cũng có tương quan lớn với nhau thì đó cũng là dấu hiệu cho biết giữa chúng có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy tuyến tính.
3.9. Phân tích phương sai (ANOVA)
Kỹ thuật phân tích phương sai một yếu tố (One-Way ANOVA) được áp dụng trong nghiên cứu này để tìm ra ý nghĩa thống kê của những khác biệt trung bình giữa biến phụ thuộc là ý định sử dụng. Trước khi tiến hành phân tích ANOVA, tiêu chuẩn Levence được tiến hành để kiểm tra giả thuyết bằng nhau của phương sai trong các nhóm với xác suất ý nghĩa Sig. (Significance) là 5%. Trong phép kiểm định này, nếu xác suất ý nghĩa lớn hơn 5% thì chấp nhận tính bằng nhau của các phương sai nhóm. Bên cạnh đó, để đảm bảo các kết luận rút ra trong nghiên cứu này, phép kiểm định phi tham số Kruskal - Wallis cũng được tiến hành nếu giả định tổng thể có phân phối chuẩn không được đáp ứng trong phân tích ANOVA.
3.10. Phân tích hồi quy
Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha và loại đi các biến không đảm bảo độ tin cậy, dò tìm các phạm vi giả định cần thiết trong mô hình hồi quy tuyến tính như kiểm tra hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance inflation factor – VIF). Nếu các giả định không bị vi phạm, mô hình hồi quy tuyến tính được xây dựng. Và hệ số R2 đã được điều chỉnh (adjusted R square) cho biết mô hình hồi quy được xây dựng phù hợp đến mức nào. Mô hình hồi quy có dạng như sau:
Yi = β0 + β1X1i + β2X2i + β3X3i + … + βkXki + ɛi Trong đó:
Yi: biến phụ thuộc Xk: các biến độc lập β0: hằng số
βk: các hệ số hồi quy
ɛi: thành phần ngẫu nhiên hay yếu tố nhiễu
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Tác giả đã trình bày cụ thể về quy trình nghiên cứu, thang đo các yếu tố trong mô hình nghiên cứu và phương pháp kiểm định thang đo. Nghiên cứu định lượng với kỹ thuật thu thập dữ liệu bằng cách phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi sẽ là công cụ dùng để điều tra, thu thập dữ liệu cho các bước nghiên cứu chính thức. Chương tiếp theo tác giả sẽ trình bày kết quả nghiên cứu.
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Làm sạch dữ liệu và mô tả mẫu
4.1.1. Làm sạch dữ liệu
Bảng câu hỏi được gửi đến trực tiếp cho các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Long An. Sau khi thu thập được đủ số phiếu theo yêu cầu, tác giả đã tiến hành làm sạch dữ liệu, mã hóa những thông tin cần thiết trong bảng câu hỏi, nhập liệu và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20.0.
Bảng 4.1. Tất cả các biến định lượng quan sát
Giá trị | Giá trị thiếu sót | Nhỏ nhất | Lớn nhất | Giá trị trung bình | Độ lệch chuẩn | Độ xiên | Độ nhọn | |
SD1 | 130 | 0 | 1 | 7 | 5.30 | 1.211 | -0.491 | 0.424 |
SD2 | 130 | 0 | 1 | 7 | 4.96 | 1.133 | -0.198 | 0.429 |
SD3 | 130 | 0 | 1 | 7 | 5.41 | 1.173 | -0.539 | 0.289 |
SD4 | 130 | 0 | 2 | 7 | 5.35 | 1.219 | -0.292 | -0.287 |
SD5 | 130 | 0 | 2 | 7 | 5.30 | 1.146 | -0.409 | 0.087 |
HD1 | 130 | 0 | 1 | 7 | 5.34 | 1.104 | -1.039 | 2.318 |
HD2 | 130 | 0 | 2 | 7 | 4.93 | 1.057 | 0.020 | -0.363 |
HD3 | 130 | 0 | 2 | 7 | 5.53 | 0.925 | -0.539 | 0.847 |
HD4 | 130 | 0 | 1 | 7 | 5.33 | 1.044 | -0.825 | 1.450 |
TC1 | 130 | 0 | 2 | 7 | 4.34 | 1.132 | -0.131 | -0.119 |
TC2 | 130 | 0 | 2 | 7 | 4.57 | 1.268 | -0.198 | -0.288 |
TC3 | 130 | 0 | 1 | 7 | 4.70 | 1.150 | -0.614 | 0.216 |
CN1 | 130 | 0 | 1 | 7 | 5.20 | 1.179 | -1.392 | 2.754 |
CN2 | 130 | 0 | 2 | 7 | 4.98 | 1.056 | -0.770 | 0.637 |
CN3 | 130 | 0 | 2 | 7 | 4.89 | 1.227 | -0.430 | -0.217 |
XH1 | 130 | 0 | 1 | 7 | 4.92 | 1.031 | -0.404 | 1.291 |
XH2 | 130 | 0 | 2 | 7 | 4.96 | 1.088 | -0.179 | -0.483 |
XH3 | 130 | 0 | 2 | 7 | 4.88 | 1.031 | -0.067 | 0.140 |
YD1 | 130 | 0 | 2 | 7 | 4.90 | 1.140 | 0.008 | -0.575 |
YD2 | 130 | 0 | 1 | 7 | 5.03 | 1.081 | -0.189 | 0.484 |
YD3 | 130 | 0 | 1 | 7 | 4.97 | 1.116 | -0.191 | 0.317 |
Giá trị N | 130 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Mô Hình Giao Dịch Trong Chính Phủ Điện Tử
- Mức Độ Dễ Dàng Sử Dụng (Peou - Perceived Ease Of Use)
- Đánh Giá Độ Tin Cậy Và Độ Giá Trị Của Thang Đo
- Kiểm Định T-Test Và Phân Tích Phương Sai (Anova)
- Các yếu tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ Chính phủ điện tử - Nghiên cứu trường hợp ngành thuế Tỉnh Long An - 8
- Kiến Nghị Từ Kết Quả Nghiên Cứu
Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.
Kết quả kiểm tra làm sạch dữ liệu: Valid: giá trị hợp lệ là 130 đầy đủ Missing: giá trị thiếu sót, không có
Minimum: giá trị nhỏ nhất, phù hợp Maximum: giá trị lớn nhất, phù hợp Mean: giá trị trung bình, phù hợp Std. deviation: độ lệch chuẩn,
Skewness: độ xiên dao động từ -1 đến +1, có thể các biến quan sát trên là phân phối chuẩn.
Kurtosis: độ nhọn của đồ thị tương đối phù hợp
4.1.2. Mô tả mẫu
Số mẫu phát đi 150 mẫu bằng giấy. Số mẫu thu hồi được 150 mẫu. Sau khi kiểm tra có 20 mẫu không đạt yêu cầu bị loại ra (chủ yếu là do thông tin trả lời không đầy đủ hoặc do các bảng có nội dung bị trùng lặp). Mẫu đưa vào khảo sát là 130 lớn hơn yêu cầu tối thiểu là 110, do đó đạt yêu cầu đặt ra về kích thước mẫu cần thiết.
Bảng 4.2. Đặc điểm của mẫu khảo sát của các biến định tính.
Giới tính | Số lượng (người) | Tỷ lệ (%) |
Nam | 71 | 54,61 |
Nữ | 59 | 45,39 |
Thâm niên công tác trước đó | ||
Dưới 1 năm | 0 | |
Từ 1-5 năm | 57 | 43,84 |
Từ 5-10 năm | 73 | 56,16 |
Trên 10 năm | ||
Thâm niên công tác hiện tại | ||
Dưới 1 năm | 0 | |
Từ 1-5 năm | 64 | 49,23 |
Từ 5-10 năm | 66 | 50,77 |
Trên 10 năm | 0 |
Kết quả kiểm tra:
Thông tin thể hiện ở bảng 4.2 cho thấy giới tính, độ tuổi và kinh nghiệm làm việc của doanh nghiệp được khảo sát là phù hợp với thực tế và có thể đại diện cho tổng thể nghiên cứu. Họ có kinh nghiệm làm việc khá lâu tại doanh nghiệp (từ 5 năm trở lên chiếm 50,77%) và trình độ tương đối cao họ hoàn toàn có thể hiểu và trả lời được những câu hỏi trong phiếu khảo sát và thông tin mà họ cung cấp hoàn toàn có thể dùng cho phân tích.
4.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha
Một phép đo có độ tin cậy tốt là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ đảm bảo cho phép đo đó có hiệu lực tốt (Nguyễn Công Khanh, 2005). Đề tài sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy của thang đo. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho các thang đo như sau:
4.2.1. Thang đo về dễ dàng sử dụng
Bảng 4.3. Cronbach’s Alpha thang đo về dễ dàng sử dụng.
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan biến tổng | Cronbach's Alpha nếu loại biến | |
Mức độ dễ dàng sử dụng: Alpha = .859 | ||||
SD1 | 21.0462 | 14.277 | 0,700 | 0,823 |
SD2 | 21.3769 | 15.260 | 0,633 | 0,840 |
SD3 | 20.9308 | 14.220 | 0,741 | 0,812 |
SD4 | 20.9923 | 15.077 | 0,590 | 0,852 |
SD5 | 21.0385 | 14.549 | 0,718 | 0,819 |
Theo Bảng 4.3 ta có hệ số độ tin cậy Alpha của thang đo về dễ dàng sử dụng là 0,859 lớn hơn 0,6 cho nên thang đo này đạt tiêu chuẩn. Hơn nữa, các biến đều có hệ số tương quan biến tổng đều cao, phần lớn các hệ số này từ 0,812 đến 0,840 lớn hơn 0,3. Như vậy, thang đo về dễ dàng sử dụng đều phù hợp và đạt được độ tin cậy.
4.2.2. Thang đo về Mức độ hữu dụng
Bảng 4.4. Cronbach’s Alpha thang đo về Mức độ hữu dụng.
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan biến tổng | Cronbach's Alpha nếu loại biến | |
Mức độ hữu dụng: Alpha = .874 | ||||
HD1 | 15.7923 | 6.910 | 0,740 | 0,834 |
HD2 | 16.2077 | 7.267 | 0,709 | 0,846 |
HD3 | 15.6077 | 7.822 | 0,725 | 0,842 |
HD4 | 15.8077 | 7.149 | 0,750 | 0,830 |
Theo Bảng 4.4 ta có hệ số độ tin cậy Alpha của thang đo về Mức độ hữu dụng là 0,874 lớn hơn 0,6 cho nên thang đo này đạt tiêu chuẩn. Hơn nữa, các biến đều có hệ số tương quan biến tổng đều cao, phần lớn các hệ số này từ 0,830 đến 0,846 lớn hơn 0,3. Như vậy, thang đo về Mức độ hữu dụng đều phù hợp và đạt được độ tin cậy.
4.2.3. Thang đo về Mức độ tin cậy
Bảng 4.5. Cronbach’s Alpha thang đo về Mức độ tin cậy.
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan biến tổng | Cronbach's Alpha nếu loại biến | |
Mức độ tin cậy: .814 | ||||
TC1 | 9.2846 | 4.515 | 0,713 | 0,700 |
TC2 | 9.0538 | 4.392 | 0,606 | 0,813 |
TC3 | 8.9231 | 4.537 | 0,686 | 0,725 |
Theo Bảng 4.5 ta có hệ số độ tin cậy Alpha của thang đo về Mức độ tin cậy là 0,814 lớn hơn 0,6 cho nên thang đo này đạt tiêu chuẩn. Hơn nữa, các biến đều có hệ số tương quan biến tổng đều cao, phần lớn các hệ số này từ 0,700 đến 0,813 lớn hơn
0,3. Như vậy, thang đo về Mức độ tin cậy đều phù hợp và đạt được độ tin cậy.
4.2.4. Thang đo về Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin
Bảng 4.6. Cronbach’s Alpha thang đo về Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin.
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan biến tổng | Cronbach's Alpha nếu loại biến | |
Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin: .764 | ||||
CN1 | 9.8769 | 3.923 | 0,615 | 0,662 |
CN2 | 10.1000 | 4.494 | 0,575 | 0,710 |
CN3 | 10.1923 | 3.784 | 0,606 | 0,675 |
Theo Bảng 4.6 ta có hệ số độ tin cậy Alpha của thang đo về Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin là 0,764 lớn hơn 0,6 cho nên thang đo này đạt tiêu chuẩn. Hơn nữa, các biến đều có hệ số tương quan biến tổng đều cao, phần lớn các hệ số này từ 0,662 đến 0,710 lớn hơn 0,3. Như vậy, thang đo về Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin đều phù hợp và đạt được độ tin cậy.
4.2.5. Thang đo về Chuẩn chủ quan
Bảng 4.7. Cronbach’s Alpha thang đo về Chuẩn chủ quan.
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan biến tổng | Cronbach's Alpha nếu loại biến | |
Chuẩn chủ quan: .873 | ||||
XH1 | 9.8462 | 3.728 | 0,788 | 0,794 |
XH2 | 9.8077 | 3.629 | 0,752 | 0,827 |
XH3 | 9.8846 | 3.886 | 0,733 | 0,843 |
Theo kết quả Bảng 4.7 ta có hệ số độ tin cậy Alpha của thang đo về Chuẩn chủ quan là 0,873 lớn hơn 0,6 cho nên thang đo này đạt tiêu chuẩn. Hơn nữa, các biến đều có hệ số tương quan biến tổng đều cao, phần lớn các hệ số này từ 0,794 đến 0,843 lớn hơn 0,3. Như vậy, thang đo về Chuẩn chủ quan đều phù hợp và đạt được độ
tin cậy cao.
4.2.6. Thang đo về ý định sử dụng
Bảng 4.8 Cronbach’s Alpha thang đo về Ý định sử dụng.
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan biến tổng | Cronbach's Alpha nếu loại biến | |
Ý định sử dụng: .843 | ||||
YD1 | 10.0154 | 3.814 | 0,756 | 0,733 |
YD2 | 9.8769 | 4.264 | 0,683 | 0,805 |
YD3 | 9.9385 | 4.120 | 0,687 | 0,801 |
Theo Bảng 4.8 ta có hệ số độ tin cậy Alpha của thang đo về Ý định sử dụng là 0,843 lớn hơn 0,6 cho nên thang đo này đạt tiêu chuẩn. Hơn nữa, các biến đều có hệ số tương quan biến tổng đều cao, phần lớn các hệ số này từ 0,733 đến 0,805 lớn hơn 0,3. Như vậy, thang đo về Ý định sử dụng đều phù hợp và đạt được độ tin cậy.
4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Bảng 4.9 Kiểm định KMO và Bartlett
Hệ số Kaiser-Meyer-Olkin | .875 | |
Kiểm định Bartlett's | Approx. Chi-Square | 1188.50 7 |
df | 153 | |
Sig. | .000 |
Hệ số KMO = 0.875 thỏa mãn điều kiện 0,5 < KMO < 1, cho thấy phân tích EFA là thích hợp cho dữ liệu thực tế.
Kiểm định tương quan của các biến quan sát trong các thang đo.
Bảng 4.9 cho kết quả kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa Sig = 0,000 nhỏ hơn 0,05, cho thấy các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện.