Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở các số liệu xét xử của Toà án tỉnh Bình Dương - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


ĐOÀN VĂN LÂM


CÁC TỘI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG CỦA CON NGƯỜI TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM (TRÊN CƠ SỞ CÁC SỐ LIỆU XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN TỈNH BÌNH DƯƠNG)


Chuyên ngành: Luật hình sự - tố tụng hình sự

Mã số: 60 38 01 04


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trịnh Quốc Toản


HÀ NỘI - 2013


LỜI CAM ĐOAN‌


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


Đoàn Văn Lâm

MỤC LỤC


Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM

TÍNH MẠNG CỦA CON NGƯỜI 7

1.1. Khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm tính mạng của con người7

1.1.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi ban hành BLHS năm 1985 7

1.1.2. Giai đoạn từ khi ban hành BLHS năm 1985 đến trước khi ban hành BLHS năm 1999 19

1.2. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm tính mạng của con người 21

1.2.1. Khái niệm các tội xâm phạm tính mạng của con người 21

1.2.2. Các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của các tội xâm phạm tính mạng

của con người 25

1.2.3. Chính sách hình sự áp dụng đối với các tội xâm phạm tính mạng

của con người 45

1.3. Phân biệt các tội xâm phạm tính mạng của con người với một

số tội phạm khác 52

Kết luận Chương 1 57

Chương 2: THỰC TIỄN XÉT XỬ CÁC TỘI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG CON NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2008 – 2012 59

2.1. Đặc điểm chính trị, kinh tế-xã hội tỉnh Bình Dương59

2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định của BLHS năm 1999 trong điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm tính mạng con

người ở tỉnh Bình Dương 62

2.2.1. Khái quát chung về tình hình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng ở tỉnh Bình Dương giai

đoạn 2008- 2012 62

2.2.2. Tình hình điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người ở tỉnh Bình Dương

từ năm 2008 đến 2012 66

2.2.3. Tình hình điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm tính mạng

của con người ở tỉnh Bình Dương từ năm 2008 đến 2012 67

2.3. Đánh giá về những kết quả, tồn tại, hạn chế trong điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm tính mạng của con người ở tỉnh

Bình Dương từ năm 2008 đến 2012 và nguyên nhân của nó 70

2.3.1. Đối với hoạt động điều tra, truy tố 70

2.3.2. Đối với hoạt động xét xử của Tòa án 71

2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong điều tra, truy tố,

xét xử các tội xâm phạm tính mạng của con người 83

Kết luận chương 2 85

Chương 3: HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG CON NGƯỜI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU

QUẢ ÁP DỤNG 87

3.1. Sự cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện các quy định về các tội xâm phạm tính mạng con người và nâng cao hiệu quả áp dụng 87

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện các quy định về các tội xâm phạm tính mạng con người trong BLHS năm 1999 89

3.3. Một số giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về các tội xâm phạm tính mạng con người trong BLHS năm 1999 94

3.3.1. Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền nếp sống văn minh, lành mạnh, sự tôn trọng lẫn nhau trong đời sống cộng đồng đặc biệt giáo dục ý thực tôn trọng pháp luật và luôn đoàn kết yêu thương giúp đỡ

lẫn nhau 94

3.3.2. Củng cố và kiện toàn tổ chức hệ thống cơ quan điều tra, VKSND, TAND đáp ứng yêu cầu với tình hình mới 96

Kết luận chương 3 100

KẾT LUẬN 101

TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT‌


BLHS:

Bộ luật hình sự

LPHS:

Lập pháp hình sự

CSHS:

Chính sách hình sự

LHS:

Luật hình sự

TNHS:

Trách nhiệm hình sự

TAND:

Toà án nhân dân

TANDTC:

Toà án nhân nhân tối cao

VKSND:

Viện kiểm sát nhân dân

VKSNDTC:

Viện kiệm sát nhân dân tối cao

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở các số liệu xét xử của Toà án tỉnh Bình Dương - 1

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1.1: So sánh nhóm tội xâm phạm tính mạng con người và tội xâm

phạm sức khỏe con người 53

Bảng 1.2: So sánh tội giết người và cố ý gây thương tích 54

Bảng 1.3: So sánh tội bức tử và tội hành hạ người khác 56

Bảng 2.1: Thống kê về án hình sự giải quyết của toàn ngành Tòa án nhân

dân tỉnh Bình Dương từ 2008 – 2012 64

Bảng 2.2: Thống kê, phân tích số vụ án hình sự sơ thẩm toàn ngành TAND tỉnh Bình Dương đã thụ lý giải quyết từ năm 2008-2012 ... 65

Bảng 2.3: Thống kê số liệu điều tra các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người ở tỉnh Bình Dương

từ năm 2008 đến 2012 66

Bảng 2.4: Thống kê số liệu truy tố, xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người ở tỉnh

Bình Dương từ năm 2008 đến 2012 67

Bảng 2.5: Thống kê số liệu điều tra các tội xâm phạm tính mạng con người ở tỉnh Bình Dương từ năm 2008 đến 2012 67

Bảng 2.6: Biểu đồ số liệu truy tố, xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm tính mạng của con người ở tỉnh Bình Dương từ năm 2008 đến 2012 68

Bảng 2.7: Phân tích đặc điểm nhân thân bị cáo đã xét xử. 69

Bảng 2.8: Phân tích hình phạt cho các bị cáo qua các vụ sơ thẩm các tội

xâm phạm tính mạng con người 70

Bảng 2.9: Thống kê án bị đình chỉ, trả hồ sơ các tội xâm phạm tính mạng

của con người ở tỉnh Bình Dương từ năm 2008 đến 2012 72

MỞ ĐẦU


1.Tính cấp thiết của đề tài

Quyền sống là một trong những quyền tự nhiên, quan trọng nhất mà ai cũng có như một lẽ đương nhiên. Các thiết chế xã hội đặc biệt là Nhà nước có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ quyền sống của con người, chống lại bất kỳ hành vi nào xâm phạm đến quyền này. Luật Quốc tế về nhân quyền đưa ra các tiêu chí về quyền con người và các đảm bảo quyền con người, trong đó có quyền sống.

Ngay sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, trong bản tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại Quảng trường Ba Đình đã khẳng định: “Mọi người sinh ra có quyền được sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc…”. Với tinh thần đó, pháp luật nước ta luôn khẳng định bảo vệ quyền con người tại Điều 71 – Hiến pháp 1992 nước ta quy định: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm…”.

Trên cơ sở Hiến pháp năm 1992, Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã qui định các tội xâm phạm tính mạng con người và hình phạt tương ứng áp dụng đối với những người phạm tội. Các qui định của BLHS đã góp phần tích cực trong bảo vệ quyền được sống, bảo vệ tính mạng con người, góp phần làm ổn định trật tự, an toàn xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc đấu tranh phòng ngừa các hành vi xâm phạm tính mạng của các cơ quan tiến hành tố tụng còn bộc lộ nhiều hạn chế, ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo vệ tính mạng con người. Những hạn chế đó thể hiện ở việc vẫn còn hiện tượng bỏ lọt tội phạm, bỏ lọt những hành vi xâm phạm tính mạng con người, không bị điều tra xử lý. Về việc áp dụng trách nhiệm hình sự (TNHS) đối với người người có hành vi

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 24/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí