Cầm cố tài sản và thế chấp tài sản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn cầu GP.Bank - 10

giảm 10% so với giá khởi điểm của phiên đấu giá không thành trước đó) hay cố tình định hướng kết quả đấu giá đã xảy ra trên thực tế, gây thiệt hại cho cả ngân hàng và khách hàng.

- Việc xử lý tài sản thông qua con đường tố tụng:

+ Khách hàng cố tình giấu địa chỉ:

Điểm a khoản 1 Điều 36 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 được sửa đổi bổ sung năm 2011 (sau đây gọi là Bộ luật Tố tụng dân sự) quy định về thẩm quyền lựa chọn của Tòa án theo lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu:

Nguyên đơn có quyền lựa chọn Toà án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết [52].

Điều 8 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về trả lại đơn khởi kiện, hậu quả của việc trả lại đơn khởi kiện quy định tại Điều 168 của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Điều 9 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện quy định tại Điều 169 của Bộ luật Tố tụng dân sự

Như vậy, trong trường hợp người bị kiện cố tình giấu địa chỉ nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ, Tòa án tiến hành thụ lý giải quyết theo thủ tục chung. Tuy nhiên, khái niệm "thủ tục chung" không được giải thích. Bộ luật Tố tụng dân sự chỉ quy định về việc giải quyết vắng mặt bị đơn đã được triệu tập hợp lệ trong quá trình tiến hành tố tụng (Điều 199 Bộ luật Tố tụng dân sự) chứ không có quy định xử lý trong trường hợp không liên lạc với bị đơn ngay từ khi bắt đầu quá trình tố tụng. Thực tế, các Tòa án vẫn coi đó là trường hợp nguyên đơn không sửa đổi, bổ sung địa chỉ của bị đơn theo yêu cầu của Tòa án nên trả lại đơn khởi kiện.

+ Trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Khách hàng có khoản vay tại GP.Bank và được bảo đảm bằng 01 tài sản của chính doanh nghiệp đó và 01 tài sản của bên thứ ba (tài sản thuộc sở hữu của bố mẹ chủ doanh nghiệp). Khi GP.Bank tiến hành khởi kiện doanh nghiệp đó thì doanh nghiệp đang ở giai đoạn mở thủ tục phá sản nên Tòa chỉ thụ lý và giải quyết yêu cầu đòi nợ và chỉ xử lý tài sản bảo đảm là tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp mà không giải quyết yêu cầu đòi nợ và xử lý tài sản bảo đảm của bên thứ ba.

Khi có quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, ngân hàng tiếp tục khởi kiện yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm của bên thứ ba nhằm thu hồi vốn thì Tòa án không thụ lý với lý do nghĩa vụ không còn tồn tại (doanh nghiệp đã không còn tồn tại và theo luật là được xóa nợ) nên ngân hàng không còn cơ sở để khởi kiện.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

+ Bộ luật Tố tụng dân sự và các nghị quyết hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán không yêu cầu người khởi kiện phải xuất trình chứng cứ là văn bản xác minh về tên, địa chỉ của người bị kiện (cá nhân, doanh nghiệp) và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên, khi khởi kiện, Tòa án yêu cầu ngân hàng phải nộp: Văn bản xác nhận của chính quyền địa phương về tình trạng cư trú (khi khởi kiện cá nhân); Văn bản xác nhận của Cơ quan đăng ký kinh doanh về tình trạng hoạt động của doanh nghiệp (khi khởi kiện doanh nghiệp). Trường hợp, xin xác nhận từ Cơ quan đăng ký kinh doanh vô cùng khó khăn thậm chí là "bế tắc".

+ Thời gian giải quyết vụ án khởi kiện đòi nợ trung bình là hơn 2 năm. Thời gian này quá dài gây nhiều thiệt hại cho ngân hàng - là tổ chức kinh doanh vốn mà vốn đọng lại quá lâu.

Cầm cố tài sản và thế chấp tài sản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn cầu GP.Bank - 10

+ Quy định lãi suất cho vay tại Bộ luật Dân sự gây nhầm lẫm dẫn đến hậu quả là mặc dù Ngân hàng nhà nước đã có Thông tư quy định cho phép Ngân hàng và khách hàng tự thỏa thuận lãi suất và lãi phạt là 150% lãi suất

trong hạn nhưng thực tế Tòa án tuyên lãi suất chỉ bằng lãi cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố + 150% lãi suất cơ bản với lý do văn bản dưới luật không được trái bộ luật gốc - Bộ luật Dân sự gây thiệt hại lớn cho ngân hàng.

3.1.5. Vấn đề thứ năm: thi hành án dân sự

Qua quá trình tố tụng gian nan thì đến giai đoạn thi hành án GP.Bank gặp những bước "gập ghềnh".

- Cơ quan thi hành án trả lời không thi hành được do bản án tuyên không rõ ràng, khó thi hành trên thực tế, cụ thể trong bản án của Tòa án tuyên: "Trong trường hợp Công ty A không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình thì ông B trú tại Ninh Bình phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ còn lại của Công ty A theo Hợp đồng thế chấp tài sản". Cơ quan thi hành án có công văn yêu cầu Tòa án giải thích nội dung "Trong trường hợp Công ty A không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình" để có cơ sở giải quyết tiếp. Và vụ án vẫn tiếp tục chờ đợi…

- Tài sản tại bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật không giống như được mô tả trên giấy tờ sở hữu hoặc không giống tình trạng tài sản trên thực tế. Vì vậy, cơ quan thi hành án phải yêu cầu Tòa án giải thích bản án, quyết định.

- Phí: ngân hàng phải đóng 3% trên số tiền hoặc giá trị nhận được. Ngân hàng thu nợ không đủ mà vẫn tiếp tục thu của ngân hàng. Bên cạnh đó, việc hoàn trả số tiền tạm ứng án phí vô cùng chậm mặc dù khoản tiền không hề nhỏ.

3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CẦM CỐ TÀI SẢN VÀ THẾ CHẤP TÀI SẢN

3.2.1. Về nâng cao chất lượng thông tin

Hiện nay thông tin về khách hàng lưu trữ tại các ngân hàng còn hạn chế, sự chia sẻ thông tin giữa các ngân hàng hầu như không có do sự cạnh tranh trong hoạt động. Đối với các ngân hàng, kênh khai thác thông tin về khách hàng chủ yếu là từ Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước

(CIC), việc tìm thông tin từ các cơ quan như thuế, hải quan, kiểm toán, công an, địa chính nhà đất... còn rất nhiều khó khăn, chưa có cơ chế phối hợp rõ ràng. Cần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu giao dịch bảo đảm thống nhất trên toàn quốc nhằm thực hiện tốt việc cung cấp thông tin và giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục Thống kê, Tổng cục Địa chính, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm phối hợp xây dựng kho dữ liệu tập trung, đồng thời, hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh trong hoạt động quản lý, cung cấp, khai thác và sử dụng hệ thống thông tin.

3.2.2. Về đăng ký quyền sở hữu tài sản

Xây dựng hoàn chỉnh quy định pháp luật về đăng ký quyền sở hữu tài sản theo phương châm tài sản có chủ sở hữu hợp pháp. Để giải quyết một cách có hiệu quả quyền sở hữu tài sản cần hệ thống hoá, ban hành thống nhất dưới hình thức văn bản luật về đăng ký sở hữu tài sản, quy định rõ nội dung, trình tự, thủ tục đăng ký quyền sở hữu tài sản của công dân, tổ chức kinh tế, quyền quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Quyền sở hữu, quản lý, sử dụng tài sản phải được đăng ký khi mua sắm mới, khi có sự thay đổi về quy mô tài sản, chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng tài sản, thay đổi tên gọi doanh nghiệp, chia tách, sáp nhập hoặc thành lập mới.

3.2.3. Về chủ thể tham gia giao dịch cầm cố tài sản, thế chấp tài sản

- Liên quan đến chủ thể hộ gia đình: Trong trường hợp duy trì tư cách chủ thể của hộ gia đình trong Bộ luật Dân sự thì:

+ Cần công nhận tư cách chủ thể của hộ gia đình dựa trên mục đích giao dịch là phục vụ chung cho gia đình và dựa trên việc sử dụng, định đoạt tài sản chung của hộ gia đình, không chỉ có giao dịch phục vụ lợi ích kinh tế. Đồng thời bổ sung các quy định về phương thức xác định thành viên hộ gia đình, xác định quyền và trách nhiệm của thành viên khi ra khỏi hộ và khi gia nhập hộ.

+ Cần sửa đổi theo hướng các giao dịch cầm cố, thế chấp phải được sự đồng ý của thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên và sửa tương ứng trong các quy định của Luật Đất đai và quy định về đăng ký kinh doanh. Đồng thời quy định về việc xử lý giao dịch thiếu một thành viên tham gia ký kết giao dịch cũng như trách nhiệm liên đới bằng tài sản riêng của các thành viên.

- Liên quan đến quy định về người đại diện theo pháp luật của pháp nhân:

+ Cần sửa lại quy định này theo hướng người đại diện theo pháp luật của pháp nhân là người mà điều lệ hoặc văn bản thành lập pháp nhân xác định là người đại diện của pháp nhân. Đồng thời nên có quy định về việc người đại diện có thể tiến hành các giao kết với người đại diện hoặc giữa các chủ thể mà mình đại diện trong một số trường hợp để đảm bảo sự phù hợp với thực tế hoạt động của các doanh nghiệp.

+ Cần sửa đổi lại theo hướng quy định các trường hợp cụ thể mà một người không còn là đại diện theo pháp luật của pháp nhân (chết, bị tuyên bố chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, theo quy định tại điều lệ, theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền v.v...).

3.2.4. Về hình thức giao dịch cầm cố tài sản, thế chấp tài sản

Để khắc phục sự thiếu nhất quán trong các quy định về hình thức giao dịch và hình thức hợp đồng, cần sửa lại quy định về trường hợp không tuân thủ quy định về hình thức theo hướng: giao dịch không tuân thủ quy định về hình thức không bị vô hiệu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Bên cạnh đó, để tránh những ràng buộc về hình thức của giao dịch nói chung, hợp đồng nói riêng ảnh hưởng đến quyền tự định đoạt của các bên, phạm vi các giao dịch bắt buộc phải tuân thủ yêu cầu về hình thức cần được thu hẹp. Trong phần lớn các giao dịch, việc các bên có sử dụng các hình thức giao dịch có tính an toàn pháp lý cao (như bằng văn bản, có công chứng, có đăng ký) hay không nên do các bên tự định đoạt. Chỉ một số giao dịch nhất định mà nhà nước cần quản lý chặt chẽ (chẳng hạn như chuyển nhượng bất

động sản) mới phải yêu cầu tuân thủ hình thức bằng văn bản hoặc có công chứng, đăng ký.

Nên bổ sung quy định bên có lỗi khiến cho giao dịch bị vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức phải bồi thường thiệt hại gây ra do giao dịch vô hiệu

3.2.5. Về tài sản cầm cố, tài sản thế chấp

- Đối với tài sản bảo đảm là nhà ở sửa đổi Luật nhà ở thống nhất Bộ luật Dân sự: nhà ở được thế chấp tại nhiều ngân hàng khác nhau để bảo đảm nghĩa vụ; bỏ nội dung về nghĩa vụ cung cấp Giấy chứng nhận sở hữu vì nhà ở có thể thế chấp dưới dạng tài sản hình thành trong tương lai.

- Bộ luật Dân sự nên sửa đổi theo hướng chỉ nên quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán: Không áp dụng nguyên tắc ưu tiên giao dịch có đăng ký đối với những tài sản vừa được cầm cố, vừa được thế chấp vì người cầm cố là người thực tế nắm giữ vật nên không thể được coi là có vị thế ưu tiên kém hơn so với người nhận thế chấp có đăng ký. Trong trường hợp này nên chấp nhận giá trị ngang nhau và ưu tiên theo thứ tự thời gian.

3.2.6. Về thủ tục tố tụng, thi hành án

- Hướng dẫn thủ tục giải quyết vụ án trong trường hợp bị đơn cố tình giấu địa chỉ để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ.

- Hướng dẫn cụ thể về thủ tục và trách nhiệm của Tòa án phải giải quyết tổng thể yêu cầu đòi nợ và xử lý tài sản bảo đảm (kể cả tài sản bảo đảm của doanh nghiệp và tài sản bảo đảm của bên thứ ba) khi doanh nghiệp bị yêu cầu tuyên bố phá sản. Tránh thủ tục "cắt khúc" làm cho vụ việc kéo dài, ngân hàng phải chạy theo nhiều lần tố tụng, gây thiệt hại cho ngân hàng khi Tòa án không thụ lý yêu cầu xử lý tài sản của bên thứ ba.

- Hướng dẫn các Tòa án áp dụng mức lãi suất chậm thanh toán bằng 150% lãi suất trong hạn mà ngân hàng và khách hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng.

- Các ngân hàng đã thực hiện các thủ tục công chứng, đăng ký giao

dịch bảo đảm để xác lập hiệu lực của giao dịch bảo đảm và mong muốn được pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vì vậy kiến nghị pháp luật có quy định thủ tục tố tụng rút gọn nhằm đẩy nhanh quá trình xử lý, thu hồi nợ.

3.2.7. Phát triển thị trường bất động sản đồng bộ, công khai, minh bạch Những năm gần đây, thị trường bất động sản ở nước ta đặc biệt là thị

trường nhà đất đã có bước phát triển đáng kể. Bên cạnh mặt tích cực, hoạt động và quản lý thị trường bất động sản còn nhiều hạn chế, thị trường bất động sản phát triển còn tự phát, giao dịch ngầm chiếm tỷ lệ lớn. Cung cầu về bất động sản bị mất cân đối, thông tin về bất động sản không đầy đủ, thiếu minh bạch, thủ tục trong giao dịch bất động sản còn phức tạp, phải qua nhiều khâu trung gian, tốn nhiều thời gian, chi phí giao dịch cao. Luật kinh doanh bất động sản vẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống. Để tháo gỡ những khó khăn hiện tại và phát triển thị trường bất động sản, cần tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về bất động sản bảo đảm đồng bộ, thống nhất, xây dựng hoàn chỉnh khung pháp lý để dễ dàng chuyển bất động sản thành vốn đầu tư; công khai hoá hoạt động kinh doanh bất động sản, tạo hành lang pháp lý để cho các tổ chức trung gian hỗ trợ thị trường.

3.2.8. Về ngân hàng GP.Bank

- Rà soát hệ thống và tổng kết thực tiễn, căn cứ quy định của pháp luật và quy định của ngân hàng nhà nước cần kịp thời xây dựng, bổ sung quy trình nghiệp vụ, quy định, quy chế nội bộ để loại bỏ các kẽ hở nhằm phòng tránh những sai phạm, tăng cường quản trị rủi ro hệ thống.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc tuân thủ pháp luật, quy định của ngân hàng nhà nước và quy chế, quy tình nội bộ.

- Thường xuyên mở lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên. Tăng cường giáo dục cán

bộ, nhân viên nâng cao ý thức trách nhiệm, trau dồi đạo đức nghề nghiệp, đề cao trách nhiệm giữ gìn uy tín, hình ảnh và thương hiệu của ngân hàng.

- Cán bộ nhân viên ngân hàng tuân thủ luật pháp và ứng xử phù hợp với tập quán, quy tắc đạo đức, bảo đảm hài hòa lợi ích và mục tiêu đất nước.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/11/2023