Chẩn đoán bệnh gia súc - ĐH Nông Nghiệp Hà Nội - 21

- Cũng có thể bắt đầu từ giữa phiến kính, đếm theo hình chữ chi về 2 đầu, tổng cộng 100 cái.

Hai phương pháp đầu thường dùng và chính xác hơn. Chú ý: trong một phiến kính bạch cầu thường phân bố không đều: đầu phiến kính bạch cầu ít, cuối phiến kính bạch cầu lại nhiều, đặc biệt là bạch cầu ái toan, bạch cầu ái trung và lâm ba cầu.

Chsnhân ( chschuyn nhân)

Chỉ số nhân theo Shilling là thương số của các bạch cầu ái trung non và bạch cầu ái trung trưởng thành trong máu ngoại vi:

Tủy cầu + ấu cầu + nhân gậy ( %)

CNS =


Nhân đốt (%)

0 + 0 + 4 1

ở ngựa: =

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

50 12,5

0 + 0 + 4 6

Chẩn đoán bệnh gia súc - ĐH Nông Nghiệp Hà Nội - 21

ở bò: =

31 31

0 + 0 + 3 3

ở lợn: =

40 40

Công thc bch cu thay đổi

Công thức bạch cầu thay đổi trong từng loại bệnh

ý nghĩa chn đoán:

+ Bch cu ái trung tăng ( Neutrocytosis):

- Sinh lý: sau khi ăn, lao động nặng; tăng ít và tạm thời;

- Trong những bệnh có nhiễm khuẩn cấp tính: viêm phổi, viêm họng, viêm dạ dày –

ruột;


- Trong những bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do vi khuẩn.

- Bạch cầu ái trung tăng, chủ yếu là bạch cầu non, tổng số bạch cầu tăng chứng tỏ cơ

quan tạo máu bị kích thích mạnh, một số lượng lớn máu ngoại vi bị phá hủy.

- Bạch cầu ái trung tăng, nhưng loại nhân đốt giảm so với mức bình thường, trong máu có nhiều bạch cầu bệnh thường do nhiễm trùng nặng.Thấy trong các bệnh truyền nhiễm cấp tính, các bệnh gây bại huyết.

+ Bch cu ái trung gim: ( Neutropenia)

- Các bệnh do virus, một số trường hợp nhiễm độc;

- Nhiễm khuẩn rất nặng ( tối cấp tính), suy tủy xương.

+ Lâm ba cu tăng ( Lymphocytosis)

- Nhiễm khuẩn mãn tính: Lao, bệnh lê dạng trùng trâu bò;

- Các bệnh do virus, các bệnh nhiễm trùng cấp kỳ chuyểm biến tốt.

+ Lâm ba cu gim: ( Lymphocytopenia)

- Một số bệnh nhiễm khuẩn cấp;

- Ung thư đường tiêu hóa, hô hấp

+ Bch cu ái toan tăng ( Eosinophilia). Số bạch cầu ái toan tăng, tỷ lệ trong công thức bạch cầu cũng tăng:

- Tăng cao và liên tục: các bệnh do ký sinh trùng, nhất là ký sinh trùng ngoài da, bệnh dị ứng: chàm, phản ứng huyết thanh.

- Tăng nhẹ và thoảng qua: thời kỳ lui của các bệnh nhiễm khuẩn cấp, dùng quá nhiều kháng sinh.

+ Bch cu ái toan gim ( Eosinopenia):

- Nhiễm khuẩn cấp tính, quá trình nung mủ cấp;

- Các trường hợp bệnh ác tính, bạch cầu ái toan còn rất ít, có khi mất.

+ Bch cu ái kim tăng ( Basophilia). Là một loại bạch cầu có số lượng trong máu ít nhất, tỷ lệ trong công thức bạch cầu của ngựa khoảng 0,0 – 1,0 %; ở trâu bò – 0,0 – 2,0 %; ở lợn – 0,0 – 1,0 %; vì vậy đánh giá khối lượng của nó qua công thức bạch cầu là rất khó.

Bạch cầu ái kiềm tăng trong bệnh máu trắng, phản ứng do tiêm huyết thanh, trong một số bệnh do ký sinh trùng.

Việc đánh giá bạch cầu ái kiềm giảm qua công thức bạch cầu không được và đếm số lượng tuyệt đối của nó trong chẩn đoán lâm sàng thú y rất ít làm.

+ Bch cu đơn nhân tăng ( monocytosis) trong các bệnh truyền nhiễm mãn tính, các quá trình nhiễm trùng.

Các bệnh Tripanosomoesis, piroplasmosis có khi bạch cầu đơn nhân tăng.

+ Bch cu đơn nhân gim ( Monocytopenia). Số lượng bạch cầu đơn nhân trong máu ít, tỷ lệ trong công thức bạch cầu khoảng 3% ở ngựa, 4% ở bò. Vì vậy, phát hiện bạch cầu đơn nhân giảm rất khó, nhất là trong các trường hợp bệnh mà bạch cầu ái trung tăng rất nhiều, tỷ lệ bạch cầu đơn nhân trong công thức bạch cầu có thể là 0.

Bạch cầu đơn nhân giảm trong các bệnh bại huyết cấp tính, các bệnh mà bạch cầu ái trung tăng nhiều. Bạch cầu đơn nhân mất trong thời gian dài là tiên lượng không tốt.

* Hình thái bch cu thay đổi

Bạch cầu thay đổi có 2 loại: tăng sinh và biến chất.

Bạch cầu tăng sinh chủ yếu là hiện tượng trong máu tuần hoàn xuất hiện nhiều bạch cầu non. Trên tiêu bản nhuộm, tỷ lệ các bạch cầu non kích thước lớn hơn nhiều so với bình thường chiếm ưu thế.

Lâm ba cu: ở máu gia súc khỏe tỷ lệ lâm ba cầu khá lớn; trung và đại lâm ba cầu ít, không quá 5 %. Nhưng trong những bệnh truyền nhiễm nặng tỷ lệ đó hoàn toàn thay đổi : tiểu lâm ba cầu ít, trên tiêu bản chủ yếu là đại lâm ba cầu có kích thước lớn ( đường kính 15 trở nên).

Bạch cầu ái trung: cũng có những thay đổi tương tự, kích thước tế bào to hơn bình thường. Chú ý các bạch cầu ái trung nhân gậy có kích thước khá lớn, có những cái lớn đến 20 m.

Về cấu trúc, những bạch cầu ái trung bệnh lý trong nguyên sinh chất có những vật thể nhỏ bắt màu kiềm. Những vật thể đó lúc đầu như một mạng lưới màu xanh, sau thoái hóa thành từng mảng, hạt nhỏ, rải rác khắp tế bào. Nhười ta cho rằng đó là những hạt protein thoái hóa do ảnh hưởng của những chất độc.

Chú ý là những bạch cầu ái trung non cũng bắt màu hơi kiềm nhưng đầu và đa sắc, khác với những hạt ái kiềm trên.

Trong một số bệnh nặng, ngoài những hạt bệnh lý trên, có thể tìm thấy các tiểu thể bao hàm ( Doehle), là những vật thể hình thái to nhỏ khác nhau, tập trung từng đám, nhuộm Giemsa bắt màu xanh da trời nhạt. Thường gặp trong các bệnh truyền nhiễm nặng hoặc trúng độc.

Bch cu thoái hóa: Là những bạch cầu có thay đổi về cấu trúc, đặc biệt là ở nguyên sinh chất và ở nhân. Trong nguyên sinh chất xuất hiện những không bào to nhỏ đủ loại. Trong một tế bào có khi có hai không bào, nhiều không bào làm cho nguyên sinh chất có những chỗ trống lỗ chỗ.

Nhân bạch cầu thay đổi khá rõ: nhuộm màu khác thường, teo lại, đặc lại, phân nhiều nhánh và xuất hiện những không bào.

Lâm ba cầu cũng có những thay đổi tương tự như bạch cầu ái trung: Nguyên sinh chất nhuộm mờ, những hạt nhỏ li ti màu xanh da trời ít, ở một số tế bào mất hẳn. Không bào khá

nhiều, to nhỏ và số lượng ở mỗi tế bào không giống nhau. Nhân phình ra, lỏng lẻo, nhuộm màu không đều. Những trường hợp bệnh nặng, trong máu có thể tìm thấy những nguyên bào lympho và những tế bào nhân chia nhánh.

Trong một số trường hợp trúng độc và bệnh truyền nhiễm nặng, bạch cầu đơn nhân có những thay đổi: nguyên sinh chất màu vàng xám và có những không bào. Nhân phình và hình thù khác thường, bắt màu nhạt và không đều. Kích thước tế bào to hẳn.

Bch cu ái toan: Những hạt ái toan trong nguyên sinh chất bắt màu khác thường, to nhỏ không đều. Nhân chia nhiều nhánh, nhuộm màu không đều.

Bạch cầu ái kiềm, nhân vỡ thành từng mảng, hạt ái kiềm tan ra không còn hình thù thường thấy.

C. Slượng tiu cu: Đếm số lượng tiểu cầu Hóa cht:

1. Magie sulfat 14%

2. Dung dịch cố định

HgCl2 0,1g

Axit axetic 6 giọt

Cồn tuyệt đối 10,0 ml

3. Thuốc nhuộm: Giemsa hoặc Wright

Cách đếm: Theo Fonio:

Lấy một giọt máu ở tai, cho ngay thêm một giọt Magie sulfat 14% và trộn đều. Phiết kính và để khô trong không khí. Nhuộm thuốc Wright hoặc cố định ( dung dịch trên) rồi nhuộm bằng thuốc nhuộm Giemsa.

Đếm dưới vt kính du:

Đếm 1000 cái hồng cầu và bao nhiêu tiểu cầu. Ví dụ có M cái tiểu cầu thì số lượng tiểu cầu trong 1 mm3 máu là:

M x Số lượng hồng cầu trong 1 mm3 máu 1000

Số lượng tiểu cầu của gia súc khỏe, nghìn /mm3

Ngựa 250 – 600

Trâu 220 – 380

Cừu 270 – 510

Lợn 180 – 300

Gà 22 – 41

Bò 260 – 700 Tế bào máu gia cm

Dê 540 – 1000 Chó 190 – 570 Thỏ 120 – 480 Vịt 70 – 120 Tiểu cầu tăng trong các 1

Dê 540 – 1000

Chó 190 – 570

Thỏ 120 – 480

Vịt 70 – 120


Tiểu cầu tăng trong các bệnh truyền nhiễm.

Tiểu cầu giảm: Thiếu máu truyền nhiễm của ngựa.

* Đếm huyết cu gia cm

Hồng cầu và tiểu cầu của gia cầm có nhân thành

phương pháp dếm huyết cầu của gia cầm, không giống đếm huyết cầu của gia súc.

Các đếm gián tiếp: Dùng ống hút hồng cầu hút máu đến vạch 0,5 rồi hút tiếp nước sinh lý 0,85 % đến vạch 101 ( pha loãng 200 lần) và theo cách đếm hồng cầu, đếm tổng số

huyết cầu có trong 1 mm3 máu ( hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu). Sau đó phiết kính máu nhuộm và tính tỷ lệ hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu trong 1000 cái huyết cầu đếm được dưới kính hiển

vi. Từ tỷ lệ này suy ra số lượng các loại huyết cầu trong 1mm3 máu.

Ví dụ: Tổng số huyết cầu trong 1 mm 3 máu là 3,2 triệu, trong 1000 cái huyết cầu có 982 % hồng cầu , 7 bạch cầu, 11 tiểu cầu. Vậy:

982

Số hồng cầu = x 3.200.000 1000

7

Số bạch cầu = x 3.200.000 1000

11

Số tiểu cầu = x 3.200.000 1000


CÂU HI KIM TRA

CHƯƠNG VIII: XÉT NGHIỆM MÁU

1. Trình bày các lấy máu xét nghiệm?

2. Xét nghiệm lý tính của máu?

3. Xét nghiệm hoá tính của máu và ý nghĩa chẩn đoán?

4. Xét nghiệm tế bào máu và ý nghĩa chẩn đoán?

Tài liu tham kho


1. HVăn Nam.Chẩn đoán lâm sàng Thú y. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội – 1997.

2. Nguyn Thế Khánh, Phm TDương. Hoá nghiệm sử dụng trong lâm sàng. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội – 1991.

3. Các nguyên lý y học nội khoa Harrison tập 1, 2, 3. Nhà xuất bản Y học dịch và xuất bản. Hà Nội – 1999.

4. Nội khoa cơ sở (triệu chứng học nội khoa tập 1, 2). Nhà xuất bản Y học. Hà Nội – 2001.

5. Bài giảng bệnh học nội khoa (sau đại học) tập 1, 2. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. Hà Nội – 2001.

6. Hoàng Trng Thng. Bệnh tiêu hoá gan – mật. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội – 2002.

7. Sổ tay dịch bệnh động vật (dịch từ nguyên bản tiếng Anh, Phạm Gia Ninh và Nguyễn

Đức Tâm). Công ty LD Ringer – Thống Nhất – 2002.

Xem tất cả 171 trang.

Ngày đăng: 19/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí