Thứ Ngôn Ngữ Vừa Giản Dị, Tự Nhiên, Đậm Chất Dân Gian, Vừa Trí Tuệ Sâu Sắc


Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi sẽ cố gắng có thể chỉ ra một số phương diện nổi bật trong ngôn ngữ thơ Bùi Kim Anh góp phần bộc lộ cái Tôi trữ tìnhtrong thơ chị.

3.3.1. Thứ ngôn ngữ vừa giản dị, tự nhiên, đậm chất dân gian, vừa trí tuệ sâu sắc

3.3.1.1. Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, đậm chất dân gian

Trong thơ Bùi Kim Anh, người đọc nhận thấy cách nói tự nhiên với từ ngữ giản dị gần gũi với cuộc sống thường ngày. Gắn bó sâu sắc với đời thường, lấy đời thường làm đề tài chính, nhà thơ mang đến cho người đọc những bài thơ, câu thơ nghe vừ a nhẹ nhàng, gần gũi vừ a giả n dị , dễ hiể u. Chỉ điểm qua một số tên bài ta đã cảm nhận dược điều đó: Mưa mùa hạ, Chiều muộn, Cho anh gặp em, Mùa hè ở biển, Thăm cha, Gửi mẹ, Trời mưa, Lời ru cho con, Gió trở mùa, Nửa đêm, Dành cho con gái, Viếng ông, Ngày giỗ mẹ…. Hiệ n thự c c uộc sống hiện lên với tất cả vẻ tự nhiên, chân thật và sinh động của nó. Đọc thơ Bùi Kim Anh, ta thấy ở chị một tâm hồn rất dễ rung cảm trước những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt, vặt vãnh, những chuyện như là không đâu cũng được chị góp nhặt đưa vào thơ . Cái mà ở người khác có khi chỉ là chuyện thoáng qua, thì ở chị nó như dừng lại, lắng sâu và đôi khi trở thành nỗi ám ảnh khôn nguôi.

Khi tổ ấm gia đình của Bùi Kim Anh đang bị só ng gió là m cho nghiêng ngả, chị phải đứng ra làm "trụ cột" để chị vẫn bình tĩnh đưa vào thơ những từ ngữ, nhữ ng hì nh ả nh quen thuộ c, có vẻ bình yên như : ngọn đèn, căn gác cũ, bếp lửa… Nhưng hì nh như chị đã dùng những từ ngữ đó không phả i như một sự liệt kê các hình ảnh bình thường - mà là cả một sự cân nhắc, lựa chọn kỹ càng để nói lên những điều sâu xa hơn: sự hiện thân của những gì gắn bó, thân thiết - các yếu tố có tính gắn kế t, tạo nên mộ t tổ ấm gia đình giản dị , vữ ng bề n.


Ngôn ngữ thơ Bùi Kim Anh mang mà u sắ c tự nhiên, gắn với sinh hoạt hàng ngày. Trong thơ chị, ta bắt gặp rất nhiều từ ngữ, hình ảnh của thiên nhiên, của cuộc sống đời thường. Ví dụ như các từ , các hình ảnh: mưa, nắng, ngày, đêm, chiều, tối, trăng, sao, hoa, cỏ… thườ ng xuất hiện với tần số cao trong cá c bà i thơ củ a chị.

Người đọc cũng thấy rất rò âm hưởng của ca dao trong thơ Bùi Kim Anh. Âm hưởng ấy có ở trong cá c hình ảnh thơ, âm hưởng ấy có trong cách: diễn đạt câu thơ, trong cách tổ chức câu thơ, bài thơ.

3.3.1.2. Ngôn ngữ trí tuệ, sâu sắc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Nhà thơ Bùi Kim Anh là một trí thức, bởi thế cùng với cách sử dụng ngôn ngữ giản dị, tự nhiên thì thơ chị còn thể hiện rò một tư duy mang tính trí tuệ sâu sắc trong cách nhìn, cách cảm của mình. Có thể nói, những bài thơ thể hiện cái Tôi trữ tì nh trước mộ t hiện thực nghiệt ngã đến với chị, với gia đình chị - đều là những bài thơ chứa nhiều tầng nghĩa. Cái tầng nghĩa thứ hai (sau nghĩa hiển ngôn) mới là điều chị muốn mang đến cho độc giả. Cái ý nghĩa hàm ẩn được suy ra từ những câu chữ được chọn lọc kỹ càng giúp cho người đọc cảm thông với nỗi niềm của tác giả trong những hoàn cảnh cụ thể. Càng ở những tập thơ sau, người đọc càng thấy rò hơn đặc điểm này trong việc sử dụng ngôn từ của Bùi Kim Anh trong cá c bà i thơ củ a mì nh.

- Trống không một khoảng bàn thờ

Cái tôi trữ tình trong thơ Bùi Kim Anh - 13

Nghĩa trang phần mộ chơ vơ không người

Bia vẫn trắng, cỏ vẫn tươi

Mẹ còng lưng suốt một đời nỗi đau

(Bia vẫn trắng)


- Giọt mắt chảy từ nỗi đau

Giọt mắt chảy từ thù hận


giọt lệ thời gian tẩm ướp đêm dài

Có có - không không vô cùng vô nghĩa.

(Giọt đau)

Qua khả o sá t cá c hì nh ả nh đó , thể hiệ n rấ t rõ , rấ t sinh độ ng trong nhiề u bài thơ của chị. Nó đã trở thành một nét phong cách riêng của nhà thơ trí thức này.

3.3.2. Một số cách tổ chức ngôn ngữ

3.3.2.1. Kiểu câu kể, liệt kê

Bùi Kim Anh cũng giống nhiều nhà thơ nữ khác cùng thời chị ưa thích những đề tài viế t về cuộc sống đời thường và khám phá hiện thực ở tầm vi mô,và cũng thường chọn lối viết thiên về tình cảm. Thơ chị là thứ thơ giãi bày tình cảm, thể hiện nhu cầu tự biểu hiện cái Tôi cá nhân là chính vì thế các câu kể củ a chị khiế n người đọc không chỉ cảm nhận đó là "kể" mà còn là lờ i tâm sự chân thậ t , chân thậ t tớ i tậ n đá y lò ng của tác giả nữa. Các bài thơ "Một lần khác mọi lần", "Căn tủ hẹp", "Mỗi ngày", "Em có gì", "Tình yêu của mình", "Và một cuộc đời", "Đêm"…của chị hầu như đều viết theo lối kể này:

- Ta bày tình yêu của mình trên lối đi

Ta viết tình yêu trên nền giấy trắng

Ta ngồi dưới ánh đèn để yêu nhau…

(Tình yêu của mình)

"Ta", "Tôi" đã làm gì, như thế nào được tác giả lần lượt kể ra để bộc lộ mình theo cái mạch kể tự nhiên, giản dị. Có cách kể tự nhiên như nói chuyện:

- May mà phố có con hồ

Ta ngồi ngắm được trăng phô sắc ngà


- Góc phố có hàng hoa tươi

Cho người mua để tặng người lúc yêu Bên hồ lũ trẻ thả diều

Phố thả theo cả nắng chiều lên cao

(Phố có con hồ)

Phố có con hồ, có hàng hoa, có lũ trẻ thả diều… được liệt kê tự nhiên nhưng sau đó là tâm trạng vui vẻ vớ i hì nh ả nh (rất hiếm có ở thơ Bùi Kim Anh) "phố thả theo cả nắng chiều lên cao".

Bài thơ "Làm đôi" sử dụng cách kể tự nhiên làm cho người độc giả đọc xong như được nghe một câu chuyện:

- Căn phòng dọc ra làm đôi Mỗi nửa có một ô cửa sổ Đồ đạc giằng ra làm đôi Nhưng đứa trẻ chỉ một thôi Và con chó Mini cũng một

Đứa trẻ không muốn ở riêng ra với mẹ

Nó sang nửa bên kia khi cha lụi cụi một mình Và con chó luýnh quýnh vách ngăn

Cào cào cót bởi chưa quen lối

Hai người lớn sau quãng dài tranh cãi Nếu không có đứa trẻ và con chó

Hai nửa căn phòng Hai ngôi mộ

Lặng thinh

(Làm đôi)

Có những câu thơ dài miêu tả hiện thực như một đoạn phim: "Cả ngàn người tiếp tiếp nhập vào Cổng bệnh viện nứt ra mùi con bệnh ám từng song sắt Ta ngơ ngác họ ngơ ngác Người đi qua khe người Phòng khám phòng


chụp mở đóng mở loang loáng Căn bệnh còng tay cùng thần chết nhập vào hồ sơ nhập vào dãy dường trắng" (Mẹ bên con).

Các bài thơ "Hơi thở đêm", "Ca dao đau đáu riêng con", "Bên kia là đền", "Buồn xa", … cùng có chung đặc điểm liệt kê, miêu tả của cách diễn đạt này.

3.3.2.2. Kết cấu đối thoại

Bên cạnh việc sử dụng câu kể, liệt kê, Bùi Kim Anh còn rất khéo léo trong việc sử dụng lố i kết cấu đối thoại. Trong đối thoại, thơ Bùi Kim Anh thường xuất hiện cặ p nhân vật ! Đó là cặ p nhân vậ t anh - em, chị - em, mẹ - con, ta - người… với những hình thức đa dạng hỏi - đáp, kể - nghe:

- Lại về Hà Nội nhé anh

Phố xưa em vẫn để dành lối đi Trách nhau lần nữa làm chi Hoa tầm xuân có còn gì nữa đâu

(Tìm trong phố cũ)

Cuộc đối thoại giữa anh em dưới dạng câu cầu khiến rất cụ thể nêu lên điều em muốn đừng "trách nhau" nữa, anh hãy "về Hà Nội" với em đi!

Trong bài thơ "Em và Viêng Chăn" tác giả Bùi Kim Anh viết:

- Có phải ta đã đến muộn không

lặng lẽ Mê Kông lặng lẽ xuôi chen chúc xanh đôi bờ rợp bóng

ta cứ nghĩ rằng sông cuồn cuộn cứ nghĩ gió Lào rát sạn làn môi em và Viêng Chăn và Luang Prabang cho ta trở lại thời son trẻ… em buộc chỉ may mắn

ta giữ đủ ba ngày…

ta giữ đủ một tuần

có phải ta đã đến muộn không?

(Em và Viêng Chăn)

Cuộc đối thoại trong bài thơ trên là cuộc đối thoại giữa hai nhân vật "ta"

"em". Còn ở bài thơ "Đi tìm" thì hai nhân vật đối thoại lại là "anh" và


"em": "Anh là gì mà en không xa nổi/ Anh là gì mà khiến em vui buồn/ Anh là gì giữa bình thường thiêng liêng/ Anh là gì giữa nỗi niềm riêng chung/ Anh là gì mà lặng im/ Em suốt một đời đi tìm". Còn trong bài "Nghe đêm" thì hai nhân vật đối thoại lại là "ta" và "đêm": "Đêm ơi sao lạ vậy/ Chẳng cho ta giấc ngủ bình thường…/Hay đêm sợ một mình/ Bắt ta thức nghe đêm than thở".

Ngoài việc sử dụng kết cấu đối thoại, thơ Bùi Kim Anh còn khá phổ biến hiện tượng lặp từ ngữ, lặp cấu trúc ngữ pháp:

- Người đừng có ước già đi Để ta ước lại cái thì còn xuân

Người đừng nói câu nửa chừng Để ta tỏ nỗi ngập ngừng với ai

(Nửa đêm)

Qua hình thức đối thoại, Bùi Kim Anh muốn giải bày tâm trạng của một cái Tôi mang trong mình bao sự trăn trở bao nghĩ suy về cuộc sống về tình yêu, hạnh phúc của con người. Tác giả thường hướng tới mộ t đối tượng cụ thể bên ngoài nào đó để bộc lộ những điều thầm kín trong còi lòng, nhưng nhiều khi ta bắt gặp Bùi Kim Anh đối thoại với cả đối tượng vô hình, và cả đối thoại với chính mình nữ a! Khi đó, đối thoại không phải là để mong muốn sẻ chia mà đơn thuần chỉ là để bộc bạch để làm vơi đi nỗi cô đơn, sự trăn trở trong lòng - đối thoại dưới hình thức độc thoại:

- Ta làm thơ để tặng mình

(Bán không cho gió)

- Ta làm con kiến giữa dòng

Bám vào cọng cỏ long đong một mình Thả cho mưa rập gió rình

Trong cơn xoáy biết nhân tình nổi trôi

(Long đong một mình)


Cách bộc bạch nỗi lòng đầy ắp tâm sự, trăn trở, lo âu, đau khổ bằng hình thức độc thoại là phương thức mà Bùi Kim Anh hay sử dụng trong các bài thơ của mình. Chị tìm đến hình thức độc thoại, hoặ c hình thức tự đối thoại để thoả mãn nhu cầu được, thổ lộ, được giãi bày, san sẻ cho vơi nỗ i lò ng.

Tóm lại, những chất liệu ngôn ngữ trong thơ Bùi Kim Anh thườ ng được lấy từ vố n ngôn ngữ trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Nó mang lại mầ u sắ c biểu đạt tự nhiên, khiế n cho những vần thơ của chị trở nên gầ n gũ i hơn , dễ giao cả m hơn vớ i ngườ i đọ c . Bên cạnh đó, trong thơ Bùi Kim Anh cũng có một số lượng đáng kể những từ ngữ mang màu sắc phong cách ngôn ngữ gọt giũa sắ c sả o, tinh tế làm cho thơ chị thể hiện rò tính trí tuệ sâu sắc. Bùi Kim Anh đã sử dụng một cách hợp lý và sáng tạo các chất liệu ngôn ngữ các hình thức biểu đạt góp phần làm rò cái Tôi trữ tình trong thơ chị.

3.4. Giọng điệu

"Giọng điệu trong tác phẩm gắn với cái giọng "trời phú" của mỗi tác giả nhưng mang nội dung khái quát, nghệ thuật phù hợp với đối tượng thể hiện. Giọng điệu trong tác phẩm có giá trị thường đa dạng có nhiều sắc thái trên cơ sở một giọng điệu cơ bản chủ đạo chứ không đơn điệu" (Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử, Từ điển thuật ngữ văn học).

Bùi Kim Anh phầ n lớ n đã lấy chính cuộc đời mình ra làm thơ với tất cả yêu ghét, vui buồn, lo lắng, trăn trở, suy tư. Kín đáo, giản dị nhưng sâu sắc - chị viết như một sự giải toả với khát vọng có một cuộc sống nữa ở trong thơ. Chị đã tạo cho mình một giọng thơ vừa khắc khoải, lo âu, vừa xót xa, oán trách nhưng tế nhị sâu sắc và cũng đầy mạnh mẽ, quyế t liệ t.

3.4.1. Giọng điệu khắc khoải, lo âu nhưng cũng đầy mạnh mẽ

Đọc thơ Bùi Kim Anh người đọc gặp một giọng thơ trầm lắng, nhiều day dứt, khắc khoải, lo âu nhưng đầy mạnh mẽ. Rơi vào tình huố ng đau đớn bất ngờ, Bùi Kim Anh luôn luôn có một tâm trạng xót xa, cô đơn, cay đắng. Vì


vậy, thơ chị có rất nhiều từ chỉ tâm trạng bất an với những mô tuýp lặp đi lặp lại gây ám ảnh cho người đọc. Những từ ngữ như: cô đơn, bất hạnh, đớn đau, ưu phiền, bão giông, nhẫn nại và những hình ảnh chất chứa tâm trạng: chiều, đêm, mưa, hoa dại, cỏ dại…xuất hiện với tần số cao, tất cả gợi nên một thế giới nội tâm riêng của tác giả trong thơ Bùi Kim Anh.

Sự nhạy cảm trong người phụ nữ làm thơ về thời gian, sự thay đổi của lòng người, của nhân tình thế thái khiến cho tâm hồn Bùi Kim Anh không lúc nào yên. Như một bản năng, chị ra sức chống chọi với cái hiện thực đau đớn đến tận cùng trong con người chị bằng chính nỗ lực của bản thân, bằng trái tim yêu thương và bàn tay chăm chút của một người phụ nữ, bằng thiên chức của một người vợ và một người mẹ trong gia đình khi gặ p phong ba, bão tố.

Ở hai tập thơ đầu (Viết về mình, Cỏ dại khờ), Bùi Kim Anh giãi bày một tình yêu chân thật, kín đáo và đầy tính truyền thống. Nhưng ở các tập thơ sau (Lối mưa, Bán không cho gió, Lời buồn trên đá, Lục bát cuối chiều, Bắc lên ngọn gió mà cân) thì vẫn tình yêu chân thật và kín đáo ấy còn kèm theo sự lo âu, khắc khoải sự day dứ t, đớ n đau – có lúc đến tột cùng:

- Em không thể vứt đi nỗi buồn của mình Bởi anh đã gieo và ngày ngày vun xới

Em không thể xé nỗi buồn ném vào đêm tối Nó đã lớn lên trong em như một bào thai.

(Không thể)

Vậy mà trước đó:

- Dễ dàng mưa mùa hạ Là tình yêu của anh… Nơi mà anh trú lại

Là tình yêu của em

(Mưa mùa hạ)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022