Thực Trạng Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội Từ Năm 2003 Đến Nay


- Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn là 12 tháng hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn 24 tháng so với dự toán mà không được Nhà nước cho phép.

Thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp trái pháp luật thực hiện như sau:

a) Trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp mà có văn bản của cơ quan điều tra, cơ quan thanh tra kết luận là Giấy chứng nhận đã cấp trái với quy định của pháp luật thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm xem xét, nếu kết luận đó là đúng thì ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp;

b) Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận tự kiểm tra và phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp là trái pháp luật thì có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tới cơ quan thanh tra cùng cấp để thẩm tra. Thanh tra cấp huyện có trách nhiệm thẩm tra đối với Giấy chứng nhận do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp, Thanh tra cấp tỉnh có trách nhiệm thẩm tra đối với Giấy chứng nhận do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường cấp. Nếu qua thẩm tra có kết luận là Giấy chứng nhận cấp trái pháp luật thì cơ quan nhà nước đã cấp Giấy chứng nhận ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp;

c) Trường hợp tổ chức, công dân phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp trái pháp luật thì gửi kiến nghị, phát hiện đến cơ quan nhà nước đã cấp Giấy chứng nhận. Cơ quan nhà nước đã cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm xem xét, giải quyết theo quy định tại điểm b khoản này.

3. Việc thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp đối với các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 2 Điều 42 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP và khoản 2 Điều này chỉ được thực hiện khi có bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân đã có hiệu lực thi hành.

2.2. Thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2003 đến nay

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, đến tháng 9 năm 2009 số lượng GCNQSDĐ cấp là:


Số GCNQSD đất cấp cho tổ chức ở một số quận nội thành như sau:

- Quận Ba Đình: 524

- Quận Hai Bà Trưng: 669

- Quận Long Biên: 48

- Quận Tây Hồ: 259

- Quận Thanh Xuân: 185


* Số GCNQSD đất cấp cho cá nhân như sau: (Bảng 1)


S T

T


Tên quận, huyện

Tổng số

Số giấy đã cấp


Số giấy chưa cấp

Tỷ lệ %(đã cấp)





Tổng số

Đủ điều kiện nhưng

chưa cấp

Lấn chiếm

Cấp đất trái thẩm

quyền

Chuyển mục đích sai quy

định

Tranh chấp, khiếu

kiện

Nằm trong quy

hoạch

Các nguyê n nhân

khác

1

Quận Ba Đình

27.735

23.813

3.922

1.158

277

18

134

583

712

1.037

85.86

2

Quận Cầu Giấy

26.960

23.647

3.913

1.247

89

264

159

238

219

1.127

67.71

3

Quận Hai Bà Trưng

49.195

35.679

13.42

6

1.534

210

8

378

890

2.509

7.905

72.55

4

Quận Long Biên

38.744

29.400

9.444

4.402

292

2.912

1.132

365

717

614

75.62

5

Quận Tây Hồ

22.096

18.758

3.338

1.074

51


102

292

176

1.643

84.89

6

Quận Thanh Xuân

41.119

32.832

8.287

2.962

85

590

257

322

1.540

2.531

87.32

7

Huyện Đông Anh

62.681

49.220

13.46

1

4.697

1.011

2.673

7

600

213

4.260

78.52

8

Huyện Thanh Trì

34.560

31.796

2.764


244

208

231

478

263

1.340

92

9

Huyện Từ Liêm

60.179

53.562

6.627

1.513

475



315

2.506

1.818

88.99

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2003 đến nay - 9

Số liệu Thống kê hiện trạng cấp GCNQSDĐ đến 31/12/2008 của Sở tài nguyên và Môi trường Hà Nội (theo Biểu thực hiện chỉ thụ số 02/2008/CT-BTNMT ngày 4/12/2008 của Bộ Tài nguyên môi trường.


68


Các số liệu trên tuy chưa thể hiện được đầy đủ tình hình cấp GCNQSDĐ ở địa bàn thành phố Hà Nội nhưng đã phần nào thể hiện được tiến độ và số lượng cấp GCNQSDĐ giữa các quận nội và ngoại thành Hà Nội (khi chưa mở rộng). Dựa trên các số liệu trên có thể thấy số lượng GCNQSDĐ được cấp ở các huyện ngoại thành là lớn hơn các quận nội thành mặc dù dân số và mật độ dân ở nội thành lại lớn hơn các huyện ngoại thành. Điều đó phản ánh sự chậm trễ trong công tác cấp GCNQSDĐ tại các quận nội thành mà nguyên nhân thì có rất nhiều như: tình hình sử dụng đất đai ở các quận nội thành thường phức tạp hơn, do tính chất đô thị hóa dẫn đến nhiều tranh cấp, khiếu kiện, tình hình lấn chiếm đất đai diễn ra phức tạp với số lượng lớn hơn… Đây là một kết quả của rất nhiều những bất cập trong công tác cấp GCNQSDĐ của cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng. Nhìn chung công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ở Hà Nội diễn ra chậm không đáp ứng được mục tiêu chung về hoàn thiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Gia hạn thêm một năm nhưng vẫn chưa hoàn thành. Một trong những nguyên nhân là do vướng mắc của pháp luật trong quá trình thực hiện cũng như trong quá trình áp dụng. Muốn công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoàn thành sớm cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tìm ra những nguyên nhân và có những giải pháp và phương hướng mang tình chiến lược.‌


CHƯƠNG 3

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC CÁP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT.

3.1. Nguyên nhân cấp GCNQSDĐ chậm

Việc cấp GCN chậm, ngoài những tồn tại, hạn chế đồng thời là nguyên nhân đã nêu trên, còn do các nguyên nhân chủ yếu sau:

3.1.1. Việc triển khai thi hành Luật đất đai ở các địa phương nhìn chung còn chậm

Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn có rất nhiều quy định mới so với các quy định trước đó, khối lượng công việc phải tiến hành rất lớn, đặc biệt công tác lập hồ sơ địa chính và cấp GCN. Nhưng nhiều địa phương bị cuốn hút vào việc bồi thường giải phóng mặt bằng, huy động nguồn vốn từ đất đai mà chưa có sự quan tâm đúng mức công tác này. Vẫn còn nhiều địa phương chưa nhận thức đúng và đầy đủ các quy định mới của pháp luật đất đai nên trong quá trình thực hiện còn lúng túng, e ngại dẫn đến thực hiện không đúng quy định hoặc chậm trễ trong việc xét duyệt cấp GCN; không ít địa phương tiếp tục thực hiện một số thủ tục theo các quy định cũ đã bị bãi bỏ hoặc thay thế.

3.1.2. Tổ chức bộ máy cơ quan chuyên môn về tài nguyên môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ

Theo quy định của pháp luật đất đai thì hệ thống VPĐK là cơ quan chịu trách nhiệm chính triển khai thực hiện việc đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp GCN.Điều kiện hoạt động của các VPĐK đã thành lập có rất nhiều khó khăn do thiếu cán bộ chuyên môn (bình quân VPĐK cấp tỉnh có 15 cán bộ và cấp huyện có 5 cán bộ. Nhiều VPĐK cấp huyện đã thành lập hơn một năm nhưng cũng chỉ bố trí được 03 cán bộ). Mặt khác, trình độ chuyên môn của cán bộ còn hạn chế do hầu hết mới được tuyển dụng; thiết bị kỹ thuật cần thiết cho hoạt động chuyên môn (máy đo đạc, máy photocopy và máy in A3) của cấp huyện hầu hết chưa được trạng bị; kinh phí cho hoạt động hàng năm chỉ được cấp từ ngân sách theo quỹ lương mà chưa được đầu tư đúng mức để bảo đảm hoạt động của một đơn vị sự nghiệp hành chính


công tự trang trải.

Do thiếu cán bộ nên các Phòng Tài nguyên và Môi trường hiện nay rất bị động khi thực hiện nhiệm vụ; chủ yếu mới thực hiện các công việc sự vụ, có tính chất cấp bách như công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai. Còn nhiệm vụ trọng tâm (cấp GCN và lập hồ sơ địa chính) lại triển khai chưa tốt. Cán bộ địa chính mỗi xã chỉ có một người, hầu hết chưa qua đào tạo về quản lý đất đai, lại phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác (thống kê, thủy lợi, giao thông…) và thường không ổn định, nhìn chung không đáp ứng khối lượng công việc về cấp GCN, lập hồ sơ địa chính và chỉnh lý biến động. Bên cạnh trình độ yếu kém thì vấn đề ý thức và trách nhiệm của cán bộ, công chức vẫn chưa thực sự quan tâm đúng mức, chưa coi trọng việc cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai; còn để xảy ra tình trạng cán bộ, công chức cố tình gây phiền hà, nhũng nhiễu cho tổ chức và người dân khi có nhu cầu làm các thủ tục hành chính về đất đai. Cán bộ cấp GCNQSDĐ không ổn định, thường kiêm nhiệm, một số hiểu không đúng, chưa đầy đủ quy định của pháp luật về đất đai, ngại trách nhiệm, không nhận thức được sự bức xúc và yêu cầu chính đáng của người dân.‌

3.1.3. Chưa bảo đảm kinh phí cho việc cấp GCNQSDĐ

Việc đăng ký đất đai, cấp GCN là hoạt động mang tính sự nghiệp công, cần nhiều kinh phí cho đo đạc lập bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính, song kinh phí đầu tư từ ngân sách chưa đúng mức. Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần đề ra mục tiêu, yêu cầu về tiến độ cấp GCN nhưng chưa có quy định cụ thể về nguồn kinh phí để thực hiện đạt tiến độ đó. Do vậy, việc lập hồ sơ địa chính và cấp GCN thường bị kéo dài không thực hiện được theo đúng tiến độ, kế hoạch do Chính phủ đặt ra.

3.1.4. Hệ thống pháp luật còn một số điểm bất cập

- Việc xác định người sử dụng đất trong thực tế rất khó khăn, phức tạp, trong khi đó việc hướng dẫn ở một số trường hợp chưa thật cụ thể và kịp thời, cho đến gần đây mới được khắc phục bằng việc ban hành Nghị định số 84/2007/NĐ-CP.

- Khoản 1 Điều 48 của Luật Đất đai năm 2003 quy định "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho người sử dụng đất theo một mẫu thống nhất trong cả nước


đối với mọi loại đất. Trường hợp có tài sản gắn liền với đất thì tài sản đó được ghi nhận trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; chủ sở hữu tài sản phải đăng ký quyền sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật về đăng ký bất động sản" [, khoản 1 Điều 48]. Đây là quy định hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tiễn để đẩy mạnh và sớm hoàn thành việc cấp GCN, nhằm giải quyết những tồn tại về sử dụng đất do lịch sử để lại (thực tế ba năm qua những ách tắc trong việc tổ chức cấp GCN đối với đất ở đô thị đã cơ bản được tháo gỡ.Tuy nhiên, việc cấp GCN theo Luật Nhà ở và việc chậm ban hành Luật Đăng ký bất động sản đã làm cho việc quản lý đối với đất ở bị phân tán, ảnh hưởng đến việc quản lý thống nhất và bảo đảm tính minh bạch thông tin về bất động sản. Việc pháp luật về nhà ở quy định người sở hữu nhà ở có yêu cầu thì được cấp GCN (khoản 1 Điều 9 Luật Nhà ở) trong thực tế đã làm chậm việc cấp GCN đối với đất ở, làm chậm việc xử lý các tồn tại về sử dụng đất do lịch sử để lại và không đáp ứng được yêu cầu bắt buộc người sử dụng đất phải đăng ký quyền sử dụng đất để nhà nước quản lý đất đai.

- Quy định tỷ lệ thu lệ phí trước bạ khi cấp GCN và thuế suất chuyển nhượng quyền sử dụng đất dựa trên giá đất bao cấp trước đây chậm được sửa đổi trong tình hình giá đất do Nhà nước quy định đã tiếp cận dần với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường đã buộc người sử dụng đất phải nộp nghĩa vụ với mức cao hơn nhiều lần so với trước, dẫn tới nhiều trường hợp người sử dụng đất không làm thủ tục cấp GCN, không thực hiện thủ tục chuyển nhượng qua cơ quan nhà nước mà chủ yếu thực hiện bằng hình thức trao tay, làm hạn chế việc giao dịch quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản, gây thất thu lớn cho ngân sách Nhà nước. Có thể nói một trong những nguyên nhân chính trong cơ chế chính sách làm cản trở và chậm đến tiến độ xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện nay đó là về chính sách tài chính về nghĩa vụ đối với Nhà nước của người sử dụng đất. Thực hiện chính sách thu tiền sử dụng đất đối với trường hợp xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hay còn gọi là hợp thức hóa) theo các qui định hiện nay còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên sự chậm trễ trong việc đẩy nhanh tiến độ xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá


nhân; nhất là đối với khu đất thuộc khu vực vùng vùng ven thành phố, thị trấn. Thực trạng cho thấy đa phần các hộ dân nơi đây có diện tích đất ở tương đối lớn và đã sử dụng ổn định từ đời này qua đời khác; phần thì có giấy tờ hợp lệ, phần thì không có giấy tờ hợp lệ. Song khi có chủ trương của Nhà nước cho phép hợp thức hóa hay còn gọi là xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (xét cấp sổ đỏ) thì lại gặp trở ngại; cụ thể vướng mắc như sau:

Tại Điểm a, Khoản 1, Điều 14 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ qui định hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có nhà ở, công trình xây dựng mà không có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Đất đai nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 và không thuộc một trong các trường hợp sử dụng đất quy định tại khoản 4 Điều này thì: "Trường hợp đất có nhà ở thì người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với diện tích đất ở đang sử dụng nhưng diện tích không phải nộp tiền sử dụng đất không vượt quá hạn mức giao đất ở cho mỗi hộ gia đình, cá nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 83 và khoản 5 Điều 84 của Luật Đất đai tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận; đối với diện tích đất ở ngoài hạn mức (nếu có) thì phải nộp tiền sử dụng đất theo mức thu quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định số 198/2004/NĐ-CP."

Với qui định như vậy chúng ta có thể hiểu như sau: Ví dụ hộ ông A có diện tích đất ở 250 m2 sử dụng ổn định từ trước năm 1975, không có tranh chấp, phù hợp với qui hoạch nay được UBND xã, phường, thị tr n xác nhận và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích đất 150 m2 (phần trong hạn mức đất ở của tỉnh qui định), phần diện tích đất 100 m2 còn lại vượt hạn mức phải nộp 50% tiền sử dụng đất theo qui định tại Nghị định số 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ. Song qua triển khai thực hiện trong thực tế hiện nay gặp vướng mắc ở chỗ trường hợp hộ ông B có tổng diện tích đất ở 280 m2 sử dụng ở ổn định từ trước năm 1975 trong đó có phần diện tích đất 100 m2 đã có giấy tờ hợp lệ (giấy tờ chế độ cũ), còn lại 180 m2 không có giấy tờ hợp lệ nhưng vẫn sử dụng từ trước năm 1975 đến nay không có tranh chấp, phù hợp với qui hoạch. Vậy nay ông B được UBND xã,

Xem tất cả 95 trang.

Ngày đăng: 24/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí