Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả - Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim - 18

lại có phần “khiêm tốn” hơn hẳn so với Đàng Ngoài. Do bối cảnh văn hóa và sở trường sáng tác mà văn học Đàng Trong hoàn toàn thiếu vắng thể loại truyền kỳ, ngâm khúc, hát nói nhưng lại “đỡ đầu” cho những thể loại đặc thù phương Nam như vãn, vè, tuồng, là những thể loại gần với dân gian, được sáng tác ra không phải để đọc thầm, suy niệm như ở Đàng Ngoài mà là để nói trình diễn. Những thể loại này vừa là sản phẩm, là ánh phản của phương thức sinh hoạt văn nghệ đặc biệt nơi vùng đất mới, vừa là nguồn dưỡng chất duy trì, làm nên sức sống bền bỉ cho phương thức sinh hoạt văn nghệ đặc biệt ấy. Với văn học Đàng Trong, trên một số phương diện, nếu tách bạch rạch ròi văn chương bình dân và văn chương bác học, sáng tác văn học và nghệ thuật trình diễn, có thể sẽ gây ra những rào cản cho quá trình nhận thức về không gian sinh hoạt văn hóa – văn nghệ nơi đây. Chắc chắn, nghiên cứu văn học Đàng Trong, nếu chỉ dừng ở văn học viết thôi chưa đủ, vì đó chỉ là một mảnh ghép trong bức tranh văn học vùng. Sự nhập nhằng, đôi khi khó phân định giữa văn chương bác học và văn chương bình dân (ở một vài thể loại), thực tế đã gây ra không ít khó khăn cho người nghiên cứu khi xác định đối tượng, khoanh vùng nghiên cứu, song cũng gợi mở, hứa hẹn không ít những điều lý thú về sinh hoạt văn hóa – văn nghệ địa phương. Vậy nên, bức tranh văn học vùng, muốn hoàn chỉnh, rồi đây sẽ phải được lắp đầy bởi các mảng ghép văn học dân gian và cả văn học thành văn của các tộc người cơ bản khác, dù rằng đó hoàn toàn không phải là một nhiệm vụ dễ dàng.

3. Đàng Trong là nơi khởi đầu cho hai thể loại tự sự trường thiên của dân tộc (tiểu thuyết chương hồi và truyện Nôm bác học). Tuy nhiên, đó không phải là thành tựu của riêng văn học Đàng Trong. Bởi hai tác giả mở đầu cho hai thể loại đó đều được thừa hưởng nguồn học vấn sâu sắc và kinh nghiệm sáng tác của Đàng Ngoài. Cho nên, đó chắc hẳn phải là sản phẩm của sự “cộng hưởng” giữa truyền thống văn học Đàng Ngoài với văn hóa bản địa phương Nam (trong bối cảnh không gian – xã hội thời “mở cửa”), và một phần với thành tựu văn chương Trung Hoa. Điều đáng nói là, những thể loại mới ấy ra đời tại Đàng Trong, nhưng những tác phẩm đỉnh cao của thể loại lại đều được tựu thành trên vùng văn chương truyền thống Bắc Hà một thời gian sau đó. Lộ trình ấy cũng lặp lại với các thể loại văn chương thời cận – hiện đại như báo, kịch nói, truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết... Điều này dường như đã trở thành một quy luật. Có lẽ bởi, cái mới bao giờ cũng dễ ra đời và dễ được

chấp nhận, dung chứa ở những vùng văn hóa – xã hội có sự khai phóng, cởi mở về tư tưởng, nơi mà con người ít bị ràng buộc bởi lịch sử và truyền thống, như Đàng Trong hồi thế kỷ XVII - XVIII. Nhưng ngoài ý nghĩa “kích hoạt” cho cái mới mạnh dạn phát khởi, khi mà nội lực tri thức - văn hóa chưa đủ sự dồi dào, trưởng thành và chín chắn để “dưỡng nuôi” và thỏa mãn những điều kiện cần thiết cho sự phát triển của chính đối tượng đó, Đàng Trong nói riêng và mỗi một vùng đất mới bất kỳ nói chung, khó có thể tạo ra những sản phẩm văn hóa đỉnh cao. Văn học Đàng Trong thế kỷ XVII – XVIII nói riêng, văn học miền Nam nói chung, “đi trước” mà lại “về sau” cũng một phần vì lẽ đó.

4. Có thể nói, với sự xác lập lần lượt các trung tâm văn học Thuận Quảng - Hà Tiên - Gia Định, văn học Đàng Trong đã hoàn thành sứ mệnh được lịch sử văn học giao phó: xác lập bản đồ văn học Việt như chúng ta có hiện nay. Nếu như Thuận Quảng là trung tâm văn học đầu tiên khởi động cho tiến trình Nam tiến thì trung tâm Hà Tiên đưa lại cho dải đất phương Nam sự hưng khởi của văn chương bác học, khi mà lần đầu tiên, văn chương bác học có thể gây ảnh hưởng xuyên suốt, lan tỏa khắp toàn cõi; và rồi cuối cùng, Gia Định vươn lên, trở thành trung tâm văn hóa của cả đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời cũng là trung tâm văn học được thừa hưởng nhiều nhất và “thuần chất” nhất những thành tựu của hai trăm năm văn học viết Đàng Trong.

Trong quá trình ấy, không thể phủ nhận vai trò của những cá nhân kiệt xuất, không chỉ tác động tích cực tới văn học vùng mà còn với cả tiến trình văn học dân tộc. Đó là một Đào Duy Từ không chỉ khởi đầu cho những cá tính văn học Đàng Trong mà còn trực tiếp trung chuyển những giá trị và kinh nghiệm của văn chương Đàng Ngoài, khiến cho văn học Đàng Trong ngay từ buổi đầu hình thành, đã gắn bó hữu cơ với truyền thống sáng tác của dân tộc, đồng thời tạo tác ra một loại hình nhân vật mới cho văn học dân tộc – hình tượng người anh hùng thời loạn. Đó còn là một Nguyễn Hữu Hào, Nguyễn Khoa Chiêm “khai sinh” ra những thể loại trường thiên tự sự (truyện Nôm bác học và tiểu thuyết chương hồi); một Nguyễn Cư Trinh táo bạo trong phương thức sáng tác “vè” phương Nam; một Ngô Thế Lân khắc khoải ưu sầu thời đại; một Mạc Thiên Tích khởi xướng lên cả một trào lưu văn học sôi động nơi miền biên viễn, góp phần đưa các tổ chức tao đàn từ cung đình bước ra

cuộc sống ngoài xã hội; hay một nhóm nhà thơ tài danh đã trở thành niềm tự hào của cả một vùng đất (Gia Định tam gia)...

5. Những dấu ấn đó trong văn học Đàng Trong, chắc chắn chỉ có thể là “sản phẩm” của một vùng đất đặc biệt (vùng đất mới) trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt (giai đoạn đối kháng Đàng Trong - Đàng Ngoài). Với “tuổi đời” khá chênh lệch, ít nhất cũng trên dưới 700 - 800 năm, văn học Đàng Trong khó có thể so sánh với Đàng Ngoài về độ “bề thế”, sự thành thục và hệ giá trị trong truyền thống sáng tác văn chương. Nhưng mặt khác, chính sự cộng hưởng của “sức trẻ” với những đặc thù không gian văn hóa - lịch sử địa phương (như những dấu hiệu loại biệt của Nho học vùng đất mới, cấu trúc đặc biệt trong thành phần cư dân, sự tươi mới của không gian xã hội đô thị - thị dân…) đã làm nên một diện mạo đặc biệt cho văn học Đàng Trong, bổ sung cho văn học Đàng Trong một số đặc tính và cả “đặc quyền, đặc lợi” mà văn học Đàng Ngoài, với sức mạnh trì kéo của truyền thống, của cái “mặc định”, cái “có sẵn”, khó có thể có được. Trong đó, thái độ cởi mở (từ cả phía dân chúng lẫn chính thể cầm quyền) đối với ngoại thương là nhân tố then chốt làm nên sức mạnh của Đàng Trong, đưa Đàng Trong nhanh chóng “hội nhập” với thời đại, tiến dần về mô hình năng động của Đông Nam Á thời “mở cửa”, khác xa với mô hình Đông Á giáo điều, khép kín ở Đàng Ngoài; và một trong những hệ quả của nó là đem lại cho văn hóa – văn học Đàng Trong những giá trị mà Đàng Ngoài khó có thể có được. Điều đặc biệt là mặc dù có những sự khác biệt nhưng văn học hai Đàng chưa bao giờ đối kháng, phủ định lẫn nhau (có lẽ vì suy cho cùng, tất cả vẫn chịu sự chi phối bởi những đặc tính chung của văn học thuộc “thời đại thứ nhất” - văn học phương Đông), trái lại, còn bổ sung cho nhau, làm phong phú và sinh sắc thêm cho nền văn học dân tộc.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Trần Thanh Thủy (2011), “Ngôn ngữ sắc dục trong văn học Trung đại Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật (323), tr. 45 - 50.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

2. Trần Thanh Thủy (2013), “Bàn về ngôn ngữ dân gian trong truyện Nôm Song Tinh Bất Dạ của Nguyễn Hữu Hào”, Ngôn ngữ và văn học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Khoa Ngữ văn, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội, tr. 803 - 807.

3. Trần Thanh Thủy (2015), “Cơ sở cho sự hình thành tác phẩm truyện Nôm bác học đầu tiên ở Đàng Trong”, Tạp chí Văn hóa dân gian (4), tr. 55 - 61.

Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả - Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim - 18

4. Trần Thanh Thủy (2015), “Biệt sắc văn học Đàng Trong - Nhìn từ sự xuất hiện một số thể loại đặc thù: Vãn - Vè, Tuồng”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (11), tr. 76 - 84.

5. Trần Thanh Thủy (2015), “Biệt sắc thể loại văn học Đàng Trong, từ điểm nhìn văn hóa học”, Nghiên cứu liên ngành trong khoa học xã hội và nhân văn tiếp cận từ góc độ lý thuyết và thực tiễn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 619 - 635.

6. Trần Thanh Thủy (2016), “Mạc Thiên Tích – Chiêu Anh các trong lịch sử văn học dân tộc”, Tạp chí Hán Nôm (1), tr. 53 - 63.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dương Văn An (Biên soạn) (1997), Ô châu cận lục, Trịnh Khắc Mạnh và Nguyễn Văn Nguyên dịch nghĩa, chú thích, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

2. Phạm Quỳnh An (2008), Sáng tác văn học của Gia Định tam gia thi xã thời Nguyễn, Luận văn Thạc sĩ Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

3. Phạm Văn Ánh (2014), Thể loại Từ trong văn học trung đại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.

4. Lại Nguyên Ân (Chủ biên) - Bùi Văn Trọng Cường (1997), Từ điển văn học Việt Nam từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX, Tái bản, NXB Giáo dục, Hà Nội.

5. Lại Nguyên Ân (2013), “Trở lại vấn đề trung tâm - ngoại vi nhìn từ góc độ văn hóa”, Tạp chí Nghiên cứu văn học (10), tr. 97 - 104.

6. Nguyễn Quang Ân, Phạm Đình Nhân, Phạm Hồng Toàn (Sưu tầm) (2000), Tạp chí Tri Tân 1941 – 1946: Các bài viết về lịch sử và văn hóa Việt Nam, Tập 1, Trung tâm UNESCO - Thông tin Tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam, Hà Nội.

7. J. Barrow (2008), Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà (1792 - 1793),

Nguyễn Thừa Hỷ dịch, NXB Thế giới, Hà Nội.

8. Tôn Thất Bình (1995), Kể chuyện chín chúa - mười ba vua triều Nguyễn, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng.

9. Philiphê Bỉnh (1968), Sách sổ sang chép các việc, Viện Đại học Đà Lạt xuất bản, Đà Lạt.

10.Cristophoro Borri (1998), Xứ Đàng Trong năm 1621, Hồng Nhuệ - Nguyễn Khắc Xuyên - Nguyễn Nghị dịch, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

11.Trương Bá Cần (1992), Công giáo Đàng Trong thời giám mục Pigneau (1771 - 1799), Tủ sách Đại Kết, Thành phố Hồ Chí Minh.

12.Phạm Tú Châu (1997), Hoàng Lê nhất thống chí: Văn bản, tác giả và nhân vật, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

13.Nguyễn Huệ Chi (2003a), “Mấy đặc trưng loại biệt của văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX”, Tạp chí Văn học (5), tr. 7 - 14.

14.Nguyễn Huệ Chi (2003b), “Một vài gợi ý về phương pháp văn học sử”, Tạp chí Văn học (6), tr. 15 - 24.

15.Nguyễn Huệ Chi (Chủ biên) (2010), Gương mặt văn học Thăng Long, NXB Hà Nội, Hà Nội.

16.Nguyễn Khoa Chiêm (1994), Việt Nam khai quốc chí truyện, Ngô Đức Thọ - Nguyễn Thúy Nga dịch, chú và giới thiệu, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.

17.Phan Huy Chú (1974), Lịch triều hiến chương loại chí, Tập IX: “Văn tịch chí”, Nguyễn Thọ Dực dịch, Tủ sách Cổ văn - Ủy ban Dịch thuật - Bộ Văn hóa Giáo dục và Thanh niên, Sài Gòn.

18.Nguyễn Tiến Cường (1998), Sự phát triển giáo dục và chế độ thi cử ở Việt Nam thời phong kiến, NXB Giáo dục, Hà Nội.

19.William Dampier (2007), Một chuyến du hành đến Đàng Ngoài năm 1688, Hoàng Anh Tuấn dịch, chú thích và viết lời giới thiệu - Nguyễn Văn Kim hiệu đính, Tái bản, NXB Thế giới, Hà Nội.

20.Nguyễn Văn Dân (2012), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

21.Nguyễn Văn Dân (2013), “Quan hệ trung tâm - ngoại vi nhìn từ góc độ văn hóa”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học (9), tr. 102 - 112.

22. Philippe Devillers (2006), Người Pháp và người Annam bạn hay thù?, Ngô Văn Quỹ dịch, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

23.Phạm Văn Diêu (1960), Văn học Việt Nam - văn học sử giảng văn, NXB Tân Việt, Sài Gòn.

24. Phạm Văn Diêu (1961), Việt Nam văn học giảng bình, NXB Tân Việt, Sài Gòn.

25. Vũ Thế Dinh (Biên soạn) (2006), Hà Tiên trấn Hiệp trấn Mạc thị gia phả Hà Tiên - Kiên Giang, Nguyễn Văn Nguyên dịch và chú thích, Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Chương trình Nghiên cứu gia phả Việt Nam - NXB Thế giới, Hà Nội.

26. Phạm Nguyễn Du (1999), Nam hành ký đắc tập, Nguyễn Đình Thảng dịch, Tài liệu viết tay lưu hành nội bộ, Khoa Sử, Trường Đại học Khoa học Huế, Huế.

27.Phạm Đức Duật (2007), “Văn học tuồng nước ta từ khi hình thành đến hết thế kỷ XIX”, Văn học Việt Nam thế kỷ X - XIX những vấn đề lý luận và lịch sử, Trần Ngọc Vương (Chủ biên), NXB Giáo dục, Hà Nội, tr. 775 - 816.

28.Trương Đăng Dung (2002), “Những giới hạn của lịch sử văn học”, Tạp chí Văn học nước ngoài (1), tr. 113 - 122.

29.Phan Anh Dũng (2008), “Có thể khẳng định tuồng là một mảng quan trọng trong văn học Nam Hà thời các chúa Nguyễn (thế kỷ 17 - 18)”, Hội nghị Nôm học, Trung tâm Triết học, Văn hóa và xã hội Việt Nam, Đại học Temple tổ chức, http://www.cla.temple.edu/vietnamese_center/nomstudies/VanhocNamHa_ chuNom.pdf, truy cập ngày 20/02/2016.

30.Trần Trọng Dương (2015), “Mấy vấn đề về việc biên soạn từ điển Truyện Song Tinh của danh nhân Nguyễn Hữu Hào hay từ điển tiếng Việt Đàng Trong thế kỷ XVII – XVIII”, dostquangbinh.gov.vn/uploads/410qb/danhnhan/112.doc, truy cập ngày 26/03/2015.

31.Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 3 (2000), Bản in Nội các quan bản, Mộc bản khắc in năm Chính Hòa thứ 18 - 1697, Hoàng Văn Lâu - Ngô Thế Long dịch, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

32.Lê Đản (2012), “Nam Hà tiệp lục”, Tạp chí Nghiên cứu và phát triển (3 - 4), Trần Đại Vinh dịch và khảo chú.

33.Thích Phước Đạt (2014), “Triết lý sống của người dân Việt dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu trị vì”, Tạp chí Hán Nôm (2), tr. 3 - 12.

34.Trương Minh Đạt (1996), “Đông Hồ khám phá thơ Nôm Mạc Thiên Tích”,

Tạp chí Hán Nôm (2), tr. 25 - 39.

35.Phan Đăng (2009), “Quan niệm cư Nho mộ Thích của các vua chúa nhà Nguyễn qua văn bia chùa Huế”, Nghiên cứu tư tưởng Nho gia Việt Nam: từ hướng tiếp cận liên ngành, Viện Nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam, Viện Harvard Yenching Hoa Kỳ, NXB Thế giới, Hà Nội, tr. 516 - 529.

36.Nguyễn Đình Đầu (2001), “Thăng Long dưới mắt người Âu từng sống ở Kẻ Chợ (thế kỷ XVII)”, Xưa & Nay (96), tr. 16 - 17.

37.Lê Quý Đôn (1977), Lê Quý Đôn toàn tập, Tập II: “Kiến văn tiểu lục”, Phạm Trọng Điềm phiên dịch và chú thích, Tái bản, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

38.Lê Quý Đôn (2007), Phủ biên tạp lục, Đỗ Mộng Khương - Nguyễn Trọng Hân - Nguyễn Ngọc Tỉnh dịch, Đào Duy Anh hiệu đính, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

39.Nguyễn Hiền Đức (1995), Lịch sử Phật giáo Đàng Trong, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

40.Trịnh Hoài Đức (1998), Gia Định thành thông chí, Đỗ Mộng Khương - Nguyễn Ngọc Tỉnh dịch, Đào Duy Anh hiệu đính, NXB Giáo dục, Hà Nội.

41.Trịnh Hoài Đức - Ngô Nhơn Tĩnh - Lê Quang Định (2005), Gia Định tam gia, Hoài Anh biên dịch - chú giải, Huỳnh Văn Tới - Bùi Quang Huy hiệu đính - giới thiệu, NXB Tổng hợp Đồng Nai, Đồng Nai.

42.Đoàn Lê Giang (2009), “Nho giáo Nhật Bản và Nho giáo Việt Nam”, Nghiên cứu tư tưởng Nho gia Việt Nam: từ hướng tiếp cận liên ngành, Viện Nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam, Viện Harvard Yenching Hoa Kỳ, NXB Thế giới, Hà Nội, tr. 75 - 102.

43.Đoàn Lê Giang (2015), “Dương Minh học ở Việt Nam - nhìn trong bối cảnh Đông Á”, Nho học Đông Á: truyền thống và hiện đại, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

- Tập đoàn Sunwah, Quỹ Sunwah tổ chức, tr. 209 - 226.

44. Nguyễn Thạch Giang (Chủ biên) (2005), Tinh tuyển Văn học Việt Nam, Tập 5 - Quyển 1: “Văn học thế kỷ XVIII”, Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

45.Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam – Viện Khoa học xã hội, Viện Nghiên cứu Tôn giáo (2011), Tham luận Hội thảo khoa học Chúa – Bồ tát Nguyễn Phúc Chu (1675 - 1725) và sự nghiệp mở mang bờ cõi, phát triển đất nước, Thành phố Hồ Chí Minh.

46.Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng, Nguyễn Công Bình (Chủ biên) (1987), Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, Tập 1: “Lịch sử”, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

47.Dương Quảng Hàm (1950a) Việt Nam văn học sử yếu, Tái bản, Bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản, Hà Nội.

48.Dương Quảng Hàm (1950b), Việt Nam thi văn hợp tuyển, Bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản, Hà Nội.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/12/2022