Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại tại một số nước Đông Nam Á - 9


 Thứ hai, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại tại Việt Nam bao gồm: quy mô vốn chủ sở hữu, mức độ đa dạng hóa, quy mô ngân hàng, rủi ro tín dụng, mức độ tập trung ngành, hoạt động huy động tiền gửi và cho vay, tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế, sự phát triển hệ thống tài chính, tỷ lệ dự trữ, luật lệ bảo vệ nhà đầu tư và rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng.

 Thứ ba, bài nghiên cứu tìm thấy các yếu tố nêu trên có ảnh hưởng đáng kể với tác động khác nhau đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại Việt Nam, cụ thể:

+ Vốn chủ sở hữu thể hiện mối quan hệ phi tuyến hình chữ U ngược với khả năng sinh lợi của các ngân hàng. Điều này hàm ý rằng vốn chủ sở hữu gia tăng sẽ làm cho các ngân hàng cải thiện thu nhập lãi thần của các ngân hàng thương mại, tuy nhiên khi tăng qua một mức độ vốn chủ sở hữu nhất định, sự gia tăng trong vốn chủ sở hữu sẽ làm giảm thu nhập lãi thuần cũng như khả năng sinh lợi của các ngân hàng;

+ Quy mô ngân hàng, rủi ro tín dụng, hoạt động cho vay và hoạt động tiền gửi, lạm phát, sự phát triển tài chính đều thể hiện tương quan dương với khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại thông qua biến thu nhập lãi thuần. Điều này có nghĩa là khi quy mô ngân hàng gia tăng, rủi ro tín dụng càng cao, hoạt động cho vay và hoạt động tiền gửi càng được đẩy mạnh, lạm phát của Việt Nam gia tăng, ngành tài chính của Việt Nam càng phát triển thì sẽ cải thiện khả năng sinh lợi của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu;

+ Các yếu tố khác như mức độ đa dạng hóa thu nhập, mức độ tập trung ngành ngân hàng, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, luật lệ bảo vệ nhà đầu tư của Việt Nam, rủi ro mất khả năng thanh toán cho thấy mối quan hệ ngược chiều với khả năng sinh lợi của


các ngân hàng thương mại. Điều này ngụ ý rằng khi ngân hàng càng đẩy mạnh chiến lược đa dạng hóa thu nhập, càng có tỷ lệ dự trữ bắt buộc càng cao và ngành ngân hàng Việt Nam càng tập trung cũng như nền kinh tế Việt Nam càng tăng trưởng cũng như luật lệ Việt Nam càng bảo vệ các nhà đầu tư thì khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại trong mẫu nghiên cứu sẽ có xu hướng giảm. Kết quả nghiên cứu này nhìn chung không thay đổi khi luận văn sử dụng các biến số khác đại diện cho khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại (biến NIM2, NIM3 và NIM4).

5.2. Khuyến nghị


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

Từ các phát hiện mà luận văn đã tìm được, luận văn đưa ra các khuyến nghị dành cho các nhà quản trị ngân hàng thương mại và các nhà hoạch định chính sách với mong muốn cải thiện khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại.

5.2.1. Đối với các nhà quản trị ngân hàng

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại tại một số nước Đông Nam Á - 9


Đầu tiên, các nhà quản trị ngân hàng thương mại có thể xem xét đến vấn đề tăng rủi ro tín dụng của ngân hàng khi muốn cải thiện khả năng sinh lợi. Bởi các nhà quản trị của ngân hàng sẽ yêu cầu gia tăng lãi suất cho vay đối với các khoản vay có rủi ro cao cũng như là một phần bù đắp cho rủi ro tín dụng mà ngân hàng đang gánh chịu, kết quả là thu nhập lãi thuần của các ngân hàng này sẽ cao hơn. Vì thế, các nhà quản trị cũng sẽ phải cân nhắc giữa việc gia tăng khả năng sinh lợi và việc gia tăng rủi ro tín dụng của ngân hàng để tránh vì tăng khả năng sinh lợi mà lại nắm giữ nhiều tài sản có rủi ro và có ảnh hưởng tiêu cực cho ngân hàng thương mại trong tương lai.

Tiếp theo các nhà quản trị có thể xem xét đến vấn đề vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại khi muốn cải thiện khả năng sinh lợi. Cụ thể, các nhà quản trị nên tính toán tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối ưu mà ngân hàng cần duy trì để từ đó việc gia tăng vốn chủ sở hữu đến tỷ lệ tối ưu để có thể giúp ngân hàng cải thiện khả năng sinh lợi (do có mối quan hệ là chữ U ngược). Với giả thuyết tín hiệu đã cho rằng các nhà quản


lý ngân hàng có thể truyền tải thông tin của ngân hàng thương mại về triển vọng tăng trưởng trong tương lai và khả năng tạo ra khả năng sinh lợi cho các đối tượng bên ngoài cũng như thị trường và điều này được thực hiện bởi việc gia tăng vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, việc tiếp tục gia tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu cho thấy ngân hàng thương mại đang hoạt động rất thận trọng và bỏ qua các cơ hội tăng trưởng trong tương và càng cho thấy rằng chi phí sử dụng vốn đang càng cao.

Ngoài ra, hoạt động cho vay và hoạt động thu hút tiền gửi của ngân hàng thương mại cũng cần được các nhà quản trị ngân hàng xem xét. Bởi hoạt động cho vay là hoạt động sinh lời nhất của ngân hàng nên khi cho vay càng tăng sẽ làm gia giảm thu nhập từ lãi thuần từ đó giảm khả năng sinh lợi của ngân hàng, bên cạnh đó tiền gửi được cho rằng có chi phí huy động thấp nhất trong các khoản huy động của ngân hàng thương mại, cho nên kết quả là thu nhập lãi thuần và khả năng sinh lợi cũng sẽ gia tăng.

Tiếp theo, yếu tố xem xét là mức độ đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng thương mại khi muốn cải thiện khả năng sinh lợi. Kết quả tìm thấy rằng các ngân hàng càng đẩy mạnh việc đa dạng hóa thu nhập ngoài lãi bằng cách đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh phi truyền thống thì sẽ càng làm giảm thu nhập lãi thuần của ngân hàng thương mại. Cho nên các nhà quản trị ngân hàng phải xem xét trong từng thời kỳ là cần thiết đẩy mạnh các hoạt động đa dạng hóa thu nhập hay không để tránh tăng thu nhập ngoài lãi nhưng lại làm giảm thu nhập lãi thuần của ngân hàng.

Cuối cùng, các nhà quản trị đồng thời nên xem xét đến vấn đề quy mô của ngân hàng khi muốn cải thiện khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu cho thấy ngân hàng thương mại khi có quy mô càng lớn, có phạm vi hoạt động lớn thì sẽ có thể kéo theo có rủi ro hoạt động cao hơn cho nên đề bù đắp rủi ro này các ngân hàng thương mại sẽ có thể gia tăng lãi suất cho vay và kết quả là sẽ có thể có được thu nhập lãi thuần cao hơn với các ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ.


5.2.2. Đối với nhà hoạch định chính sách


Đầu tiên, các nhà hoạch định chính sách cần chú trọng đến vấn đề tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, do tăng trưởng kinh tế càng gia tăng sẽ càng làm giảm thu nhập lãi thuần của các ngân hàng. Cho nên các nhà hoạch định chính sách cần cân nhắc đến một mức tăng trưởng kinh tế ổn định để có thể duy trì khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại.

Tiếp theo, các nhà hoạch định chính sách cần xem xét đến vấn đề lạm phát của Việt Nam, do lạm phát sẽ có thể làm gia tăng được thu nhập lãi thuần của các ngân hàng khi lãi suất cho vay thực của khách hàng sẽ cao hơn vì yếu tố lạm phát. Tuy nhiên, một mức lạm phát cao có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các yếu tố khác trong nền kinh tế cũng như có thể làm cho quốc gia phải đối mặt với các rủi ro trong dài hạn.

Hơn thế nữa, vấn đề phát triển hệ thống tài chính của Việt Nam cần được quan tâm hơn nữa do sự phát triển của hệ thống tài chính sẽ có thể cải thiện được khả năng sinh lợi của các ngân hàng. Do đó, các nhà hoạch định chính sách cần cân nhắc đến các chính sách hỗ trợ ngành tài chính phát triển hơn.

5.3. Hạn chế đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo


Bên cạnh những phát hiện mà luận văn tìm được, nhưng luận văn vẫn còn có những hạn chế nhất định khi nghiên cứu đề tài này, cụ thể như sau:


Bài luận văn thu thập dữ liệu nghiên cứu của 98 ngân hàng thương mại đang hoạt động tại một số nước Đông Nam Á thông qua đơn vị cung cấp FiinPro và Trung tâm Dữ liệu – Phân tích Kinh tế (CDEA) của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Hơn thế nữa, số liệu mà luận văn thu thập chủ yếu là các số liệu thứ cấp do đó tính tin cậy cũng như kết quả của bài nghiên cứu này phụ thuộc nhiều vào sự chính xác của các dữ liệu thứ cấp được các ngân hàng thương mại công bố. Ngoài ra, chuẩn mực kế toán giữa các quốc gia là có sự khác biệt và do đó tuy cùng tên khoản


mục nhưng có phương pháp bút toán khác nhau làm ảnh hưởng tính đồng nhất của dữ liệu.

Hơn thế nữa, luận văn nghiên cứu giai đoạn từ năm 2005 đến 2017, mà giai đoạn này là giai đoạn xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính. Cho nên sẽ có ảnh hưởng tiềm tàng của cuộc khủng hoảng tài chính 2007 – 2009 đến các biến số trong mô hình nghiên cứu cũng như đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại.

Cuối cùng, luận văn chỉ nghiên cứu các yếu tố mà Saona (2016) đã sử dụng trong nghiên cứu của tác giả. Mà ngoài những yếu này thì còn nhiều yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng như loại hình sở hữu ngân hàng, hành vi chấp nhận rủi ro của các nhà quản trị ngân hàng… nhưng chưa được đưa vào trong mô hình nghiên cứu.

Từ những hạn chế của đề tài này, luận văn mạnh dạn mở ra hướng nghiên cứu tiếp theo khi phân tích khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại tại một số nước Đông Nam Á. Cụ thể, các đề tài sau này cố gắng thu thập trực tiếp các số liệu tài chính của các ngân hàng trong khu vực cũng như bóc tách chi tiết các hạng mục trong nội dung bút toán để dữ liệu được đảm bảo tính nhất quán (không bị ảnh hưởng bởi các chuẩn mực kế toán khác nhau).

Bên cạnh đó, việc tách giai đoạn nghiên cứu thành trước và sau khủng hoảng tài chính; hoặc đưa thêm biến giả đại diện cho cuộc khủng hoảng tài chính để loại trừ ảnh hưởng tiềm tàng của cuộc khủng hoảng tài chính 2007 – 2009 đến các biến số trong mô hình nghiên cứu cũng như đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại cũng là một hướng đi cần được xem xét.

Cuối cùng, các nghiên cứu sau này có thể tổng quan các nghiên cứu trước đây để tìm được các yếu tố khác với các yếu tố mà Saona (2016) đã sử dụng để đưa vào mô hình nghiên cứu khi xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại đang hoạt động tại một số nước Đông Nam Á.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Danh mục tài liệu Tiếng Việt


Lâm Chí Dũng, Nguyễn Trần Thuần & Phạm Quang Tín (2015). Nghiên cứu tác động của thu nhập từ các hoạt động phi tín dụng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Phát triển Kinh tế, số 6 (26).

Vò Xuân Vinh, Trần Thị Phương Mai (2015). Lợi nhuận và rủi ro từ đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Phát triển Kinh tế, 26 (8), trang 54-70.

Danh mục tài liệu Tiếng Anh


Athanasoglou, P., Brissimis, S., & Delis, M. (2008). Bank-specific, industry- specific and macroeconomic determinants of bank profitability. Journal of International Financial Markets, Institutions, and Money, Vol. 18, pp. 121-136.

Athanasoglou, P., Brissimis, S., & Delis, M. (2008). Bank-specific, industry- specific and macroeconomic determinants of bank profitability. Journal of International Financial Markets, Institutions, and Money, Vol. 18, pp. 121-136.

Ben Naceur, S., & Goaied, M. (2008). The determinants of commercial bank interest margin and profitability: Evidence from Tunisia. Frontiers in Finance and Economics, Vol. 5, pp. 106-130.

Ben Naceur, S., & Goaied, M. (2008). The determinants of commercial bank interest margin and profitability: Evidence from Tunisia. Frontiers in Finance and Economics, Vol. 5, pp. 106-130.

Berger, A. N. (1995). The profit-structure relationship in banking: Test of market- power and efficiency-structure hypotheses. Journal of Money, Credit, and Banking, Vol. 27, pp. 404-431.


Berger, A. N. (1995). The relationship between capital and earning in banking.

Journal of Money, Credit, and Banking, Vol. 27, pp. 432-456.

Berger, A. N. (1995). The Relationship between Capital and Earnings in Banking.

Journal of Money Credit and Banking, Vol. 27, pp. 432-456.

Berger, A. N., Hannan, H. T. (1989). The Price-Concentration Relationship in Banking. The Review of Economics and Statistics, Vol. 71, pp. 291-299.

Demirguc – Kunt, A., & Huizinga, H. (1999). Determinants of Commercial Bank Interest Margins and Profitability: Some International Evidence. The World Bank Economic Review, Vol. 13, pp. 379-408.

Devinaga, R. (2010). Review of literature and theories on determinants of comercial bank profitability. Journal of Performance Management, Vol. 23, pp. 23-49.

DeYoung, R., Rice, T. (2004). Non-interest income and financial performance at US commercial banks. The Financial Review, Vol. 39, pp. 101-127.

Goddard, J., Molyneux, P., & Wilson, J. O. S. (2004). The profitability of European banks: A cross-sectional and dynamic panel analysis. The Manchester School, Vol. 72, pp. 363-381.

Holden, K., El-Bannany, M. (2004). Investment in information technology systems and other determinants of bank profitability in the UK. Applied Financial Economics, Vol. 14, pp. 361-365.

Jensen, M. C. (1986). Agency cost of free cash flow, corporate finance, and takeovers. The American Economic Review, Vol. 72, pp. 323-329.

Jensen, M. C., & Meckling, W. (1976). Theory of the firm: managerial behaviour, agency cost and ownership structure. Journal of Financial Economics, Vol.3, pp. 305-360.

Kosmidou, K. (2008). The determinants of banks' profits in Greece during the period of EU financial integration. Managerial Finance, Vol. 34, pp. 146-159.


Kosmidou, K., Pasiouras, F. (2007). Factors influencing the profitability of domestic and foreign commercial banks in the European Union. Research in International Business and Finance, Vol. 21, pp. 222-237.

Kosmidou, K., Zopounidis, C. (2008). Measurement of bank performace in Greece.

South-Eastern Europe Journal of Economics, Vol. 1, pp. 79-95.

Lalith (2010) Market structure, efficiency and performance of banking industry in Sri Lanka. Banks and Bank Systems, Vol.5, pp. 20-31.

Mason, E. S. (1939), Price and Production Policies of Large Scale Enterprises.

American Economic Review, Vol. 29, pp. 61-74.

Mathuva, D,M., (2009). Capital adquacy, Cost income ratio and the performance of commercial Banks, The Kenyan scenario. The international Journal of Applied Economics and Finance, Vol. 3, No. 2, pp. 35 – 47

Molyneux, P., Thornton, J. (1992). Determinants of European bank profitability: A note. Journal of Banking & Finance, Vol. 16, pp. 1173-1178.

Panzar, J., Rosse, J. (1987). Testing for "Monopoly" Equilibrium. Journal of Industrial Economics, Vol. 35, pp. 443-56.

Saona, P. (2016). Intra- and extra-bank determinants of Latin American Banks' profitability. International Review of Economics & Finance, Vol. 45, pp. 197-214. Short, B. (1979). The relation between commercial bank profit rates and banking concentration in Canada, Western Europe, and Japan. Journal of Banking & Finance, Vol. 3, pp. 209-219.

Smirlock, M. (1985). Evidence on the (Non) Relationship between Concentration and Profitability in Banking. Journal of Money, Credit and Banking, Vol. 17, pp. 69-83.

Stiroh, K.J., and A. Rumble (2006). The dark side of diversification: The case of US financial holding companies. Journal of Banking & Finance, Vol. 30, pp. 2131- 2161.

Xem tất cả 93 trang.

Ngày đăng: 27/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí