Các Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quyết Định Hình Phạt Của Tòa Án.

chưa được xoá án nên lần phạm tội này bị coi là tái phạm theo điểm g khoản 1 Điều 48 BLHS năm 1999. Tuy nhiên, trong hồ sơ vụ án lại thể hiện bị cáo Hoàng Văn Đua có 2 tiền án là:

Tiền án thứ nhất: Bị cáo Đua đã bị xử 12 tháng tù về 2 tội đe doạ giết người và trốn khỏi nơi giam theo Bản án số 02/HSST ngày 25/3/1997 (hạn tù tính từ ngày bắt chấp hành án và được trừ đi 2 tháng 2 ngày tạm giam).

Tiền án thứ hai: Bị cáo Đua lại bị xử 9 tháng tù về tội đe doạ giết người theo Bản án số 07/HSST ngày 4/5/2001 (hành vi đe doạ giết người xảy ra ngày 27/8/2000, hạn tù tính từ khi bắt tạm giam ngày 27/12/2000).

Như vậy, ở tiền án thứ hai, bị cáo đã bị coi là tái phạm vì theo điểm b khoản 2 Điều 64, phải đến tháng 3 năm 2001 bị cáo mới được đương nhiên xoá án (hết tiền án thứ nhất) nhưng ngày 27/8/2000 bị cáo lại phạm tội tiếp. Vì vậy, lần phạm tội giết người này, căn cứ điểm b khoản 2 Điều 49 BLHS năm 1999, bị cáo Hoàng Văn Đua phải bị coi là phạm tội trong trường hợp tái phạm nguy hiểm mới đúng.

Ví dụ 4: Nguyễn Hữu Nam phạm tội hiếp dâm. Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm áp dụng tình tiết người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả (điểm b khoản 1 Điều 46) với lý do bị cáo đã công khai xin lỗi nạn nhân và hứa lấy nạn nhân làm vợ nhưng bị nạn nhân từ chối để xử phạt Nam 36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm từ nhận định việc áp dụng tình tiết này để giảm nhẹ TNHS cho bị cáo là tuỳ tiện, trái pháp luật nên đã giữ nguyên mức hình phạt 36 tháng tù nhưng không cho hưởng án treo đối với Nguyễn Hữu Nam.

Tóm lại, những sai sót khi quyết định hình phạt tuy một phần cũng là do những nguyên nhân khách quan nhưng nguyên nhân chủ quan lại mang tính quyết định. Đó chính là ý thức, tinh thần trách nhiệm của một số cán bộ làm công tác xét xử chưa được phát huy, vẫn có những trường hợp sai phạm do thiếu thận trọng khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, lệ thuộc vào kết quả sẵn có của cơ quan điều tra, chưa thực sự công tâm khi cân nhắc, áp dụng các căn

cứ quyết định hình phạt. Ngoài áp lực của công việc, của cuộc sống, một số cán bộ làm công tác xét xử chưa thực sự chủ động, tích cực học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ nên vẫn còn trường hợp nhận thức chưa đúng các quy định mới của BLHS và các văn bản hướng dẫn thi hành BLHS. Mặt khác, do trình độ hiểu biết, nắm bắt pháp luật nói chung, chưa kể trong các lĩnh vực pháp luật chuyên ngành của Hội thẩm nhân dân (đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa) còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi sự phụ thuộc của Hội thẩm nhân dân vào Thẩm phán... Tất cả những nguyên nhân đó ở chừng mực nhất định đều có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động xét xử vụ án hình sự nói chung và tính đúng đắn của hoạt động quyết định hình phạt nói riêng.

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quyết định hình phạt của Tòa án.

Hiệu quả của hoạt động quyết định hình phạt phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng trước hết nó phụ thuộc vào việc xây dựng các quy phạm pháp luật hình sự về quyết định hình phạt nói chung, trong đó quan trọng nhất là quy định về căn cứ pháp lý của hoạt động quyết định hình phạt. Mức độ hoàn thiện của các căn cứ quyết định hình phạt càng cao thì càng tạo khả năng cho hoạt động quyết định hình phạt trong thực tiễn đạt được hiệu quả tương xứng. Tuy nhiên, dưới góc độ là một hoạt động thực tiễn của Toà án trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, hiệu quả của hoạt động quyết định hình phạt còn phụ thuộc vào trình độ pháp lý, năng lực nhận thức và áp dụng pháp luật của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân. Tất cả những điều đó đã được minh chứng bởi những kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế, thiếu sót trong thực tiễn áp dụng căn cứ quyết định hình phạt của Toà án trong 5 năm qua. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả quyết định hình phạt của Toà án, theo tác giả cần phải thực hiện được đồng bộ các giải pháp sau:

3.2.1. Hoàn thiện quy định về các căn cứ quyết định hình phạt tại Điều 45 Bộ luật hình sự năm 1999. Cụ thể là:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Thứ nhất: Qua nghiên cứu về căn cứ thứ hai của việc quyết định hình phạt là “cân nhắc tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm

tội” đã được trình bày tại chương II của luận văn, tác giả nhận thấy việc quy định căn cứ này là không chính xác và chưa khoa học. Thực chất khi quyết định hình phạt, Hội đồng xét xử cân nhắc cả tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội là đúng hay chỉ căn cứ vào mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội mới là đúng? Qua tìm hiểu về lý luận và thực tiễn hoạt động của một số cán bộ làm công tác xét xử các vụ án hình sự, tác giả cho rằng, khi quyết định hình phạt, Hội đồng xét xử chỉ nên cân nhắc mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội vì:

Căn cứ quyết định hình phạt - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - 14

Quyết định hình phạt là việc lựa chọn loại và mức hình phạt cụ thể để áp dụng đối với người phạm tội nhằm đạt được các mục đích của hình phạt. Nếu không lựa chọn được mức hình phạt cụ thể thì việc quyết định hình phạt sẽ không thực hiện được, hoặc nếu lựa chọn mức hình phạt không tương xứng với hành vi phạm tội thì hình phạt được quyết định sẽ không đạt mục đích của nó. Vì vậy, lựa chọn được loại hình phạt đã quan trọng nhưng quyết định đúng mức hình phạt cần áp dụng còn quan trọng hơn.

Theo từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học thì, tính chất được hiểu là “Đặc điểm riêng của sự vật, hiện tượng làm phân biệt nó với những sự vật, hiện tượng khác loại31, tr.999. Từ đó có thể hiểu: Tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội là yếu tố định tính, thể hiện về “chất” của hành vi phạm tội để phân biệt các hành vi phạm tội thuộc các khung khác nhau trong cùng một tội, giữa tội này với tội khác ở cùng một chương hay các chương khác thuộc phần Các tội phạm của BLHS.

Mức độ được hiểu là “Mức trên một thang độ31, tr.652. Từ đó có thể hiểu: Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội là yếu tố định lượng, thể hiện mức độ về “lượng” của hành vi phạm tội cụ thể để phân biệt với các hành vi phạm tội khác trong cùng một khung của Điều luật về tội phạm cụ thể, được quy định trong phần Các tội phạm của BLHS.

Như vậy, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội nói lên tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi và như đã phân tích trong chương II,

đó là cơ sở để nhà làm luật quy định hành vi nào là tội phạm và xây dựng các khung hình phạt tương ứng trong BLHS. Còn mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội là biểu hiện cụ thể về lượng của hành vi phạm tội. Vì vậy, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội là cơ sở để xác định mức hình phạt cụ thể trong giới hạn của khung hình phạt. Sự khác nhau đó cho thấy nếu các sự vật, hiện tượng khác nhau về tính chất thì đương nhiên không bàn đến mức độ và chỉ bàn đến mức độ khi các sự vật, hiện tượng có cùng một tính chất. Ví dụ: Hành vi giết người và hành vi cố ý gây thương tích tuy cùng được xếp trong cùng một chương nhưng là hai hành vi khác nhau về tính chất. Các hành vi phạm tội trong cùng một khung hình phạt cũng khác nhau về tính chất như hành vi gây thương tích có tỷ lệ dưới 11% và hành vi gây thương tích có tỷ lệ trên 11% khác nhau về tính chất. Nhưng mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội chỉ có sự khác nhau khi các hành vi phạm tội đều thuộc cùng một khung hình phạt (khác nhau về điểm cụ thể trong phạm vi từ mức tối thiểu đến mức tối đa của khung hình phạt). Theo quy luật “lượng đổi chất đổi”, khi lượng trong một sự vật, hiện tượng thay đổi đến một giới hạn nhất định sẽ dẫn đến những biến đổi căn bản về chất của sự vật, hiện tượng. Vì vậy, khi mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm thay đổi đến một giới hạn nhất định sẽ làm cho tính chất của hành vi phạm tội biến đổi một cách căn bản, vượt ra khỏi giới hạn tối thiểu hoặc tối đa của khung hình phạt. Đây chính là cơ sở để chuyển sang khung hình phạt tăng nặng hoặc khung hình phạt giảm nhẹ hoặc quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung.

Quyết định hình phạt không chỉ là lựa chọn loại hình phạt mà vấn đề mang tính quyết định là phải lựa chọn được mức hình phạt cụ thể trong giới hạn mức tối thiểu và tối đa của khung hình phạt, tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Với những lập luận trên đây, đề nghị sửa căn cứ thứ hai của việc quyết định hình phạt là:

Khi quyết định hình phạt, Toà án căn cứ vào quy định của Bộ luật

hình sự, cân nhắc mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội...”.

Ngoài ra, thực tiễn áp dụng các căn cứ quyết định hình phạt cũng đã cho thấy Toà án vẫn còn những sai sót trong việc cân nhắc tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan, sai sót trong việc cân nhắc tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội còn có nguyên nhân khách quan là do BLHS chưa quy định tiêu chí cụ thể cho việc đánh giá. Điều này, thiết nghĩ chúng ta nên học tập kinh nghiệm lập pháp hình sự của Thụy Điển. Theo đó, BLHS nên quy định những tiêu chí cụ thể nhằm đảm bảo tính thống nhất trong việc đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Những tiêu chí đó bao gồm:

- Phương pháp, thủ đoạn phạm tội; công cụ, phương tiện phạm tội; hoàn cảnh phạm tội là những yếu tố phục vụ trực tiếp việc thực hiện tội phạm nên chúng có giá trị phản ánh cụ thể mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Các yếu tố này càng nguy hiểm, hiệu quả sử dụng chúng càng cao thì càng làm tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội (thể hiện ở khả năng gây ra hoặc đe doạ gây ra những hậu quả lớn cho xã hội).

- Mức độ của thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra hoặc đe doạ gây ra cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Thiệt hại hoặc những ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội do hành vi phạm tội gây ra hoặc đe doạ gây ra càng lớn thì mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội càng cao.

- Mức độ lỗi và tính chất của động cơ phạm tội: Mức độ lỗi phản ánh mức độ ý thức quyết tâm thực hiện tội phạm của người phạm tội. Vì vậy, mức độ quyết tâm càng cao thì mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội càng lớn (tính chất lỗi đã được nhà làm luật dùng để xây dựng điều luật về tội phạm và là một yếu tố định tội nên không được sử dụng khi quyết định hình phạt).

Động cơ phạm tội là yếu tố thuộc về ý thức chủ quan của người phạm

tội, là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội. Động cơ phạm tội sẽ thúc đẩy mức độ quyết tâm thực hiện tội phạm của người phạm tội. Vì vậy, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội sẽ phụ thuộc vào tính chất của động cơ phạm tội (Trường hợp mà tính chất lỗi, mục đích phạm tội đã dùng làm yếu tố định khung hình phạt thì cũng không được sử dụng khi quyết định hình phạt).

Thứ hai: Quyết định hình phạt không những phải tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội mà còn phải phù hợp với hoàn cảnh và khả năng giáo dục, cải tạo người phạm tội. Nhưng thực tiễn lại cho thấy việc áp dụng căn cứ nhân thân người phạm tội để quyết định hình phạt chưa đạt được hiệu quả cao. Một phần do các đặc điểm thuộc về nhân thân người phạm tội thuộc về căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, một phần được phản ánh trong các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS hoặc là yếu tố định tội, định khung hình phạt. Sự khó phân định đó đã dẫn đến việc bỏ sót không áp dụng hoặc áp dụng không đúng các tình tiết thuộc về nhân thân người phạm tội khi quyết định hình phạt. Đây có thể là lý do giải thích tại sao BLHS một số nước không quy định nhân thân người phạm tội là căn cứ quyết định hình phạt độc lập (Trung Quốc, Thuỵ Điển) hoặc có quy định thì chỉ gián tiếp dưới hình thức khác và mang tính định hướng cho hoạt động quyết định hình phạt (Pháp, Đức, Anh). Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả áp dụng của căn cứ này, BLHS cần quy định cụ thể các tình tiết thuộc về nhân thân người phạm tội như: tuổi, trình độ, nghề nghiệp, hoàn cảnh ra đình, điều kiện kinh tế, tiền án, thái độ sau khi phạm tội... Quy định như vậy sẽ đảm bảo việc áp dụng căn cứ nhân thân người phạm tội một cách thống nhất để hình phạt được quyết định phù hợp với điều kiện, khả năng giáo dục, cải tạo của người phạm tội.

