Chất lượng cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Tây Hà Nội - 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


CBTD

Cán bộ tín dụng

CLTD

Chất lượng tín dụng

CN

Chi nhánh

CVNO

Cho vay mua nhà

KHCN

Khách hàng cá nhân

KHDN

Khách hàng doanh nghiệp

NH

Ngân hàng

NHBL

Ngân hàng bán lẻ

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

RRTD

Rủi ro tín dụng

TMCP

Thương mại cổ phần

TCTD

Tổ chức tín dụng

Vietcombank

Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Chất lượng cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Tây Hà Nội - 2


DANH MỤC BẢNG BIỂU‌

Bảng 1.1. Tương tác giữa các thành viên trong hoạt động cho vay nhà ở 9

Bảng 2.1. Chức năng, nhiệm vụ của các Khối nghiệp vụ ngân hàng tại Vietcombank Tây Hà Nội 32

Bảng 2.2. Nguồn vốn huy động của CN Vietcombank Tây Hà Nội 33

Bảng 2.4. Kết quả kinh doanh của Chi nhánh Vietcombank Tây Hà Nội 36

Bảng 2.5. Các sản phẩm CVNO tại Vietcombank Tây Hà Nội 37

Bảng 2.6. Cơ cấu dư nợ CVNO đối với KHCN phân theo kỳ hạn 41

Bảng 2.7. Doanh số CVNO theo thời gian của CN Vietcombank Tây Hà Nội 42

Bảng 2.8. Tỷ lệ nợ quá hạn CVNO 43

Bảng 2.9. Tình hình nợ xấu 45

Bảng 2.10. Tình hình dư nợ có TSĐB 46

Bảng 2.11. Tiêu chuẩn chấm điểm tài sản đảm bảo của Vietcombank 46

Bảng 2.12. Hệ thống đánh giá tài sản đảm bảo của Vietcombank 47

Bảng 2.13. Bảng tính trích lập dự phòng theo quy định của Nhà nước tại Vietcombank Tây Hà Nội 48

Bảng 2.14. Trích lập dự phòng thực tế tại Vietcombank Tây Hà Nội 49

Bảng 2.15. Tỷ lệ dự phòng cụ thể đối với khoản CVNO theo hạng KHCN 49

Bảng 2.16. Hiệu suất sử dụng vốn của Chi nhánh 50

Bảng 2.17. Thu nhập từ hoạt động CVNO 51

Bảng 2.18. Kết quả đánh giá sự tin cậy của khách hàng 52

Bảng 2.19. Kết quả đánh giá sự đáp ứng của khách hàng 53

Bảng 2.20. Kết quả đánh giá năng lực phục vụ của khách hàng 54

Bảng 2.21. Kết quả đánh giá sự đồng cảm của khách hàng 55

Bảng 2.22. Kết quả đánh giá yếu tố hữu hình của khách hàng 56

Bảng 3.1. Ma trận SWOT đối với hoạt động CVNO đối với khách hàng cá nhân của Vietcombank Tây Hà Nội 66


DANH MỤC SƠ ĐỒ


Sơ đồ 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức của Vietcombank Tây Hà Nội 31

Sơ đồ 2.2. Quy trình CVNO đối với KHCN tại Vietcombank Tây Hà Nội 38


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu


Nhà ở là tài sản lớn của một gia đình, nó góp phần quan trọng cho sự an toàn, ổn định của hộ gia đình - tế bào của xã hội. Có an cư mới lạc nghiệp, do vậy, vấn đề tạo điều kiện cho mọi công dân trong xã hội đều có nhà ở là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ quốc gia nào. Đó không chỉ là vấn đề kinh tế, mà còn là vấn đề xã hội, vấn đề an sinh của quốc gia.

Hoạt động cấp tín dụng vào lĩnh vực nhà ở đối với KHCN được NHTM các nước chú trọng phát triển vì chúng đáp ứng nhu cầu về nơi ở ngày càng tăng trong đời sống và cũng là những kinh doanh mà NHTM có thể kiểm soát được rủi ro.

Mặc dù thị trường tín dụng nhà ở tại nước ta có những biên độ tăng giảm mạnh trong thời gian qua, nhưng đây vẫn là thị trường kinh doanh tiềm năng, đặc biệt với các sản phẩm cho vay đối với KHCN. Chính vì thế, ngay cả những lúc khó khăn nhất của thị trường BĐS nhà ở, các NHTM vẫn không ngừng nỗ lực đưa ra thị trường các sản phẩm cho vay hấp dẫn đối với nhóm KH này. Tuy nhiên, đứng trước thị trường kinh doanh nhiều tiềm năng cùng với nguy cơ cạnh tranh ngày càng gay gắt này, việc nâng cao chất lượng cho vay mua nhà ở đối với KHCN là đòi hỏi cấp thiết đối với các NHTM hiện nay.

Cùng với xu hướng trên, NHTMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội (Vietcombank Tây Hà Nội) cũng đạt được những thành tựu nhất định trong mảng CVNO dành cho KHCN. Việc nhận định CVNO dành cho KHCN là một trong những hoạt động tín dụng chủ chốt, có mức độ an toàn cao và tăng thu nhập ổn định cho chi nhánh đã giúp chi nhánh tập trung phát triển mảng tín dụng này, quy mô dư nợ CVNO dành cho KHCN của chi nhánh liên tục tăng qua các năm. Tỷ lệ nợ quá hạn CVNO của chi nhánh ở ngưỡng an toàn và đang có xu hướng giảm xuống từ 2,51% năm 2017 xuống 2,34% năm 2019. Tuy nhiên, chất lượng CVNO dành cho KHCN của chi nhánh vẫn còn nhiều hạn chế, cụ thể: Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh tăng dần qua các năm từ 1,2% vào năm 2017 lên 1,8% vào năm 2019 cho thấy chất lượng CVNO đang có dấu hiệu đi xuống. Hầu hết các khoản CVNO của chi nhánh đều phải có tài sản đảm bảo


gây khó khăn cho phát triển hoạt động CVNO của chi nhánh. Chi nhánh luôn có mức trích lập dự phòng thực tế cao hơn so với quy định gây ứ đọng vốn, thiếu sự linh hoạt trong quay vòng vốn. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng cho vay mua nhà ở đối với KHCN là yêu cầu cấp thiết hiện nay đối với Vietcombank Tây Hà Nội hiện nay.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Chất lượng cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Tây Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu của luận văn.

2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài


Trên cơ sở thu thập các nghiên cứu đã có liên quan đến đề tài, có thể thấy các công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động cho vay KHCN tại các ngân hàng TMCP Việt Nam thời gian qua khá phong phú.

2.1. Các công trình nghiên cứu trong nước


- Bùi Tiến Hùng (2015), Phát triển hoạt động cho vay mua nhà đất tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam – phòng giao dịch Mỹ Đình, luận văn thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội [4]. Tác giả đã tổng quan và hệ thống được cơ sở lý luận về cho vay mua nhà đất của NHTM tại Việt Nam. Đã làm rõ các nhân tố ảnh hưởng và các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay mua nhà đất. Đồng thời tác giả tập trung phân tích thực trạng hoạt động cho vay mua nhà đất của VIB Mỹ Đình trên các góc độ: quy mô hoạt động cho vay; hiệu quả việc phát triển cho vay; nêu ra những điểm mạnh, điểm yếu những cơ hội và thách thức đối với hoạt động cho vay. Sau khi nêu ra định hướng hoạt động cho vay mua nhà đất, tác giả đã đề xuất các giải pháp để phát triển hoạt động cho vay một cách an toàn và hiệu quả.

- Đặng Văn Việt (2017), Chất lượng tín dụng trong cho vay mua nhà ở xã hội tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây – Hà Nội , luận văn thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội [27]. Tác giả đã nghiên cứu, luận giải rõ những vấn đề lý luận chung về chất lượng cho vay mua nhà ở xã hội đối với KHCN, trong đó có đề cập đến nội dung, các tiêu chí đánh giá chất lượng cho vay KHCN. Tác giả cũng đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu, thu thập số liệu để


phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất nhiều giải pháp có giá trị trong việc nâng cao chất lượng tín dụng trong cho vay mua nhà ở xã hội tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây – Hà Nội trong thời gian tới.

- Hoàng Thị Lan Phương (2018), Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Công thương Hà Tĩnh, luận văn thạc sĩ, trường Đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội [20]. Tác giả đã nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại như: khái niệm, nội dung, tiêu chí, các nhân tố ảnh hưởng tới việc nâng cao chất lượng tín dụng. Phân tích, đánh giá thực trạng nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh trong những năm gần đây. Trên cơ sở đó, định hướng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh.

2.2. Các công trình nghiên cứu ngoài nước


- Bandyopadhyay, A., & Saha, A. (2009). Factors driving demand and default risk in residential housing loans: Indian evidence [28]. Bài báo này thực nghiệm xem xét vai trò chức năng của các yếu tố kinh tế vĩ mô và vĩ mô khác nhau cũng như các yếu tố tình huống xác định nhu cầu nhà ở dân cư và rủi ro vỡ nợ của người vay. Sử dụng dữ liệu của 13.487 tài khoản cho vay mua nhà ở từ 1993-2007 từ các Tổ chức Tài chính Nhà ở (HFIs) ở Ấn Độ, tác giả điều tra các yếu tố quan trọng thúc đẩy nhu cầu về nhà ở và mối tương quan của nó với các đặc điểm của người vay. Tiếp theo, tác giả xem xét các khoản nợ vỡ nợ mua nhà và các yếu tố nguyên nhân chính của các khoản nợ này. Kết quả thực nghiệm cho thấy việc người đi vay không trả được nợ nhà ở chủ yếu do sự thay đổi giá trị thị trường của bất động sản so với số tiền vay và tỷ lệ EMI trên thu nhập. Giá trị thị trường của tài sản giảm 10% so với số tiền cho vay làm tăng tỷ lệ vỡ nợ lên 1,55%. Tương tự, tỷ lệ EMI trên thu nhập tăng 10% làm tăng khả năng phạm pháp lên 4,50%. Tuy nhiên, người ta không thể bỏ qua các đặc điểm của người đi vay như tình trạng hôn nhân, tình hình việc làm, vị trí khu vực, vị trí thành phố, hồ sơ tuổi và sở thích về nhà ở mà nếu không thì có thể ngăn cản người cho vay đánh giá


đúng rủi ro tín dụng trong kinh doanh cho vay mua nhà vì kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các thông số này cũng đóng vai trò là nguyên nhân gây vỡ nợ .

- Parasuraman, A.,Berry, L.L.and Zeithaml, V.A (1991), Refinement and reassessment of the SERVQUAL scale, Journal of Retailing [29]. Tác giả đưa ra mô hình SERVQUAL để đo lường chất lượng dịch vụ của NHTM với 5 tiêu chí: vật chất, tin cậy, đáp ứng, đảm bảo và đổng cảm. Đây là 5 tiêu chí đã được tác giả thực hiện kiểm chứng qua nhiều NHTM khi đo lường chất lượng dịch vụ đối với KH. Parasuraman và cộng sự kết luận rằng việc đánh giá chất lượng dịch vụ của một NHTM được thể hiện rõ nét thông qua sự hài lòng của KH. Kết luận này cung cấp cho tác giả gợi ý về định hướng nghiên cứu chất lượng CVNO ở đối với KHCN là cần phải dựa trên việc nghiên cứu sự cảm nhận của KH này về chất lượng dịch vụ mà NH cung cấp.

Qua việc tham khảo một số kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy các nghiên cứu trước đó thường hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về cho vay KHCN trong ngân hàng thương mại. Từ thực trạng cho vay KHCN tại các ngân hàng thương mại, các tác giả đã có nhận xét về kết quả đạt được, hạn chế và đưa ra các giải pháp phù hợp nhất đối với ngân hàng đó. Thực tế cho thấy, cho tới nay chưa có công trình nghiên cứu đề tài “Chất lượng cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Tây Hà Nội”. Vì thế, thông qua luận văn này, tác giả sẽ nghiên cứu và tập trung giải quyết những vấn đề mà các tác giả trước chưa đề cập và giải quyết một cách thỏa đáng, nhằm bổ sung đầy đủ cả về mặt lý luận và thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Tây Hà Nội trong những năm tiếp theo. Do đó, đề tài nghiên cứu không trùng lặp với những kết quả, công trình nghiên cứu đã công bố trước đó.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài


Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm ra một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay mua nhà ở đối với KHCN tại Vietcombank - CN Tây Hà Nội.

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ sau:


- Hệ thống hóa lý luận về cho vay mua nhà ở đối với KHCN, chất lượng cho vay mua nhà ở đối với KHCN, tìm hiểu các nhân tố tác động đến chất lượng cho vay mua nhà ở đối với KHCN tại NHTM.

- Phân tích thực trạng chất lượng cho vay mua nhà ở đối với KHCN tại Vietcombank - CN Tây Hà Nội. Từ đó, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân về chất lượng cho vay mua nhà ở đối với KHCN tại Chi nhánh.

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay mua nhà ở đối với KHCN tại Vietcombank - CN Tây Hà Nội.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng cho vay mua nhà ở đối với KHCN tại NHTM.

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:


+ Về không gian: đề tài được nghiên cứu tại Vietcombank - CN Tây Hà Nội.


+ Về thời gian: là các số liệu được thu thập tại Vietcombank - CN Tây Hà Nội trong khoảng thời gian từ năm 2017 đến năm 2019.

5. Phương pháp nghiên cứu


Luận văn sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.

5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu


- Dữ liệu sơ cấp:


+ Phương pháp quan sát: Tôi là người làm việc tại Vietcombank - CN Tây Hà Nội nên tôi có điều kiện vừa làm việc vừa quan sát, tìm hiểu về thực tế hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng để từ đó có những đánh giá, nhân xét và đưa ra các ý tưởng.

+ Phương pháp bảng hỏi, phỏng vấn: Thu thập thông tin qua bảng câu hỏi, phỏng vấn trực tiếp đối với cán bộ và khách hàng của Chi nhánh.

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 09/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí