Các vấn đề pháp lý về dịch vụ Logistics tại Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


VŨ MẠNH HƯNG


CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: LUẬT KINH DOANH


Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH – 2013 LKD


NGƯỜI HƯỚNG DẪN: Ths. Nguyễn Đăng Duy


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan báo cáo này là nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu, tư liệu được sử dụng trong báo cáo có nguồn dẫn rò ràng, các kết quả nghiên cứu là quá trình lao động trung thực của tôi.


Người cam đoan


Vũ Mạnh Hưng


MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU 4

LỜI MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS VÀ THƯƠNG NHÂN KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS 7

1. TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS 7

1.1. Khái niệm logistics 7

1.2. Phân loại logistics 9

2. DỊCH VỤ LOGISTICS VÀ THƯƠNG NHÂN KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS 10

2.1. Khái niệm dịch vụ logistics 10

2.2 Phân loại dịch vụ logistics 12

3. Vai trò của dịch vụ logistics 15

3.1 Nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất, tăng

cường sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp 15

3.2. Tiết kiệm và giảm chi phí trong hoạt động lưu thông phân phối 16

3.3. Gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải giao nhận 16

3.4. Mở rộng thị trường trong thương mại quốc tế 16

CHƯƠNG 2. PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS 18

1. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS 18

1.1. Quy định về đăng ký kinh doanh dịch vụ logistics 18

1.2. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm các bên trong quan hệ dịch vụ logistics 20

1.2.1. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics 21

1.2.2. Quyền và nghĩa vụ của khách hàng 21

1. 3. Giới hạn trách nhiệm và các trường hợp miễn trách nhiệm của người làm dịch vụ logistics 22

1.3.1. Về giới hạn trách nhiệm 22

1.3.2. Về các trường hợp miễn trách nhiệm 24

2. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH VỤ LOGISTICS 25

3.CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS 28

4.Các quy định của pháp luật nước ngoài cũng như kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước về dịch vụ Logistics 31

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG NGÀNH DỊCH VỤ LOGISTIC VIỆT NAM VÀ CÁC KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS 34

1. THỰC TRẠNG CỦA DỊCH VỤ LOGISTICS Ở VIỆT NAM 34

1.1.Thuận lợi trong hoạt động Logistics tại Việt Nam 34

1.2.Những mặt yếu kém trong hoạt động Logistics tại Việt Nam 38

2. ĐÁNH GIÁ VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI VIỆT NAM 45

2.1. Đánh giá các quy định pháp luật điều chỉnh dịch vụ Logistics của Việt Nam ..45

2.2. Đề xuất hoàn thiện pháp luật Việt Nam về dịch vụ Logistics 48

2.2.2. Tiến hành rà soát, xem xét lại các văn bản pháp luật hiện hành 50

2.2.3.Pháp luật về dịch vụ Logistics cần viện dẫn, áp dụng các văn kiện pháp lý của các tổ chức quốc tế chuyên ngành 50

2.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về dịch vụ Logistics ở Việt Nam 50

KẾT LUẬN 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 55

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

ASEAN

Association of

Southeast Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia

Đông Nam Á

CEPT


Chương trình ưu đãi

thuế quan có hiệu lực chung

CIF

Cost, Insurance and

Freight

Tiền hàng , bảo hiểm và

cước phí

EU

European Union

Liên minh Châu Âu

FCL

Full Container Load

Vận chuyển hàng

nguyên container

FDI

Foreign Direct

Investment

Đầu tư trực tiếp nước

ngoài

LCL

Less Than Container

Load

Vận chuyển hàng lẻ

container

MTO

Make To Order

Vận tải đa phương thức


TPP

Trans-Pacific Strategic Economic Partnership

Agreement

Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương


UNCTAD

United Nation Conference on Trade and

Development

Hội nghị của Liên hiệp quốc về thương mại và phát

triển

VIFFAS

Vietnam Freight

Forwarders Association

Hiệp hội giao nhận kho

vận Việt Nam

WTO

World Trade

Organization

Tổ chức thương mại thế

giới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 69 trang tài liệu này.

Các vấn đề pháp lý về dịch vụ Logistics tại Việt Nam - 1

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 3.1 Tình hình thu hút FDI vào Việt Nam giai đoạn 2006-2015 35

Bảng 3.2 Thực trạng các phương pháp đào tạo Logistics tại doanh nghiệp. 42

LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hóa với nhiều thành phần kinh tế. Trong đó, quyền tư hữu, quyền tự do kinh doanh của các thương nhân được bảo vệ và khuyến khích phát triển. Môi trường kinh doanh này đã tạo điều kiện cho sự sáng tạo, chuyên môn hóa cũng như thúc đẩy việc hình thành những lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh mới. Trong những ngành nghề kinh doanh mới không thể không nhắc đến dịch vụ Logistics. Logistics ra đời khi nền sản xuất hàng hóa và thương mại đã phát triển đến một mức độ nhất định. Theo đó, một số thương nhân nhận ra rằng việc tự mình thực hiện tất cả các công đoạn từ sản xuất đến vận chuyển lưu thông hàng hóa đến tay người tiêu dùng có thể không đem lại hiệu quả kinh tế cao. Một số thương nhân có điều kiện về trang thiết bị cơ sở vật chất cũng như kinh nghiệm trong việc vận chuyển hàng hóa đã cung cấp dịch vụ này cho các thương nhân khác để việc lưu thông hàng hóa được thuận lợi hơn. Sử dụng một số dịch vụ vận chuyển, đóng gói hàng hóa của thương nhân nêu trên cũng giúp cho một số thương nhân chỉ cần tập trung vào việc sản xuất, cải tiến hay duy trì chất lượng sản phẩm hàng hóa của mình. Dịch vụ Logistics ra đời đã giúp cho việc lưu thông hàng hóa diễn ra thuận lợi không chỉ trong phạm vi một quốc gia đơn lẻ mà còn trên phạm vi khu vực hay toàn thế giới.

Trong thời buổi toàn cầu hóa hiện nay, kinh doanh dịch vụ Logistics là lĩnh vực hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển. Thực tế thời gian qua, dịch vụ Logistics đã chứng minh sự nổi trội tạo ra các giá trị lợi ích cho khách hàng trong nhu cầu về vận tải đa phương thức, giao nhận kho vận…

Ở Việt Nam, Logistics là một ngành dịch vụ còn khá mới nhưng trong tương lai sẽ có những đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế quốc dân, mở ra những cơ hội mới cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, điều đáng lưu tâm là các doanh nghiệp Việt Nam đang hoàn toàn lép vế trước các đối thủ cạnh tranh đến từ nước ngoài. Có thể có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng trong đó phải kế đến một trong những nguyên nhân chính là những thiếu sót, bất cập trong các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành điều chỉnh hoạt động Logistics.

Vì vậy, làm rò nguyên nhân và hướng đến những giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam để tạo điều kiện cho doanh nghiệp Logistics Việt Nam phát triển, tăng sức cạnh tranh là việc làm cần thiết. Đây cũng là lý do em chọn đề tài “Các vấn đề pháp lý về dịch vụ Logistics tại Việt Nam” là đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Qua việc nghiên cứu những quy định của pháp luật về Logistics ở Việt Nam, khóa luận hệ thống các chế định pháp lý cơ bản điều chỉnh dịch vụ Logistics, đồng thời chỉ ra những bất cập, chưa hoàn thiện của pháp luật về dịch vụ Logistics và đưa ra định hướng, các giải pháp cụ thể hoàn thiện các quy định pháp luật Logistics góp phần tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành dịch vụ Logistics ở Việt Nam.

3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Khóa luận đưa ra những nét khái quát nhất về dịch vụ Logistics, sau đó đi sâu nghiên cứu dịch vụ Logistics dưới góc độ các vấn đề pháp lý, cụ thể là trong các quy định của pháp luật Việt Nam và có tham khảo các quy định của một số nước khác trên thế giới.

4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Khi nghiên cứu, tác giả có sử dụng hai phương pháp chủ yếu là phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp tổng hợp, phân tích để rút ra kết luận và đi đến đánh giá tổng quát .

5. Bố cục khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng biểu, bảng ký hiệu viết tắt, kết cấu của khóa luận gồm ba chương:

Chương 1 Tổng quan về Logistics và thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics

Chương 2 Pháp luật về dịch vụ Logistics

Chương 3 Thực trạng ngành dịch vụ Logistics Việt Nam và các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về dịch vụ Logistics

Xem tất cả 69 trang.

Ngày đăng: 19/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí