của tỷ số EPS/P”. Tỷ số EPS/P là một tham số của giá trị cổ phiếu phản ánh tương quan giữa thu nhập trên mỗi cổ phiếu so giá thị trường của cổ phiếu. N ếu hệ số EE PS/P dương thì điều này chỉ ra rằng những cổ phiếu có tỷ số EPS/P cao thì có suất sinh lợi cao hơn những cổ phiếu có tỷ số EPS/P thấp. Ngược lại, nếu hệ số EEP S/P âm thì điều này cho thấy rằng những cổ phiếu có tỷ số EPS/P thấp thì có suất sinh lợi cao hơn những cổ phiếu có tỷ số EPS/P cao.
Phần bù tỷ số RO E (RR OE)
Yếu tố RROE đo lường lợi nhuận tăng thêm của nhà đầu tư khi đầu tư vào những công ty có tỷ số ROE cao. Phần lợi nhuận tăng thêm này còn được gọi là “phần bù của tỷ số ROE”. Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời. Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định nên mua cổ phiếu của công ty nào. Tỷ số ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông. Cho nên tỷ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn. Nếu hệ số RROE dương thì điều này chỉ ra rằng những cổ phiếu có tỷ số RO E cao thì có suất sinh lợi cao hơn những cổ phiếu có tỷ số RO E thấp. Ngược lại, nếu hệ số RROE âm thì điều này cho thấy rằng những cổ phiếu có tỷ số ROE thấp thì có suất sinh lợi cao hơn những cổ phiếu có tỷ số RO E cao.
Phần bù doanh thu (DDT)
Yếu tố D DT đo lường lợi nhuận tăng thêm của nhà đầu tư khi đầu tư vào những công ty có doanh thu cao. Phần lợi nhuận tăng thêm này còn được gọi là “phần bù của doanh thu”. D oanh thu hay lượng hàng bán là chỉ tiêu quan trọng nhất để các nhà đầu tư đo lường một công ty có sức mạnh hay không và là yếu tố chính của tăng trưởng. Khi chọn lựa cổ phiếu thì các nhà đầu tư đã tìm công ty có tốc độ bán
hàng mạnh để làm tiền đề cho tăng trưởng thu nhập. Nếu hệ số DDT dương thì điều này chỉ ra rằng những cổ phiếu có doanh thu cao thì có suất sinh lợi cao hơn những
cổ phiếu có doanh thu thấp. N gược lại, nếu hệ số DDT âm thì điều này cho thấy rằng
những cổ phiếu doanh thu thấp thì có suất sinh lợi cao hơn những cổ phiếu có doanh thu cao.
2.4.2. Cách đo lường kết quả đầu tư
Kết quả đầu tư là lợi nhuận của một danh mục đầu tư. Danh mục đầu tư có thể bao gồm một hoặc nhiều tài sản. Kết quả đầu tư được đo lường qua một khoảng thời gian cụ thể và một loại tiền tệ cụ thể. Để so sánh kết quả đầu tư của hai danh mục đầu tư khác nhau, người ta dùng suất sinh lợi của danh mục đầu tư này so sánh với suất sinh lợi của danh mục đầu tư kia.
Vì kết quả đầu tư là một biến tiềm ẩn nên nó được đo lường thông qua biến quan sát là suất sinh lợi kỳ vọng.
Từ biểu thức của mô hình dưới đây
Rit - Rft = α + βi[Rmt – Rft] + si(SMBt) + hi(HM Lt) + wi(WM Lt) + ri(RROE t) +
ei(EE P S/P t) + di(DDTt) + ε
ta suy ra suất sinh lợi kỳ vọng bình quân của cổ phiếu:
(2.5)
Rit = α + Rft + βi[Rmt – Rft] + si(SMBt) + hi(HM Lt) + wi(WM Lt) + ri(RROE t) +
+ei(EE PS/P t) + di(DD Tt) + ε
(2.6)
Bảng 2.1: Đo lường các biến nghiên cứu
Ký hiệu | Được đo lường bởi | |
Tổng phần bù rủi ro |
Ri R f | Ri R f : Hiệu số giữa suất sinh lợi kỳ vọng bình quân và lãi suất tín phiếu kho bạc |
Phần bù của thị trường | BETA | Rm - Rf: H iệu số giữa suất sinh lợi thị trường và lãi suất tín phiếu kho bạc |
Hiệu số giữa suất sinh lợi bình quân trong quá khứ của | ||
Phần bù của quy mô công ty | SMB | danh mục cổ phiếu quy mô công ty nhỏ và suất sinh lợi bình quân trong quá khứ của danh mục cổ phiếu quy mô |
công ty lớn | ||
Hiệu số giữa suất sinh lợi bình quân trong quá khứ của | ||
Phần bù của giá trị công ty | HML | danh mục cổ phiếu có tỷ số BE/M E cao (cổ phiếu “giá trị”) và suất sinh lợi bình quân trong quá khứ của danh mục cổ |
phiếu có tỷ số BE/ME thấp (cổ phiếu “tăng trưởng”) | ||
Phần bù tính xu hướng | WML | Được tính là bình quân chênh lệch trong quá khứ giữa lợi nhuận danh mục cổ phiếu công ty có suất sinh lợi cao so với công ty có suất sinh lợi thấp |
Được tính bình quân chênh lệch trong quá khứ giữa lợi | ||
Phần bù tỷ số EPS/P | EE PS/P | nhuận danh mục cổ phiếu công ty có tỷ số EPS/P cao so với lợi nhuận danh mục cổ phiếu công ty có tỷ số EPS/P |
thấp | ||
Phần bù tỷ số RO E | RROE | được tính bình quân chênh lệch trong quá khứ giữa lợi nhuận danh mục cổ phiếu công ty có tỷ số ROE cao so với lợi nhuận danh mục cổ phiếu công ty có tỷ số ROE thấp |
Phần bù doanh thu | DDT | Được tính bình quân chênh lệch trong quá khứ giữa lợi nhuận danh mục cổ phiếu công ty có doanh thu cao so với lợi nhuận danh mục cổ phiếu công ty có doanh thu thấp. |
Có thể bạn quan tâm!
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh - 2
- Mô Hình Định Giá Tài Sản Vốn C Apm (Capital Assetpricingmodel)
- Một Số Khái Niệm Và Cách Đo Lường Kết Quả Đầu Tư
- Kết Quả Kiểm Định Mô Hình Đối Với Dữ Liệu Trên Hose
- Kiểm Định Giả Thiết Đối Với Các Hệ Số Hồi Quy Mô Hình Ba Yếu Tố Fama-French
- Ứng Dụng Mô Hình Mở Rộng Để Dự Báo Giá Cổ Phiếu Trên Hos E
Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.
Tóm lại, chương 2 đã trình bày lý thuyết về các mô hình CAPM, Fama-French và Carhart cùng với những nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài. Trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra mô hình nghiên cứu cho luận văn này. Giả thiết nghiên cứu được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết và kết quả của các nghiên cứu trước các khái niệm và cách đo lường các biến nghiên cứu cũng được trình bày trong chương, là cơ sở để xử lý và phân tích dữ liệu trong những chương tiếp theo.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 2 đã giới thiệu cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu, kết quả của các nghiên cứu trước cũng như khái niệm và cách đo lường kết quả đầu tư. Chương 3 này nhằm mục đích giới thiệu các phương pháp nghiên cứu sử dụng để kiểm định mô hình lý thuyết cùng các giả thiết đề ra. Chương này bao gồm hai phần chính: (1) phương pháp nghiên cứu và (2) quy trình nghiên cứu.
3.1. Phương pháp nghiên cứu
N ghiên cứu này bao gồm hai giai đoạn chính: (1) kiểm định tính phù hợp của mô hình mở rộng đối với dữ liệu trên H OSE và (2) ứng dụng mô hình để dự báo giá một số cổ phiếu cụ thể trên HOSE.
Giai đoạn kiểm định mô hình được thực hiện bằng phân tích tương quan và phân tích hồi quy tuyến tính theo phương pháp bình phương tối thiểu thông thường (O rdinary Least Square – OLS) của Carl Friedrich G auss. Giai đoạn này gồm ba phần sau: (1) phân tích sự tương quan giữa yếu tố thị trường, yếu tố quy mô công ty, yếu tố giá trị công ty, yếu tố xu hướng, yếu tố RO E yếu tố EPS/P, yếu tố doanh thu và tổng phần bù rủi ro của cổ phiếu các công ty niêm yết trên H OSE trong mẫu nghiên cứu, (2) kiểm định tính phù hợp của hàm hồi quy, và (3) kiểm định các giả thiết nghiên cứu.
Sau khi kiểm định, nếu mô hình phù hợp với dữ liệu của HO SE thì thực hiện giai đoạn hai-ứng dụng mô hình này để dự báo giá của các cổ phiếu trên HOSE.
3.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Số liệu sử dụng trong đề tài này chủ yếu là số liệu thứ cấp như số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành của các công ty, tỷ số RO E, thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS), doanh thu thuần và vốn chủ sở hữu được chiết suất từ báo cáo tài chính thu thập từ website w ww .cophieu68.com, chỉ số VN -Index và giá đóng cửa cổ phiếu của các công ty niêm yết sau mỗi phiên giao dịch cũng được thu thập từ w ebsite www .cophieu68.com. Lãi suất phi rủi ro được sử dụng ở đây là lãi suất của tín phiếu
kho bạc được thu thập từ website của của N gân hàng Nhà nước Việt Nam (w ww .sbv.gov.vn).
Đ ối tượng nghiên cứu là các cổ phiếu thường (common stock) của các công ty
không phải là công ty chứng khoán niêm yết trên H OSE trước ngày 2/1/2009. Kỳ nghiên cứu là ba năm: từ ngày 2/1/2009 – 30/12/2011. Lý do cho việc chọn khoảng thời gian này xuất phát từ tính thuận tiện của việc thu thập dữ liệu, tính cập nhật của thông tin và độ lớn của cở mẫu. Lãi suất phi rủi ro được sử dụng trong nghiên cứu này là lãi suất của tín phiếu kho bạc nhà nước qua các năm từ năm 2009 đến năm 2011.
Vào ngày 2/1/2009 trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (H OSE) có khoản 120 công ty đại chúng niêm yết, không phải là công ty chứng khoán và tài chính.. Tuy nhiên, trong số còn lại này có một số công ty có một vài ngày không giao dịch nên bị loại ra khỏi mẫu, do đó chỉ còn lại 111 công ty. Trong 111 công ty này lại có 2 công ty thiếu báo cáo tài chính của một quý (CLC thiếu báo cáo tài chính của quý 2/2009 và D DM thiếu báo cáo tài chính của quý 4/2009) nên cũng bị loại ra khỏi mẫu. Vì vậy, số công ty mà nghiên cứu này quan sát là 109 công ty được niêm yết giao dịch chứng khoán trên H OSE trước ngày 2/1/2009. Các chỉ tiêu tài chính, giá chứng khoán… được xem xét trong thời kỳ 3 năm (2009-2011).
Như vậy, với các giới hạn về đối tượng nghiên cứu và thời gian nghiên cứu như trên, nghiên cứu này tập trung vào việc phân tích đối với 109 công ty niêm yết trên H OSE trước ngày 2/1/2009 (xem bảng danh sách các công ty trong mẫu nghiên cứu ở phụ lục 1). Quy mô mẫu sẽ là 749 (tương ứng với 749 phiên giao dịch) cho mỗi công ty trong mẫu nghiên cứu.
Các dữ liệu thu thập trong nghiên cứu này bao gồm: (1) giá cổ phiếu và chỉ số VN -Index được thu thập là giá đóng cửa của từng phiên giao dịch, (2) số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành, (3) vốn chủ sở hữu từng quý của từng công ty, (4) lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu từng quý của từng công ty (EPS), (5) tỷ số ROE từng quý
của từng công ty, (6) doanh thu thuần từng quý của từng công ty và (7) lãi suất của tín phiếu kho bạc.
3.1.2. Phương pháp xử lý dữ liệu
3.1.2.1. Cách tính suất sinh lợi
Dùng dữ liệu thu thập được để tính suất sinh lợi của từng cổ phiếu và suất sinh lợi của thị trường theo định kỳ quan sát là ngày.
Suất sinh lợi kỳ vọng của cổ phiếu được tính theo công thức:
PClosi ng price PClosi ng price
R t t 1
P
i
Closi ng pricet 1
(3.1)
Trong đó:
t
PClosing price : giá đóng cửa của phiên giao dịch thứ t
PClosing
price t-1 : giá đóng cửa của phiên giao dịch thứ t-1.
Suất sinh lợi kỳ vọng của thị trường cũng được tính tương tự như trên nhưng thay giá chứng khoán bằng VN -Index.
R VNIndex t VNIndex
t1
(3.2)
m VNIndex
t 1
VNIndext: chỉ số VN-Index của phiên giao dịch thứ t VNIndext-1: chỉ số VN -Index của phiên giao dịch thứ t-1.
Giá trị sổ sách (BE: Book Equity) được tính bằng vốn chủ sở hữu, tỷ số ROE
được tính lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu, doanh thu thuần được thu thập trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, EPS được tính bằng lợi nhuận dành để chia cho cổ đông phổ thông thể hiện trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chia số cổ phiếu cổ phiếu thường đang lưu hành thể hiện trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, giá trị thị trường (M E: Market Equity) được tính bằng tích số giữa giá thị trường của một cổ phiếu với số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành.
Lãi suất phi rủi ro được sử dụng trong nghiên cứu này là lãi suất của tín phiếu
kho bạc tính theo ngày.
3.1.2.2. Cách tính các biến (SMB, HML,WML, RR OE , DDT và EEPS/ P) Phân chia danh mục đầu tư
Sau khi tính giá trị thị trường (market equity: ME) của từng công ty trong mẫu nghiên cứu ta phân loại thành 2 nhóm cổ phiếu dựa vào giá trị trung vị (median) của ME như sau: nhóm S (Small-cap) gồm các cổ phiếu có giá trị ME nhỏ hơn giá trị trung vị và nhóm B (Big-cap) gồm các cổ phiếu có giá trị ME lớn hơn giá trị trung vị. (ME được tính bằng số lượng cổ phiếu đang lưu hành nhân với giá cổ phiếu trung bình thi trường)
Giá trị trung vị được tính bằng hàm M edian của 109 giá trị M E (của 109 công ty) và bằng 486.756 triệu đồng. Từ giá trị trung vị này ta phân chia 109 cổ phiếu thành hai nhóm S và B và mỗi nhóm đều gồm có 54 cổ phiếu.
Tương tự, ta tính các giá trị thống kê cho tỷ số BE/ME rồi sắp xếp chúng thành 3 nhóm: nhóm L (low ) gồm 30% cổ phiếu có giá trị của tỷ số BE/ME thấp nhất, 40% cổ phiếu có tỷ số BE/ME nằm ở khoảng giữa là nhóm M (medium) và 30% còn lại (các cổ phiếu có tỷ số BE/ME cao nhất) là nhóm H (high).
Sau khi phân chia tỷ số BE/ME như trên ta được 34 cổ phiếu thuộc nhóm L (low), 41 cổ phiếu thuộc nhóm M (M edian) và 34 cổ phiếu thuộc nhóm H (High).
Ta được sáu danh mục: SL, SM, SH, BL, BM, BH là sự tổ hợp của hai nhóm ME và ba nhóm BE/ME.
SMB là hiệu số giữa suất sinh lợi bình quân của danh mục cổ phiếu quy mô công ty nhỏ (SL, SM, và SH) và suất sinh lợi bình quân của danh mục cổ phiếu quy mô công ty lớn (BL, BM, và BH), ta tính được SMB như sau:
SMB = 1/3(SH + SM + SL) – 1/3(BH + BM + BL)
(3.3)
HML là hiệu số giữa suất sinh lợi bình quân của danh mục cổ phiếu có tỷ số BE/ME cao (cổ phiếu “giá trị”) (SH và BH) và suất sinh lợi bình quân của danh mục cổ phiếu có tỷ số BE/ME thấp (cổ phiếu “tăng trưởng”) (S/L và B/L), ta tính được HM L như sau:
HM L= 1/2 (SH+BH ) – 1/2 (SL + BL) (3.4)