Thứ ba: Trong bốn căn cứ quyết định hình phạt được quy định tại Điều 45 BLHS năm 1999, căn cứ về các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS lại không thực sự là một căn cứ có tính độc lập cao. Cụ thể, xét trong mối quan

hệ với các căn cứ khác thì các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS lại thuộc về căn cứ thứ hai hoặc căn cứ thứ ba của việc quyết định hình phạt. Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS thực chất là những tình tiết có ảnh hưởng và cụ thể hoá theo hướng giảm hoặc tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, đồng thời chúng cũng phản ánh khả năng giáo dục, cải tạo và hoàn cảnh đặc biệt của người phạm tội. Vì vậy, trong BLHS của một số nước được tác giả tìm hiểu ở trên (Đức, Anh) đã không quy định các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS là một căn cứ độc lập của việc quyết định hình phạt.

Việc quy định cụ thể danh mục các tình tiết giảm nhẹ TNHS và các tình tiết tăng nặng TNHS trong BLHS năm 1999 (Điều 46 và Điều 48) là một ưu điểm của kỹ thuật lập pháp hình sự Việt Nam nhằm đảm bảo tính thống nhất, tránh tuỳ tiện trong việc áp dụng. Tuy nhiên, qua thực tiễn lại cho thấy sai sót chủ yếu và có tính phổ biến của quyết định hình phạt lại chính là do áp dụng không đúng các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS với tính chất là một căn cứ quyết định hình phạt độc lập. Chúng tôi cho rằng các tình tiết giảm nhẹ TNHS và các tình tiết tăng nặng TNHS được quy định độc lập với nhau tại Điều 46 và Điều 48 BLHS năm 1999 là cơ sở giúp cho Toà án quyết định đúng mức hình phạt cần áp dụng, phù hợp với khả năng giáo dục, cải tạo người phạm tội. Vì các tình tiết này có giá trị làm giảm nhẹ hoặc tăng nặng mức hình phạt của người phạm tội trong giới hạn một khung hình phạt nên không cần quy định các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS là một căn cứ quyết định hình phạt độc lập. Vấn đề này thiết nghĩ nên học tập kỹ thuật lập pháp hình sự của Trung Quốc khi không coi các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS là căn cứ quyết định hình phạt. Theo đó, việc quyết định hình phạt vẫn được thực hiện dựa trên các căn cứ còn lại. Trong trường hợp bị cáo có các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS được quy định tại Điều 46, Điều 48 BLHS năm 1999 thì mức hình phạt cụ thể sẽ được quyết định trong phạm vi khung hình phạt mà điều luật quy định.

Tuy nhiên, để đảm bảo cho việc quyết định mức hình phạt được chính xác đối với các trường hợp phạm tội cụ thể thì BLHS cũng cần quy định rõ nội dung, điều kiện áp dụng của các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS để có sự tương đồng như quy định về các loại hình phạt. Hiện nay, cách quy định như Điều 46, Điều 48 BLHS năm 1999 mới chỉ nêu khái quát tên của các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS đã gây ra không ít khó khăn trong việc áp dụng các tình tiết này. Mặt khác, cách quy định đó cũng tạo ra kẽ hở để những người có thẩm quyền áp dụng có thể tuỳ tiện lạm dụng khi quyết định hình phạt. Vì vậy, luật cần mô tả cụ thể về mỗi tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS như đối với tình tiết tái phạm, tái phạm nguy hiểm được quy định tại Điều 49 BLHS năm 1999.

3.2.2. Ngoài các căn cứ quyết định hình phạt, BLHS nên quy định: khi quyết định hình phạt, Toà án cần tham khảo các bản án mẫu (án lệ) đã được thừa nhận chung do TAND tối cao tập hợp và phát hành.

Pháp luật nói chung và luật hình sự nói riêng là yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng, được sinh ra dựa trên một cơ sở hạ tầng tương ứng. Pháp luật nẩy sinh từ thực tại xã hội, phản ánh thực tại xã hội và cũng luôn lạc hậu hơn thực tại xã hội. Có thể nói sự phản ánh của pháp luật hầu như không theo kịp sự vận hành và phát triển của các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Quyết định hình phạt cũng vậy, dù có được thực hiện đúng pháp luật như thế nào đi chăng nữa thì cũng chưa hẳn đã đảm bảo được tính hợp lý và phù hợp hoàn cảnh hết sức đa dạng của cuộc sống. Vậy, làm thế nào để hình phạt được quyết định không những đúng pháp luật mà còn hợp tình, hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh thực tế nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong thực tiễn khách quan? Câu trả lời là cần có tổng kết thực tiễn xét xử của Toà án.

Thực tiễn xét xử được hiểu “là một dạng của thực tiễn pháp lý, là hoạt động của Toà án và được thể hiện bằng bốn hình thức chủ yếu: Cụ thể hoá và áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ án tại phiên toà; Tự do sáng tạo pháp luật của Toà án; Các án lệ; Tổng kết và đưa ra những giải thích thống

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/12/2022