Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 2


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ


STT

Bảng

Trang

1

Hình 2.1: Mô hình hành vi mua của Webster và Wind (1972)

18

2

Hình 2.2: Mô hình các yếu tố quyết định lựa chọn ngân hàng của

Kaynak (1991)

21

3

Hình 2.3: Mô hình các yếu tố quyết định lựa chọn ngân hàng của

Driscoll (1999)

22

4

Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu các yếu tố quyết định lựa chọn ngân

hàng của Mokhlis (2009)

22

5

Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu các yếu tố quyết định lựa chọn ngân

hàng của Mohamad Sayuti Md. Saleh (2013)

23

6

Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu đề xuất

31

7

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

33

8

Hình 4.1: Cơ cấu các loại hình doanh nghiệp của các doanh nghiệp

được khảo sát trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

47

9

Hình 4.2: Cơ cấu các nhóm doanh số giao dịch của các doanh

nghiệp được khảo sát trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

47

10

Hình 4.3: Cơ cấu các nhóm số lượng ngân hàng giao dịch của các

doanh nghiệp được khảo sát trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

48

11

Hình 4.4: Cơ cấu số lượng phương thức thanh toán của các doanh

nghiệp được khảo sát trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

49

12

Hình 4.5 Đồ thị phân tán phần dư chuẩn hóa

66

13

Hình 4.6 Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa

67

14

Hình 4.7 Đồ thị P-P Plot phần dư chuẩn hóa

68

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 2


CHƯƠNG 01: TỔNG QUAN VÀ GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

Tại Việt Nam, từ giai đoạn 5 năm gần đây (2013 – 15/04/2018), kết quả tăng trưởng xuất khẩu cả nước là tương đối khả quan, trong đó có 3 năm tăng trưởng 2 con số là 2014 (tăng 16.1%) năm 2017 (tăng 13.9%), riêng nửa đầu tháng 04/2018 kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 64.41 tỷ USD tăng 22.8 % so với cùng kỳ 2017 và cũng theo số liệu thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu của Tổng cục hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước năm 2017 đạt 400 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2016. Cán cân thương mại năm 2017 thặng dư 2.11 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu năm 2017 đạt 21.8%, giai đoạn 2007 – 2016 đạt 15.3%. Với xu hướng hội nhập ngày càng mạnh mẽ với thế giới, mặc dù thị trường thế giới có nhiều bất ổn như chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc, khủng bố tại một số nước châu Âu, nhưng Việt Nam vẫn có tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu cao và ổn định.

Năm 2018 đánh dấu các bước chuyển biến quan trọng với việc nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) dự kiến được ký kết 2018, thuận lợi hơn cho việc xuất các mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản Việt Nam qua thị trường khó tính như Châu Âu. Bên cạnh đó, Việt Nam tiếp tục được nhận ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) cho giai đoạn 2017 – 2019, Hiệp định Thương mại Trung Quốc – ASEAN cũng góp phần giúp cho trái cây, sữa xuất từ Việt Nam sang Trung Quốc với mức thuế suất 0%. 10 năm kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO Việt Nam đã chuyển mình thăng thứ hạng xuất nhập khẩu so với các nước ASEAN nói riêng và trên thế giới nói chung, cụ thể năm 2006 Việt Nam chỉ đứng thứ 50 về xuất khẩu và 44 về nhập khẩu nhưng năm 2017 thứ hạng của Việt Nam là 27 về xuất khẩu và 25 về nhập khẩu (theo Niên giám Thống kê Hải quan về hàng hóa XNK Việt Nam năm 2017). Việt Nam đang dần hướng tới mục tiêu “Toàn Cầu Hóa”, khiến vai trò và trách nhiệm của các ngân hàng trong việc năng cao nghiệp vụ cũng như sự chăm sóc khách hàng ngày càng cao.


Đi cùng với xu thế trên, tất yếu sẽ là sự phát triển của nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại. Dịch vụ thanh toán quốc tế được cung cấp bởi các ngân hàng không những giúp cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thông suốt mà còn giúp cho các doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trong việc thanh toán quốc tế. Do vậy, việc lựa chọn ngân hàng để giao dịch thanh toán quốc tế luôn được các doanh nghiệp xuất nhập khẩu xem xét một cách cẩn trọng. Còn về phía ngân hàng, nghiệp vụ thanh toán quốc tế đem lại rất nhiều nguồn thu qua phí dịch vụ, kinh doanh ngoại tệ, lãi chiết khấu, …Dịch vụ thanh toán quốc tế không chỉ đơn thuần làm tăng thu nhập của ngân hàng mà còn là một ưu thế nâng cao uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính. Giúp ngân hàng gia tăng ưu thế cạnh tranh và bổ trợ các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Hoạt động thanh toán quốc tế tốt sẽ bổ trợ hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu, sử dụng thẻ, và các dịch vụ khác của ngân hàng.

Trên thế giới và tại Việt Nam có rất nhiều bài nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngân hàng của các khách hàng, nhưng hầu hết là các nghiên cứu mà đối tượng là khách hàng cá nhân, hoặc khách hàng doanh nghiệp với các hình thức giao dịch tài khoản, thẻ hoặc lựa chọn ngân hàng chung, mà không đi sâu cụ thể vào mảng nào, như các bài của James F. Nielsen, Rowan M. Trayler, Bonnie M. Brown (1995) ở Australia, Apena Hedayatnia and Kamran Eshghi (2011) ở Iran, Omo Aregbeyen, Ph.D (2011) ở Nigeria, Mohamad Sayuti Md. Saleh (2013) ở Malaysia,... Ở Việt Nam các đề tài nghiên cứu về sự lựa chọn là thuộc lĩnh vực chứng khoán như đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi lựa chọn công ty chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam” của tiến sĩ Nguyễn Hoàng Giang (2016) đại học Kinh Tế Quốc dân, về để tài thanh toán quốc tế có đề tài cấp bộ “Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam” của PGS.TS Trần Huy Hoàng và các cộng sự (2006).

Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng với các dịch vụ tương tự nhau, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng giao dịch thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu là rất cần


thiết. Điều này sẽ giúp các ngân hàng tìm cách tạo ra sự khác biệt trong dịch vụ thanh toán quốc tế, đáp ứng đúng yêu cầu của các doanh nghiệp để luôn giữ vững và phát triển thị phần thanh toán quốc tế giữa các ngân hàng, làm nên sự khác biệt trong dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Vì những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NGÂN HÀNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” cho luận văn cao học.

1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung: nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng trong phạm vi nghiên cứu.

Mục tiêu cụ thể:

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn TP HCM.

- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến việc lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn TP HCM.

1.2.2. Các câu hỏi nghiên cứu

- Các yếu tố nào tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn TP HCM?

- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đối với quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn TP HCM?


1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên trên địa bàn TP HCM.

1.3.2. Đối tượng khảo sát

Người có khả năng quyết định đến việc sử dụng sản phẩm của ngân hàng (có thể là giám đốc hoặc kế toán trưởng của doanh nghiệp) của các doanh nghiệp hiện đang có giao dịch thanh toán quốc tế với các ngân hàng trên địa bàn TP HCM.

1.3.3. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực hiện khảo sát các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn TP HCM từ tháng 01/2018 đến tháng 07/2018.

Phạm vi không gian:

Tính đến tháng 01/2018 Hệ thống ngân hàng Việt Nam bao gồm: 31 ngân hàng thương mại cổ phần, 4 ngân hàng thương mại Nhà nước, 1 hợp tác xã, 2 ngân hàng chính sách, 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 2 ngân hàng liên doanh (chi tiết sẽ được liệt kê trong phần phụ lục). Do tác giả có thời gian nghiên cứu, cũng như khả năng tiếp cận các khách hàng của toàn bộ các ngân hàng trên còn hạn hẹp, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện (Convenience sampling), đây là phương pháp chọn các phần tử dựa trên sự thuận tiện, dễ tiếp cận, dễ lấy thông tin, lấy mẫu thuận tiện, thường được dùng trong nghiên cứu khám phá, để xác định ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu hoặc để kiểm tra trước bảng câu hỏi nhằm hoàn chỉnh bảng, hoặc khi muốn ước lượng sơ bộ về vấn đề đang quan tâm mà không muốn mất nhiều thời gian và chi phí theo “Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp trong nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội” của tác giả Vò Hải Thủy, tác giả lựa chọn nghiên cứu 10 ngân hàng thương mại cổ phần (trong tổng số 49 ngân hàng) có doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã từng thực hiện giao dịch thanh toán quốc tế, với 10 ngân hàng thương mại cổ phần chiếm trên 50% thị phần thanh toán quốc tế năm 2017 như sau: Vietinbank, VCB, BIDV, Agribank, Techcombank, Sacombank, MBBank, VPBank Eximbank, SHB.


1.4. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 bước: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.

1.4.1. Nghiên cứu định tính

Thực hiện phỏng vấn 15 chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực thanh toán quốc tế: các chuyên gia đáp ứng được yêu cầu:

- Có thâm niêm trên 5 năm trong lĩnh vực thanh toán quốc tế và đạt chứng chỉ CDCS (Certified Documentary Credit Specialist)

- Lãnh đạo cao cấp trong doanh nghiệp có quan hệ giao dịch thanh toán quốc tế với các ngân hàng thương mại.

1.4.2. Nghiên cứu định ượng

Kích thước mẫu dự kiến 200 quan sát, ở đây sử dụng phần mềm SPSS 18 được sử dụng để xử lý thông tin, kiểm định thang đo, thực hiện phân tích yếu tố và kiểm định mô hình các công cụ như hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích EFA (kích thước mẫu phù hợp sẽ lớn hơn 100 và kích thước mẫu phải bằng ít nhất 5 lần biến quan sát), phân tích hồi quy tuyến tính (kích thước mẫu yêu cầu được đề nghị là: n>50 +8m, trong đó: n là kích thước mẫu, m là số biến độc lập, bài nghiên cứu gồm 6 biến độc lập, bài viết nghiên cứu 10 ngân hàng, mỗi ngân hàng lựa chọn khoảng 20 khách hàng, vậy kích thước mẫu phù hợp sẽ là 200) sẽ được sử dụng trong nghiên cứu để kiểm tra mối quan hệ giữa các biến độc lập và phụ thuộc.

Trên thế giới, các nghiên cứu về lựa chọn ngân hàng của khách hàng doanh nghiệp đã được thực hiện trong thời gian dài và tại nhiều quốc gia. Tuy nhiên nghiên cứu về quyết định lựa chọn Ngân hàng tại Việt Nam hầu hết chỉ tập trung ở mảng tín dụng và có rất ít các nghiên cứu tập trung vào sản phẩm thanh toán quốc tế. Vì vậy đề tài của tác giả nghiên cứu trong địa bàn TP Hồ Chí Minh với 6 yếu tố sẽ cho ra kết quả khác, đóng góp về mặt thực tiễn nhằm cung cấp thêm thông tin cho các ngân hàng.


1.5. Ý nghĩa của đề tài

Ý nghĩa khoa học: Đề tài nghiên cứu đi từ thực nghiệm sẽ phần nào cho thấy được hành vi của khách hàng doanh nghiệp trong việc lựa chọn ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế khi mà chưa có nhiều nghiên cứu tương tự trên thế giới và tại Việt Nam.

Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP Hồ Chí Minh xác định được các yếu tố quan trọng tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng giao dịch thanh toán quốc tế, từ đó đưa ra chiến lược cải cách thay đổi và thiết kế sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng nhằm khẳng định vị thế và thị phần của mình.

1.6. Kết cấu dự kiến của luận văn

Bài nghiên cứu dự kiến chia làm 5 chương:

- Chương 01: Tổng quan và giới thiệu về đề tài nghiên cứu

- Chương 02: Cơ sở lý thuyết

- Chương 03: Thiết kế nghiên cứu

- Chương 04: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

- Chương 05: Những hàm ý từ kết quả nghiên cứu, kết luận


Tóm tắt chương 01

Chương 1 tổng quát các vấn đề cần nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Chương 1 cũng chỉ ra ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 27/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí