Tình Hình Thực Hiện Chương Trình 135 Ở Huyện Biên Giới Bát Xát (Lào Cai)

Thứ hai: Phương thức phát triển kinh tế khu vực biên giới chưa thực sự hợp lí. Việc đưa phương thức canh tác của người Kinh ở đồng bằng lên khai thác khu vực miền núi phía Bắc là biểu hiện rõ ràng nhất cho sự không hợp lí này. Chính phủ Việt Nam từ những năm 60 của thế kỉ 20 đã bắt đầu thực hiện chính sách di dân từ miền xuôi lên miền ngược. Theo thống kê của Cục Định canh Định cư và Vùng kinh tế mới (1999:105-107) thì trong giai đoạn 1961-1975, đã có 229.091 hộ gia đình với

1.050.000 người di chuyển lên khu vực trung du và miền núi phía Bắc tham gia khai hoang phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, mô hình kinh tế với phương thức sản xuất của khu vực đồng bằng đã không phù hợp với khu vực miền núi, mô hình canh tác lúa nước và tổ chức xã hội xóm làng của người Kinh đã được du nhập vào các vùng kinh tế mới miền núi thông qua chính sách khai hoang và định canh định cư bất chấp một sự thật là mô hình này rất ít khi thành công nhưng hậu quả văn hoá xã hội mà nó để lại đối với các dân tộc bản địa là hết sức nặng nề (Nguyễn Văn Chính, 2008).

Thứ ba: Do chính sách di dân từ đồng bằng lên miền núi vẫn còn tồn tại những vấn đề hết sức to lớn. Thông thường, để tạo nên bước đột phá trong phát triển kinh tế khu vực lạc hậu và giảm thiểu áp lực dân số ở khu vực đã phát triển cao, dòng di dân chủ yếu là từ các khu vực dân tộc chủ thế đến các khu vực dân tộc thiểu số. Công tác di dân của nhà nước Việt Nam bắt đầu được thực hiện từ những năm 60 của thế kỉ 20. Đến năm 1975 sau khi Việt Nam thống nhất, để nhanh chóng tạo nên bước đột phá trong di dân, đã đưa hàng trăm vạn nông dân người Kinh từ khu vực đồng bằng lên các khu vực miền núi để xây dựng kinh tế mới. Tình trạng đó đã dẫn những nguyên nhân xung đột trên ba phương diện: cạnh tranh trong lĩnh vực việc làm, tranh chấp về đất đai và sự cách biệt giàu nghèo quá xa giữa dân tộc chủ thể và các dân tộc yếu xung quanh (Long Mei. 2005; Nguyễn Văn Chính, 2010)

Thứ tư: Kế hoạch phát triển kinh tế không áp sát thực tế, hiệu quả thấp khiến cho khoảng cách phát triển kinh tế xã hội giữa dân tộc đa số và dân tộc thiểu số ngày càng gia tăng. Tại các khu vực kinh tế ở dọc biên giới Việt Nam, do không nắm vững những điều kiện địa lí, kinh tế xã hội đặc thù của khu vực dân tộc thiểu số ở đây mà áp dụng một cách máy móc mô hình phát triển kinh tế ở khu vực đồng bằng, thêm vào đó là sự đầu tư ít ỏi của nhà nước, chế độ quản lí còn nhiều bất cập, khiến cho hiệu quả kinh tế thực tế của những kế hoạch này hết sức thấp kém. Các cư dân bản địa không

được hưởng lợi từ những kế hoạch khai phá mà nhà nước đặt ra. Mục tiêu của các chương trình này do đó cũng không được đảm bảo.

Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, chính sách phát triển ở vùng dân tộc thiểu số đã được xác định như sau:

―Sự phát triển mọi mặt của mọi dân tộc đi liền với củng cố, phát triển của cộng đồng dân tộc trên đất nước ta. Sự tăng cường tính cộng đồng, tính thống nhất là một quá trình hợp quy luật nhưng tính cộng đồng tính thống nhất không mâu thuẫn với việc bài trừ tính đa dạng, tính dân tộc độc đáo của từng dân tộc‖

Sau khi tiến hành đổi mới, Bộ chính trị đã ban hành nghị quyết 22 về một số chủ trương chính sách lớn phát triển kinh tế xã hội miền núi. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định về một số chủ trương chính sách cụ thể phát triển kinh tế, xã hội đối với miền núi. Việc thực hiện nghị quyết 22 và quyết định 72 trở thành cơ sở cho sự phát triển của miền núi từ 1990 về sau.

Báo cáo chính trị đại hội VIII yêu cầu ―Dành nguồn lực thích đáng cho việc giải quyết những nhu cầu cấp bách đặc biệt là về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, để vùng còn kém phát triển như vùng cao, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng có bước tiến nhanh hơn, dần dần giảm bớt sự chênh lệch quá lớn về trình độ phát triển kinh tế xã hội giữa các vùng, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành‖ .

Từ những vấn đề đã nêu ra và theo đề nghị của hội đồng dân tộc của Quốc hội, Ủy ban dân tộc và miền núi, ngày 31 tháng 7 năm 1998 Thủ tướng đã ký quyết định số 135/1998/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh đặc biệt khó khăn ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, gọi tắt là Chương trình 135 với mục tiêu chủ yếu ―nâng cao nhanh đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn ở miền núi và vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện để đưa nông thôn các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, hòa nhập vào sự phát triển chung của cả nước, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội và an ninh quốc phòng‖ (Quyết định 135).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

Đến năm 2000, trên thực tế việc thực hiện các chính sách giúp đỡ vùng dân tộc thiểu số có nhiều chồng chéo và bất cập, gây khó khăn trong việc quản lí và thực hiện có hiệu quả các chương trình nên trong điều kiện và hoàn cảnh mới cần phải tăng cường việc thực hiện có hiệu quả việc hỗ trợ và phát triển các chính sách phát triển

vùng dân tộc thiểu số và vùng biên giới. Để tăng hiệu quả thực hiện và đơn giản hóa cơ cấu tổ chức và thực hiện chương trình, chính phủ đã ra quyết định số 138/2000/QĐ- TTg ngày 29/11/2000 hợp nhất trên địa bàn tỉnh Dự án định canh định cư, dự án hỗ trợ vùng dân tộc đặc biệt khó khăn (Quyết định số 133/1998/QĐ-TTg ngày 23/7/1998 của thủ tướng chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo giai đoạn 1998-2000), Chương trình xây dựng trung tâm cụm xã miền núi, vùng cao (quy định tại quyết định số 35/TTg ngày 13/1/1997 của thủ tướng chính phủ) vào Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa (quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998) và lấy tên gọi chung là Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa. Chương trình này được gọi tắt và chương trình 135.

Các tộc người xuyên biên giới và vấn đề phát triển vùng biên Việt – Trung từ 1990 đến nay - 13


4.2.2. Quá trình thực hiện Chương trình 135

Chương trình 135 được tiến hành đến nay gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ 1998 đến 2005, giai đoạn 2 từ 2006 đến 2010. Theo quyết định 135/1998/QĐ-TTg, mục tiêu cụ thể của chương trình 135 giai đoạn 1 là:

- Thời gian từ 1998 đến 2000:

Về cơ bản không có các hộ đói kinh niên, mỗi năm giảm được 4-5% hộ nghèo, bước đầu cung cấp cho đồng bào có nước sinh hoạt, thu hút phần lớn trẻ em trong độ tuổi đến trường; kiểm soát được một số bệnh dịch, bệnh hiểm nghèo; có đường giao thông dân sinh kinh tế đến các trung tâm cụm xã, phần lớn đồng bào được hưởng thụ văn hóa, thông tin.

- Thời gian từ 2000 đến 2005:

Giảm tỉ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn xuống còn 25% vào năm 2005. Đảm bảo cung cấp cho đồng bào nước sinh họat; thu hút trên 70% trẻ em trong độ tuổi đến trường; đại bộ phận đồng bào được bồi dưỡng, tiếp thu kinh nghiệm sản xuất, kiến thức khoa học, văn hóa xã hội, chủ động vận dụng vào sản xuất và đời sống; kiểm soát được phần lớn các bệnh dịch hiểm nghèo, có đường giao thông cho xe cơ giới và đường dân sinh kinh tế đến các trung tâm cụm xã, thúc đẩy phát triển thị trường nông thôn.

The quy định của Chính phủ thì năm 2005 cũng là năm cuối cùng thực hiện chương trình 135 nhưng trước những khó khăn và thách thức mới của vùng dân tộc

thiểu số và miền núi, Chính phủ tiếp tục triển khai thực hiện chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn và mang tính đặc thù cho vùng dân tộc miền núi. Ngày 10 tháng 1 năm 2006 Chính phủ ban hành quyết định số 07/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế xã hội các đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010. Từ 2006 chương trình 135 chuyển sang giai đoạn 2. Mục tiêu chủ yếu của chương trình 135 giai đoạn 2 từ 2006-2010 phấn đấu đến năm 2010, trên địa bàn không còn các hộ đói, giảm hộ nghèo xuống còn dưới 30%. Đồng thời tiếp tục các mục tiêu mà chương trình 135 giai đoạn một đã đặt ra nhưng nâng lên một tầng mức thực hiện cao hơn. Đơn vị thực hiện chương trình thực hiện 135 giai đoạn II ngoài cấp xã còn có cấp thôn. Ngày 13 tháng 3 năm 2007, Ủy ban Dân tộc ban hành quyết định số 74/2007/QĐ-UNDT về việc ban hành khung lộ trình thực hiện chương trình 135 giai đoạn 2. Khung lộ trình này đã quy định cụ thể về việc xác lập khối lượng, lập kế hoạch, quản lý tài chính, theo dõi, giám sát, đánh giá nhằm thực hiện tốt chương trình 135 giai đoạn hai.

Những nội dung cơ bản của chương trình 135 được thể hiện chủ yếu qua các văn bản như Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg mgày 31/7/1998; quyết định số 133/1998/QĐ-TTg ngày 23 tháng 7 năm 1998 và không ngừng được bổ sung thông qua các văn bản sau này nhưng trọng tâm của chương trình về cơ bản vẫn được hướng vào các hoạt động sau đây:

- Xây dựng cơ sở hạ tầng

- Xây dựng trung tâm cụm xã miền núi, vùng cao

- Bố trí lại dân cư ở những nơi cần thiết

- Ổn định và phát triển sản xuất nông lâm nghiệp gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm

- Đào tạo cán bộ thôn bản và xã

Có thể nhận thấy nội dung của chương trình 135 khá toàn diện, liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau trong phát triển của đồng bào dân tộc thiểu số như kinh tế, y tế, giáo dục, đào tạo cán bộ thiểu số nhưng chủ yếu là các mục tiêu xây dựng hoàn thiện cơ sở vật chất hạ tầng của các ngành. Từ đó thực hiện nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian sớm nhất đưa đồng bào dân tộc thiểu số ở đây thoát ra khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, hòa nhập với định hướng và sự phát triển chung của cả nước. Trong xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, chương trình 135 đã chọn xã làm đơn vị dự án xây dựng.

Mỗi dự án đầu tư gồm nhiều hạng mục công trình đầu tư như giao thông, thủy lợi, cấp nước sinh hoạt, cấp điện, trường học, trạm y tế xã.

Điểm khác biệt của 135 so với các dự án phát triển khác là phương thức tiếp cận dự án phát triển được thực hiện từ dưới lên, trên cơ sở đề xuất của chính cộng đồng dân cư thay vì áp đặt từ trên xuống như trước. Đây là một nỗ lực đổi mới đáng kể, mặc dù quá trình thực hiện còn nhiều bất cập.


4.2.3. Tình hình thực hiện chương trình 135 ở huyện biên giới Bát Xát (Lào Cai)

4.2.3.1. Bát Xát là một huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai, với tổng diện tích tự nhiên là 105.021ha. Bát Xát có 7 tộc người là Mông, Dao (các nhóm Dao đỏ và Dao tuyển), Giáy, Hà Nhì, Hán, Tày và Kinh. Bát Xát ở dọc theo Sông Hồng, phía Bắc là huyện Kim Bình của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Nam giáp thị xã Lào Cai, phía đông là Sông Hồng và tây giáp Sa Pa.

Bát Xát đặc biệt nổi tiếng với nền văn hóa đặc sắc của các tộc Giáy và Hà Nhì. Hà Nhì đen, một nhóm dân tộc chỉ có ở Bát Xát - sống ở tận cao nguyên Ý Tý, bốn mùa mát lạnh. Dân tộc Hà Nhì nơi đây có lễ hội Khô già già cầu mùa vào mồng 6 tháng 6 âm lịch đầy ấn tượng với các trò chơi và nghi lễ cúng tế.

Toàn huyện có 22 xã và 1 thị trấn, có 98,8km đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc, dân số 64289 người (số liệu năm 2004) bao gồm 14 dân tộc anh em sinh sống ở 234 thôn bản. Mật độ dân số là 61 người/ km2. Trình độ học vấn, dân trí của cư dân trong huyện còn hết sức nghèo khó. Tính đến năm 2000, theo tiêu chí cũ, số hộ đói nghèo trong toàn huyện là 2633 hộ chiếm tỉ lệ 25,8%, riêng các xã trong chương trình 135 còn 2213 hộ chiếm 31,94%, có 852 hộ nghèo thiếu đất sản xuất. Cả huyện có 21/22 xã nằm trong diện thực hiện chương trình 135 giai đoạn 1. Trong số 21 huyện này thì có tới 18 huyện chưa có hệ thống đường giao thông đến trung tâm xã, phần lớn các xã chưa có đường giao thông đến trung tâm thôn. Các điều kiện cơ sở vật chất hạ tầng hết sức thấp kém. Điều kiện trường lớp còn khó khăn, đa số các lớp học chủ yếu là nhà tạm, số lớp học 3 ca còn nhiều, mới chỉ có 3/21 xã được sử dụng điện lưới quốc gia. Đến giai đoạn 2 của chương trình 135 các xã thực hiện chương trình 135 của huyện còn 16 xã và 4 thôn của các xã thuộc khu vực 2 (số liệu ủy ban nhân dân huyện Bát Xát)

4.2.3.2. Trong 7 năm thực hiện giai đoạn 1 của dự án 135, các nguồn vốn đầu tư cho các xã của chương trình 135 là 258.416,45 triệu đồng. Trong đó, riêng nguồn vốn đầu tư cho cơ sở vật chất hạ tầng của 21 xã trong chương trình 135 là 237.713,7 triệu đồng

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng

Trong 7 năm của giai đoạn 1, tổng kinh phí đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng nguồn vốn 135 là 62793,1 triệu đồng để thực hiện 161 danh mục công trình. Trọng điểm là các công trình giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt và trường học và cung cấp điện sinh hoat.

Sang đến thực hiện giai đoạn 2, công tác xây hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng đã thực hiện được tổng cộng 95 hạng mục công trình tại 16 xã và 4 thôn thực hiện chương trình 135.

Hầu hết các đường liên huyện và liên tỉnh được hoàn thành trong khoảng thời gian thực hiện giai đoạn 1 còn các tuyến giao thông liên thôn được thực hiện trong giai đoạn 2 của chương trình.

Xã Y Tý là xã biên giới xa xôi nhất của huyện Bát Xát, trước đây khu vực này như một thế giới riêng của người Hmông và Hà Nhì nhưng khi chương trình được triển khai, ngay từ năm 1999 tuyến đường liên huyện liên tỉnh đến xã này đã được xây dựng xong. Đến 2007 phần đa các tuyến đường liên thôn, liên bản đã được hoàn thiện. Người dân ở các xã đều đánh giá cao ích lợi của các công trình này mang lại đặc biệt là hệ thống đường giao thông. Trước đây khi hệ thống giao thông chưa được hoàn chỉnh, mỗi khi có việc đi đâu, hay chuyển hàng hóa ra chợ bán, họ đều phải đi bộ mất cả ngày đường, từ khi đường được thông suốt, nhà có điều kiện còn mua được xe máy để vận chuyển nên việc di chuyển không còn khó khăn và tiết kiệm được nhiều thời gian nên việc làm ăn kinh tế của người dân ở đây được cải thiện đáng kể. Người dân ở đây không còn sống trong cảnh tăm tối mà đã có điện thắp sáng và được mua theo giá ưu đãi chỉ với 500VNĐ/KW. Trường học được xây dựng và có giáo viên ở miền xuôi lên, nên trẻ em trong xã cũng không còn thất học vì đường xá xa xôi hay không có giáo viên nữa.

Thay đổi về cơ sở vật chất hạ tầng đã tạo điều kiện cho người dân nâng cao mức sống của mình, nối liền các vùng không gian vốn bị chia cắt vì ngăn sông cách núi thành một không gian thống nhất liên hoàn, đồng thời tạo nên một mặt bằng phát triển kinh tế xã hội tương đối đồng nhất. Mặc dù cơ sở vật chất hạ tầng đã được cải

thiện đáng kể so với trước kia, nhưng mức cải thiện vẫn đang còn ở mức độ thấp. Hệ thống giao thông chưa thực sự hoàn chỉnh khi đường ôtô đến các thôn bản còn xây dựng chưa được hoàn bị. Vào những ngày mưa, khó có thể đi ôtô vào trong các thôn bản một cách dễ dàng. Việc quản lý chất lượng các công trình cũng là một điều đáng nói ở đây, khi nhiều đoạn đường mới làm được một thời gian ngắn đã xuống cấp và hư hại, các công trình thủy lợi không có khả năng chống chọi với thiên tai.

+ Xây dựng trung tâm cụm xã

Từ năm 2000 đến 2005 huyện có 4 trung tâm cụm xã được đầu tư phê duyệt, với 15 hạng mục công trình gồm: trường học, chợ, đường giao thông, trạm y tế, trạm tiếp song truyền hình với tổng kinh phí đầu tư qua các năm là 10.700 triệu đồng . Vốn đầu tư cho các trung tâm cụm xã hàng năm trung bình là 440 triệu đồng. Các trung tâm cụm xã được xây dựng khá đồng bộ với các công trình công cộng chức năng như; chợ, trường học, bệnh viện, phát thanh truyền hình, bưu điện… tạo nên trung tâm giao lưu văn hóa của cư dân nhiều xã thuộc nhiều thành phần dân tộc khác nhau. Các trung tâm cụm xã đóng vai trò định hướng trong phát triển kinh tế và văn hóa của các dân tộc, các xã xung quanh nó.

Trong các trung tâm cụm xã này, chợ đóng một vai trò quan trọng đối với cư dân ở đây. Trước khi chợ trung tâm xã Y Tý được xây dựng vào năm 2005 thì cư dân các xã Y tý, A Lù, Ngải Thầu đều sang chợ xã Ma Ngan Tý ở huyện Kim Bình, Trung Quốc mua bán trao đổi hàng hóa qua các đường tiểu ngạch vì sang chợ Trung Quốc còn thuận tiện và rẻ hơn nhiều so với đi chợ Bát Xát, Mường Hum. Tuy nhiên, từ khi chợ trung tâm Y Tý được xây dựng đã tạo nên một bộ mặt khác hẳn cho khu vực này. Mỗi khi đến phiên chợ vào thứ 7 hàng tuần, ngoài người dân ở 3 xã Y Tý, Ngải Thầu và A Lù còn kéo theo một lượng lớn những người Han, người Hani, người Miao…. từ Trung Quốc sang đây buôn bán và người Kinh từ ở dưới xuôi lên. Sản phẩm trao đổi trong chợ là các lâm thổ sản, các sản phẩm nông nghiệp…. do người địa phương bán và các sản phẩm thuốc trừ sâu, máy nông cụ, tân dược …. do người Trung Quốc mang sang. Trong bối cảnh thông thương biên giới, quan hệ lưu thông sản phẩm diễn ra thường xuyên đặc biệt là hoạt động không ngơi nghỉ của những thương nhân người Hoa trong việc tìm kiếm các sản phẩm buôn bán kiếm lời đã khiến cho nền kinh tế tự cấp tự túc truyền thống của người dân bị phá vỡ, các quan hệ kinh tế thị trường được hình thành đưa nền kinh tế sang một giai đoạn phát triển mới. Mỗi phiên chợ ở Y Tý

không chỉ là không gian trao đổi hàng hóa, mà đó còn là không gian trao đổi văn hóa. Người Hmông, người Dao, người Hà Nhì, người Han, người Kinh… gặp nhau ở chợ và tạo nên một bức tranh văn hóa hết sức đặc sắc. Mỗi cộng đồng người có ngôn ngữ riêng của mình nhưng ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất là tiếng Quan Hỏa. Dùng tiếng Quan Hỏa thì họ có thể nói chuyện được với người của bất kì dân tộc nào. Người Trung quốc ở chợ cũng nói tiếng Quan Hỏa. Trong 10 người được hỏi gồm dân tộc Hà Nhì, Dao, Hmông thì ngoài tiếng mẹ đẻ, họ đều nói thông thạo tiếng Quan Hỏa, một số người có thể nói được thêm ngôn ngữ của các dân tộc khác. Tuy nhiên, trong một vài năm trở lại đây, sự phát triển của giáo dục cùng với sự tham gia ngày càng đông đảo của người Kinh đã góp phần làm cho tiếng Việt có được vị trí cao hơn và phổ biến hơn trong sinh hoạt của người dân.

Cũng từ khi cụm trung tâm xã mở ra, người Kinh ở miền xuôi lên đây buôn bán cũng nhiều hơn. Họ mang hàng hóa từ dưới xuôi lên, mở các cửa hàng sửa điện thoại, xe máy, ti vi và bán các sản phẩm công nghệ khác…. khiến cho khu vực có nhiều thay đổi. Đối với chị Hầu Thị Mỹ thì người Kinh giỏi hơn người dân tộc nhiều, họ làm ăn giỏi lắm nên ai cũng giàu. Hầu hết các cửa hàng cửa hiệu lớn ở đây đều là của người Kinh. Người dân tộc thì chỉ biết làm ruộng, làm nương nên cũng chỉ đủ ăn mà thôi.

Các trung tâm cụm xã thực sự đã tạo một trung tâm sinh họat văn hóa, kinh tế của cộng đồng cư dân trong một địa vực nhất định, đưa người dân ở đây tiếp thu với những yếu tố kinh tế, văn hóa tiên tiến phù hợp với quy định của nhà nước Việt Nam nói chung, góp phần làm cho cuộc sống của nhiều người dân tộc thiểu số được cải thiện. Tuy nhiên, người dân với những mối liên hệ riêng về kinh tế, văn hóa mang tính xuyên biên giới luôn có cho mình một sự lựa chọn đầy duy lý để có lợi nhiều nhất cho bản thân mình. Ngoài ra, cụm trung tâm xã mở ra kéo theo đó là quá dình di dân tự phát của người Kinh với ý thức về nền kinh tế thị trường rõ ràng đã và đang tạo nên những khác biệt cũng như khoảng cách ngày càng lớn trong mối quan hệ giữa dân tộc đa số và thiểu số về nhiều phương diện. Nhà nước cần đầu tư nhiều hơn nữa cho các trung tâm cụm xã, và có định hướng phát triển đúng đắn để nó phát huy được vai trò của mình trong việc tập hợp và đoàn kết mọi người trong khu vực theo sự phát triển chung của đất nước và tạo nên một vành đai vững chắc cho công tác an ninh quốc phòng.

Xem tất cả 220 trang.

Ngày đăng: 23/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí