Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 6


Tóm tắt chương 02

Chương 02 đã cung cấp cho người đọc cơ sở lý thuyết vể thanh toán quốc tế, các sản phẩm thanh toán quốc tế được cung cấp trên địa bàn thành phồ Hồ Chí Minh. Bài nghiên cứu tóm tắt sơ qua về các nghiên cứu có liên quan trong quá khứ, làm rò các yếu tố và lý do vì sao lựa chọn các yếu tố này để nghiên cứu. Tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu để nghị với các giả thiết: “Giá cả”, “Cấp tín dụng”, “Danh tiếng của ngân hàng”, “Hiệu quả trong hoạt động thường ngày”, “Sự thuận tiện” và “Chất lượng dịch vụ” lần lượt có tương quan dương với quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp trên địa bàn TP HCM.


CHƯƠNG 03: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1. Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu này được thiết lập dựa theo quy trình do Nguyễn Đình Thọ (2011) đề xuất, gồm 2 giai đoạn chính: Giai đoạn 1 nghiên cứu định tính nhằm phát hiện, điều chỉnh, bổ sung các yếu tố mới, đồng thời xây đựng bảng câu hỏi. Giai đoạn 2 nghiên cứu định lượng để kiểm định thang đo và giả thiết. Chi tiết quy trình được trình bày theo sơ đồ sau:

Phân tích (EFA)

Kiểm định giả thuyết

KẾT QUẢ

Điều chỉnh thang

đo

Thống kê mô tả


NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG

Thang đo

chính thức

Cronbach’s Anpha

Hình 3 1 Quy trình nghiên cứu VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH CƠ SỞ 1

Hình 3 1 Quy trình nghiên cứu VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH CƠ SỞ 2

Hình 3 1 Quy trình nghiên cứu VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH CƠ SỞ 3

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu


VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Xây dựng thang đo



Loại bỏ những biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ. Kiểm tra hệ số Cronbach’s Anpha

Loại bỏ các biến có trọng số yếu tố nhỏ. Kiểm tra yếu tố trích được và phương sai

trích được

Phân tích tương quan và hồi quy đa biến

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 6


3.2. Thiết kế nghiên cứu định

3.2.1. Nghiên cứu định tính

3.2.1.1. Nghiên cứu định tính

Được tiến hành thông qua kỹ thuật thảo luận tay đôi với chuyên gia để thu thập ý kiến nhằm khẳng định các đối tượng này hiểu rò nội dung và ý nghĩa của các từ ngữ được phát biểu trong thang đo, đồng thời thu thập các phát biểu, ý kiến mới từ đó có thể điểu chỉnh bỗ sung cho thang đo chính thức trong bước nghiên cứu định lượng.

3.1.1.2. Mẫu nghiên cứu định tính

Thực hiện phỏng vấn 15 chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, các chuyên gia đáp ứng một trong các yêu cầu sau:

Có thâm niêm trên 5 năm trong lĩnh vực thanh toán quốc tế và đạt chứng chỉ CDCS.

Lãnh đạo cao cấp trong công ty có quan hệ giao dịch thanh toán quốc tế với các ngân hàng thương mại.

Là phương pháp thu thập các ý kiến thông qua quá trình giao tiếp trực tiếp theo bảng câu hỏi thảo luận đã chuẩn bị sẵn.

Phương pháp phỏng vấn tay đôi chuyên sâu đã được tác giả thực hiện với 15 chuyên gia. Các chuyên gia được lựa chọn phỏng vấn bao gồm 10 người hiện đang làm việc tại 10 ngân hàng tiến hành khảo sát định lượng và 05 người đại diện cho các doanh nghiệp có sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế tại các ngân hàng trong phạm vi nghiên cứu.

10 người đang làm việc tại ngân hàng là những cá nhân đã công tác trong ngành ngân hàng lâu năm và có kinh nghiệm và kiến thức về sản phẩm và lĩnh vực thanh toán quốc tế. Cụ thể như sau có: 03 trưởng phòng xuất nhập khẩu; 05 trưởng bộ phận tài trợ thương mại và 02 chuyên viên cao cấp thuộc phòng dịch vụ xuất nhập khẩu. Tất cả đều đã công tác trong ngành ngân hàng mảng thanh toán quốc tế trên 5 năm, có sự am hiểu khách hàng và hiểu biết nhất định về các nội dung tác giả đang nghiên cứu.


05 người đại diện cho các doanh nghiệp có thời gian giao dịch với ngân hàng trên 3 năm và đang sử dụng các sản phẩm thanh toán quốc tế của ngân hàng. Đối tượng được phỏng vấn là các cá nhân có vai trò quyết định trong doanh nghiệp về việc lựa chọn ngân hàng giao dịch, đồng thời đã có thâm niên gắn bó với công ty trên 5 năm. Cụ thể như sau: 01 người là giám đốc, 03 kế toán trưởng và 01 phó phòng kế toán.

Tác giả thực hiện việc phỏng vấn theo từng bước. Đầu tiên, tác giả thảo luận với từng người bằng một số câu hỏi mở có tính chất khám phá để đối tượng được khảo sát nêu ý kiến và quan điểm của cá nhân nhằm mục đích phát hiện, bổ sung các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng cũng như lý do về sự lựa chọn ngân hàng của người đang được khảo sát. Sau đó, tác giả giới thiệu các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngân hàng đã được đề xuất để đối tượng được khảo sát thảo luận và nêu ý kiến đóng góp đối với từng yếu tố cũng như làm rò cách diễn tả, thể hiện, tránh gây nhầm lẫn của các từ ngữ trong từng yếu tố của thang đo.

3.2.1.3. Kết quả nghiên cứu định tính

a. Về nội dung, ý nghĩa của các từ ngữ trong bảng khảo sát:

Tất cả các chuyên gia tham gia khảo sát đều hiểu rò nội dung và ý nghĩa của các từ ngữ trong bảng khảo sát. Còn các nội dung khác sẽ được trình bày cụ thể sau. Các phát biểu về thang đo được phát triển từ thang đo của hai nghiên cứu:

James F. Nielsen, Rowan M. Trayler, Bonnie M. Brown (1995) “Banking Expectations: Do Bankers Really Understand the Needs of the Small Business Customer?” và Mohamad Sayuti Md. Saleh (2013) “Bank Selection Criteria in a Customers' Perspective”

b. Về phát biểu các thang đo:

Tất cả 15/15 người tham gia khảo sát đều đồng ý đóng góp điều chỉnh đối với các yếu tố sau:

- Đối với yếu tố “Giá cả cạnh trạnh”:

Thanh đo được phát triển từ thang đo của James F. Nielsen, Rowan M. Trayler, Bonnie M. Brown (1995) và Mohamad Sayuti Md. Saleh (2013). Cả 15/15


người đồng ý với các biến quan sát về phí thanh toán quốc tế cạnh tranh, ngân hàng cung cấp một số sản phẩm dịch vụ ở mức giá thấp hơn thị trường. Có 12/15 người cho rằng nên bổ sung thêm biến quan sát về tỷ giá ngoại tệ cạnh tranh. Lý do: Chi phí mua bán ngoại tệ cũng là một trong các yếu tố quan trọng trong tổng chi phí giao dịch thanh toán quốc tế của doanh nghiệp. Tỷ giá ngoại tệ phù hợp cũng được các doanh nghiệp quan tâm và so sánh giữa các ngân hàng để đưa ra quyết định lựa chọn ngân hàng giao dịch.

- Đối với yếu tố “Cấp tín dụng”:

Thang đo phát triển từ nghiên cứu của James F. Nielsen, Rowan M. Trayler, Bonnie M. Brown (1995) và Mohamad Sayuti Md. Saleh (2013). 14/15 người đồng ý bỏ phát biểu “Ngân hàng X dễ dàng cấp tín dụng cho doanh nghiệp” vì trùng ý với phát biểu “Ngân hàng X sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tín dụng cho doanh nghiệp” bên cạnh đó từ khóa “dễ dàng” không thể hiên đúng tính chất thận trọng, rủi ro trong cho vay của các ngân hàng. 10/15 người cho rằng nên thay “Ngân hàng X có lãi xuất cho vay cạnh tranh” bằng phát biểu “Ngân hàng X có lãi xuất cho vay thấp hơn các ngân hàng khác” để phát biểu rò ràng và dể hiểu hơn.

- Đối với yếu tố “Danh tiếng của ngân hàng”:

Thang đo phát triển từ nghiên cứu của James F. Nielsen, Rowan M. Trayler, Bonnie M. Brown (1995) và Mohamad Sayuti Md. Saleh (2013). Đề xuất ban đầu của tác giả có biến quan sát “Ngân hàng X được niêm yết và cung cấp đầy đủ thông tin trên sàn giao dịch chứng khoán”, tuy nhiên trong quá trình phỏng vấn 14/15 người đề nghị bỏ biến này ra vì trong phát biểu “Ngân hàng X có tình trạng tài chính lành mạnh minh bạch” đã bao hàm nội dung này.

- Đối với yếu tố “Sự hiệu quả trong hoạt động thường ngày”:

Thang đo phát triển từ nghiên cứu của James F. Nielsen, Rowan M. Trayler, Bonnie M. Brown (1995) và Mohamad Sayuti Md. Saleh (2013) và được 05/05 người tham gia đồng ý thêm phát biểu “Ngân hàng X được xếp hạng tín nhiệm cao” vì khi đề xuất sử dụng ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ như LC hay nhờ thu, thì các đối tác nước ngoài cũng thường yêu cầu các ngân hàng có mức xếp hạng tín


nhiệm cao bởi các tổ chức xếp hạng uy tín, nhằm tạo lòng tin cho họ, yếu tố này cũng ảnh hưởng đến việc doanh nghiệp Viêt Nam lựa chọn ngân hàng, đồng thời phát biểu “Ngân hàng X có mẫu biểu ngắn gọn” cũng được 10/15 người đồng ý thêm vào, vì đặc thù của giao dịch thanh toan quốc tế là chứng từ cần ngắn gọn dễ hiểu, để nhân viên doanh nghiệp không bị rối, cũng như hiểu sai ý, cung cấp sai thông tin không cần thiết, hoặc không hiểu rò các cam kết với ngân hàng, dẫn đến kiện tụng sau này. 14/15 người đề xuất thay đổi phát biểu “Ngân hàng X có thời gian hoạt động lâu năm” vì nội dung này không đóng góp nhiều ý nghĩa về danh tiếng cho ngân hàng bằng phát biểu “Ngân hàng X có thương hiệu tốt”.

- Đối với yếu tố “Sự thuận tiện”:

Thang đo phát triển từ nghiên cứu của James F. Nielsen, Rowan M. Trayler, Bonnie M. Brown (1995) và Mohamad Sayuti Md. Saleh (2013). 15/15 người tham gia đồng ý thêm phát biểu “Ngân hàng X có hệ thống quan hệ đại lý phong phú” vì lý do đặc thù của việc thanh toán quốc tế, nếu ngân hàng có hệ thống đại lý rộng khắp và phong phú, thì việc thực hiện các giao dịch sẽ không bị đi qua quá nhiều ngân hàng trung gian, giảm thiểu được chi phí, cũng như tạo sự tiện lợi cho khách hàng khi ký kết hợp đồng ngoại thương với đối tác. 13/15 người đề nghị điều chỉnh phát biểu từ “Ngân hàng X có thời gian giao dịch thuận tiện” thành phát biểu “Ngân hàng X có giao dịch cuối tuần (sáng thứ 7)” vì từ khóa giao dịch thuận tiện gây khó hiểu cho người được tham gia khảo sát, hầu hết các ngân hàng đều có thời gian hoạt động trong tuần tương tự nhau, nên phát biểu này không rò ràng.

- Đối với yếu tố “Chất ượng sản phẩm/dịch vụ”:

Thang đo phát triển từ nghiên cứu của James F. Nielsen, Rowan M. Trayler, Bonnie M. Brown (1995), Mohamad Sayuti Md. Saleh (2013) và Apena Hedayatnia and Kamran Eshghi (2011). Ban đầu chỉ gồm 3 phát biểu, tuy nhiên 10/15 người cho ý kiến nên có thêm phát biểu thể hiện tính cam kết của ngân hàng, vì chất lượng dịch vụ của một giao dịch khi thực hiện cần phải có sự hoàn thành đung đủ nội dung và thời gian đã cam kết, tranh trường hợp ngân hàng thực hiện dịch vụ nhưng xảy ra sai xót xử lý sai thời gian, ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp đối với đối tác


nước ngoai, cho nên phát biểu “Ngân hàng X luôn thực hiện đúng cam kết” được tác giả đồng ý và mượn từ nghiên cứu của Apena Hedayatnia and Kamran Eshghi (2011).

3.2.1.4. Thang đo nghiên cứu

Bảng 3.1: Thang đo nghiên cứu


STT

TÊN

BIẾN

THANG ĐO

NGUỒN


GC - Yếu tố “Giá cả”

1

GC1

Ngân hàng X có phí sản phẩm

dịch vụ TTQT cạnh tranh

James F. Nielsen, Rowan M. Trayler, Bonnie M. Brown (1995) Mohamad Sayuti Md. Saleh (2013)

2

GC2

Ngân hàng X cung cấp một số sản phẩm dịch vụ ở mức giá

thấp hơn thị trường

3

GC3

Ngân hàng X áp dụng tỷ giá

mua/bán ngoại tệ cạnh tranh

Từ nghiên cứu định tính, đặc thù

sản phẩm thanh toán quốc tế


TD - Yếu tố “Cấp tín dụng”

4

TD1

Ngân hàng X sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tín dụng cho doanh

nghiệp

James F. Nielsen, Rowan M. Trayler, Bonnie M. Brown (1995) Mohamad Sayuti Md. Saleh (2013)

5

TD2

Ngân hàng X có lãi xuất cho

vay thấp hơn các ngân hàng khác

6

TD3

Chính sách tín dụng phù hợp

với doanh nghiệp


DT - Yếu tố “Danh tiếng của ngân hàng”

7

DT1

Ngân hàng X có thương hiệu

tốt

Mohamad (2013)

Sayuti

Md.

Saleh

8

DT2

Ngân hàng X có tính bảo mật

thông tin cao


9

DT3

Ngân hàng X có được nhiều

doanh nghiệp lựa chọn

James F. Nielsen, Rowan M. Trayler, Bonnie M. Brown (1995)

10

DT4

Ngân hàng X có tình trạng tài

chính lành mạnh minh bạch


HQ - Yếu tố “Sự hiệu quả trong hoạt động thường ngày”

11

HQ1

Ngân hàng X đưa ra quyết định

nhanh chóng

James F. Nielsen, Rowan M. Trayler, Bonnie M. Brown (1995)

12

HQ2

Ngân hàng X có kiến thức về

lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp

13

HQ3

Ngân hàng X có tốc độ giao

dịch nhanh chóng

Mohamad

(2013)

Sayuti

Md.

Saleh

14

HQ4

Ngân hàng X có quy trình mẫu

biểu đơn giản

Từ nghiên cứu định tính, đặc thù sản phẩm thanh toán quốc tế

15

HQ5

Ngân hàng X được xếp hạng tín

nhiệm cao


TT - Yếu tố “Sự thuận tiện”

16

TT1

Ngân hàng X có giao dịch cuối

tuần (sáng thứ 7)

Mohamad (2013)

Sayuti

Md.

Saleh

17

TT2

Ngân hàng X có mạng lưới

giao dịch rộng khắp

18

TT3

Ngân hàng X có vị trí thuận

tiện cho doanh nghiệp

James F. Nielsen, Rowan M.

Trayler, Bonnie M. Brown (1995)

19

TT4

Ngân hàng X có hệ thống quan

hệ đại lý phong phú

Từ nghiên cứu định tính, đặc thù

sản phẩm thanh toán quốc tế


CL - Yếu tố “Chất ượng sản phẩm/dịch vụ”

20

CL1

Ngân hàng X có sản phẩm dịch

vụ đa dạng

James F. Nielsen, Rowan M.

Trayler, Bonnie M. Brown (1995)

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 27/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí