DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BE : G iá trị sổ sách
BE/ME : Tỷ số giá trị sổ sách trên giá trị thị trường BETA : Phần bù của thị trường
CPI : Chỉ số giá tiêu dùng
CA PM : Mô hình định giá tài sản vốn (Capital Asset Pricing Model) DDT : Phần bù doanh thu
EE PS/P : Phần bù EPS/P
EPS/P : lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu chia cho giá bình quân mỗi cổ phiếu EPS : lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu
HOSE : Sàn giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh HNX : Sàn giao dịch chứng khoán Hà N ội
Có thể bạn quan tâm!
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh - 1
- Mô Hình Định Giá Tài Sản Vốn C Apm (Capital Assetpricingmodel)
- Một Số Khái Niệm Và Cách Đo Lường Kết Quả Đầu Tư
- Cách Tính Các Biến (Smb, Hml,wml, R R Oe , D Dt Và E Eps/ P ) Phân Chia Danh Mục Đầu Tư
Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.
HM L : Phần bù của giá trị công ty
ME : G iá trị thị trường của vốn chủ sở hữu NĐT : N hà đầu tư
NYSE : Sở giao dịch chứng khoán New York
NASD AQ :Sàn giao dịch chứng khoán điện tử của Mỹ
OLS : Phương pháp bình phương tối thiểu thông thường của Carl Friedrich Gauss
P/E : Số nhân thu nhập (giá bình quân chia cho lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu)
RROA : Phần bù tỷ số ROA
RROE : Phần bù tỷ số ROE
RO A : Lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản RO E : Lợi nhuận sau thuế chia cho vốn chủ sở hữu SMB : Phần bù của quy mô công ty
SML : (security market line) đường thị trường chứng khoán TTCK : Thị trường chứng khoán
E(Ri) : Suất sinh lợi kỳ vọng của một danh mục tài sản i bất kỳ Rf : Lợi nhuận không rủi ro
E(Rm) : Lợi nhuận kỳ vọng của danh mục thị trường
βi : Hệ số beta thị trường của danh mục tài sản i
Rit R ft
: Tổng phần bù rủi ro tại thời điểm t
: Tung độ góc của phương trình hồi quy
(Rmt Rft )
t Rit Rmt Rft
: Phần bù của thị trường (market premium) ở thời điểm t
: Sai số ngẫu nhiên ở thời điểm t
: Suất sinh lợi kỳ vọng bình quân của cổ phiếu tại thời điểm t
: Suất sinh lợi của thị trường tại thời điểm t
: Lãi suất phi rủi ro (lãi suất của tín phiếu kho bạc) tại thời điểm t
, s, h : Hệ số hồi quy riêng phần R2 : Hệ số xác định hiệu chỉnh
DANH MỤC CÁC B ẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Đo lư ờng các biến nghiên cứu 23
Bảng 4.1: Mô tả thống kê các biến nghiên cứu 32
Bảng 4.2: Ma trận tương quan giữ a các biến 34
Bảng 4.3: Mô tả kết quả hồi quy mô hình CA PM 35
Bảng 4.4: Mô tả kết quả hồi quy mô hình Fama-Fren ch 36
Bảng 4.5: Mô tả kết quả hồi quy mô hình Carhart 38
Bảng 4.6 : M ô tả kết quả hồi quy mô hình mở rộng 40
Bảng 4.7: Bảng tổng kết các hệ số hồi quy riêng phần và hệ số R2 hiệu chỉnh của bốn mô hình 45
Bảng 5.1: Bảng tóm tắt kết quả đánh giá của 109 cổ phiếu trongm ẫu nghiên cứu 57
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Đồ thị biểu diễn đường thị trường chứng khoán 7
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu của luận văn này 16
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứ u của luận văn 31
Hình 5.1: Đồ thị biểu diễn giá của cổ phiếu BMC trong thời gian từ 21/12/2011 20/12/2012 52
Hình: 5.2 Đồ thị biểu diễn giá của cổ phiếu MCP theo thời gian từ 21/12/2011- 20/12/2012 53
Hình 5.3: Đồ thị biểu diễn giá của cổ phiếu HA P theo thời gian từ 21/12/2011- 20/12/2012 54
Hình 5.4: Đồ thị biểu diễn giá của cổ phiếu REE theo thời gian từ 21/12/2011- 20/12/2012 55
Hình 5.5: Đồ thị biểu diễn giá của cổ phiếu VIC theo thời gian từ 21/12/2011- 20/12/2012 56
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do nghiên cứu
Việt Nam bước vào thời kỳ hội nhập với một thị trường tài chính nói chung và một thị trường chứng khoán (TTCK ) nói riêng còn non trẻ và đầy biến động. TTCK đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam vì nó là một kênh huy động vốn cho nền kinh tế. Q uyết định số 252/Q Đ-TTg - Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 ngày 01/03/2012 thị trường chứng khoán, phấn đấu đưa tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 70% G DP vào năm 2020. Với tốc độ phát triển như trên, TTCK Việt Nam đã là một kênh hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
M ặc dù là một kênh đầu tư khá hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nhưng với bản chất của một thị trường mới nổi, còn non trẻ, TTCK Việt Nam cũng chứa đựng không ít rủi ro cho các nhà đầu tư. Điều này được thể hiện rất rò thông qua tình hình biến động của chỉ số VN-Index. Cụ thể là chỉ số VN -Index sau gần một năm thành lập TTCK Việt Nam là 571 điểm, nhưng sau đó lại nhanh chóng rớt xuống mức thấp kỷ lục là 130,9 điểm vào phiên giao dịch ngày 24/10/2003. Đến cuối tháng 3/2007, chỉ số VN-Index đạt mức cao kỷ lục 1.170,67 điểm vào phiên giao dịch ngày 12/03/2007 và sau đó rơi tự do đến 370,45 điểm vào ngày 11/6/2008 rồi tiếp tục rơi tự do đến 235,5 điểm vào phiên giao dịch ngày 24/02/2009. Năm 2011, chính sách tiền tệ thắt chặt được triệt để thực thi nhằm đối phó với sự bùng phát của lạm phát. Dưới tác động của việc thực thi chính sách này, thị trường chứng khoán, lĩnh vực được xem là phi sản xuất đi vào vòng xoáy suy giảm trầm trọng cả về điểm số lẫn thanh khoản. TTCK Việt Nam trở thành một trong những thị trường có mức suy giảm mạnh nhất. K ết thúc năm 2011, VN Index còn 351,55 điểm và HN Index còn 58,74 điểm, giảm lần lượt 27,5% và 48,6% so với cuối năm 2010.
Yếu tố quyết định hiệu quả khi đầu tư cổ phiếu là kinh nghiệm tích lũy từ phía
nhà đầu tư (NĐT) khi tham gia thị trường là điều rất quan trọng. Đ ối với những NĐT mới tham gia thị trường thì điều này càng trở nên khó khăn hơn gấp nhiều lần.
Chính vì vậy, những nhà đầu tư này thường là những người ít kinh nghiệm và thiếu kiến thức về chứng khoán. Họ chủ yếu đầu tư theo tâm lý đám đông và cũng là những người bị thua lỗ nhiều nhất khi thị trường có những đợt điều chỉnh. Trong tình hình lên xuống khá thất thường của TTCK Việt Nam, thì việc xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu để giảm thiểu các rủi ro cho tất cả các nhà đầu tư nói chung và các nhà đầu tư cá nhân nói riêng là một bài toán khó. Điều này dẫn đến việc tìm ra một mô hình phân tích để từ đó xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi cổ phiếu tại TTCK Việc Nam là rất cần thiết, nó không những giúp cho các nhà đầu tư có thêm một công cụ để tham khảo trong quá trình đầu tư của mình mà còn giúp góp phần làm cho hoạt động đầu tư tại TTCK Việt Nam trở nên chuyên nghiệp hơn. Đó là lý do vì sao mà tác giả chọn đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí M inh.
1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu
Rủi ro và tỷ suất sinh lợi của chứng khoán là hai đại lượng có mối quan hệ mật thiết và cần xem xét khi ra quyết định đầu tư. N gay từ khi thị trường chứng khoán mới ra đời và hoạt động đầu tư xuất hiện, các nhà nghiên cứu tài chính và các nhà đầu tư đã đặt mối quan tâm lớn trong việc nghiên cứu hai đại lượng này. Chính vì thế, các mô hình định giá tài sản lần lượt ra đời. Giữa thập niên 60, ba nhà kinh tế họcWilliam Sharpe, John Lintner và Jack Treynor đã đưa ra mô hình CAPM (Capital Asset Pricing Model) nhằm dự báo tỷ suất sinh lợi của một chứng khoán thông qua yếu tố thị trường của chứng khoán đó. M ô hình CAPM không phải là mô hình duy nhất dự báo tỷ suất sinh lợi nhưng nó có nền tảng lý thuyết vững chắc. Tuy nhiên, sau một thời gian, nhiều tác giả đã chỉ ra khiếm khuyết của CAPM và cho rằng phải có nhiều yếu tố tham gia định giá, vì thế các mô hình mới tiếp tục được phát triển. Vào năm 1993 mô hình 3 yếu tố của hai tác giả Fama và French được đưa ra. Trong mô hình này, ngoài yếu tố thị trường, các yếu tố khác như quy mô (SMB) và giá trị (HML) cũng được đưa vào để giải thích tỷ suất sinh lợi cổ phiếu. Vào năm 1997, Carhart đã xây dựng mô hình 4 yếu tố dựa trên mô hình 3 yếu tố của
Fama và French (1993). Trong mô hình này, Carhart thêm yếu tố xu hướng (WM L - Winners minus Losers), đo lường lợi nhuận tăng thêm của nhà đầu tư khi tiếp tục nắm giữ những chứng khoán giá cao của năm trước do thực hiện chiến lược đầu tư theo xu hướng, vào mô hình.
Năm 2010 Long Chen và Lu Zhang đã xây dựng mô hình ba yếu tố nhưng khác với mô hình ba yếu tố của Fama-French Trong mô hình này tỷ suất sinh lợi của một cổ phiếu được giải thích bởi yếu tố thị trường, yếu tố đầu tư (phần bù đầu tư) và yếu tố RRO A (phần bù tỷ số RO A; RO A: lợi nhuận sau thuế chia tổng tài sản).
Cho tới nay, mặc dù có nhiều nghiên cứu về vấn đề này nhưng các yếu tố như phần bù RO E, (RO E: lợi nhận sau thuế chia cho vốn chủ sở hữu) phần bù doanh thu và phần bù EPS/P (thu nhập trên mỗi cổ phiếu chia cho giá bình quân mỗi cổ phiếu) chưa được đề cập tới trong các nghiên cứu trước đây. Chính vì lẻ đó, luận văn này nhằm nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến suất sinh lợi của các cổ phiếu một cách chi tiết hơn.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng mô hình mở rộng nhằm tìm ra các yếu tố có ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của các cổ phiếu trên HO SE với biến phụ thuộc là tỷ suất sinh lợi của các cổ phiếu và bảy biến giải thích bao gồm các biến: phần bù của thị trường (BETA ), phần bù quy mô của công ty (SMB), phần bù giá trị của công ty (HM L), phần bù do đầu tư theo xu hướng (WM L: Winners minus Losers), phần bù tỷ số EPS/P (EE PS/P ), phần bù tỷ số ROE (RRO E), và phần bù doanh thu (DD T).
- Kiểm định tính phù hợp của mô hình đối với dữ liệu trên HO SE, và ứng dụng
dự báo giá của các cổ phiếu trên H OSE dựa vào mô hình mở rộng trên (nếu mô hình là phù hợp với dữ liệu của HO SE).
- Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm phục vụ cho việc dư báo TSSL trên TTCK Việt Nam đồng thời gợi mở ra một mô hình mới để có thể ứng dụng rộng rãi trong điều kiện TTCK Việt Nam.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài này là phương pháp nghiên cứu định lượng, nghiên cứu mối tương quan giữa các biến trong mô hình mà tác giả xây dựng. Phân tích hồi quy tuyến tính sẽ được sử dụng để kiểm định mô hình thông qua dữ liệu thứ cấp. Thông tin thứ cấp được sử dụng trong đề tài này chủ yếu là số liệu thứ cấp như số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành của các công ty, chỉ số RO E, thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS), doanh thu thuần và vốn chủ sở hữu được chiết suất từ báo cáo tài chính thu thập từ website ww w.cophieu68.com, chỉ số VN- Index và giá đóng cửa cổ phiếu của các công ty niêm yết sau mỗi phiên giao dịch cũng được thu thập từ w ebsite ww w.cophieu68.com. Lãi suất phi rủi ro được sử dụng ở đây là lãi suất của tín phiếu kho bạc được thu thập từ w ebsite của của N gân hàng Nhà nước Việt Nam (ww w.sbv.gov.vn).
Đề tài nghiên cứu này bao gồm hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: kiểm định tính phù hợp của mô hình mở rộng do tác giả xây dựng đối với dữ liệu trên H OSE được thực hiện bằng phân tích hồi quy tuyến tính theo phương pháp bình phương bé nhất thông thường (Ordinary Least Square – OLS) của Carl Friedrich Gauss với số liệu thứ cấp. G iai đoạn nghiên cứu này nhằm kiểm định tính phù hợp của mô hình đối với dữ liệu trên H OSE và để xác định trọng số của từng yếu tố, từ đó biết được yếu tố nào ảnh hưởng mạnh nhất suất sinh lời cổ phiếu.
Giai đoạn 2: Ứng dụng mô hình mở rộng để dự báo giá của các cổ phiếu trên HOSE.
1.5. Nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu này được trình bày thành 5 chương. Chương 1 giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu và trình bày những vấn đề liên quan đến phương pháp trong nghiên cứu.
Vấn đề cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên cứu, các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài và các giả thiết nghiên cứu sẽ được trình bày trong chương 2, chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu. Chương 4 trình bày kết quả kiểm định tính phù hợp mô hình đối với dữ liệu trên HOSE. Chương cuối cùng-