Trong nghiên cứu của chúng tôi, điểm đánh giá trung bình về sức khỏe thể chất của người chăm sóc là 45,50±10,05 (không thấp hơn nhiều so với điểm sức khỏe thể chất trong cộng đồng là 50,0±10,0); nhưng sức khỏe tâm thần là 38,84±10,10 thấp hơn rất nhiều so với mức chung của cộng đồng (50,0±10,0). Không có sự khác biệt về điểm số chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe tâm thần của người chăm sóc nam và nữ (p>0,05). Những người chăm sóc không đi làm có điểm số chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe thể chất thấp hơn so với những người chăm sóc đang đi làm (p = 0,001). Những người chăm sóc từ 65 tuổi trở lên có điểm số chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe thể chất thấp hơn đáng kể so với những người chăm sóc ở độ tuổi trẻ hơn. Có thể đây chủ yếu là nhóm người tuổi cao, đã nghỉ hưu lại phải dành nhiều thời gian chăm sóc bệnh nhân, sức khỏe thể lực vốn đã bị suy giảm do tuổi tác nên cũng bị ảnh hưởng nhiều hơn, sức khỏe cũng kém hơn so với những người chăm sóc trẻ tuổi hơn và đang đi làm. Những người chăm sóc là vợ hoặc chồng của bệnh nhân có điểm số chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe thấp hơn đáng kể so với những người chăm sóc là con cái hoặc họ hàng của bệnh nhân (p= 0,001). Những người chăm sóc bệnh nhân bị suy giảm nhận thức nặng có chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe tâm thần (33,17±9,50) thấp hơn đáng kể so với những người chăm sóc bệnh nhân suy giảm nhận thức nhẹ (40,62± 9,82) và trung bình (40,27± 9,78) (p= 0,005). Điều này cho thấy việc chăm sóc bệnh nhân Alzheimer gây ảnh hưởng nặng nề cho sức khỏe tâm thần của người chăm sóc, đặc biệt ở giai đoạn bệnh nặng. Chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe tâm thần của người chăm sóc có mối tương quan nghịch với triệu chứng kích động hoặc hung hãn, trầm cảm hoặc loạn khí sắc, rối loạn hành vi giấc ngủ của bệnh nhân nhưng đều ở mức độ thấp (hệ số tương quan lần lượt là -0,20, -0,24 và -0,28; p<0,05). Trong khi đó, sức khỏe thể lực của người chăm sóc chỉ liên quan với rối loạn
hành vi giấc ngủ của bệnh nhân (hệ số tương quan = - 0,33; p <0,05).
Theo Velloe E và cộng sự, chất lượng cuộc sống tốt của người chăm sóc liên quan với sự trầm lặng, yên tĩnh, tình trạng tâm lý tốt, sự tự do, sức khỏe và tình hình tài chính tốt. Các yếu tố giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người chăm sóc là sự cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, sự tự chủ của bệnh nhân, sự trợ giúp từ người khác trong việc chăm sóc bệnh nhân Alzheimer. Các yếu tố làm giảm chất lượng cuộc sống của người chăm sóc là sự lo lắng về tương lai của bệnh nhân, tiến triển của bệnh Alzheimer và sự căng thẳng [137].
Trong nghiên cứu PIXEL, Thomas và cộng sự thấy chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe của người chăm sóc nam giới cao hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với người chăm sóc nữ (p<0,0001). Chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe của người chăm sóc không bị ảnh hưởng bởi tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nơi sinh sống (thành thị hoặc nông thôn) của người chăm sóc mà chỉ có liên quan có ý nghĩa với các triệu chứng hành vi tâm thần, thời gian chăm sóc bệnh nhân và ít liên quan với thời gian mắc bệnh của bệnh nhân. Người chăm sóc bị trầm cảm có chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe thấp hơn đáng kể so với người chăm sóc không bị trầm cảm (35,25±15,2 so với 57,85±18,4; p = 0,001) [133].
Chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe của người chăm sóc liên quan nghịch với mức độ phụ thuộc của bệnh nhân Alzheimer và tuổi của người chăm sóc. Các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực và/hoặc có ý nghĩa thống kê đối với chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe của người chăm sóc là mức độ cảm nhận gánh nặng chăm sóc cao, thời gian chăm sóc kéo dài và tuổi cao hơn [123]. Nghiên cứu của Markowitz và cộng sự về mối liên quan chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe của người chăm sóc với gánh nặng chăm sóc và sử dụng nguồn lực. Chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe của người chăm
sóc được đánh giá bằng thang điểm Đánh giá kết quả sức khỏe rút gọn 12 câu hỏi (Medical Outcome Study (MOS) Short Form 12 item/ SF-12) ở 2477 người chăm sóc bệnh nhân Alzheimer cho thấy chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe thể chất và tâm thần của người chăm sóc thấp hơn so với mức chuẩn được điều chỉnh theo tuổi (riêng sức khỏe thể chất thể hiện ở nhóm tuổi dưới 54 tuổi). Sức khỏe tâm thần tốt hơn có liên quan với sự hỗ trợ đối với người chăm sóc, chất lượng chăm sóc y tế dành cho bệnh nhân, ít số giờ chăm sóc bệnh nhân, ít các triệu chứng hành vi tâm thần hơn. Chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe của người chăm sóc chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi gánh nặng chăm sóc. Can thiệp cải thiện tình trạng bệnh Alzheimer và giảm số giờ chăm sóc bệnh nhân có thể cải thiện chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe của người chăm sóc [86].
Theo Bell và cộng sự, thời gian chăm sóc tăng lên ở nhóm bệnh nhân suy giảm nhận thức nặng hơn, thành tố sức khỏe tâm thần của người chăm sóc theo thang điểm SF-36 thay đổi theo mức độ của bệnh Alzheimer [32]. Argimon và cộng sự cho thấy người chăm sóc của những bệnh nhân không phải đưa vào nhà dưỡng lão có điểm số chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe (SF-36) tốt hơn ngay cả khi kiểm soát các yếu tố có khả năng gây nhiễu. Chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe của ngươi chăm sóc thấp làm tăng tỉ lệ chuyển bệnh nhân sa sút trí tuệ vào nhà dưỡng lão [27].
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Khác Biệt Của Người Chăm Sóc Nhóm Chứng Ở Thời Điểm Kết Thúc
- Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Alzheimer, người chăm sóc và đánh giá hiệu quả của một số biện pháp can thiệp không dùng thuốc - 15
- Về Gánh Nặng Chăm Sóc, Chất Lượng Cuộc Sống Liên Quan Sức Khỏe
- Hiệu Quả Can Thiệp Đối Với Người Chăm Sóc Bệnh Nhân Alzheimer
- Hiệu Quả Của Một Số Biện Pháp Can Thiệp Không Dùng Thuốc Hiệu Quả Can Thiệp Đối Với Bệnh Nhân Alzheimer
- Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Alzheimer, người chăm sóc và đánh giá hiệu quả của một số biện pháp can thiệp không dùng thuốc - 20
Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.
Nghiên cứu của Bruvik và cộng sự cho thấy những người chăm sóc sống cùng nhà với bệnh nhân có chất lượng cuộc sống thấp hơn so với những người chăm sóc sống ở nhà khác (40,1±5,0 so với 42,6±5,3; p<0,001). Trầm cảm ở người chăm sóc có ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của họ [36]. Theo Ferrara và cộng sự, chất lượng cuộc sống của người chăm sóc liên quan tới mức độ trầm trọng cúa các rối loạn hành vi của bệnh nhân Alzheimer và thời gian phát hiện bệnh [47].
4.2. Đánh giá hiệu quả của một số biện pháp can thiệp không dùng thuốc
4.2.1. Về hiệu quả can thiệp đối với bệnh nhân Alzheimer
Tiến triển của bệnh Alzheimer ảnh hưởng đến nhận thức, chức năng, hành vi của bệnh nhân. Ngay từ giai đoạn sớm của bệnh, những suy giảm nhận thức của bệnh Alzheimer đã có thể gây ra suy giảm chức năng một cách đáng kể. Những nhu cầu nhân đạo luôn luôn nảy sinh trong quá trình tiến triển của bệnh Alzheimer tạo ra rất nhiều cơ hội cho những can thiệp về môi trường, xã hội và điều trị. Các thuốc điều trị bệnh Alzheimer hiện nay chỉ có thể làm chậm tiến triển các triệu chứng mà không chữa khỏi bệnh nên nhu cầu nghiên cứu các biện pháp điều trị không dùng thuốc trong bệnh Alzheimer trở lên cấp thiết hơn do hậu quả từ việc chăm sóc phần lớn chưa đạt yêu cầu trên khắp thế giới [55], [92]. Các biện pháp không dùng thuốc ở bệnh nhân cao tuổi có thể đưa lại các kết quả tích cực nhưng lợi ích mang lại còn lớn hơn cho bệnh nhân bị suy giảm nhận thức. Việc sử dụng rộng rãi các biện pháp này có thể là một thành tố quan trọng trong chương trình quản lý bệnh nhân Alzheimer nói riêng và sa sút trí tuệ nói chung. Các biện pháp không dùng thuốc có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh Alzheimer và của những người chăm sóc. Có thể chia thành các nhóm giải pháp chính: Luyện tập kích thích nhận thức, trí nhớ và định hướng thực tại; Liệu pháp hoạt động và Luyện tập nâng cao thể trạng. Điều trị thay thế hay phối hợp cùng các thuốc điều trị bệnh bao gồm các liệu pháp tâm lý xã hội nhằm vào mục tiêu nhận thức. Chương trình kích thích trí nhớ và nhận thức được đề cập thường xuyên trong y văn quốc tế đối với cộng đồng người mắc bệnh Alzheimer hơn 25 năm qua. Tuy nhiên, đa số các nghiên cứu đều được thực hiện ở một nhóm nhỏ bệnh nhân.
Về mặt đánh giá hiệu quả luyện tập, đa số các nghiên cứu cho thấy có
sự thay đổi chỉ ở các trắc nghiệm hoặc ở những bài tập đặc hiệu mà bệnh nhân
được luyện tập trí nhớ. Một vài nghiên cứu cho rằng phương pháp luyện tập mới đã không có tác động thực sự tới cuộc sống của bệnh nhân. Tuy nhiên, phương pháp học và học lại trong những nghiên cứu khác đã thấy có sự cải thiện đáng kể khả năng quản lý các vấn đề trí nhớ trong cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân (như là khả năng nhớ các cuộc hẹn hay những ngày tháng đặc biệt sắp đến hoặc ngừng việc hỏi lặp đi lặp nhiều lần). Các kết quả này gợi ý rằng kích thích nhận thức của trí nhớ có thể có tác động lên nhận thức nói chung, thậm chí trong cả thời hạn 6 tháng. Kết quả là việc cải thiện những khả năng nhận thức có thể có hiệu quả tích cực đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và người chăm sóc. Chất lượng cuộc sống được xác định là một đánh giá đầu ra quan trọng đối với bệnh nhân Alzheimer không chỉ vì chất lượng cuộc sống thay đổi một cách dễ nhận thấy khi thực hiện các can thiệp mà còn vì đây chính là mục tiêu trong việc điều trị, quản lý và chăm sóc bệnh nhân Alzheimer.
Spector và cộng sự thấy liệu pháp kích thích nhận thức có hiệu quả đặc biệt đối với sự cải thiện chức năng ngôn ngữ, điều này đem lại các lợi ích chung cho nhận thức của bệnh nhân. Chương trình can thiệp qua 14 buổi hướng thực tại, kích thích nhận thức bao gồm sử dụng bảng tập định hướng tại (Reality Orientation Board), các hoạt động khởi động, gọi tên nhóm, hồi ức, kích thích đa giác quan và học (implicit learning). Kết quả cho thấy liệu pháp kích thích nhận thức có hiệu quả đặc biệt trong việc cải thiện chức năng ngôn ngữ góp phần tạo nên lợi ích chung [125]. Zanetti và cộng sự đã thực hiện chương trình hướng thực tại cho nhóm bệnh nhân Alzheimer ngoại trú tại trung tâm ban ngày trong một tháng cho thấy điểm MMSE của bệnh nhân khi kết thúc luyện tập đã được cải thiện tăng lên 1,73±3,5 điểm ( p=0,01; t-test) [153]. Onde Graziano và cộng sự thực hiện chương trình luyện tập định hướng thực tại ở bệnh nhân Alzheimer giai đoạn vừa và nhẹ đã được điều trị
donepezine cùng với việc đào tạo, hướng dẫn người chăm sóc trong việc kích thích và huy động bệnh nhân luyện tập giao tiếp tại nhà, mỗi tuần ba buổi trong 25 tuần liên tiếp. Kết quả cho thấy có sự cải thiện nhẹ tình trạng nhận thức ở nhóm can thiệp (MMSE tăng 0,2 điểm) trong khi nhóm chứng giảm đi 1,1 điểm [95]. Orrell và cộng sự thấy có sự cải thiện một cách có ý nghĩa tình trạng nhận thức MMSE của bệnh nhân sa sút trí tuệ sau khi thực hiện liệu pháp kích thích nhận thức (Cognitive Stimulation Therapy - CST) và duy trì liệu pháp này trong 16 tuần sau đó so với các nhóm chỉ áp dụng liệu pháp này nhưng không duy trì hoặc không luyện tập (p=0,012). Điều này gợi ý việc kéo dài thời gian luyện tập cho bệnh nhân sẽ thu được lợi ích lớn hơn [96].
Ávila và cộng sự tiến hành chương trình luyện tập trí nhớ (motor movements/ động tác vận động như gõ ngón tay khi nói về nghề nghiệp hoặc sở thích của một người chơi đàn phối hợp với tên và khuôn mặt của người đó; verbal association/ bệnh nhân đặt câu hoặc kể câu chuyện với từ cần học; categorization/phân loại danh sách từ theo chủ đề), luyện tập các hoạt động hàng ngày như sử dụng điện thoại, gửi và nhận tin nhắn, sử dụng nhật ký, các bước chuẩn bị làm bánh kẹp sandwich, hỗ trợ nhóm và cá nhân cho 5 bệnh nhân Alzheimer đang được điều trị với Rivastigmine (6-12mg/ngày) trong vòng 14 tuần. Kết quả cho thấy có sự cải thiện hoạt động hàng ngày ADL (p=0,04), cải thiện nhẹ về trí nhớ và các triệu chứng tâm thần. Hiệu quả can thiệp của MMSE là 0,11; ADL là 0,35. Điều này hỗ trợ cho quan điểm cho rằng luyện tập trí nhớ và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày ADL có lợi ích lớn trong điều trị bệnh Alzheimer không chỉ do làm chậm tiến triển của bệnh mà còn cải thiện một số chức năng nhận thức và hoạt động hàng ngày [29].
Hwang và cộng sự thực hiện chương trình luyện tập nhận thức cho 20 bệnh nhân gồm 11 MCI và 9 bệnh nhân Alzheimer giai đoạn nhẹ (tuổi 50 đến 80 tuổi). Chương trình luyện tập nhận thức gồm 18 buổi hàng tuần dành cho
bệnh nhân ngoại trú. Mỗi buổi tập trong khoảng 50 phút, gồm nhiều bài tập nhỏ tập trung chủ yếu vào luyện tập trí nhớ. Bài tập dựa theo khung thống nhất nhưng độ khó thì tùy thuộc theo từng cá nhân. Kết quả sau 2 tuần ở nhóm bệnh nhân Alzheimer được can thiệp, tình trạng nhận thức MMSE tăng lên 5 điểm, còn nhóm chứng giảm 1,6 điểm, chất lượng cuộc sống QOL-AD chỉ tăng 0,1 điểm. Những phát hiện của đề tài chỉ ra rằng luyện tập nhận thức có hiệu quả ở bệnh nhân suy giảm trí nhớ nhẹ (MCI) hoặc bệnh nhân Alzheimer giai đoạn sớm [63].
Gitlin và cộng sự đã sử dụng hoạt động liệu pháp cho 30 cặp bệnh nhân sa sút trí tuệ và người chăm sóc trong thời gian 4 tháng (2 buổi/tháng) và có 30 cặp đối chứng. Hoạt động liệu pháp đã làm giảm sự xuất hiện các triệu chứng hành vi và tâm thần mà chính những triệu chứng này là lý do phải đưa bệnh nhân vào nhà dưỡng lão nhóm chứng [50].
Yu Fang và cộng sự đã thấy chức năng thực hiện, nhận thức chung, chất lượng cuộc sống, trầm cảm ở bệnh nhân Alzheimer mức độ nhẹ và vừa có thể được cải thiện sau ba đến sáu tháng luyện tập aerobic [152]. Teri L và cộng sự tiến hành chương trình phối hợp luyện tập cho bệnh nhân Alzheimer bao gồm aerobic, luyện tập sức bền, sức mạnh cơ, thăng bằng, sự linh hoạt và giáo dục truyền thông cho người chăm sóc về quản lý các triệu chứng hành vi của bệnh nhân trong hơn 3 tháng. Kết quả cho thấy có sự cải thiện sức khỏe thể lực và giảm trầm cảm ở bệnh nhân Alzheimer [131]. Stella và cộng sự tiến hành chương trình luyện tập aerobic cho bệnh nhân Alzheimer trong 6 tháng, mỗi tuần ba buổi (60 phút/buổi). Sau can thiệp, bệnh nhân giảm đáng kể các triệu chứng hành vi tâm thần so với nhóm chứng (p = 0,01) [128]. Lindenmuth và cộng sự thấy có sự cải thiện khả năng nhận thức ở nhóm bệnh nhân Alzheimer được luyện tập thể lực hàng ngày (p<0,001) trong khi ở nhóm chứng gồm các bệnh nhân Alzheimer không tập thể lực, sự thay đổi là
không có ý nghĩa thống kê [82]. Kemoun và cộng sự thấy chương trình luyện tập thể lực ba buổi mỗi tuần (1 giờ/buổi) trong 15 tuần có thể làm chậm sự suy giảm nhận thức và cải thiện chất lượng đi lại ở bệnh nhân sa sút trí tuệ [69]. Rolland và cộng sự đã thấy ở nhóm bệnh nhân Alzheimer sống trong nhà dưỡng lão được luyện tập thể lực trong vòng một giờ, hai lần mỗi tuần với các bài tập đi bộ, sức mạnh cơ, thăng bằng, mềm dẻo có sự suy giảm khả năng hoạt động hàng ngày (ADL) chậm hơn so với nhóm bệnh nhân chỉ được điều trị bằng thuốc (sự khác nhau của ADL trung bình sau 12 tháng là 0,39; P= 0,2) [115].
Các nghiên cứu trên cho thấy các biện pháp không dùng thuốc đã được nghiên cứu trên bệnh nhân Alzheimer ở nhiều nước khác nhau và thu được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, mỗi nhóm tác giả thường chỉ sử dụng một biện pháp riêng lẻ. Ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào về việc thực hiện các biện pháp can thiệp không dùng thuốc đối với bệnh nhân Alzheimer. Dựa trên việc tham khảo, rút kinh nghiệm từ các công trình nghiên cứu trên thế giới, chúng tôi đã phối hợp một số biện pháp can thiệp không dùng thuốc áp dụng cho bệnh nhân Alzheimer điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương, bao gồm các bài luyện tập kích thích trí nhớ, nhận thức, các bài tập định hướng thực tại, liệu pháp hoạt động và hoạt động thể lực. Các biện pháp này tương đối đơn giản, không đòi hỏi trang thiết bị đắt tiền hoặc các kỹ thuật phức tạp nên có tính khả thi cao, có thể ứng dụng trong chương trình quản lý, chăm sóc bệnh nhân Alzheimer tại các cơ sở y tế, trung tâm ban ngày và tại cộng đồng. Trong số 30 bệnh nhân tham gia can thiệp, 20 bệnh nhân (66,7%) có mức độ suy giảm nhận thức trung bình và 10 bệnh nhân (33,3%) có mức độ suy giảm nhận thức nhẹ. 19 bệnh nhân (63%) tham gia luyện tập tương đối đều (tham gia trên 80% số buổi tập), còn lại 11 bệnh nhân (37%) tham gia tập không đều (tham gia từ 60% đến 80% số buổi tập). Lý do bệnh