năm học) chiếm 40,9%. Tỷ lệ bệnh nhân có nghề nghiệp trước kia là nông dân và công nhân trong nghiên cứu của chúng tôi là 45%. Đây là những nghề lao động giản đơn, ít đòi hỏi trình độ học vấn cao, do đó cũng ít kích thích nhận thức. Nghề nghiệp cũng là một trong các yếu tố nguy cơ của bệnh Alzheimer. Nhiều khía cạnh trong cuộc sống lao động được xem như là yếu tố nguy cơ của SSTT và bệnh Alzheimer. Lao động phổ thông, đơn giản có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và SSTT, đặc biệt ở những người trẻ tuổi [108].

Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân Alzheimer

- Về tình trạng nhận thức

Trong nghiên cứu của chúng tôi, điểm về tình trạng tâm trí (MMSE) trung bình là 14,71±7,13. Bệnh nhânở giai đoạn nhẹ chiếm 30,8%,ở mức độ suy giảm nhận thức trung bình là 47,5%và suy giảm nhận thức nặng là 21,7%. Bệnh nhân Alzheimer ở Việt Nam có thể được chẩn đoán muộn hơn. Đây là một nghiên cứu được thực hiện tại bệnh viện nên bệnh nhân giai đoạn nhẹ và trung bình được đi khám bệnh nhiều hơn, bệnh nhân nặng thường được chăm sóc tại nhà. Kết quả này cũng tương tự như trong nghiên cứu của Phạm Thắng và cộng sự tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Điểm trung bình MMSE của các bệnh nhân Alzheimer là 16,71 ± 6,45 [9]. Nhưng trong các nghiên cứu ở nước ngoài, điểm MMSE trung bình của bệnh nhân Alzheimer thường cao hơn như trong nghiên cứu của Logsdon và cộng sự là 18,1±5,9 [80], của Gary Naglie là 20,8±6,2 (64,1% bệnh nhân có điểm MMSE trên 20 điểm; 17,7% có


điểm MMSE từ 16–20; 10,0% có điểm MMSE từ 11–15 và 8,2% MMSE<11) [93], chứng tỏ bệnh nhân Alzheimer ở các nước này được phát hiện sớm hơn.

- Về các trắc nghiệm thần kinh tâm lý, chức năng hoạt động hàng ngày

Phần lớn các trắc nghiệm về trí nhớ, trắc nghiệm về ngôn ngữ, đọc xuôi dãy số, đọc ngược dãy số, đánh giá chức năng thực hiện, trắc nghiệm vẽ đồng hồ, tốc độ vận động thị giác, chức hoạt động hàng ngày của bệnh nhân Alzheimer trong nghiên cứu của chúng tôi không đạt giới hạn bình thường(trên 70%). Khả năng về ngôn ngữ của bệnh nhân cũng bị suy giảm ; ở trắc nghiệm gọi tên của Boston và nói lưu loát từ (kể tên các con vật) lần lượt là 53,3% và 60% bệnh nhân không đạt giới hạn bình thường. Bệnh nhân khó diễn đạt ý nghĩ của mình làm cho việc giao tiếp của bệnh nhân càng trở nên khó khăn hơn và sống khép kín hơn. Khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày, các hoạt động hàng ngày có sử dụng dụng cụ, phương tiện đều bị suy giảm (ADL: 3,9 ± 2,1 so với điểm tối đa của một người bình thường là 6 điểm; IADL: 3,7 ± 2,5 so với điểm tối đa của một người bình thường là 8 điểm). Việc đánh giá các trắc nghiệm thần kinh - tâm lý là một phần quan trọng trong việc chẩn đoán và theo dõi tiến triển của bệnh Alzheimer. Nghiên cứu của Phạm Thắng và cộng sự cũng cho kết quả tương tự [9]. Tuy nhiên, về chức năng hoạt động, điểm số ADL và IADL phản ánh khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày của bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôithấp hơn trong nghiên cứu của Phạm Thắng và cộng sự; có thể bệnh nhân Alzheimer trong nghiên cứu của chúng tôi ở tình trạng bệnh nặng hơn làm cho sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, ngày càng bị phụ thuộc vào người chăm sóc.

Theo nghiên cứu của Mioshi E. và cộng sự, cho thấy 76% bệnh nhân Alzheimer bị phụ thuộc vào người chăm sóc dựa theo thang điểm đánh giá hoạt động hàng ngày và hoạt động hàng ngày có sử dụng dụng cụ,phương tiện


(ADL và IADL) [88]. Aguero-Torres và cộng sự cũng thấy 77,6% bệnh nhân sa sút trí tuệ bị phụ thuộc về mặt hoạt động hàng ngày (ADL), cao hơn trong các bệnh khác như vỡ xương chậu (65,8%), bệnh mạch máu não (63,1%), bệnh tim mạch (43,3%), bệnh ung thư (34%) [18].

- Về các triệu chứng hành vi, tâm thần

Tuy không phải là những tiêu chuẩn cụ thể trong chẩn đoán bệnh Alzheimer, các triệu chứng về hành vi và tâm thần là những biểu hiện lâm sàng quan trọng và đôi khi bệnh nhân đến khám vì những triệu chứng này.Ở giai đoạn bệnh nặng, các rối loạn hành vi tâm thần thường gây ra gánh nặng chăm sóc nhiều hơn là rối loạn chức năng nhận thức.

Kết quả thu được trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng 90,8% bệnh nhân Alzheimer có ít nhất một triệu chứng về hành vi và tâm thần, trong đó43,2% bệnh nhân Alzheimer có hoang tưởng;44,1% bệnh nhân hay cáu kỉnh, mất kiên nhẫn; 23,5% bệnh nhân có ảo giác;35% có kích động; 28,7% có lo âu; 35,6% bệnh nhân thờ ơ, không quan tâm đến người nhà, môi trường xung quanh; 66,7% bệnh nhân có những hành động tái diễn. 32,5% bệnh nhân có hành vi bất thường ban đêm như dậy quá sớm, lục sục ban đêm. Tình trạng các rối loạn về hành vi, tâm thần ở bệnh nhân Alzheimer trong nghiên cứu này cũng tương tự như với bệnh cảnh lâm sàng trong bệnh Alzheimer theo y văn [8] và ở nước khác. Karttunen và cộng sự cho thấy các triệu chứng về hành vi gặp 76,5% ở bệnh nhân Alzheimer giai đoạn rất nhẹ và 84,9% ở bệnh nhân Alzheimer giai đoạn nhẹ đến trung bình [67]. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân có hoang tưởng, ảo giác, cảm xúc không ổn định, hành động tái diễn, rối loạn về giấc ngủ trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn, có thể bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi có tình trạng nhận thức suy giảm nặng hơn (điểm MMSE của bệnh nhân là 14,71±7,13 thấp hơn nhiều so với 21,5±3,4theo nghiên cứu của Karttunen).


4.1.1.2. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Alzheimer

Đánh giá chất lượng cuộc sống trong bệnh Alzheimer (QOL-AD)

Nhiều bằng chứng gợi ý rằng hầu hết bệnh nhân Alzheimer ở giai đoạn vừa và nhẹ đều có thể đánh giá một cách có ý nghĩa chất lượng cuuộc sống của họ. Nghiên cứu của chúng tôi cũng thấy rằng người bệnh Alzheimer ở mức độ vừa và nhẹ có thể tự đánh giá một cách tin cậy và có giá trị chất lượng cuộc sống của mình. Sự khác nhau quan trọng giữa những bệnh nhân có thể hoàn thành được việc đánh giá chất lượng cuộc sốngvà những người không thể tự đánh giá được là tình trạng nhận thức và chức năng. Chỉ số MMSE càng thấp phản ánh bệnh nhân bị suy giảm nhận thức càng nhiều.Trong nghiên cứu của chúng tôi, 95 trong tổng số 120 bệnh nhân Alzheimer (79,2%) có khả năng hoàn thành đánh giá chất lượng cuộc sống của mình. Tất cả bệnh nhân không thể tự đánh giá được chất lượng cuộc sống của mình đều có điểm MMSE trung bình là 2,8 ± 2,9. Bệnh nhân tự đánh giá được chất lượng cuộc sống của mình đều có điểm MMSE từ 9 điểm trở lên.

Trong nghiên cứu của Logsdon, 87,6% bệnh nhân Alzheimer có thể tự đánh giá chất lượng cuộc sống của mình một cách tin cậy và có giá trị với thang điểm đánh giá chất lượng cuộc sống trong bệnh Alzheimer. Những người bệnh Alzheimer không thể tự đánh giá chất lượng cuộc sống của mình có điểm MMSE trung bình thấp hơn nhiều so với nhóm tự đánh giá (4,1±3,2 so với 18,1±5,9; p<0,001) [80]. Hoe J. và cộng sự cũng thấy tình trạng tâm trí (điểm MMSE), hoạt động hàng ngày (ADL) của nhóm không tự đánh giá được chất lượng cuộc sống của mình thấp hơn một cách có ý nghĩa so với nhóm tự trả lời được (p<0,0001) [61]. Tỷ lệ bệnh nhân có thể tự đánh giá chất lượng cuộc sống cao hơn khi bệnh nhân Alzheimer được phát hiện sớm hơn, có điểm MMSE cao hơn. Khi bệnh nhân Alzheimer được chẩn đoán muộn hơn, mức độ bệnh nặng hơn, suy giảm nhận thức nhiều hơn ảnh hưởng đến

Xem tất cả 178 trang.

Ngày đăng: 12/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí