Các tội phạm về khủng bố theo luật hình sự Việt Nam - 12


3.2.3. Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm khủng bố ở Việt Nam trong tình hình hiện nay

Quy định về các tội phạm khủng bố trong Bộ luật hình sự không chỉ nhằm mục đích trừng trị người phạm tội khủng bố khi họ thực hiện các hành vi xâm phạm đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội… mà còn là cơ sở để cơ quan, tổ chức, cá nhân hiểu được mức độ nguy hiểm của hành vi khủng bố, từ đó, đẩy mạnh công tác phòng ngừa tội phạm khủng bố.

Công tác phòng, chống khủng bố là một nội dung quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta trong thời kỳ mới. Đối phó với các mối đe dọa khủng bố vừa là yêu cầu, nhiệm của sự nghiệp quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế độ, giữ vững hòa bình, ổn định chính trị và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Trong tình hình hiện nay, công tác phòng chống khủng bố cần quán triệt các quan điểm, tư tưởng sau:

Thứ nhất, công tác phòng, chống khủng bố là bộ phận quan trọng trong tổng thể chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp về mọi mặt của Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sự chỉ đạo của Chính phủ và phải được tăng cường quản lý tập trung thống nhất, dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của lãnh đạo Bộ Công an… Công tác phòng chống khủng bố phải bám sát chính sách, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, đảm bảo có lợi cho sự phát triển đất nước; đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Công tác phòng chống khủng bố phải được tiến hành phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia.


Thứ hai, cần quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng: “Sự ổn định và phát triển bền vững mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội là nền tảng vững chắc của quốc phòng - an ninh”. Theo đó, phát triển bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện công bằng xã hội, xóa đói, giảm nghèo, tăng cường quốc phòng và an ninh… là những vấn đề cơ bản tạo nền tảng vững chắc cho việc đối phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, trong đó có hoạt động khủng bố. Vì vậy, công tác phòng chống khủng bố không chỉ gắn với các công tác nghiệp vụ khác của ngành Công an mà còn gắn kết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của các bộ, ngành, địa phương nhằm tạo sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, giải quyết nguồn gốc phát sinh khủng bố.

Thứ ba, phòng chống khủng bố là vấn đề toàn cầu, có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, thách thức nghiêm trọng đối với toàn nhân loại trong tình hình mới, đòi hỏi phải chủ động nghiên cứu, dự báo và các phương án ứng phó, nâng cao ý thức cho mọi tầng lớp nhân dân về phòng chống khủng bố.

Thứ tư, công tác phòng chống khủng bố phải hướng tới mục tiêu giữ vững ổn định chính trị, xã hội trong mọi tình huống, giữ gìn môi trường hòa bình, tạo điều kiện tốt nhất cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phải linh hoạt trong xử lý các vấn đề liên quan, không để xảy ra tình hình phức tạp mới cho an ninh quốc gia; không để các thế lực thù địch lợi dụng, can thiệp vào công việc nội bộ hoặc vu cáo, gây sức ép với ta.

Thứ năm, công tác phòng chống khủng bố phải coi trọng tư tưởng “phòng ngừa là chính”, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị nghiệp vụ và Công an các đơn vị, địa phương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Thứ sáu, công tác phòng chống khủng bố phải góp phần đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng chống khủng bố để lôi kéo vào vòng quỹ đạo ảnh hưởng, gây sức ép, can thiệp vào công việc nội bộ của ta.


Các tội phạm về khủng bố theo luật hình sự Việt Nam - 12

Thứ bảy, công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật về phòng chống khủng bố phải đi trước một bước và phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và cơ quan liên quan chống nguy cơ khủng bố qua mạng nhằm vào hệ thống tài chính ngân hàng, cơ sở dữ liệu quốc gia… Tiếp tục đầu tư nguồn lực con người và phương tiện, vũ khí nhằm xây dựng lực lượng chuyên trách chống khủng bố tinh nhuệ, hiện đại, cơ động, sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống.


Kết luận Chương 3


Trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay, việc hoàn thiện pháp luật nói chung và hoàn thiện pháp luật phòng, chống khủng bố nói riêng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Trên thực tế, hệ thống các văn bản pháp luật về phòng, chống khủng bố về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của công tác phòng, chống khủng bố ở nước ta trong một thời gian dài, tuy nhiên, trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống khủng bố đã bộc lộ những bất cập, thiếu sót. Vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật về phòng, chống khủng bố đã trở thành nhu cầu khách quan và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Để việc áp dụng các quy định về tội phạm khủng bố trong tình hình hiện nay đạt kết quả cao, không chỉ quan tâm đến việc sửa đổi, bổ sung các quy định về tội khủng bố mà còn phải đẩy mạnh các giải pháp khác như tuyên truyền các quy định của pháp luật về khủng bố, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật, Tòa án với các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân trong việc phát hiện, xử lý, cải tạo, giáo dục người phạm tội…


KẾT LUẬN


Khủng bố là một trong những loại tội phạm đặc biệt nguy hiểm, trực tiếp xâm phạm tính mạng, sức khoẻ của con người và đe doạ nghiêm trọng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội quốc gia nói riêng và an ninh quốc tế nói chung. Những năm gần đây, khủng bố đang có xu hướng gia tăng với những phương thức, thủ đoạn tinh vi và với tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng. Chính vì vậy, đấu tranh chống tội phạm khủng bố giờ đây không chỉ là mối quan tâm của các quốc gia riêng lẻ mà đã trở thành mối quan tâm của cả cộng đồng quốc tế. Với những nỗ lực không mệt mỏi, đến nay cộng đồng quốc tế đã chung tay xây dựng hệ thống pháp luật về phòng, chống khủng bố tương đối đầy đủ trên nhiều lĩnh vực liên quan. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật phòng, chống khủng bố quốc tế vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu của thực tiễn công tác phòng, chống khủng bố, chưa có một Công ước toàn diện, thống nhất, đưa ra định nghĩa, nguyên tắc nền tảng cho hoạt động phòng, chống khủng bố quốc tế. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác đấu tranh chống khủng bố, các quốc gia cần thúc đẩy nhanh tiến trình xây dựng Công ước chuyên biệt về chống khủng bố và tăng cường hợp tác đa phương. Các quốc gia cần dành cho nhau sự hỗ trợ tối đa trong việc thực hiện các thủ tục tố tụng hình sự đối với tội phạm như: trao đổi thông tin, cung cấp bằng chứng phạm tội, thông tin điều tra, truy tố tội phạm khủng bố, tiếp nhận, chuyển giao đối tượng khủng bố khi có yêu cầu, dẫn độ cho nhau những đối tượng khủng bố hoặc truy tố theo pháp luật quốc gia của mình những đối tượng này.

Đối với Việt Nam, trong xu thế gia tăng chung của chủ nghĩa khủng bố quốc tế, Việt Nam đã và đang phải đối mặt với những nguy cơ khủng bố. Với truyền thống yêu chuộng hoà bình, Đảng và Nhà nước ta luôn thể hiện rõ thái độ đấu tranh không khoan nhượng với tội phạm khủng bố và nỗ lực cùng


cộng đồng quốc tế tham gia vào hoạt động đấu tranh chống khủng bố. Cùng với việc nghiên cứu tiếp tục tham gia các điều ước quốc tế về khủng bố, ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật phòng, chống khủng bố năm 2013, việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự về các tội khủng bố cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ và toàn diện về phòng, chống khủng bố, đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn hiện nay.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt

1. Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Trường Giang (2005), Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và các nghị định thư bổ sung, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

2. Nguyễn Ngọc Anh (2006), Dẫn độ - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

3. Nguyễn Ngọc Anh (2007), “Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống khủng bố ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Toà án nhân dân, (18).

4. Nguyễn Ngọc Anh (2008), “Tội phạm khủng bố trong pháp luật quốc tế”,

Tạp chí Công an nhân dân, (08).

5. Nguyễn Ngọc Anh (2008), “Tội phạm khủng bố trong pháp luật hình sự Việt Nam và những vấn đề pháp lý đặt ra”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, chuyên đề sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 1999.

6. Nguyễn Ngọc Anh (2009), “Một số ý kiến về xây dựng Luật phòng, chống khủng bố ở Việt Nam”, Tạp chí Công an nhân dân, (10).

7. Nguyễn Ngọc Anh (2010), Bình luận Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Nguyễn Ngọc Anh (2014), Tài liệu tập huấn chuyên sâu Luật phòng, chống khủng bố, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội

9. Hồng Anh (2002), “Một số nét về tình hình khủng bố trên toàn thế giới”,

Tạp chí Công an nhân dân, (16).

10. Lê Văn Bính (2011), “Khái niệm khủng bố dưới góc nhìn của các nhà nghiên cứu”, Tạp chí Luật học, (27).

11. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 định hướng đến năm 2020.


12. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

13. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao (2012), Thông tư liên tịch số 06 ngày 5/5/2012 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về tội khủng bố và tội tài trợ cho khủng bố.

14. Lê Cảm (chủ biên) (2003), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

15. Lê Cảm (chủ biên) (2005), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Phần các tội phạm, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

16. Nguyễn Duy Chiến (2002), “Cơ sở pháp lý quốc tế của đấu tranh chống khủng bố”, Tạp chí Cộng sản, (02).

17. Chính phủ (2007), Chỉ thị số 25/2007/CT-TTg ngày 15/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống khủng bố trong tình hình mới.

18. Chính phủ (2013), Nghị định số 122/2013/NĐ-CP ngày 11/10/2013 của Chính phủ quy định về tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ và xử lý đối với tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố; xác lập danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ cho khủng bố.

19. Chủ tịch nước (1953), Sắc lệnh số 133/SL ngày 20/01/1953 về trừng trị các loại Việt gian và phản động.

20. Nguyễn Văn Dân, Ngô Thế Phúc, Hà Vinh (2003), Khủng bố và chống khủng bố với vấn đề an ninh quốc tế, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 08/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí